Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin hãy tĩnh tâm.

09/04/201316:11(Xem: 6640)
Xin hãy tĩnh tâm.


Duc The Ton 5
Xin hãy tịnh tâm

Thiên Hương
---o0o---

Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân. Tiếng chim hót lảnh lót đầu hiên hòa nhịp dáng dấp nhí nhảnh của những chú chim sà mình xuống hàng rào rồi lại nhẹ cất cánh lên cao. Hồn nhẹ tâng theo những đám mây trời, tạ ơn đời sống, tạ ơn sự bình yên, tạ ơn những mượt mà của tạo hóa.

Bước ra khu vườn nhỏ, những ngọn cỏ bâng khuâng vẫn mơn man những nụ hoa dại nhỏ nhoi e ấp, cầm tờ báo ngày và ngơ ngác trước những bản tin để nhìn thấy đời sống phũ phàng đã đánh tan những dịu dàng nhỏ nhoi của buổi sáng. Bật vội TV để lại càng thêm hốt hoảng. Dấu tích 11 tháng chín còn đang đậm nét trong tâm tưởng và bây giờ lại biến cố 12 tháng mười tại Bali.

Những khuôn mặt trên báo còn rất trẻ, những nụ cười vẫn rất tươi và rất rạng rỡ, vậy mà họ đã tan đi đâu mất. Những dòng chữ missing, dead, injured, mourning nhảy múa những vũ điệu chiến tranh và tội ác. Hình như tôi đã đưa tay lau vội những dòng nước mắt, đã đưa tay ngăn vội những tiếng nấc trên môi, và hình như tôi chợt muốn mình đừng hiện hữu. Hãy chỉ là đám mây trời kia bay lang thang qua những thành phố hiền hòa và bé nhỏ. Hãy chỉ là những cơn mơ đầy ắp nụ cười. Hãy chỉ là những bông hoa nhỏ làm đẹp cho đời và làm đêm ngày thơm ngát hương hoa.

Đã mấy ngày trôi qua, báo chí, truyền hình, đâu đâu cũng phổ biến những tin tức về vụ nổ tại hộp đêm Sari tại Ba li. Đâu đâu cũng là những tìm kiếm những người mất tích, những bản tin về những sự việc xảy ra, và đâu đó vang vọng tiếng khóc than của những người có thân nhân nằm trong thảm kịch. Có những khuôn mặt khóc, có những tiếng than não lòng, có những dòng nước mắt và những bóng người vất vưởng đi trên những đường phố ở Bali để tìm kiếm những người thân. Và cùng trong lúc đó, ở một chốn nào lại có một nhóm người đang nhảy vui reo mừng chiến thắng, nở những nụ cười trên những xác chết, trên những đổ vỡ tan hoang.

Một buổi sáng nào năm xưa, hồn còn trong veo như lụa trắng. Tuổi 15 hướng đến cuộc đời với những thương yêu ngần ngật, sống với những ước mơ óng ả ngọt ngào của tuổi thơ ngà ngọc. Cài chiếc cặp lên tóc để chuẩn bị cho buổi thuyết trình Việt văn sắp tới. Khe khẽ mỉm cười khi nhớ tới nhỏ bạn trong buổi thuyết trình lần trước, cứ phải đưa tay vén hoài mái tóc cho khỏi xòa xuống trán. Tà áo lụa nhẹ bay theo làn gió ban mai, đời mềm như một vần thơ và êm như một nụ cười của bà tiên trong truyện cổ. Bước vào lớp, chợt nhìn thấy đám bạn đang láo nháo, những đôi mắt mới ngày hôm trước còn trong xanh đã ngập tràn những lo âu và hốt hoảng. Nhỏ bạn tôi vừa nghĩ tới hồi sáng không thấy có mặt. Căn nhà nhỏ của nó đã bị đặt bom hồi đêm. Bố nó và chị nó bị thương nặng, mẹ nó và đứa em còn nằm trong bụng đã chết. Một căn nhà của một cô bé lớp bảy trong trường cũng bị nổ trong gần cùng một thời điểm. Bầu trời lúc ấy hình như chợt tối đi nhiều lắm, những ước mơ và hi vọng của tuổi mới lớn đã tan nát vì những thực tại của chiến tranh. Hình ảnh đứa bạn tóc xõa tung vật vã trước hai quan tài một lớn một nhỏ. Hình ảnh căn nhà mà chúng tôi thỉnh thoảng ghé chơi sau những giờ tan học chỉ còn lại một đống gạch hoang tàn đổ nát. Cô bạn ấy sau đó rời trường, gia đình hình như tan nát, đến bây giờ tôi vẫn chưa gặp lại. Và nhiều năm sau, tôi được nghe kể lại, đó là thành tích đặt bom của một cô bạn khác học cùng khối lớp. Sau này cô kia đã lên hội trường thành phố kể lại để ăn mừng chiến thắng và thành tích của mình và để được ... tuyên dương.

Bao năm qua, tôi vẫn không thể hiểu được tại sao có những người lại có thể làm những công việc như thế. Bao năm qua, tôi vẫn không thể nào bình thản được trước những mảnh tin nhan nhản trên mặt báo. Nào những bom thư, nào những massacres hết xảy ra ở chỗ này lại ở chỗ kia, nào những vụ thảm sát và bắn sẻ, nào những vụ khủng bố và chém giết. Báo chí hình như cũng chỉ chờ dịp để đăng những bức hình khóc than vật vã, để in đậm khổ lớn những dòng chữ mô tả những khổ đau, những tàn ác, những thảm khốc bắt nguồn từ những tham vọng, những ẩn ức, hay những điên cuồng nào đó. Những nỗi buồn, những đau khổ, cùng với những dã man, những tội ác, được lập đi lập lại, được nhân đôi nhân ba và loang nhanh như vết dầu dưới làn sóng truyền thông.

Đời sống, tại sao không là những nốt nhạc dịu dàng kéo dài năm tháng và mềm mại như những tia nắng ban mai. Ngày xưa, trong một giờ học ngoại ngữ, một cô bạn trong phần bài tập đặt câu dùng conditional clauses đã viết một đoạn văn như thế này: “Tôi ước gì cuộc sống ướt đẫm yêu thương, những khẩu đại bác chỉ dùng kẹo ngọt làm đạn, và những quả bom khi nổ chỉ làm bắn tung những mảnh cofetti đủ màu”. Tôi đã nối thêm vào đó “và trong đêm tối, chỉ có những ánh pháo bông và những mảnh sao sáng lửa thay cho những ánh hoả châu”. Nếu và nếu, ước mơ và ước mơ, liệu có bao giờ những ước mơ và những phần sau chữ nếu được trở nên sự thật.

Cuộc sống sao quá vô thường. Trời sáng đó, rồi lại tối đó. Trăng sáng rồi trăng lại mờ, mặt trời mọc rồi mặt trời lại lặn, mùa xuân đến rồi lại đi, mùa thu qua để mùa đông lại tới. Người sinh rồi người lại diệt. Hạt bụi thành người rồi con người lại tan thành cát bụi. Cái vòng mang mang của tạo hóa, cái vòng sinh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh đã quá khắc nghiệt, sao còn nỡ lòng nào tạo nên những thảm họa đau thương.

Làm sao cho mọi người đều biết yêu quý những đời sống của nhau và trân trọng những giây phút mong manh của cuộc sống. Làm sao cho những yêu thương chỉ đón nhận những yêu thương. Làm sao làm nhẹ đi những khe khắt của kiếp người. Tôi chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi, đi tìm một ngọn đuốc thắp sáng cho cuộc sống mình còn khó khăn, còn dám nói gì đến những chuyện xa xôi. Tâm mình còn chưa tịnh, còn chao đảo vì những nỗi buồn hoài không tan biến, nói chi đến hàn gắn những đau thương của chiến tranh. Thôi thì hãy tự tu tâm cho đừng nghiêng ngả, hãy tự tìm niềm vui trong từng giây phút, hãy tin vào trời, tin vào người và thành tâm xin lấy yên bình trong tâm tưởng. Tâm hãy an đi, mộng hãy trở lại bình thường. Hãy khép đôi bờ mắt để tìm ánh sáng của đạo đâu đó. Hãy ngồi tĩnh mặc để thấy trong tâm cảm nhận được đóa sen hồng đang rộ nở và ngan ngát hương thơm. Hãy rán nở nụ cười trong những ngày mưa gió để làm nhẹ bớt những khe khắt của thiên nhiên. Vậy thôi, sức nhỏ nhoi tôi còn làm thêm được gì nữa đâu ...

Đờisống,

Đâu bao giờ được như mình mơ ước,

Thôi hãy cứ mỉm cười trước những rạn vỡ thời gian

Hãy đưa tay hứng ánh nắng dịu dàng,

Hãy cứ sống như mình đang thường sống

Đừng nghĩ đến hư vô,

Đừng nghĩ đến vô thường,

Quên sân nhuế, quên xan tham, quên sầu não

Hãy cố tịnh tâm, quên bánh luân hồi

Quên câu sinh tử, quên vòng mông lung

Quên chữ thực hư, quên từ không sắc

Quên những nỗi buồn từ thưở hồng hoang

Quên những xót xa khắc khoải mỏi mòn

Hương trầm hư ảo lặng trầm mặc nhiên

Đưa tay hái đóa sen hồng,

U hờn xin trả biển ngàn xa khơi

Mênh mang khói sóng nhiệm màu

Lung linh cánh hạc ngọt ngào nắng lên

Hỏi tâm, tâm đã tịnh chưa

Hỏi mình, mình có quên buồn hay không

Hỏi trăng, hỏi gió, hỏi trời

Hỏi mây thanh tịnh, hỏi đời phù du

Hỏi hoa, hỏi bướm, hỏi chiều

Hỏi đêm, hỏi sáng, hỏi mình, hỏi ta

Hỏi trời, hỏi đất bao la

Sao cho tâm tịnh, cho lòng bình an...

Thiên Hương

Tháng mười 02

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 52018)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/03/2014(Xem: 10877)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
10/12/2013(Xem: 20899)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 52400)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20801)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16857)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 34768)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 36300)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
08/05/2013(Xem: 5303)
Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567