Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4: Phụ Lục Thiền uyển tập anh bạt hậu

05/04/201315:15(Xem: 7134)
Phần 4: Phụ Lục Thiền uyển tập anh bạt hậu
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 3

Phần 4: Phụ Lục Thiền Uyển Tập Anh Bạt Hậu

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


Có lúc nghe Phật vốn vô hình, chân kinh không quyển, ra đi không dấu, bay lên không vết. Nhưng pháp nhờ có dạng hình, phép tắc mở ra, tông phái mới liên tục, thiền môn mới có ý chỉ. Trên từ vô thủy, dưới tới vô chung, Phật Tổ mênh mông, vào ra chẳng dứt, lặng chiếu mười phương, vị lai quá khứ, Chúng sanh mọi chỗ lăn quay nơi chốn hữu vi, lớp lớp ngờ mê, đề hồ trở thành độc dược, nghiệp nghiệp nối vây, thì cỏ trắng trở thành cỏ dại.

Do vì một đại sự nhân duyên, chứng đủ ba không, rộng mở thể dụng, nên đức Phật xuất hiện ở đời, muốn khiến chúng sinh có bốn tri kiến. Một kệ nhờ thiêng mà vườn thiền là đầu mối, tập trung một trăm tám mươi anh tú. Tây phương hai mươi tám tổ, Đông Độ sáu hiền, cũng không có con đường khác. Đạt Mạ tứ mục nhìn nhau, Thích Ca ngũ nhãn thường sáng, Chuyết Công ấn Phật tâm tông, diễn khai kinh sách. Đèn đèn nối nhau.

Chúng sinh mê hoặc, tùy thuận quân ma ngoại đạo, nghiệp nghiệp nối thân, gọi là Duyên giác Thanh văn, chân như tánh hải, mà ba độc không trừ. Tuy là chẳng có chẳng không, giết mầm giống Phật, nói dối nói thêu, dụ dỗ mọi người, bảo Phật đã diệt độ niết bàn. Chúng thực như kẻ mù mà nói là không có mặt trời mặt trăng.

Thời tiết nhân duyên đã tới, thì quả vị viên thành. Trí Phật là trí sáng, là trí tự nhiên. An Nam tứ khí do năm hành của trời đất mà sanh. Sông Đức núi Từ, đất Tiên Du sản xuất ra Phật, các vị Bồ tát hộ vệ, cửa ngỏ thần phù, đồng tử hải chu bắc ngọc. Đạo sư rồng càn quậy cấn (đông bắc), kim la bàn nhắm dấu khôn (tây nam) ở Đông Sơn. Khảm (bắc) chẳng có năm Ly (nam).

Tượng Phật như trời trăng, đề hồ đông sửa. Sắc mầu nhiệm tròn đủ kim thân, thân thường tại hướng về, chẳng đi chẳng tới, rõ thấu mọi tầng giai. Bánh xe pháp chuyên chở pháp Phật, có khai thị, có ngộ nhập, vô cùng vô tận, lấy vô niệm làm tông chỉ, thường có thường trụ, soi khắp cả hữu tình vô tình, đều tròn chủng trí.

Cúi mong các vị đàn na trong hội kinh chủ, cõi pháp sạch lòng, xuất lấy của nhà, gánh vác việc chép in sách Tổ Như lai, như phúc trước ra đời, cúng dường in cho mười phương để làm hưng thịnh Tam bảo. Có những tên tuổi xin liệt khai như sau:
  1. Xã Trung Mâu, kinh chủ: Nguyễn thị Thạng hiệu Diệu Năng, Nguyễn thị Ngọc Súy hiệu Diệu Tài, Nguyễn Công Kính tự Tính Trác, Ký Dự tự Đức Tôn, hiển khảo tự Trung Túc.
  2. Kinh chủ Nguyễn Công Vận tự Tính Chuyên, vợ Nguyễn Thị Thu hiệu Diệu Phóng, cháu Nguyễn Công Kỳ tự Tính Dị, thân mẫu hiệu Diệu Duyệt, hiệu Diệu Ức.
  3. Xã Tử Nê, hội chủ: Trần Tuấn Đức tự Tính Trì, Trần thị Sam hiệu Diệu Bạch, con trai Trần Tuấn Gia tự Tính Đạo, vợ Nguyễn Thị Đợi, thân mẫu hiệu Diệu Côn.
  4. Hội chủ Trần Tuấn Vượng tự Tính Duệ, vợ Nguyễn Thị Vang hiệu Diệu Chỉnh.
  5. Hội chủ Đoàn Đình Khôi tự Tính Pháp, vợ Nguyễn Thị Minh hiệu Diệu Quang.
  6. Hội chủ Trần văn Thạch tự Tính Kim, vợ Trần Thị Cẩm hiệu Diệu Quyên, cháu Trần văn Thát tự Tính Xan, Trần văn Thản.
  7. Hội chủ Võ Thị Tín hiệu Diệu Thọ, con gái Trần Thị Phó hiệu Diệu Chúc, Lê Đức.
  8. Hội chủ Trần văn Bãi tự Tính Trị, vợ Trần Thị Tồn.
  9. Hội chủ Trần Đăng Minh tự Tính Thường, vợ Phạm Thị Phiên hiệu Diệu Lai, cháu Trần Đăng Huyên tự Tính Đắc, Thái Thủy hiệu Diệu Thông.
  10. Hội chủ Xã Đông Sơn: hiệu Diệu Thuận, hiệu Diệu Hòa, hiệu Diệu Duyên, hiệu Diệu Tập, hiệu Diệu Chiếu.
  11. Hội chủ Nguyễn Thị Kế hiệu Diệu Tịnh, Nguyễn Hạo tự Tính Khoan, hiệu Mẫn Đạt, vợ Nguyễn Thị Lãng, Nguyễn Thị Ly hiệu Diệu Trân, Nguyễn Sỹ Chinh, con trai Nguyễn Sỹ Giai, Nguyễn Thị Nhặt hiệu Diệu Châu.
  12. Xã Lễ xuyên, hội chủ: Nguyễn Tánh Tinh tự Tính Liễn, vợ Nguyễn Thị Lụy hiệu Diệu Đà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 51928)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/03/2014(Xem: 10849)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
10/12/2013(Xem: 20865)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 52250)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20760)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16794)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 34708)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 36235)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
08/05/2013(Xem: 5300)
Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567