Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21-Cốt lõi của đạo Phật

28/01/201109:41(Xem: 8632)
21-Cốt lõi của đạo Phật

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Cốtlõi của đạo Phật

Chủyếu đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổđau. Song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nềntảng giác ngộ. Trước phải giác ngộ nhiên hậu mới giảithoát, như nói "biết đúng mới làm đúng". Giác ngộ Giảithoát theo liền bên nhau không thể tách rời được. Cầu Giảithoát mà trước không Giác ngộ là sự mong cầu viển vôngthiếu thực tế. Như người mắc bệnh ghiền á phiện muốnbỏ, mà không ý thức tai hại do ghiền á phiện gây ra, chạycầu thầy bùa, thầy pháp xin bùa phép uống để khỏi ghiền,là xa vời không thực tế. Muốn bỏ bệnh ghiền á phiện,chính người ấy phải nhận thức rõ ràng tai hại của bệnhghiền, đồng thời lập chí cương quyết bỏ á phiện, dùbị cơn ghiền hành hạ thế mấy, liều chết hẳn không táiphạm. Có thế, người ấy khả dĩ thành công việc bỏ ghiềná phiện. Mọi khổ đau trong đời sống con người đều dohành động xấu xa của con người chuốc lấy. Muốn giảithoát mọi đau khổ, con người phải Giác ngộ, cương quyếtđập tan mọi nguyên nhân sanh ra đau khổ. Nhân đau khổ đãnát thì quả khổ đau đâu còn. Vì thế, Giác ngộ Giảithoát là "Cốt Lõi Ðạo Phật".

GIÁCNGỘÐAU KHỔ

Thuởcòn làm Thái tử, sau khi chứng kiến sự sanh già bệnh chếtcủa con người, ngài Tất-đạt-đa quyết tâm xuất gia tầmđạo. Sau khi đã đạt đạo, ngài thấy rõ trong mọi đau khổchỉ luân hồi sanh tử là cái khổ to lớn dai dẳng hơn cả.Cho nên, ngót bốn mươi chín năm Ngài thuyết pháp cốt chỉrõ con đường Giải thoát Sanh tử Luân hồi cho chúng sanh.Ðồng thời Ngài cũng phương tiện vạch bày phương pháp giảmthiểu đau khổ cho những chúng sanh chưa đủ khả năng thoátkhỏi luân hồi.

GIÁCNGỘ LÝ NGHIỆP DẪN

Chúngsanh si mê tạo nghiệp, sức nghiệp lôi kéo chúng sanh đi vàoluân hồi sanh tử. Do nghiệp dẫn dắt chúng sanh mãi trèo lêntuột xuống trong sáu nẻo luân hồi. Có khi chúng ta vui cườiở cõi trời, có khi la hét ở cõi a-tu-la, có lúc nửa cười,nửa mếu ở cõi người, lại có khi kêu la thảm thiết ởđịa ngục, có lúc thất thểu đói khát ở ngạ quỉ, cókhi ngu si sống theo bản năng ở súc sanh. Ðang lúc bị nghiệpdẫn, chúng ta cũng có gặp những cảnh vui, song cái vui ấychỉ trá hình của đau khổ. Vì là cái vui mỏng manh tạm bợ,rốt cuộc đều tan biến theo thời gian. Nghiệp là hành độngtạo tác của con người hoặc nói khác, nghiệp là động lựcthúc đẩy lôi kéo chúng sanh đến nơi thọ quả. Cụ thểhơn, nghiệp là sức bảo tồn mạng sống hiện tại của conngười. Do hành động tạo tác nhiều lần, thành thói quen,có sức mạnh lôi cuốn con người đi theo thói quen là nghiệp.Ban đầu ta làm chủ tạo nghiệp, nghiệp thành, làm chủ chiphối lại chúng ta. Như người khi mới tập uống rượu vàsau khi đã ghiền rượu. Nghiệp dẫn dắt chúng ta lang thangtrong sáu nẻo luân hồi đều do cái sở tập của mình mànên. Sự sống là động, ngừng mọi hoạt động trong thânthì chết. Như mũi tên rời dây cung bay bổng trong không làdo sức đẩy, sức đẩy mãn thì mũi tên phải rơi. Sự sốngcủa thân chúng ta đều do sức nghiệp, nhờ gió nghiệp thuhút tứ đại bên ngoài vào thân, cũng do gió nghiệp tốngtứ đại phế thải trong thân ra ngoài, gió nghiệp dừng thìthân này phải hoại. Có bài tụng:

Ðemvào nhờ gió nghiệp
Tốngracũng gió đưa
Sựhôhấp tuần hoàn
Tấtcảđều do gió.
Mộtphengió nghiệp dừng
Thânnàynhư khúc gỗ.
Thếnên, sự tồn tại của thân hiện nay và sự tiếp nối củathân mai sau đều do nghiệp. Còn nghiệp là còn sự sống vàtiếp nối sự sống. Nghiệp chủ động trong vòng sanh tửcủa chúng sanh.

Nghiệpcónhiều thứ, nói đơn giản chỉ có hai thứ thuộc ba lớpkhác nhau: thiện nghiệp, ác nghiệp, tích lũy nghiệp, cậntử nghiệp, định nghiệp, bất định nghiệp. Những hànhđộng lành tạo thành thói quen là thiện nghiệp, sẽ dẫndắt sanh trong các cõi lành. Những hành động dữ tạo thànhthói quen là ác nghiệp, sẽ lôi cuốn vào các cõi dữ. Tronglục đạo luân hồi, tùy nghiệp lành cao thấp sẽ sanh trongba đường lành: người, a-tu-la, trời. Nghiệp dữ tùy nặngnhẹ sẽ sanh trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỉ, súcsanh. Vì thế, lành dữ đều do nghiệp, nghiệp lại chính làhành động hằng ngày của chúng ta. Muốn tương lai vui haykhổ đều do ta quyết định. Chính chúng ta là người làmchủ vận mạng của chúng ta, không ai khác có thể đem vuikhổ lại cho chúng ta, kể cả đức Phật. Chúng ta là ngườiđịnh đo?t số phận của mình ngay trong hiện tại và vịlai.

Hằngngày chúng ta gây tạo nghiệp lành hay dữ tích lũy thành sứcmạnh, dẫn dắt chúng ta đến chỗ tương ứng thọ sanh, gọilà tích lũy nghiệp. Thuở Phật tại thế, Thích-ma-ha-nam đếnbạch Phật: Hằng ngày con giữ năm giới tu thập thiện...nếu đi đường gặp cọp dữ, voi dữ hại, khi ấy chết consẽ sanh về đâu? Ðức Phật đáp: Như cây to đang nghiênghẳn về một chiều, bị người cưa sẽ ngã về đâu? Ðâylà hiệu năng của tích lũy nghiệp. Chúng ta sắp chết mànghiệp thiện, ác chưa nghiêng hẳn bên nào, khi ấy tâm niệmthiện dấy mạnh, hoặc tâm niệm ác dấy mạnh liền theo đóthọ sanh, là cận tử nghiệp. Người ta thường quan trọnggiờ phút lâm chung là vì thế. Trợ niệm bằng cách nhắclại giáo pháp mà người sắp chết đã nghe, cho họ dễ tỉnhgiác, hoặc tụng kinh niệm Phật theo sở thích hằng ngày củahọ, khiến thêm sức mạnh để họ đi theo con đường đãchọn. Thân miệng ý cộng tác tạo nghiệp lành hay nghiệpdữ, kết quả tất yếu phải thọ báo lành hay dữ là địnhnghiệp. Thân miệng riêng lẻ tạo nghiệp lành hay dữ, kếtquả có thể thay đổi được là bất định nghiệp. Ví nhưcó người ý thù ghét, miệng chửi, tay đánh một đối phương,sau đó họ ăn năn đến xin lỗi, đối phương dù có tâm lượngrộng rãi đến đâu thử hỏi có tha thứ dễ dàng chăng? Ngượclại, có người vô tình hoặc lầm lẫn chửi hay đánh kẻkhác, sau đó anh biết lỗi đến xin lỗi, chắc chắn nạnnhân kia tha thứ chẳng khó.

GIÁCNGỘ TU NGHIỆP THIỆN

Biếtthân miệng ý là chỗ xuất phát nghiệp, người phát tâm quiy Tam Bảo, trước tiên phải giữ năm giới. Trong năm giớikhông sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm là ba điềuthiện của thân; không nói dối, không uống rượu là hai điềuthiện của miệng. Chỉ tu năm điều thiện này là đủ cungcách một người tốt trong xã hội hiện tại, và sẽ làmngười tốt ở vị lai. Giữ trọn năm giới là đóng cửaba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh), không bao giờta bước chân đến ba chỗ này. Thế nên, Phật chế năm giớilà phương tiện giảm thiểu đau khổ cho con người trong hiệntại và vị lai.

Nếugiữ trọn mười điều thiện sẽ được sanh lên cõi trời,là con đường lành cao nhất trong sáu đường. Giữ mườiđiều thiện là tu đủ ba nghiệp: nơi thân không sát sanh,không trộm cướp, không tà dâm; nơi miệng không nói dối,không nói hai lưỡi (nói lật lọng), không nói hung dữ, khôngnói thêu dệt; nơi ý bớt tham, bớt sân, không tà kiến. Tàkiến là nhận định lệch lạc không đúng lẽ thật, gốctừ si mê mà ra. Phật dạy: "Thấy đúng nhân quả là chánhkiến, thấy sai nhân quả là tà kiến." Ba nghiệp biết tu thiệnlà tạo nguồn an lạc hiện tại và mai sau.

Ngượclại, ba nghiệp tạo đầy đủ mười điều ác là nhân củađịa ngục. Ð?a ngục là đường khổ nhất trong sáu đườngluân hồi. Ðâu đợi xuống địa ngục mới khổ, ngay trongcuộc sống hiện tại này, nếu người làm đủ mười điềuác, sẽ thấy một đời hoàn toàn đau khổ. Chúng ta thử nhìnngười ưa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hailưỡi, nói thêu dệt, tham lam, sân hận, tà kiến có lúc nàohọ được yên ổn đâu. Dù họ ở địa vị thế nào trongxã hội, bản thân và tâm hồn họ vẫn đen tối và đau khổdài dài.

Phậtdạy người Phật tử tu thập thiện cốt để đầy đủ phướcđức, đời sau sanh ra sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu trongcõi dục giới này. Song đây chưa phải là lối tu giải thoát,đau khổ cứu kính, cần tiến lên những bậc trên nữa mớihoàn toàn giải thoát đau khổ. Tuy nhiên, trên đường tu, trướcgiữ năm giới, kế tu thập thiện là cơ bản là hai nấc thangđầu trên cây thang giải thoát. Thiếu nó, người tu sẽ chớivới không thể tiến lên được.

GIÁCNGỘ DỨT NGHIỆP

Sanhtử gốc do nghiệp dẫn, muốn hết sanh tử phải hết nghiệp.Nghiệp phát xuất từ thân miệng ý, song chủ động là ý.Ý có nghĩ lành dữ, thân miệng mới tạo nghiệp lành dữ.Ý lặng rồi thì thân miệng đâu còn cơ sở tạo nghiệp.Như chiếc xe lăn bánh chạy trên đường, gốc từ cháy xăngnổ máy, muốn xe dừng thì phải hãm xăng tắt máy. Cái chủđộng đã dừng, các bộ phận bị động cũng dừng. Ngườitu quyết giải thoát luân hồi, sanh tử phải chận đứng ýnghiệp. Khi nào ý nghiệp vắng bặt rồi, chắc chắn mìnhthoát ly sanh tử. Phương tiện dừng ý nghiệp: Phật dạy cónhiều lối, gọi là những pháp môn tu. Pháp môn tu thiền,pháp môn tu tịnh độ... Mỗi pháp môn đều nhằm đập chếtcon khỉ ý thức. Tu thiền phải được định, niệm phậtphải nhất tâm. Ðã định thì ý thức đâu còn hoạt động,nhất tâm thì con khỉ ý đã chết lịm rồi. Vì thế tu thiềnđến diệt tận định thì nhập Niết-bàn (vô sanh), niệmPhật đến nhất tâm bất loạn thì thấy Phật A-di-đà đếnđón về cực lạc. Nhập Niết-bàn thì không còn sanh tử,về cực lạc thì hết luân hồi trong lục đạo. Ðược vềCực lạc (vui tột) hay nhập Niết-bàn (vô sanh) mới thậtlà giải thoát khổ đau hoàn toàn miên viễn. Ðây là chỗđức Phật Thích-ca nhằm hướng dẫn chúng sanh đạt đến.

Muốnniệm Phật được nhất tâm phải tin chắc về sự, hoặcnhận thực về lý. Tin chắc về sự, là tin có cõi cực lạc,có đức Phật A-di-đà tiếp dẫn, tin mình niệm Phật sẽđược vãng sanh. Nhận thực về lý, là nhận rõ tâm tịnhthì độ tịnh. Phật A-di-đà là tánh giác của mình, phươngpháp niệm Phật là một cách lóng lặng cho tâm mình thanh tịnh,có câu "Tự tánh Di-đà, duy tâm Tịnh Ðộ". Ðã đủ lòngtin hay nhận thực ấy rồi, hành giả bắt đầu thực hànhbằng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà. Miệng niệm lỗtai lắng nghe, phải nghe rõ ràng từng tiếng niệm của mình,dù niệm thầm cũng vậy. Niệm có chuỗi cũng tốt, không chuỗicũng được. Cốt yếu cột tâm trong sáu chữ Di-đà, khôngcho tâm phóng chạy ra ngoài. Ban đầu niệm Phật có thời khóahay có số chuỗi, sau quen rồi trong bốn oai nghi, trong mọihoạt động đều nhớ niệm Phật. Chỉ ngoài giờ ngủ ra,tất cả giờ đều là giờ niệm Phật. Người niệm Phậttin về sự, sau thời niệm Phật đều phát nguyện hồi hướngsanh về cực lạc. Cõi cực lạc là mục tiêu qui hướng tuyệtđối của người này. Ðức Phật di-đà sẽ đến đón họtrước giờ lâm chung, khẳng định như vậy. Người niệmPhật nhận thực về lý, hướng thẳng về tâm thanh tịnhcủa mình. Như nói "Trì Thành Nguyệt Hiện", hồ nước đàoxong, nước hồ lóng trong thì mặt trăng hiện. Nước hồ tronglà tâm thanh tịnh, bóng trăng hiện là tánh giác hiện bày.Tánh giác là Phật Di-đà, tâm thanh tịnh là cực lạc. Tinvề sự là hướng ra ngoài, nhận thực về lý là nhắm thẳngtâm mình. Tuy sự lý trong ngoài có khác, song trên phương diệnthực hành chủ yếu được nhất tâm. Nhất tâm là mục đíchduy nhất của phương pháp niệm Phật. Dù tin sự hay hiểulý mà niệm Phật không nhất tâm thì cũng chẳng đến đâu.

Muốntu thiền được định tùy trình độ sai khác cũng có nhiềulối tu khác nhau. Tổng quát có hai lối, thiền tiệm thứ vàthiền đốn ngộ.

THIỀNTIỆM THỨ

Thiềntiệm thứ là lối tu thiền theo thứ lớp tuần tự tiến lên,có đề mục, có phương pháp, ứng dụng tu pháp này xong, tiếnlên pháp khác, có sở chứng sở đắc từ thấp đến cao.Như lối tu quán tứ niệm xứ, minh sát tuệ (Xem sách ThiềnNguyên Thủy). Hoặc tu lốiLục diệu pháp môn. Ðâylà sáu cửa mầu nhiệm tiến vào thiền.

Banđầu là Sổ tức, là lối đếm hơi thở. Hít hơi vàocùng, đếm một, thở ra sạch đếm hai. Hoặc cả hai hơi vôhơi ra đếm một, chú tâm vào hơi thở vô và ra đến đâuđều biết, nhớ số từ một đến mười không cho lộn. Ðếnmười đếm lại một, nếu giữa chừng quên số cũng đếmtrở lại một. Cột tâm theo hơi thở và số, vừa dấy nghĩliền kéo lại với số và hơi thở. Chú ý đừng cố đemhơi xuống rún sanh mệt. Hơi vừa dài vừa nhẹ là tốt. Ðếnbao giờ ngồi thiền cả giờ mà chỉ nhớ số và hơi thởlà thành công.

SangTùytứclà theo hơi thở. Ðến đây bỏ không đếm số chỉduyên theo hơi thở ra vào, chú tâm theo hơi thở vô đến đâubiết rõ đến đó, ra đến đâu theo đến đấy. Tâm cộtvới hơi thở, vừa có nghĩ khác kéo lại hơi thở. Theo sáthơi thở không phút giây lơi lỏng, cho đến khi chỉ còn biếthơi thở ra vào không nghĩ gì khác là xong phần tùy tức.

TuChỉ: Dừng tâm ở mũi xem hơi thở ra vào, như người gáccổng nhận diện từng người khách ra vào không sai sót. Trụtâm ở mũi lâu sanh hôn trầm liền khởi quán.

TuQuán: Quán hơi thở ra vào là tướng vô thường mỏng manhtạm bợ. Mạng sống lại nương hơi thở mà còn thì mạngsống cũng mong manh tạm bợ. Quả thật mạng sống chỉ trongkhoảng hơi thở ra vào, thở ra mà không hít vào là chết,có gì là chắc chắn lâu dài. Thấy được lẽ thật này làthấy Ðạo. Hoặc quán hơi thở vào do phổi phồng lên, hơithở ra do phổi xẹp xuống. Khi phổi phồng lên, thì mũi hítkhông khí vào, phổi xẹp xuống thì đẩy không khí ra. Bênngoài có không khí, bên trong có phổi, hợp với tâm lý tácđộng thành sự thở. Sự thở không tự có, đủ duyên mớicó, đã do duyên thì hơi thở không thật. Sự thở đã khôngthật, mạng sống lại nương theo hơi thở mà có thì mạngsống cũng không thật. Quán rõ thấy mạng sống như huyễnhóa là thành công.

TuHoàn: Quán nhiều sanh động, nên xoay lại tìm xem tâm năngquán này ở đâu? Tìm đáo để, không thấy nó thì năng sởtự yên lặng.

TuTịnh: chỗ năng sở yên lặng này là tâm thanh tịnh. Giờngồi thiền xả hết vọng niệm chỉ còn một tâm thanh tịnhlà tu tịnh. Tâm thanh tịnh bền bỉ lâu dài là xong xuôi phầntu Lục diệu pháp môn (cần đọc quyển Lục Diệu Pháp Môncủa Trí Khải Ðại Sư).

THIỀNÐỐN NGỘ

Thiềnđốn ngộ là lối tu trực ngộ bản tâm, gọi là kiến tánhkhởi tu. Không có đề mục, không có phương pháp, không cósở chứng sở đắc, chỉ mê là chúng sanh, ngộ là Phật nênnói "Kiến tánh thành Phật". Lối tu này không tu mà tu, khôngchứng mà chứng. Bởi vì khi hành giả trực nhận bản tâm,biết rõ nơi mình có cái không sanh không diệt, mà từ thuởnào mãi chạy theo cái tâm sanh diệt tạo nghiệp luân hồi.Ngang đây biết rõ bộ mặt sanh diệt của nó, không chạytheo nữa, khi nó dấy lên không cho nối tiếp, không khởi thìlặng yên đừng dấy niệm. Tổ Lâm Tế nói: "Ðã khởi chớtiếp nối, chưa khởi chẳng cần dấy khởi, còn hơn ông hànhcước mười năm." Cổ Ðức cũng nói: "Chớ sợ niệm khởichỉ sợ giác chậm." Thiền sư Vô Nghiệp suốt đời chỉdùng một câu "chớ vọng tưởng" trả lời tất cả câu hỏicủa thiền khách.

Cóngười bảo lối tu này là "Tảo niệm" (quét sạch niệm),song khi ngồi thiền quét, lúc tiếp duyên, xúc cảnh thâu lại.Cứ quét rồi thâu đến bao giờ mới hết niệm? Ðúng thế,nếu người tu chỉ biết quét khi ngồi thiền, lúc ra ngoàithì thâu lại, thật là gian nan cho lối tu này. Song ở đâykhông phải vậy, khi ngồi thiền không theo niệm, lúc ra ngoàithấy các pháp đều duyên hợp hư dối như huyễn hóa khôngcó một pháp đáng lưu tâm, thì làm gì có thâu, ví như ngườiđi chợ, cô ta dạo qua các cửa hàng chen chúc với bao nhiêungười qua lại trên đường phố, nhưng không có vật gì vàngười nào đáng cho cô để ý. Về đến nhà, người nhàhỏi: đi chợ có thấy gì không? Cô đáp: không. Có phải thậtkhông thấy gì chăng? Hẳn không phải thế, chỉ không có gìquan trọng đáng cô chú ý nên nói không thấy gì. Khi tiếpduyên xúc cảnh, hành giả thấy rõ các pháp như huyễn hóa,tự nhiên không có gì đáng để thâu. Bên trong có bao nhiêuvọng tưởng dấy lên đều không tiếp tục, lâu ngày tựhết.

Lạicó người bảo "không theo niệm" nhẹ nhàng quá, nếu ngườitọa thiền bị hôn trầm nặng nề làm sao đuổi được? Nếukhi hôn trầm nặng nề, hành giả chấn chỉnh thân, mở mắtsáng mà không hết, nên khởi niệm tìm xem hôn trầm này xuấtphát từ chỗ nào? Tức là đặt câu hỏi: "Hôn trầm xuấtphát từ chỗ nào?" Theo dõi lùng tìm nó thì hôn trầm sẽtan. Khi gặp tán loạn mãnh liệt cũng thế. Hành giả nên đặtcâu hỏi: "Vọng tưởng này xuất phát từ chỗ nào?" Tìm kiếmnó một lúc sẽ hết. Khi hôn trầm tan, vọng tưởng lặngliền trở lại lối tu "không theo niệm" như trước.

Lốitu này cụ thể hóa bằng mười bức họa "Chăn Trâu ThiềnTông". Mã Tổ hỏi Thiền sư Thạch Củng: Ông làm gì đây?Sư đáp: Con chăn trâu. Mã Tổ hỏi: Chăn như thế nào? Sưđáp: Mỗi khi nó chạy vào ruộng lúa thì lôi mũi kéo lại.Mã Tổ bảo: Thế là ông chăn giỏi, chỉ chăn giữ không chotrâu xâm phạm mạ của người là biết chăn trâu. Con trâulà tâm, chạy loạn vào lúa mạ là vọng khởi theo sáu trần,dừng lại không theo là lôi mũi kéo về. Cứ thế mãi, giờngồi thiền chăn, giờ làm công tác chăn, giờ dạo chơi, tiếpkhách cũng chăn... không lơi lỏng. Thế nên nói, hái rau, chặtcủi, nấu cơm, đều là thiền. Chăn cho đến khi trâu khôngcòn, người chăn cũng mất, đây là hoàn toàn an định. Thiềnsư Lương Giới tìm đến am tranh Hòa thượng Ẩn Sơn hỏi:Hòa thượng ở đây làm gì? Ẩn Sơn đáp: Tôi thấy hai contrâu báng lộn nhau, chạy ùm xuống sông, đến nay không cótin tức. Sư đắp y đảnh lễ. Ðây là mục thứ tám trongmười mục chăn trâu nhà thiền, trâu và chăn đều vắng bặtchỉ còn một vòng tròn trắng. Ðến đây ý nghiệp yên lặngkhông còn lôi kéo vào luân hồi sanh tử nữa. Nếu hàng Nhịthừa đến đây là nhập Niết-bàn, vì đã dứt sạch nghiệpsanh tử.

GIÁCNGỘ PHÁP THÂN

Dứtsạch nghiệp mới gọi là hết sanh tử, chưa phải thành Phật.Về các kinh A-hàm đến đây là chứng Niết-bàn (Vô Sanh) củaA-la-hán. Kinh Pháp Hoa Phật bảo là Hóa thành không phải Bảosở, về Thiền tông gọi đây là đất Vô sanh, là Tử thủy(nước chết) là đầu sào trăm trượng, cần phải vượtqua mới được. Căn cứ vào mười mục chăn trâu nhà Thiền,chỗ này mới là mục thứ tám chăn và trâu đều mất. Phảitiến lên mục thứ chín là lá rụng về cội, nước chảyvề nguồn mới được, mục này gọi là nhập Phật giớihay nhập Pháp thân. Cần vượt lên mục thứ mười là buônglỏng tay vào chợ hay nhập ma giới, mới vuông tròn công đứcthành Phật. Dứt sạch nghiệp mới thoát khỏi đau khổ trongsanh tử cho chính mình, song chưa đạt Pháp thân, chưa viênmãn công đức cứu khổ chúng sanh, cần phải hòa quang đồngtrần làm lợi ích tất cả chúng sanh mới vẹn tròn công đứcthành Phật.

THẦMNGỘ LÀ ÐỦ LÒNG TIN

Cóngười nghĩ, hành giả chưa trực ngộ bản tâm tu thiền đốnngộ được chăng? Trực ngộ bản tâm là chủ yếu của ngườitu thiền đốn ngộ. Song có người chưa ngộ mà đủ lòngtin, tu vẫn được. Xem kinh, đọc luận, hỏi đạo, nghe giảng...thầm nhận mình có bản tâm bất sanh bất diệt, khẳng địnhkhông nghi ngờ, người này tu thiền đốn ngộ được. Thiềnsư Pháp Thường đến hỏi Mã Tổ: Thế nào là Phật? Mã Tổđáp: Tức tâm là Phật. Sư thầm nhận, đến núi Ðại Maicất am tu. Sau Mã Tổ nghe, sai vị Tăng đến thăm dò. Tăngđến hỏi Sư: Hòa thượng gặp Mã Tổ, được cái gì vềở núi này? Sư đáp: Mã Tổ nói với tôi: tức tâm là Phật,tôi bèn đến ở núi này. Tăng thưa: Gần đây Mã Tổ lạinói "Phi tâm phi Phật." Sư bảo: Ông già mê hoặc người, chưacó ngày xong, mặc ông phi tâm phi Phật, tôi chỉ biết tứctâm là Phật. Vị Tăng trở về thuật lại Mã Tổ. Mã Tổnói với đại chúng: Ðại chúng, trái mai đã chín. Ðây làtin nhận mình có bản tâm chân thật một cách chắc chắnlà tu thiền đốn ngộ hay chăn trâu được.

Hoặcgiả nhận rõ vọng tưởng hư dối như sương như khói, khôngtheo, không bị nó dẫn, đến khi nó tan biến hoàn toàn, chântâm hiển lộ. Ngài Huệ Khả sau khi được Tổ Ðạt-ma nhậnlàm môn đồ, Ngài hỏi Tổ: Tâm con chưa an, xin Thầy dạycon phương pháp an tâm? Tổ Ðạt-ma nhìn thẳng vào mặt bảo:Ðem tâm ra ta an cho. Ngài sửng sốt lặng tìm liền đáp: Contìm tâm không được. Tổ Ðạt-ma bảo: Ta đã an tâm cho ông.Ngài Huệ Khả liền biết lối vào. Bình nhật chúng ta thấytâm tưởng lăng xăng, khi nhìn lại thì mất bóng bặt dạng.Thế là nó hư dối không thật. Biết rõ nó hư dối thì nókhông còn khả năng lôi cuốn dẫn dắt chúng ta nữa. Khôngchạy theo không bị dẫn, chẳng an là gì? An tâm là nhìn thẳngbộ mặt hư dối của nó, nó tự tan biến, còn gì nữa màđộng. Thời gian sau, ngài Huệ Khả thưa Tổ Ðạt-ma: Nay conbặt hết các duyên. Tổ Ðạt-ma bảo: Coi chừng rơi vào đoạndiệt. Ngài Huệ Khả thưa: Không rơi. Tổ Ðạt-ma hỏi: Thếnào không rơi? Ngài Huệ Khả thưa: Rõ ràng thường biết,nói không thể đến. Tổ Ðạt-ma nói: Ðây là chỗ truyềncủa chư Phật, chớ có hoài nghi. Thế là, từ nhận biếttâm bất an là hư dối, ngài Huệ Khả chăn nó đến lúc khôngcòn tâm dạng là: "bặt hết các duyên" chỉ còn lại cái:"rõ ràng thường biết" là chỗ chư Phật truyền nhau.

Cónhiều người học đạo đã thầm nhận mình có cái chân thậtsẵn đủ, hoặc biết rõ vọng tâm hư dối, mà vẫn chưa đủlòng tin để tiến tu, họ cứ đòi phải ngộ mới tu được.Quả thật họ đang đuổi theo cái ảo ảnh của danh từ ngộ.Ðâu biết rằng tin chắc không nghi là đã thầm ngộ.

KẾTTHÚC

Trêntiến trình tu tập từ phàm phu đến Phật quả thật là thămthẳm gian truân. Song vì ý thức được sự đau khổ trong kiếpmê lầm, sự đọa đầy trong vòng lục đạo, chúng ta phảinỗ lực tiến tu. Nhờ thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, chúngta mới thấy đường để tháo gỡ những gút mắc của muônngàn sợi dây nghiệp báo. Gỡ sạch những vòng dây nghiệpbáo rồi, chúng ta được thảnh thơi, tự tại. Song, thân bằngquyến thuộc ta, đồng bào, đồng loại ta, đang bị chúngbủa vây bao phủ, đành lòng nào chúng ta lại ngó lơ. Thếlà, vén áo xăn quần, chúng ta lao mình vào cõi trần ai đểdìu dắt nhân loại thoát khỏi vòng khổ ải. Ðây là hìnhảnh Thiền sư vai mang chiếc đãy, tay cầm bầu rượu, kếtbè họp bạn với đám người đầu đường xó chợ. Ðem ánhsáng hòa lẫn với bụi bặm, quả là "đầu tro mặt đất"lang thang. Có thế mới tròn bản nguyện đại bi, mới đủcông đức giải thoát chúng sanh ra khỏi sông mê bể khổ.Cứu mình, độ người được viên mãn, đều đặt gọn trênnền tảng giác ngộ giải thoát của đạo Phật.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 9239)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28258)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6506)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 15943)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17342)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35291)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10852)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8094)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12088)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15212)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]