Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09-Tam độc

28/01/201109:41(Xem: 9253)
09-Tam độc

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT
HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Tam độc

I.MỞ ÐỀ

Rắnđộcthuốc độc là thứ người đời rất kinh sợ, nhưngkhông đáng sợ bằng tam độc. Vì rắn độc thuốc độc hạingười chỉ một thân này, tam độc hại người đến bao nhiêuđời, bao nhiêu kiếp. Nếu đáng sợ chúng ta nên sợ tam độchơn tất cả thứ độc khác. Thế mà, người đời chẳngnhững không sợ tam độc, lại còn nuôi dưỡng chứa chấpbảo vệ, khiến nó càng ngày càng tăng trưởng. Do đó, ngườiđời luôn luôn sống trong mâu thuẫn, một mặt cầu mong đượcan ổn vui tươi, một mặt nuôi dưỡng tam độc là động cơbất an và đau khổ. Có khác gì, người kia muốn gia đìnhđược bình an, mà nuôi kẻ giặc trong nhà. Thế thì sự bìnhan chẳng những không có, mà đau khổ tan hoại sẽ đến naymai. Người học đạo chúng ta phải sáng suốt nhận diệnđúng mặt thật kẻ phá hoại, tiêu diệt chúng thì sự anvui sẽ đến với chúng ta. Tam độc là nguồn đau khổ củachúng sanh, là cội rễ bất an của nhân loại, chúng ta phảihiểu nó và cố gắng trừ nó.

II.HÌNH TƯỚNG TAM ÐỘC

Tamđộc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con người,phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tựthông thường của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trậttự từ gốc ra ngọn phải nói Si, Tham, Sân.

1.Si: Si là si mê. Không biết đúng lẽ thật giả, không nhậnra phải trái, không thấy được tà chánh, ngu tối mờ mịtlà tướng trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là nhậnlầm thân giả dối làm cái ta chân thật, tâm sanh diệt làmcái ta vĩnh cửu. Nơi ta đã nhận lầm thì đối tất cả đềulầm, phát sanh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau đều gốc từcái lầm này mà ra.

Thânlà tướng duyên hợp hư giả mà lầm chấp thân mình thật.Ðã thấy thân thật rồi, sanh bao nhiêu thứ bảo vệ gìn giữnuôi dưỡng tô điểm cho thân, giành giật đuổi bắt tìmcầu cho được những nhu cầu mà thân đòi hỏi. Nhưng khôngbao giờ có sự thoả mãn của bản thân, vì nó là một thứghẻ lở, càng được lại càng đòi hỏi. Chính nó là cáigốc của lòng tham vô tận sau này. Lầm chấp thân là thậtthì mọi sự vật lệ thuộc về thân cũng thấy là thật.Do đó chẳng những lo tìm cách bảo vệ thân, cũng lo tìm cáchbảo vệ những sự vật lệ thuộc. Chúng ta cố gìn giữ thânmình, cố tìm kiếm những nhu cầu để thỏa mãn thân mình,cố bảo vệ những sự vật lệ thuộc về mình, kẻ kháccũng thế. Ai cũng muốn thỏa mãn, muốn bảo vệ, song mìnhđược thì kẻ khác phải mất, đó là chỗ đụng nhau củacon người. Nhân loại tranh đấu nhau để được từng mảnhvụn vật chất, gốc từ chấp thân thật phát sanh. Bởi chothân là thật, một khi nó sắp hoại thì mọi sợ sệt lo âukhông sao kể hết.

Vềtâm, cho những thứ suy tư nghĩ tưởng cảm xúc phân biệt...là tâm mình thật. Song những thứ ấy là tướng duyên theobóng dáng trần cảnh, chợt có chợt không, bỗng sanh bỗngdiệt, không có thực thể cũng không lâu dài. Bám vào cáigiả dối tạm bợ ấy cho là tâm mình. Khi đã chấp là tâmmình rồi, mình nghĩ cái gì cũng cho là đúng, mình tưởngcái gì cũng cho là hay, mình phân biệt điều gì cũng cho làphải. Bảo vệ ý kiến mình chống đối ý kiến kẻ khác.Nếu sự chống đối của một cá nhân với một cá nhân,là ý kiến bất đồng trong phạm vi cá nhân. Nếu sự chốngđối của quần chúng này với quần chúng khác, là tranh đấuý thức hệ. Bất đồng ý kiến là mầm đau khổ triền miêntừ trong gia đình đến ngoài xã hội. Nhưng mà, ý kiến làmsao đồng được, bởi mỗi người sống trong mỗi môi trườngkhác nhau, sự huân tập hấp thụ khác nhau, kể cả nhữngchủng nghiệp của thời quá khứ cũng khác nhau, đương nhiênvọng tưởng tâm thức phải khác nhau. Bởi những thứ ấydo huân tập mà có nên những bất đồng ấy không thể tránhkhỏi. Thế mà chúng ta lại bảo thủ ý kiến mình là đúng,kẻ khác ắt cũng nhận ý kiến họ là đúng, hai cái đúng?y sẽ là gốc đấu tranh. Nếu nói thẳng, ý kiến không cóđúng, chỉ vì phù hợp với một số người nào với khoảngthời gian nào, đến những kẻ khác và thời gian khác là sai.Vì thế, người cố chấp ý kiến mình đúng, quả là họđã sai. Càng cố chấp càng bảo thủ ý kiến mình là nguyênnhân đau khổ trầm trọng của con người. Chỉ khéo léo dunghòa buông xả để cùng vui vẻ với nhau, là người khôn ngoannhất.

2.Tham: Do chấp thân là thật nên khởi tham lam mọi nhu cầu vậtchất cho thân. Lòng tham là cái hang không cùng, cái túi khôngđáy, cho nên không biết đến đâu là đủ. Không có, thamlam muốn có; đã có, tham lam muốn thật nhiều, càng đượclại càng tham. Tham mà không toại nguyện liền nổi sân. Quảthật tham là nhân đau khổ vô hạn, con người đến khi sắptắt thở vẫn chưa thỏa mãn lòng tham. Tham có nhiều loại:

Thammuốn thân này sống mãi không chết, người ta coi cái chếtlà một họa hại tối đại của con người. Thế nên, thămhỏi nhau, chúc mừng nhau, người ta luôn mồm cầu khỏe mạnh,cầu sống lâu trăm tuổi. Bởi có ám ảnh mình sống lâu,nên kinh doanh sự nghiệp đuổi theo danh vọng, mê say sắc đẹp,thích uống ăn ngon lành... cho thỏa mãn thân này. Vì sợ chếtnên người ta luôn luôn tránh né tiếng chết, dù cho đếnkhi bệnh ngặt sắp chết, đi mua hòm về vẫn nói nhắc cái"thọ". Sự thể tham sống đầy ngập nơi con người, có nhữngngười mang thân sống một cách khổ đau đen tối, mà nghenói chết cũng sợ sệt. Song có sanh nhất định phải có tử,là một định án không thể di dịch, làm sao tránh được.Chỉ có sợ chết mà không biết đường tránh, đây là nỗikhổ tuyệt vọng của con người.

Vìtham sống lâu nên người ta muốn được nhiều tiền củađể bảo đảm đời sống. Muốn được tiền của nhiều,người ta phải tranh đua giành giật với nhau. Ðã là giànhgiật thì có kẻ được người mất, kẻ được vui cườithì người mất tức tối. Vì thế người được càng nhiềuthì thù hận càng lắm. Có khi trong lúc giành giật, chỉ nghĩphần được về mình, người ta đã càng lấn dẫm đạp trênsanh mạng kẻ khác. Cho nên cái được của ta cũng là mồhôi nước mắt của người. Người tham tiền của nhiều thìđau khổ cũng nhiều. Bởi vì đâu phải muốn là được, phảilao tâm nhọc trí, phải tốn hao bao nhiêu sức lực mới được.Ðã được lại sợ người ta phá, tìm mọi cách gìn giữbảo vệ, nhưng có khi nó cũng ra đi. Khổ công quá nhiều mớiđược, được rồi lại mất, thật là khổ đau vô kể.

Danhvọng là những hạt nước lóng lánh trước ánh nắng mặttrời, người thích những danh vọng cao sang, nhưng khi nắmvào tay nó liền tan biến. Song người thế gian nào có biếtchán, cứ một bề ngó lên, được một bậc lại muốn lênmột bậc. Chính vì tham lam mong muốn, người ta phải chạychọt cầu cạnh bợ đỡ những người có khả năng đưa mìnhlên. Mong cầu mà được, người ta lại thêm mong cầu. Mongcầu mà không được, người ta phải khổ đau sầu thảm.Danh vọng là miếng mồi ngon, nên ta mong ước kẻ khác cũngmong ước. Nếu ta nắm được nó trong tay thì kẻ khác cũngtìm đủ cách để gỡ ra. Vì thế, người xưa đã nói "càngcao danh vọng càng dày gian nan". Ít có người ngồi trên chiếcghế danh vọng được an ổn suốt đời. Song vì tánh cáchhào nhoáng của danh vọng hấp dẫn mọi người dán mắt vàođó không biết mỏi. Ðuổi bắt danh vọng, như những đứabé đuổi bắt bóng, cuối cùng chỉ chuốc lấy sự mệt nhừ.Chỉ ai khôn ngoan khéo biết dừng, người đó sẽ được anổn.

Sắcđẹp cũng là một thứ men say khiến nhiều người đắm mêđeo đuổi. Bao nhiêu danh từ hạnh phúc yêu đương êm tai,ngọt dịu, thúc đẩy khách si tình chìm sâu trong biển ái,rốt cuộc chỉ là những ảo tưởng đảo điên, do con ngườiđiên đảo bày bịa. Hạnh phúc là chiếc mặt nạ của khổđau, một khi lột chiếc mặt nạ ấy ra liền lộ nguyên hìnhđau khổ. Nhưng con người là bệnh nhân của sắc dục, mặcdù biết nó là nhân đau khổ, mà họ vẫn la cà bê bết, khôngchịu tránh xa. Người ta đuổi theo sắc dục không khi nàobiết chán, như người khát uống nước muối càng uống càngkhát. Nó mang họa hại cho bản thân chóng tàn cỗi, lại thêmnhiều sầu thảm khổ đau. Ðam mê sắc dục là người tựphá hoại sanh mạng của chính mình.

Nhữngthức ngon ăn uống chỉ có giá trị khi còn tại lưỡi, nuốtqua khỏi cổ nào có ra gì. Thế mà người đời vì miếngăn giành giật nhau, giết hại nhau. Tốn bao nhiêu mồ hôi,bao nhiêu sức lực, chỉ vì một món ăn ngon. Hôm nay thíchăn món này, ngày mai đòi ăn món nọ, sự thèm khát đòi hỏithôi thúc người ta phải khốn khổ nhọc nhằn suốt đời.Rốt cuộc một đời sống chỉ vì nô lệ cho cái lưỡi. Dùcó người bảo rằng ăn uống bồi bổ sức khỏe con người,cần thiết cho sự sống, song chúng ta chỉ cần ăn những thứccó đủ sinh tố nuôi dưỡng cơ thể là tốt, đừng cầu kỳmón ngon vật lạ, đừng đòi hỏi chả phụng khô lân. Biếtchọn thức ăn đủ bồi dưỡng thân này khỏe mạnh là đúng,chớ để cả đời nô lệ cho cái lưỡi.

Lạicó lắm người cứ thích nhàn rỗi thảnh thơi, thong thả quangày, chẳng ưng làm lụng việc gì. Họ tự cho thân sung sướnglà trên hết, không muốn làm động móng tay. Quan niệm nàylâu ngày trở thành lười biếng hèn nhát. Họ là những khốithịt thường được vất lên chiếc giường, ném xuống chiếcvõng. Cả ngày họ chỉ biết thụ hưởng, mà không ưng làmmột công tác gì để có lợi cho mình và giúp ích xã hội.Nếu một đời sống mà tập như thế, kẻ đó tự chuốcbệnh hoạn vào thân và vô ích cho xã hội. Càng ở không càngthấy thân lừ nhừ nhọc mệt, vì thân này là một cái máyhoạt động, nếu không chịu hoạt động máu huyết khôngđược lưu thông, gân cốt không dẻo dai, là cái cớ đểbệnh hoạn. Người cố ở không cho sung sướng, đâu ngờhọ tự chuốc bệnh hoạn khổ đau.

3.Sân: Sân là nóng giận. Do tham lam mà không toại nguyện, hoặcbị ngăn trở liền nổi sân. Một khi nổi sân thì mọi tộiác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng dám tạo. Tấtcả sự hung tợn dữ dằn ác độc đều do sân mà phát sanh.Sân có loại bộc phát, có loại thầm kín.

Nghemột lời nói trái tai, thấy một hành động không vừa ýliền nổi nóng la ó ầm ầm là sân bộc phát. Loại sân nàyrất nguy hiểm, song đối phương dễ thấy dễ biết. Nhữngđiều gì mình muốn được bị kẻ khác ngăn trở, liền nổigiận mặt đỏ, miệng thốt ra lời bất hảo, tay chân quơmúa, toàn thân cử động một cách mất điều hòa. Nếu khinày, đối phương nhường nhịn đi thì khả dĩ dịu lại,bằng không thì cơn ẩu đả khó tránh. Một phen nổi sân làmột trận bão bùng họa hại hiểm nguy không thể lường trướcđược. Mọi hiểm nguy họa hại trong đời sống của chúngta đều do sân mang lại. Người ôm ấp lòng sân là kẻ chứachấp rắn độc trong nhà, tai họa đến một cách dễ dàngchỉ trong giây phút.

Cóngười được sức mạnh dằn ép lửa sân bộc phát, nhunghọ lại nuôi dưỡng nó một cách ngấm ngầm. Khi nghe nóitrái tai, họ nổi giận, mà ghìm ở trong lòng. Lòng sân nàythầm lặng mà ác độc vô kể, vì đối phương không biếtđược để ngừa đón. Những kẻ có lòng sân thầm kín làcon người sâu độc nguy hiểm. Ðây là đống lửa than, khóthấy mà lâu tàn. Người ôm lòng sân này như ngôi nhà đẹpmà chứa đầy hơi độc. Những kẻ thiếu tinh tế, nhận xéthời hợt, không sao tránh khỏi bị hơi độc làm ngạt thở.Song hại được người chính mình cũng không an ổn gì. Thếnên sân là mối hiểm họa cho mình cho người, mọi khổ đautrong đời này đến muôn kiếp đều do sân gây ra.

III.TRỪ TAM ÐỘC

Nhưtrên đã thấy, tam độc là họa hại vô cùng bất tận củacon người. Chúng ta phải nỗ lực thủ tiêu chúng thì đờimình mới an ổn và đem an ổn lại cho mọi người. Tam độcnhư một cây to, si là gốc cây, tham là thân cây, sân là cànhlá. Trừ tam độc, chúng ta phải nhắm thẳng vào gốc củanó mà đoạn diệt. Gốc của nó tức là si, nên phương pháptrừ nó phải là trí tuệ. Ở đây chúng ta dùng hai phươngpháp để trừ diệt chúng:

1/Quán vô thường: Bởi do si mê chấp thân này là thật và cuộcsống lâu dài, nên dấy khởi lòng tham sống lâu, tham củacải, tham danh vọng... Ở đây chúng ta dùng trí tuệ quán chiếutheo chiều thời gian, xem thân này quả thật sống lâu dàihay không? Như Phật đã nói: "mạng người sống trong hơi thở".Ðây là một sự thật của kiếp người, chỉ một hơi thởra không hít vào đã chết. Dù có đến trăm ngàn lối chết,song bất cứ lối chết nào cũng thở khì ra mà không hít lạilà xong một cuộc đời. Thời gian thở ra không hít lại khoảngbao lâu, quả thật ngắn ngủi vô cùng, chỉ trong vòng mộttích tắc đồng hồ. Như thế, chúng ta kết luận mạng ngườisống bao lâu, mà tham lam đủ thứ. Càng xét nét chúng ta càngthấy thân này thật quá mỏng manh, một luồng gió độc xuôngvào cũng có thể chết, dẫm chân lên con rắn độc bị cắncũng có thể chết, đi đường sẩy chân ngã bổ cũng có thểchết, ngồi trên xe đụng nhau cũng có thể chết, một gânmáu bể cũng có thể chết v.v... sự còn mất của thân nàyquá nhanh, không có gì bảo đảm cho sự sống của nó hết.Phút giây nào còn sống là biết nó sống, phút giây khác khôngchắc nó lại còn. Một cơn bất thần liền ngã ra chết, nênnói thân này là vô thường. Ðã thấy thân mỏng manh như vậythì sự tham lam cho thân còn có giá trị gì. Do trí tuệ thấyđúng như thật thân này vô thường, mọi sự tham lam theo đóđược dừng, lòng sân hận cũng nguội lạnh.

Nhữngsuy tư nghĩ tưởng của tâm thức cũng đổi thay từng giâyphút. Chúng thay hình đổi dạng luôn luôn nên cũng thuộc vôthường. Trong một ngày mà buồn giận thương ghét đổi màythay mặt không biết bao nhiêu lần. Mọi sự đổi thay ấylà tướng trạng vô thường, còn gì tranh chấp là chân lý.Chấp suy tư nghĩ tưởng của mình là đúng là chân lý, quảlà việc dại khờ, có khi nào lấy một cái búa trong bóngđể đập nát một viên đá thật được. Cũng thế, vọngtưởng là cái vô thường tạm bợ làm sao dùng nó suy ra đượcmột chân lý muôn đời. Chấp chặt những nghĩ tưởng mìnhlà đúng chân lý, quả là phi lý rồi.

2/Quán duyên sanh: Si mê chấp thân này là thật, chúng ta hãydùng trí tuệ đứng về mặt không gian xem xét coi có đúnghay chăng? Từ tinh cha huyết mẹ cộng với thần thức hòahợp thành bào thai, khi ra khỏi lòng mẹ phải nhờ tứ đạibên ngoài nuôi dưỡng bồi bổ thân này mới sanh trưởng.Thế là do hòa hợp mà có thân, cũng do hòa hợp được sanhtrưởng. Ðã là duyên hợp thì không phải một thể, chỉlà hợp tướng từ duyên sanh. Như cái nhà là hợp tướngcủa nhiều duyên, trên hợp tướng ấy không có cái nào làchủ của cái nhà, cái nhà là giả tướng của nhiều duyênhợp lại. Nếu chúng ta chỉ cây cột cũng không phải cáinhà, cây kèo cũng không phải cái nhà, cho đến tất cả khôngcó cái nào là cái nhà, đủ những thứ đó hợp lại tạmgọi là cái nhà. Cái nhà ấy là một giả tướng do duyênhợp, thân này cũng thế. Mọi sự duyên hợp đều hư giả,chúng ta tìm đâu cho ra lẽ thật của thân này. Trên cái khôngthật mà lầm chấp cho là thật quả thật si mê. Thấy rõthân này duyên hợp không thật là trí tuệ. Thấy thân nàykhông thật rồi, còn gì tham lam nhiễm trước nơi thân. Ðốivới thân không tham nhiễm thì mọi nhu cầu của nó còn cónghĩa lý gì. Thấy thân đúng lẽ thật thì si mê tan tành thamsân cũng theo đó biến hoại.

Ðếnnhư suy tư nghĩ tưởng thương ghét... trong tâm đều do sáucăn tiếp xúc với sáu trần mà phát sanh. Bản thân của nhữngtâm lý ấy không tự có, do căn trần thức hòa hợp mà sanh.Ðã do duyên hợp thì không thật thể, cái không thật mà cốchấp là thật thật quá si mê. Dùng trí tuệ soi thấu nhữngtâm tư theo duyên thay đổi đều là hư giả, chúng ta đã đậptan được cái si mê chấp ngã nơi nội tâm con người. Biếtrõ bao nhiêu thứ suy nghĩ tưởng tượng đều là ảo ảnh,còn gì chấp chặt cái nghĩ mình là đúng, cái tưởng mìnhlà thật nữa. Do đó, chúng ta buông xả mọi vọng tưởnggiả dối, sống một đời an lành trong cái bình lặng củatâm tư.

IV.-KẾT LUẬN

Tamđộc là cội nguồn đau khổ của chúng sanh, trừ diệt đượcnó chúng sanh sẽ hưởng một đời an vui hạnh phúc. Khổ vuivốn do chứa chấp tam độc hay tống khứ chúng đi, đây làcăn bản của sự tu hành. Ba thứ độc này, si là chủ chốt.Diệt được si thì hai thứ kia tự hoại. Nhắm thẳng vàogốc mà đốn thì thân và cành đồng thời ngã theo. Vì thế,trong mười hai nhân duyên cái đầu là vô minh, muốn cắt đứtvòng xúc xích luân hồi của nhân duyên, chỉ nhắm thẳng vôminh, vô minh diệt thì hành diệt v.v... Si độc là động cơchính yếu của tam độc, chận đứng được si thì toàn thểtam độc đều dừng. Ðức Phật thấy được cội gốc củađau khổ và đầu nguồn của thoát khổ, nên Ngài dạy Phậttử cứ ngay cái gốc ấy mà trừ, người ứng dụng đúngnhư thế sẽ ít tốn công mà kết quả viên mãn. Si là gốcđau khổ, cũng như vô minh là gốc luân hồi, vì diệt tậngốc ấy, đức Phật dạy dùng cây búa Trí Tuệ đập tan nó,hoặc thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ phá tan màn đêm vô minh.Bởi lẽ ấy, đạo Phật là đạo giác ngộ, chỉ có giácngộ mới diệt tận cội rễ si mê, chỉ có mặt trời giácngộ xuất hiện thì đêm tối vô minh mới hoàn toàn hết sạch.Diệt được tam độc của mình là tự cứu bản thân, cũngđã đem sự an ổn lại cho mọi người chung quanh. Một việclàm tự lợi lợi tha đầy đủ, tất cả Phật tử chúng taphải tận lực cố gắng thực hiện kỳ được mới thôi.Ðuợc vậy mới xứng đáng là người Phật tử chân chánh.













Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 9238)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28256)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6506)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 15942)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17341)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35287)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10852)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8094)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12087)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15211)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]