Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niết Bàn Theo Quan Điểm Bồ Tát Long Thọ

25/09/201008:39(Xem: 4276)
Niết Bàn Theo Quan Điểm Bồ Tát Long Thọ

Từkhi đức Phật tuyên bố: “Sarvam Sùnyam” (Mọi vật đềukhông), từ sự gợi ý của ba pháp ấn: “Vô thường-Khổ-Vôngã” và sau đó các pháp được quan niệm như là “Mọivật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã,” thì vấnđề Niết-bàn (Nirvàịa), sau khi đức Thế tôn diệt độđã được các bộ phái nêu ra đặt vấn đề trở lại theoquan niện hiểu biết của họ về Niết-bàn, và cũng từ đómọi tranh luận về nó cũng như các phần giáo lý khác trởnên gay gắt.

Niết-bàn, vấn đề hiện hữu hay không hiệnhữu, có (bhàva) hay không (abhàva), một đề tài làm nảy sanhra mọi sự tranh luận, càng ngày càng gay gắt giữa Hữu bộhay còn gọi là Nhứt thiết hữu bộ (Sarvàsti-vàdin) và Kinhbộ còn gọi là Kinh lượng bộ (Sùtra-vàdin), giữa các nhàTiểu thừa và Đại thừa Không tông (Sùnyatà-vadin), và vấnđề này không còn dừng lại nơi đây mà còn tiến xa hơnnữa, trong việc hòa giải giữa hai quan điểm nói trên bằngcách gọp chúng lại rồi chấp nhận cả hai để có một cáiNiết-bàn hiện hữu theo sự hòa giải của họ, hay phủ nhậncả hai là chẳng phải có, chẳng phải không; đó là bốnthứ quan điểm của các bộ phái, nhưng theo ngài Nàgàrjuna(Long Thọ) thì đức Phật chưa từng nói ra một thứ Niết-bànnào như vậy, ngay cả khi Ngài còn tại thế, hay sau khi Ngàivào Niết-bàn, Ngài nói:

KhiNhư lai hiện hữu,
Chẳngnói có cùng không;
Cũngchẳng nói có-không,
Haychẳng có, chẳng không.

Và:

Sau khi Như Lai diệt,
Chẳngnói có cùng không;
Cũngchẳng nói có-không,
Haychẳng có, chẳng không.

Đối với Bồ tát Long Thọ, thì những quan niệm như vậycủa các bộ phái đối với Niết-bàn là hoàn toàn không chínhxác, và không hiểu được ý nghĩa “Sarvam Sùnyam” cho nêncó những quan niệm sai lầm như vậy về ý nghĩa Niết-bàn.Từ sự hiểu lầm này nên đã đi lệch con đường Trung đạocủa Ngài, và có những kiến thủ lệch lạc về các phápnói chung và Niết-bàn nói riêng. Vì con đường Trung đạocủa đức Phật không rơi vào Hữu hay Vô, không rơi vào vừaCó vừa Không, cũng không rơi vào chẳng phải có chẳng phảikhông, của những quan điểm thiên kiến tà chấp trói buộcnày, mà con đường Trung đạo là con đường giải thoát mọisự trói buộc khổ đau giữa hai bờ.

Đối với các nhà Tiểu thừa Hữu bộ, thứ nhất họ hiểu“Mọi vật đều Không” chỉ dành cho các pháp hữu vi màthôi còn các pháp vô vi như Niết-bàn, thì không bị lệ thuộcvào chúng, thứ hai “Mọi vật đều không” chỉ dành choNhơn không chứ không dành cho Pháp không, thứ ba “Mọi vậtkhông” thì không này là không trống rỗng, không có gì hết,không này là không đối lập lại với cái có. Do đó họmới có những cật vấn như vầy:

Nếu tất cả pháp không,
Thìkhông sanh, không diệt;
Làmsao có đoạn-diệt,
Đểgọi là Niết bàn ?

Ở trên là cách tiếp thu “Mọi vật đều không” và theođó các nhà Tiểu thừa đặt vấn đề là, nếu tất cả cácpháp đều không, không có gì hết, thì sẽ không có hiệntượng sanh diệt, khi đã không có hiện tượng sanh diệt thìmọi vấn đề được đặt ra theo sau đó, chúng không hiệnhữu. Vậy thì đoạn cái gì, diệt cái gì để có thể gọilà Niết bàn? Cho nên theo họ, tất cả các pháp không phảikhông, mà các pháp phải có thật. Vì các pháp chẳng phảikhông, nên nó đoạn trừ được tất cả mọi phiền não nghiệphoặc, tiêu diệt được năm ấm để đưa đến Niếtbàn. Để trả lời cho nạn vấn này, ngài Long Thọ cũng đứngtrên lập trường của họ, hỏi nghịch trở lại:

Nếu các pháp là có,
Thờikhông sanh không diệt;
Đoạngì, diệt chỗ nào,
Màgọi là Niết bàn ?

Vì các nhà Tiểu thừa không hiểu thấu được chỗ sâu xacủa pháp Không (Dharmasùnyatà), nên đã nhầm lẫn, cho rằngpháp Không là pháp trống rỗng, hư vô, không có gì hết; phápkhông này đối lại pháp có của họ, nên sanh ra kiến giảisai lầm về các pháp, và từ đó đưa ra nạn vấn như trên.Cũng đứng trên lập trường kiến giải sai lầm này, ngàiđặt ngược lại vấn đề rằng: Nếu các pháp chẳng phảikhông tức là có, và vì xưa nay chúng luôn luôn hiệnhữu, chúng luôn luôn là có nên chúng sẽ không có sanh, khôngcó diệt; vậy khi đã không sanh không diệt thì làm saochúng có chỗ để đoạn có chỗ để diệt mà gọi là Niếtbàn? Ở đây hai cửa hữu-vô (Bhàva-Abhàva) không phải làcửa đi đến Niết-bàn, mà Niết-bàn phải được gọi là:

Không được, cũng không đến,
Chẳngđoạn, cũng chẳng thường;
Chẳngsanh, cũng chẳng diệt,
Đógọi là Niết bàn.

Ở đây, mọi sự hiện hữu nô lệ, lệ thuộc, chấp thủthiên kiến nhị nguyên như : đắc-thất, đến-đi, đoạn-thường,sanh-diệt v.v... đều bị phủ định. Trong phủ định mớixem ra như là mang cả hai tính chất vừa đập phá vừa xâydựng. Nhưng ở đây, nếu được xác định như vậy,thì lập tức rơi vào đoạn-thường (Ucchada-Nitya) ngay. Do đó,mọi xác định đều cũng bị phủ nhận, để từ đó mởra một con đường rộng thênh thang không bị trói buộc, đólà con đường Trung đạo đi đến Niết-bàn. Nghĩa là sau khichúng ta thực hiện vô sự đối với các pháp, thì tự nólà con đường, tự nó là Niết-bàn không phải một cũng khôngphải khác. Ở đây, hành-quả không phải là chỗ để đạtđược, không phải là chỗ để đến, không phải là chỗđể đoạn trừ, chẳng có pháp để phân biệt; chẳngsanh chẳng diệt, cho nên Niết-bàn chẳng phải có, chẳng phảichẳng không, chẳng chấp thủ tất cả các pháp, bên trongtịch diệt gọi đó là Niết-bàn. Vì sao? Vì tất cả mọihiện tượng hiện hữu của vạn vật để mắt chúng ta nhậnthấy, luôn luôn ở trong trạng thái sanh diệt biến hoại,chỉ là tướng lão tử bị vô thường sanh diệt chi phốinên không phải là Niết-bàn. Nếu có một Niết-bàn nào đểmắt chúng ta nhận thấy là có thì Niết-bàn ấy cũng chỉlà tướng lão tử, mà tướng lão tử không phải là tướngNiết-bàn, cho nên Niết-bàn không gọi là có được,vì nó xa lìa tướng lão tử.

Hơn nữa, nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hayNiết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữuvi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng tháibiến diệt không thật có. Vì sao? Vì chúng hiện hữu cóđược là nhờ vào các duyên mà thành. Do đó, tất cả mọipháp đang hiện hữu giữa chúng ta không có bất cứ một phápnào gọi là hữu vi cả, cho dù là pháp thường mà giảgọi là vô vi dùng lý để tìm hiểu nó. Pháp vô thườngcòn không có, huống chi là pháp thường không thể thấy,không thể đạt được. Lại nữa, theo Ngài:

Nếu Niết bàn là có,
Saogọi không chấp thủ;
Vô-hữukhông từ chấp (thủ),
Màgọi là có pháp.

Nếu thật sự Niết bàn là thật có thì tại sao trong kinh,đức Phật lại bảo Niết bàn là không chấp thủ (vô thọ,hay Vô dư y: nirupadhizewa)? Đã là không chấp thủ thì cho dùpháp đó là pháp gì đi nữa cũng không thể hiện hữu ởđây được. Nếu có pháp nào để hiện hữu được thì ởđó không phải là chỗ vô thọ, vì theo kinh thì Niết-bànlà vô thọ, nên không có pháp không chấp thủ ở đây. VậyNiết-bàn chẳng phải có.

Nạn vấn :
Nếuhữu không phải là Niết-bàn, vậy thì vô là Niết-bàn?

Ngài bảo :

Hữu chẳng phải Niết-bàn,
Huốngchi đối với Vô;
Niết-bànkhông có Hữu,
Nơinào sẽ có Vô ?

Quá rõ ràng như bài kệ trên đã bảo Hữu-Vô không từ chấpthủ mà có. Vậy thì tại sao ở đây lại đặt vấn đềVô trở lại đối với Niết-bàn được ? Vì sao ? Vì nhờvào hữu mà có vô. Nếu không có hữu thì làm sao có vô được.Nếu nói trước có nay không, thì vật này là vô. Nhưng Niết-bànchẳng phải vậy, vì không có pháp có nào lại là không được,cho nên vô cũng không thể tạo nên Niết-bàn được.

Lại nữa, thử đặt vô là Niết-bàn đi. Nhưng ở đây, chúngta không giải quyết được vấn đề không chấp thủ là Niết-bànnhư đức Phật đã dạy trong kinh. Nếu vô là Niết-bàn thìđức Phật đã không nói không chấp thủ là Niết-bàn nhưkinh đã dạy. Vì sao ? Vì không có pháp không chấp thủ nàogọi là pháp vô cả, cho nên Niết-bàn không thể gọi là vôđược.

Hơn nữa,

Như trong kinh Phật bảo:
Đoạncó, đoạn chẳng có;
Biếtđó là Niết-bàn,
Chẳngcó cũng chẳng không.

Chính đức Phật đã dạy nếu đoạn trừ cả hai : Cóvà chẳng có này thì Niết-bàn sẽ hiện hữu. Vì sao ? VìCó là chỉ cho tam hữu (tam giới) và chẳng có chỉ cho tamhữu đã được đoạn diệt. Nếu đoạn trừ cả hai chướngngại hữu-vô này, thì biết rằng Niết-bàn chẳng phải có(phi hữu) cũng chẳng phải không (phi vô), đó mới gọi làNiết-bàn.

Nạn vấn :

Nếu hữu hay vô không phải Niết bàn thì bây giờ hợp cảhữu và vô lại, có phải là Niết bàn không ? Ngài bảo :

Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợplại là Niết-bàn;
Hữu-vôlà giải thoát,
Thờiđiều này chẳng đúng.

Ở phần trên hữu-vô đã bị phủ định, nhưng người nạnvấn vẫn đem chúng đặt vấn đề trở lại. Ở đây, lạinảy sanh một phi lý khác nữa, đó là việc hợp nhất giữahữu-vô lại để có một cái Niết-bàn theo quan điểm củahọ. Nhưng theo ngài, nếu hợp cả hữu và vô lại là Niết-bàn,tức là hợp cả hữu và vô lại là giải thoát, điều nàychỉ thông cho Niết-bàn và giải thoát thôi. Còn ngay chínhnó, hữu và vô, trong một vế mà tự mâu thuẫn nhau với chínhmình, vậy thì làm sao thông với vế thứ hai được. Vì sao? Vì hữu và vô chúng tương phản nhau, làm sao hiện diệncùng lúc cùng một chỗ được. Do đó, hợp cả hai hữu vàvô lại là Niết-bàn thì không đúng. Lại nữa :

Đối hữu-vô, nếu bảo:
Hợplại là Niết-bàn;
Niết-bànlà chỗ chấp,
Cảhai từ chấp sanh.

Ở trên, tự chúng đã không thông rồi. Nếu ở đây mà hợpchúng lại là Niết-bàn có thể chấp nhận đi, với điềukiện tự chúng không mâu thuẫn nhau; nhưng ở đây tựthân Niết-bàn không phải là chỗ chấp thủ, trong khi đóhữu-vô từ chỗ chấp thủ sanh ra, cùng nhờ vào nhau mà hiệnhữu. Vậy thì cả hai vế mâu thuẫn và không thông nhau được,do đó chúng không phải là Niết-bàn.

Lại nữa, Niết bàn là Vô vi, nó vượt lên trên hữu-vôcủa hữu vi. Trong khi hữu-vô hợp lại mà thành thì khôngthoát khỏi hữu vi, nghĩa là chúng thuộc pháp hữu vi. Nhưngpháp hữu vi là pháp sanh diệt như đức Phật đã dạy, trongkhi pháp vô vi là pháp không sinh diệt. Vậy thì làm sao bảohữu-vô hợp lại thành là Niết-bàn ?

Hay,

Cộng hai việc hữu-vô
Làmsao là Niết-bàn ?
Haiviệc không cùng chỗ
Nhưsáng tối không hợp.

Ở trên, hợp hai việc có-không đã không thành là một vấnđề. Ở đây, lại là một vấn đề khác nữa trong việccộng hai khái niệm này lại để có Niết-bàn hiện hữu,thì làm sao chúng ta có thể làm được. Vì sao? Vì có-khôngchúng tự tương phản mâu thuẫn nhau nên không thể cùng hiệnhữu một nơi được. Như ánh sáng và bóng tối, không thểnào cùng hiện hữu cùng một lúc được. Khi nàoCó hiện hữu thì Không sẽ không hiện hữu, ngược lại khinào Không hiện hữu thì có sẽ không hiện hữu. Vậy thìlàm sao có-không cùng hợp nhau lại mà gọi là Niết-bàn ?

Lại nạn vấn :

Nếu Có-Không cùng hợp nhau lại không là Niết-bàn, thì bâygiờ chẳng phải có chẳng phải không là Niết-bàn đượckhông?

Ngài bảo :

Nếu chẳng có chẳng không,

Gọiđó là Niết-bàn;

Chẳngcó chẳng không này,

Làmsao mà phân biệt ?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/06/2024(Xem: 4019)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2981)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3703)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7418)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2735)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 2774)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
20/12/2023(Xem: 3171)
Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ (Bạch X. Khỏe) định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1991, hiện đang giảng dạy Hóa học và Hóa học danh dự cho Trường trung học Mira Loma tại thủ phủ Sacramento, CA. Ông quy y với Thiền sư Trừng Quang Thích Nhất Hạnh, có Pháp danh là Tâm Thường Định. Ông đã và đang giảng dạy về Lãnh đạo chánh niệm và phương thức mang chánh niệm vào học đường ở bang California từ năm 2014. Tiến sỹ Bạch cũng giảng dạy cho chương trình huấn luyện giáo viên. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều công việc xã hội trong cộng đồng. Tháng Ba 2023, TS Bạch Xuân Phẻ được Hiệp hội Giáo viên California (California Teachers Association) vinh danh vì những đóng góp giáo dục thực hành chánh niệm của ông. TS Bạch Xuân Phẻ cũng được trao Giải thưởng Nhân quyền người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương năm 2023 của bang California (Human Right Awards).
19/12/2023(Xem: 9245)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]