Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Ma giấu người

23/10/201416:47(Xem: 12804)
6. Ma giấu người

 

Vén Bức Màn Bên Kia Cõi Chết
Tác giả: Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Xuất bản tại Hoa Kỳ 2005

 

---o0o---



MA GIẤU NGƯỜI.

Chuyện ma giấu người cũng lắm phổ biến trên thế giới, nhất hạng là ở các nước Á Châu, trong đó có Việt Nam, một nước đứng hàng đầu về chuyện ma giấu người, được các tiền nhân xưa và nay, từ nam, trung, bắc nói đến.

Ma giấu người nói riêng ở ba miền Việt Nam có cùng một hiện tượng, nhưng khác vị trí không gian.

Cùng một hiện tượng, đó là con người từ nương dâu, ruộng đồng, rừng núi trên đường về nhà vào lúc chạng vạng hay giữa đêm. Bỗng nhiên thấy có bóng người ở đằng trước không xa lắm. Khi đến gần sát bên, người đó quay lui nói lời xã giao, người trên đường về cũng đáp lại. Rồi sau đó lòng cảm thấy người mà mình gặp giữa đường, trông có vẻ quen quen từ bao giờ.

Giữa lời đối đáp xã giao, người kia (ma) nhã ý mời người này (người thật) vô nhà, thăm chơi. Người được mời đồng ý. Chẳng bao lâu, chỉ mười bước thấy phía trong có ngôi nhà hiện ra. Người mời đi vào nhà, người được mời đi theo vô.

Vào nhà, người được mời thấy trong nhà cũng có phòng ngủ, phòng khách, bàn thờ, bếp núc, đèn sáng đàng hoàng, không khác gì ngôi nhà thật. Người được mời ngồi vào phòng khách, được chủ nhà mời ăn bánh ngọt, uống nước trà nóng rõ ràng, cùng với lời trò chuyện xưa, chuyện nay v.v...

Trong khi đó, thân nhân của người bị ma giấu (vợ, con, cha mẹ, anh em... ) cứ ngồi trông đợi đến khuya, đến sáng và có khi qua ngày hôm sau, mà không thấy chồng, con, anh, em mình về. Tức khắc cùng nhau đi tìm khắp nơi, không sót chỗ nào, từ gần đến xa ngoại ô làng, xã. Dĩ nhiên, phải tìm cho ra, dù đến khuya, đến sáng hay hôm sau vẫn phải tìm cho bằng được.

Khi tìm thấy được, thì hỡi ôi! Có người bị ngồi ở trước ngôi mộ ở nghĩa trang hay bên đồi lẻ loi. Có người bị ngồi trong bụi cây. Có người ngồi trên cành cây đại thọ. Ba nơi đó là vị trí khác nhau. Còn cùng hiện tượng, là người bị ma giấu, ai cũng được ma thăm hỏi, dẫn vào nhà (sang trọng, bình dân, lụp sụp) mời ngồi, mời nước, mời ăn bánh, v.v...

Người bị ma giấu ngồi ở mộ, bụi cây, cành cây như vậy, khi vừa được thân nhân tìm thấy, tức khắc họ không còn thấy gì nữa, chỉ thấy một màu đen tối phủ xuống. Tâm ý của họ lúc bấy giờ như thấy mình đang ngủ ở nhà. Cho nên sau khi được thân nhân phủi bụi đất nơi quần áo, xoa bóp tay chân, moi đất hay lá cây trong miệng ra, thì họ tỉnh giấc, rồi mở mắt. Lúc đó họ nhìn thân nhân trong trạng thái ngơ ngác, lạ lùng và im lặng, nhưng có nghe nên chỉ gật đầu sau lời thân nhân hỏi.

Qua một vài phút cấp cứu, làm tỉnh lại, họ được thân nhân đỡ đứng lên đưa ra khỏi ngôi mộ hay bụi rậm, cành cây. Đa số ngồi ở ngôi mộ, bụi rậm, chứ cành cây thì rất ít nghe nói đến.

Trên đường về lại nhà, có người trả lời liền câu hỏi của thân nhân, có người lắc đầu vì còn bị ủ ê trong tâm hồn. Qua vài giờ nằm nghỉ ngơi, họ mới hoàn toàn tỉnh hẳn. Sau khi họ tỉnh hẳn, họ tường thuật lại những hiện tượng như đã nói vừa rồi.

 

LỜI BÌNH GIẢNG

Cụm từ “ma giấu người” là lời ông bà xưa nói ra do dựa vào những hiện tượng con người đi đêm bị ngồi nơi ngôi mộ, bụi rậm, cành cây trong trạng thái mê, nhưng ý thức bên trong làm việc với các vong linh (ma) giống như nằm mộng thấy lúc ngủ say... như đã trình bày trong bài.

Thật sự không phải ma giấu, phải nói là ma mời, ma tiếp đãi người sống thì đúng hơn. Bởi vì ma, không ai đâu xa lạ. Họ là con người có tấm thân vô hình do thức A-Lại-Da biến thể sau khi nó ra khỏi xác chết. Thân vô hình ấy được gọi là thân trung ấm hay gọi là vong linh. Vì chữ “Linh” là biết (thức) nhạy cảm do bảy quan năng trong thân trung ấm trỗi dậy và làm việc y như lúc còn sống trên đời.

Con người lúc còn sống trên đời, bản tính của họ là hiền hòa, biết nghĩa, trọng ân, hiếu khách hay hung ác, kỳ thị, ganh ghét, thù hận... Sau khi chết, những bản tính ấy không bao giờ mất, do thức A-Lại-Da mang theo. Do vậy, với con người lúc còn sống, họ có đức tính hiền hòa, hiếu khách, nên thường mời bạn hữu thân thích đến nhà để hàn huyên tâm sự qua chén trà, miếng bánh v.v... Cũng như vậy, qua bên kia cõi chết, vong linh họ vẫn hiền hòa, hiếu khách, cho nên họ thường đón rước những người đi đêm có cùng tần số với họ vào nhà họ, đó là ngôi mộ, bụi rậm, cành cây để tiếp đãi và hàn huyên.

Tại sao những vong linh vốn có đức tính hiền hòa, hiếu khách như vậy, mà không siêu thoát, cứ ở nơi ngôi mộ, bụi rậm, cành cây, để rồi mời người sống vào hàn huyên? Bởi vì đức tính hiền hòa, hiếu khách, không phải là năng lực làm cho vong linh siêu thoát. Năng lực đưa vong linh siêu thoát, phải là do cái tâm trống rỗng, không còn vọng động, hết vô minh, phiền não... gọi là tâm thanh tịnh, có trí tuệ giác ngộ qua quá trình tu tập một cách tích cực. Thì, những vong linh vốn có đức tính hiền hòa, hiếu khách, lại bị cộng thêm cái tâm còn luyến tiếc của cải, tiền tài, còn tham ái, nhớ thương con cháu, quyến thuộc... , là cái lực không lên, chẳng xuống, cứ lững lờ trong bầu ánh sáng mờ ảo, vọng thức của họ. Cho nên những cảnh như: ngôi nhà có đủ phòng ốc, bàn ghế, đèn đuốc, trà nước, bánh mức, v.v... mà người sống đi đêm sau khi được họ mời vào đã được thấy, được ăn bánh, uống trà... Tất cả đều do vọng tâm của họ biến ra.

Với con người lúc còn sống có bản tính độc ác, kỳ thị, ganh ghét, hận thù về đối tượng nào, qua bên kia cõi chết, vong linh họ vẫn mang nặng tâm hận thù, oán ghét về đối tượng đó. Dĩ nhiên họ không siêu thoát lên, cũng không đọa xuống, cứ sống mãi trong bầu ánh sáng u tối hận thù của họ cho mục đích trả thù.

Cho nên hiện tượng “Ma Giấu Bò” nói riêng ở Bình Thuận thường xảy ra rất phổ biến, được ông bà xưa kể lại và cho biết nguyên do là: Người Chàm ở Việt Nam là nguồn gốc Ấn Độ thuộc liên bang Cham ở phía đông nam nước Ấn. Họ di dân lần qua các nước Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam trong thời đại du mục. Tại Việt Nam, họ bị mất gốc do người Việt đồng hóa gần hết (đồng hóa được thay cho tiêu diệt). Cho nên số ít đang còn trên đất Việt từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận và những người đã qua đời, cả hai sống và chết đều oán hận dân Việt. Do vậy, người sống và qua đời đều tìm cách trả thù người Việt. Trong những cách trả thù đó là giấu bò của người Việt do những vong linh Chàm bên kia cõi chết thực hiện và thư bùa, ếm ngải, cũng như nơi gốc ruộng của họ có bùa ngải để trừng phạt những con bò của người Việt đến ăn lúa của họ, bằng cách làm cho con bò ăn lúa cứ bị đứng đó mãi không đi được, do người Chàm còn sống thực hiện.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 9669)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
04/01/2011(Xem: 5166)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
03/01/2011(Xem: 16037)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
29/12/2010(Xem: 3113)
Chết là một tài sản chung, có sẵn nơi mọi người, không lìa một ai. Ông bà mình cũng đã thấy như thế, rằng từ cao nhất thế gian như một vị vua cũng phải chết và thấp nhất tới người mang nợ tứ phương cũng phải chết.
28/12/2010(Xem: 12537)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
21/12/2010(Xem: 3674)
Những vần kệ về Bardo từ Sáu Phương pháp Kỳ diệu để đạt được Giác ngộ mà Không cần Tu tập Ở đây ta sẽ giải thích ý nghĩa sâu xa về sự giải thoát nhờ việc lắng nghe cho người đã tới giờ chết. Trong ba loại bardo, loại thứ nhất là thời gian bardo của sự chết.
19/12/2010(Xem: 8873)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương VI của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".
17/12/2010(Xem: 21035)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
15/12/2010(Xem: 18395)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
12/12/2010(Xem: 6166)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567