ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 3
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Hạ)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎
Phần II: Tuệ Giác
Chương 20: Diễn Dịch Của Chúng Tôi Về Sự Khác Nhau
Giữa Y Tự Khởi Và Cụ Duyên
(2)) Đưa ra lập thuyếtriêng của chúng tôi
(a')) Bác bỏ thực tế vềluận điểm Y Tự Khởi
(1')) Chủ thể của một phép suy luận Y Tự Khởi không được xác lập
(a")) Những gì Thanh Biện tin tưởng
(b”)) Bác bỏ điều đó
(1")) Ý nghĩa không chính xác
(2")) Ví dụ trích dẫn không phù hợp
(2’)) Chứng minh rằng lý lẽcũng không được xác lập
–––––––\––––––
(2)) Đưa ra lập thuyếtriêng của chúng tôi
Việc giải thích cách thứccác nhà Trung Quán Cụ Duyênđặt ra hệ thống của chính mình thông qua một phản bác củaY Tự Khởimang lại một hiểu biết vềcả hai hệ thống;vậy nên, đây là cách tasẽ tiến hành. Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng đề cậprất nhiều về vấn đề này, nhưng takhông muốn dông dài, vì vậy tasẽ chỉ dạy những điểm chính ở đây. Có hai phần:
1. Sự bác bỏ thực tế vềluận điểm Y Tự Khởi
2. Tại sao những lỗi lầm mà chúng tôitìm thấy trongcácluậnđiểmY Tự Khởi không áp dụng cho chúng tôi(Chương 21)
(a')) Bác bỏ thực tế vềluận điểm Y Tự Khởi
Đầu tiên trong số này có hai bộ phận: [696]
1. Chứng tỏ một sai sótgắn liền với lập thuyết, cụ thể là cơ sở hay chủ thể của một phép suy diễnY Tự Khởi không được xác lập
2. Chứng minh rằng, vì sai sótđómàlý lẽcũng không được xác lập.
(1')) Chủ thể của một phép suy luận Y Tự Khởi không được xác lập
Phần này có hai mục: (1) nêu rõ những gì Thanh Biện tin tưởng, và (2) bác bỏ điều đó
(a")) Những gì Thanh Biện tin tưởng
Các đoạn từ Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng về những điểm này dường như quákhó hiểu, vì vậy hãy để tagiải thích bằng cách trích dẫn và giải thích một đoạn từ Minh Cú Luận. Luận đónói:[1]
Làm thế nào? Trong luậnthuyết"âm thanh là vô thường", cả chủ thể {âm thanh} và định đề cần chứng minh {vô thường}chỉ được phân giảitheo nghĩa tổng quát, không đi vớicác đặc tínhcụ thể. Nếu chúngđã được thực hiện theo các đặc tínhcụ thể, thì các phạm trù quy ước"suy luận" và "những gì được suy ra" sẽ không còn tồn tại. Ví dụ, nếu chủ thểđược phân giảinhư "âm thanh vốn chuyểnhóa từ tứ đại",thì nó sẽ không được xáclập đối vớiphíakhác trong cuộc tranh luận,tức lànhững người theo phái Thắng Luận[2]. Và nếu nó được cứu xétnhư là "một chất lượng của không gian",thì chủ thểsẽ không được xáclậpđối vớichúng tôi, các Phật tử. Tương tự như vậy, khi các nhà Thắng Luận đề xuất luận thuyết"âm thanh là vô thường", với cácđối phương Số Luận[3], nếu âm thanh đượcphân giải nhưlà "âm thanh được sinh khởi", thì nó sẽ không được xáclập cho các nhà Số Luận. Mặt khác, nếu âm thanh được phân giảilà "điềugì đó trở nên hiển lộ", thìnó sẽ không được xác lập cho chính cácnhàThắng Luận. Tương tự như vậy, bất kể nó được đặt trong một luận điểm như thế nào, thì sự hoại diệt, khi đủ đặc tính thỏa mãn như là điều gì vốn đòi hỏi một nguyên nhân nào đó khác hơn là chính sự sinh khởi,lạikhông được xác lập cho các Phật tử chúng tôi;trong khicóđủđặc tính như là một thứ gì đó không có nguyên nhân, thì nó không được xác lập cho phía khác, phía các nhà Thắng Luận. Vì vậy, giống như các chủ thểvà điều cần chứng minh chỉđược tiếp nhậntrênmột ý nghĩa tổng quát trong các trường hợp trên, thì tương tự, trong trường hợp hiện tại, chỉ có chủ thể, không có đặc tính cụ thể, là được hiểu. Đây là những gì Thanh Biện nói.
Điều này có nghĩa là khi các Phật tử đào sâuluận thuyết "âm thanh là vô thường" vớicácnhàThắng Luận, nếu "âm thanh vốntiến hóa từ các yếu tố [của tứ đại]" được lấy làm chủ thể, thì nó sẽ không được xáclập cho các nhà Thắng Luận;nếu "âm thanh như một chất lượng của không gian"được lấy làm chủ thể, nó sẽ không được xác lập cho chúng tôi. Tương tự như vậy, khitựcácnhàThắng Luận đưa raluận thuyết "âm thanh là vô thường" cho nhữngnhàSố Luậnấy, tức là những người theo chủ trương hiển lộ,[4]nếu "âm thanh như là điềugì đó được sinh khởi" được lấy làmchủ thể, nó sẽ không được xác lập cho các nhà chủ trương hiển lộ này;nếu "âm thanh như là điềugì đã tồn tạitừ trướcvà đượchiển lộ thông qua một số điều kiệnnào đó"được dùng như là chủ thể, nó sẽ không được xác lập cho những người theoThắng Luận. [697] Do đó, không thể sử dụng một điều nào đólàm chủ thể, mà điều đó vốn không tương thích với hệ thống tin tưởng riêng lẻ của chính mình. Bởi vì, nếu được cho rằng chủ thể là cơ sở mà cảhai bên phân tích để xem liệu có một đặc tínhcụ thể hiệnhữu hay không, thì nó phải được xác lập như là một điềugì đó xuất hiện chung cho cả hai.[5]
Giống như khi họ phải xác lập một chủ thể xuất hiệnchung, thì cả hai bêncũngphải xác lập định đề cần chứng minh, "vô thường", trong chỉ một ý nghĩa chung, không có các đặc tínhcụ thể. Ngoài ra, họ phải xác lập ví dụchungnào đó mà họ trích dẫn, và điều này phải diễn ra trước khi họ chứng minh điều muốn chứng minh. Tình huốngtương tự khi các nhàTrung Quán tôngchúng tôi chứng minh cho những người ngoài Phật giáovề sựkhông hiện hữucủa pháp được sinh khởitừ chính nó– bất kểđó là một nguồn cảm giác bên trong, nhưlàcơ quan thị giác, hay một nguồn cảm giác bên ngoài, như một sắc tướng –và khi chúng tôi chứng minh cho các Phật tử theochủ trương bản chấtrằng không có sự sinh khởi từ cái khác. Nếu chúng tôi sử dụng "một con mắt thực sự", chẳng hạn, làmchủ thể, thì nó sẽ không được xác lập cho chúng tôi, nhưng nếu chúng tôi sử dụng "một con mắt không thật" làmchủ thể, nó sẽ không được xác lậpcho phíakhác. Do đó, khitừ bỏ đặc trưng cụ thểnhư vậy, chúng tôi phải sử dụngchỉ riêngmắt hay chỉ riêngsắc tướng {không thêm đặc tính thật hay không thật} làm chủ thể.Tại sao? Bởi vì nó phải được xác lập như là sự trìnhhiệnchungchocác bên, bởi vìnó làcơ sở chosự phân tíchcủa cả các nhà Trung Quán lẫn các nhà Bản Chất Luận để xem liệu nó có một đặc tínhcụ thểhay không, chẳng hạn như "được sinh khởitừ chính nó".
Trên đây là những gì Thanh Biện nghĩ. "Để xác lập như là trìnhhiện chung" có nghĩa là những người ủng hộ và phản đối sử dụng cùng một loại nhận thức hiệu quảđể xác lập nó.
(b")) Bác bỏ điều đó
Ở đâycó hai phần: (1) chỉraý nghĩa nàylà không chính xác và (2) cho thấy ví dụđãđược trích dẫn là không phùhợp.
(1")) Ý nghĩa không chính xác
Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng khẳng định:[6]
Việc nàykhông phải vậy, và thay vào đó là như sau. Trong chừng mực người ta chấp nhậnviệc bác bỏ của sự sinh khởinhư điều cần chứng minhở đây[chứng tỏ rằngmắt, v.v…không phải là được sinh khởimột cách tối hậu], chủ thể –tức là cơ sở của điều cần được chứng minhvàlàmột điềugì đó được tìm thấylàcó sự tự tồncủa chính nó bởi một thứckhông chính xác–bị bẻ gãytrong thực tại, và do đó, nó sẽ bịtranhcãi, nên sẽ không có chủ thểtrìnhhiệnchung. Ngài[Thanh Biện] tự mình phải chấp nhận rằng điều này là như vậy. Các thức không chính xác và {các thức} chính xác là khác nhau. [698] Do đó, khi một thức không chính xác lấy điều không tồn tại {xem} như là tồn tại, như trường hợp của một người có bệnh về mắt đang nhìn tóc rơi xuống, thì thức đó khôngcảm nhận được ngay cả ở mức độ nhỏ nhất một đối tượng vốn tồn tại. Khi một thức chính xác không thật chất hóa điều gì là không thật, như là trong trường hợp của một người không bị bệnh mắt tìm kiếm sợi tóc tưởng tượng đang rơi, thì thức đókhông nhận thấyngay cả trongmức độ nhỏ nhấtcác đối tượngvốnkhông tồn tạibởi vì chúng chỉ là thường tục[7].Đó là lý do tại sao đại sưLong Thọ tự mìnhkhẳng định trong Hồi Tránh Luậncủa ngài:[8]
Nếu cảm nhận từ giác quan và v.v…
Có thể thực sự cảm nhận được một điềuchi
Thìsẽ có một điềugì đó để chứng minh hay bác bỏ.
Nhưng chúngkhôngnhư thế,nêntakhông thể bị sai sót.
Vì các thứckhông chính xác và chính xác là khác nhau theo cách này, nên thứckhông chính xáckhông thể tồn tại khi thứcchính xáclà hiện hữu. Vậy làm thế nào mắt thườngtục, như là chủ thểcủa một phép suy luận, có thể tồn tại với mộtthức chính xác? Vì vậy, do Thanh Biện không tránh khỏi các sai lầm về một lập thuyết không tồn tại và một lý do không tồn tại, nên câu trả lời mà ngài đã đưa ra là không trả lời được gì cả.
Tasẽ giải thích đoạnnàydựa trên phép suy luận sau đây, vì việcsử dụng ví dụ này làm cho nó dễ hiểu hơn:...
Chủ thể: Sắc tướng thấy được
Định đề cần chứng minh: Không sinh khởi từchính nó
Lý lẽ: Bởi vì nó tồn tại
Ví dụ: Cũng giống nhưcáinồi ngay trước mặt các ngươi
Các đoạn trongMinh Cú Luận vốntrả lời cho Thanh Biện cho thấy chủ thểkhông được xác lập như việc trìnhhiện chung cho hai bên trong cuộc tranh luận này. Làm thế nào các đoạn đóchỉ rađiều này? Ở đây, trong phần này, Minh Cú Luận khẳng định rằng những aimà với họ nó biểu thị cách thức người ta không thể xác lập một chủ thể chung với một đối phương là những người vốn bác bỏ sự sinh khởi từ tự nó – tức là các nhà Y Tự Khởi. Nhưng nói chung, các đối phươngtrongMinh Cú Luận làcả hai (a) các nhà Bản Chất Luận, những người chấp nhận rằng phápmột cách tối hậu làcó tự tính, và (b) cácnhàY Tự Khởi, những người bác bỏ điều đó, nhưng chấp nhận rằng các phápcó tự tính hoặc bảnchất nội tạimột cách thường tục. Các nhà Y Tự Khởi-Trung Quán được gọi là "các nhà phi-bản chất". [699]Tuy nhiên, để đơn giản hóa các thuật ngữ trong cuộc thảo luận này, "những người chống đối tự tính" sẽ nói đến các nhà Cụ Duyên, và "những người ủng hộ tự tính" sẽ nói đến cả các nhà bản chất luận và các nhà Y Tự Khởi.
Theo các nhà chủ trương tự tính, sắc tướng thấy được {khả kiến}, chủ thểkhẳng địnhcủa phép suy luận này, phải được xác lập bởi nhận thức cảm nhận hiệu quảcủa các nhãn thức vốnnhận biết nó. Hơn nữa, nếu các thức đóđã không xác lậpđượcsắc tướng khả kiếntrong một cách không sai lạc, thì chúngkhông thể là các cảm nhận vốnxác lập các đối tượng của chúng. Do đó, chúngphảilàkhông sai sót. Liệu các cảm nhận không định danh có xác lập các đối tượng của chúng trong một phương thức không sai sót hay không? Trong các hệ thống không phải Cụ Duyên, một sự tồn tại của đối tượng bằng đặc tính tự tính của nó trình hiện trước một thức không sai sót nào đó tương ưng với đối tượng đó; hơn thế nữa, đối tượng phải tồn tại như là nó trình hiện trước thức đó.
Vì điều này đúng, nên các nhàCụ Duyên chúng tôinói rằng loại nhận thức hiệu quảvốnxác lập chủ thể cho các đối phương Bản Chất Luậnsẽ không dùng đượccho những người ủng hộ Trung Quán. Tại sao? Vì khônghiện tượng nào, ngay cả một cách thường tục,có thểcó một bảnchất được xác lập bằngtự tínhcủa nó, nên không có nhận thức hiệu quả nào xác lập một điều như vậy.[9]Hãy nhớ là vì điều này mà Nguyệt Xứngbác bỏ ý tưởngvề phép suy luận Y Tự Khởi. Điều này cũng giải thích cách thứcđể bác bỏ sự cần thiết của một phép suy luận Y Tự Khởi như một phần của tiếntrìnhvề việckhởi đầu làm cho các phía khác thấm nhuần quan niệm thấy biết rằng các pháp vốn thiếu vắng tự tính. Trong lúc này, tađể [điều này] sang một bên việcphân tích xem liệu các nhà Cụ Duyên có cần sử dụng phép suy luận Y Tự Khởi cho chínhhọnhưlà một phần của tiếntrình phát triển kiến thức suy luận vềcác đối tượng nhất định trong số các đối tượng phân hóathông thường hay không.
Bây giờ hãy để tagiải thích điều này bằng cách đưa phân tích của tavềáng văncủa Nguyệt Xứng. Ý nghĩa của đoạn:"Trong chừng mực người ta chấp nhận việc bác bỏ sự sinh khởi ... Ngài[Thanh Biện] tự mình phải chấp nhận rằng điều này là như vậy"[10]là như sau. "Cơ sở của điều cần được chứng minh"– một chủ thể như mắthaysắc tướng –"bị phá vỡ", tứclà, không được xác lập "trong thực tại".Đây là điều mà chính Thanh Biện chấp nhận. Cácchủ thể đó[mắt và sắc tướng] giống như là gì? "Các sự vật nào được tìm thấy có sự tồn tại của chính nó bởi các thức không chính xác” đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiểu biết{vô minh}; điều này có nghĩa rằng cácthức thườngtục, chẳng hạn như nhãn thức, xác lập các đối tượng này. Làm thế nào mà "Chính tự [Thanh Biện] phải chấp nhận điều này?" [700] Ngàiđã phải chấp nhận nó "trong chừng mực", tức là, bởi vì sự phủ địnhvề sự sinh khởi tối hậu, như là định đề của điều cần được chứng minh, là dựa trên các chủ thểđó;nếu chúng đã tồn tại trong thực tại, thì điều đósẽ mâu thuẫn với mối quan hệ giữa chủ thể và định đề cần chứng minh.
Cứ cho rằng ngài chấp nhận các pháptheo cách này, thì điều đó dẫn tới điều gì? Cácchủ thể đó– gồmsắc, v.v... – vốnkhông tồn tại trong thực tạimà cũng không là tự chính thực tại, không thể được xemlà các đối tượng được tìm thấy bởi các thứckhông sai lạc. Do đó, chúng, được tìm thấy bởi các thứcthông thường, hay cácchủ thể, vốn nắm bắtcác đối tượng sai. Và dovậy những thức đó là sai lạc;tứclà bị ảnh hưởng bởi vô minh. Do đó, các đối tượng tìm thấyđượcbởi các thức không nhầm lẫnthìkhông trìnhhiện trướccác thức nhầm lẫn, và các đối tượng trìnhhiện trướccác thức sai lạckhông được tìm thấy bởi các thức không nhầm lẫn. Điều này là do "sự không chính xác" các thứcsai lạc"và sự chính xác" các thức không nhầm lẫn"làkhác nhau", vốnđể nóilênrằng mỗi {loại thức} tương tác với đối tượng của nó bằng cách loại trừđối tượng của thức kia. Đây là ý nghĩa của lời phát biểu của Nguyệt Xứng rằng "các thức không chính xác và chính xác là khác nhau".
Lờigiải thích về điều đó diễnra trong đoạn văn:"Do đó, khi mộtthứckhông chính xác ... là không tồn tại trong chừng mực chúngchỉ là thường tục".[11]Ở đó, "không chính xác" nói đếnmột thức thông thường bị ảnh hưởng bởi vô minh, chẳng hạn như thức thị giác{nhãn thức}. Thức như thế "lấy cái vốnkhông tồn tại làm sự tồn tại" nóiđến thực tế là trong khi sắc, thanh, v.v…không có tựtính hay đặc tính nền tảng, {nhưng} các thứcthụ cảmnắm bắt chúngnhưlàcó một đặc tính như thế. Phương cáchmà các thức không định danh nắm bắt các đối tượng của chúng là trong khuôn khổ của sự trình hiện đơn thuần, và đó là lý do tại sao sắcvà v.v… trìnhhiệntrướccác thức thụ cảm {như} là tồn tại bằng tự tính của chúng. Ngôn từ"nókhông cảm nhận được ngay cả ở mức độ nhỏ nhất một đối tượngvốntồn tại", nghĩa là bởi vì khi tự tính trìnhhiện, bất kể sựkhông tồn tại của nó,thìkhông có cách nào đểnhữngthức đó xác lập ngay cả đối tượng nhỏ nhất vốntồn tại bằng tự tính của nó. Sợitóc rơi là một ví dụ của một đối tượng vốn không tồn tại bằng tự tính của nó, nhưng vẫn trìnhhiện như thể nó đã có {tự tính}. [701] Những câu này có nghĩa là các pháp như sắcvà thanh trìnhhiện trước các thức thụ cảm là sai lạc, và do đó không thích hợp để chứng thực rằng một đối tượng tồn tại docông năng tự tính của nó.
Đoạnvăn{tiếp theo} bắt đầu với:, "Khi mộtthứcchính xác…”chỉ ra rằng thức khôngsai lạc khônghề nắm bắt gì cả ở sắc, thanh, và v.v… Từ "chính xác" nói đếnthức không sai lạc. Các thánh giả,vốn nhận thức được thực tại,có được thức như thế, và không ai khác{có được thức ấy}. Thức khôngsai lạc đó"không thật chấthóa điều gì là không thật".Điều này có nghĩa rằng nó "không thật chất hóa" hoặckhôngxem như hiện hữu, các pháp như sắc và thanh – vốn không thể là thực tại cuối cùng. Chẳng hạn, giống như một thực tế là nhãn thứccủa một ai đó không bịbệnh về mắt khônghềnhìn thấy một hình ảnhcủa sợi tócrơi. Trong cùng một câu, cụm từ "trong chừng mực chúng chỉ là thường tục",đề cập đến các đối tượng không thật, giống như sắcvà thanh. Cụm từ "không tồn tại" có nghĩa là không tồn tại quacách của bằng tự tính. Các đối tượng thường tục như thếkhông được xác lập ngay cả trong một phần bởi các thức không sai lạc, tứclà, bởicác thứcvốncó thực tạicuối cùng như là đối tượng của chúng. Điều này là do các thức không sai lạc không nhìn thấy các đối tượng thường tục như thế{như trường hợp không thấy cọng tóc rơi vì vốn nó không tồn tại}.
Về cácđiểm này, Nguyệt Xứng trích dẫn một chứng văncủa ngài hộ pháp Long Thọ: "Nếu cảm nhận từ giác quan và v.v…". Trích dẫn hỗ trợ này nói rằng bốn nhận thứchiệu quả [trực tiếp, suy luận, kinh điển{liễu nghĩa}, vàphéptương tự[12]]– gồmcảm nhận từ giác quanvà v.v...– không hề xác lập một đối tượng vốn tồn tại bằng tự tính.
Câu bắt đầu bằng: "Vì các thứckhông chính xácvàchính xác…”, tóm tắt điểm mà Nguyệt Xứng đã giải thích. Câu "Vậy làm thế nào mắt thườngtục, như là chủ thểcủa một phép suy luận, có thểtồn tại", không tuyên bố rằng các chủ thểnhư con mắt thườngtụclà không tồn tại. Thay vào đó, như được giải thích ở trên, nó có nghĩa là một sắc tướng vốn tồn tại bằng tự tính của nó, hayđược xác lập bởi nhận thức không sai lạc, đều không thể là chủ thể của phép suy luận ngay cả trong cách thường tục.
Ý nghĩa của {câu sau đó}: "Vì vậy, do có chỗ…" là khi cả phía phản đốivềsự tồn tại tự tínhhoặc nền tảnglẫnphía các nhà Bản Chất Luận thừa nhận sắc thấy đượcnhư là chủ thể của một phép suy luận,thìnhận thức không sai lầm không xác lập nó trong vai tròtrình hiệnchung cho cả hai bên trong cuộc tranh luận. [702] Do đó, vì không có nhận thức hiệu quảchứngthựccho một chủ thể vốn đượcchứng minh để xuất hiện chung cho cả hai hệ thống, nên chắc chắn sẽ cómột lỗilầmtrong lập thuyếtbất kỳmà ngươicố gắng để chứng minh cho đối phương sử dụng một lý lẽY Tự Khởi.
Phản biện:Những gì Ngàinói là đúng sự thật trong khuôn khổmột lập thuyết vốnkhông có tự tính hoặcnền tảngthậm chí một cáchthường tục. Tuy nhiên, vì đây không phải là những gì chúng tôi[người theo Thanh Biện] khẳng định ở cấp độ thường tục, nên các chủ thểvà v.v…trong phép suy luận Y Tự Khởi vẫn tồn tại. Do đó, lập thuyết này là miễn khỏisai lầm.
Đáp: Sự tồn tại của một tự tínhnhư thếlà không thể chấp nhận một cách thường tục. Vìchúng tôi đã giải thích điều này ở trên, và sẽ giải thích nó một lần nữa dưới đây, nên câu trả lời của các ngươilà không hợp lý.
(2”)) Ví dụ trích dẫn không phù hợp
Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng khẳng định:[13]:
Ví dụ này [nghĩa là, phép suy luận chứng minh sự vô thường của âm thanh] cũnglà không phù hợp. Trong khi trong ví dụ này, không bên nào muốn tiếp nhậnýnghĩa chung của"âm thanh" hoặc ý nghĩachung của"vô thường",thì ở đây trong trường hợp của phép suy luận chứng minh rằng mắt không phải được sinh khởimột cách tối hậu, các nhà chủ trương vềtánh Không và những người ủng hộ phi tánh Khôngđều không chấp nhận rằng mắt, một cáchtổng quát, chỉ tồn tại thường tục,mà họ cũngkhông chấp nhận rằng nó tồn tại một cách tối hậu. Đó là lý do tại sao ví dụ là không phù hợp.
Đừng hiểu sai đoạn văn này nói rằng ví dụ thất bại vì con mắt, vốn không là đúng mà cũng không là sai, là không tồn tại, nhưng có tồn tại một âm thanh vốn không tiến hóa từ các đại mà cũng không là một đặc tính của không gian, cũng như là một âm thanh vốn không được sinh khởi mà cũng không phải là sự hiển thị nhân quả của điều gì đó vốn tồn tại; và rằng có tồn tại cái gì đó là vô thường trong một ý nghĩa chung, nhưng không phải dựa trên các nguyên nhân cũng không phải khôngdựa trên nguyên nhân. Vì (1) các pháp đó [tức là, âm thanh vốn không phải được tiến hóa mà cũng không phải là một đặc tính của không gian, v.v…] là những điều không được bên nào trong cả hai bên chấp nhận, và (2) nếu họ có chấp nhận những điều như thế, thì cũng không ai có thể chứng minh rằng phép suy luận tương tự là thất bại.
Vậy thì, đoạn văn nàynghĩa là gì? Trong các hệ thống của cả hai bên quaví dụnày, có thể xác địnhđượcsự tồn tại của âm thanh, không cần cụ thể hóabất kểđó là "âm thanh được phát triển từ các đại" hay "âm thanh vốnlà một đặc tínhcủa không gian”.[703] Nhưng trong các hệ thống của những người ủng hộ tính Khôngcủasự tồn tạitự tínhvàcảcác đối phương {không ủng hộ} về tính Khôngcủa sự tồn tạitự tính,thìkhông có một vật nàonhư là mộtcon mắt hoặc một sắc tướngtrong vai tròtổng quát vốn được xác lập bởi một nhận thức hiệu quảmàkhông phải là một thứckhông sai sótvà cũng khôngphải là mộtthức sai sót. Trạng thái của nó được xác lậpbởi một thức sai sót thì không được xáclập cho đối phương, và nhận thức hiệu quảcủa những người theoTrung Quán Cụ Duyên không xáclập đượctrạng tháicủa nóvốn được tìm thấy bởi một thức không sai sót. Do đó, phép tương tự thất bại. Đây là ý nghĩa của đoạn văn đó.
Từ "không sai sót" một cách tổng quát nói đếntrạng thái cân bằng {thiền} vốn trực tiếp cảm nhận Chân Đế. Nhưng ở đây, nó phải vừa nói đếnmột nhậnthứcthụ cảm hiệu quảvốnkhông sai lạcvề một đối tượng trình hiện có tính chất tự tính hóa và vừa nói đến một nhận thức suy diễn hiệu quả vốn không sai lạc về một đối tượng mang đặc tính tự tính hóa của nó.Vì không có những nhận thức hiệu quảnhư thếmà vốn xáclập được ba tiêu chí,[14]nên chủ thể không thể là một đối tượng vốn được tìm thấy bởi một thức không sai lạc.
Ở đây, thuật ngữ "tự tính" không được sử dụng như các nhà luận lý học sử dụng nó, đơn giản chỉ có nghĩa là một pháp nàođó vốnthực hiện một sự hoạt hóa. Thay vào đó, như trước đây đã giải thích,[15]nó làbản chất nội tại của riêngmột pháp nàođó,mà một sự vật hoạt hóa hay không hoạt hóa bất kỳ được tin tưởng là có {bản chất đó}. Đó là lý do tại sao những người ủng hộ về tự tính cho rằngngay cả một suy luận vốn nắm bắt một phi pháp thì không có sai sót trong bối cảnh một đối tượng nhận biết vốn có một tự tính như thế. Mỗi thức vốn là không sai sót trong mối quan hệ đến một tự tính như thế cũng phải là không sai sót trong mối quan hệ đến các đối tượng trình hiện của nó và các đối tượng được nhận biết; và vì điều này làm ra một thức không sai sót như thế trong bối cảnh tự chính thực tại tối hậu, nên hệ thống của chúng tôi không bảo lưu rằng một nhận thức hiệu quả như vậy xác lập được chủ thể, v.v... Dù sao chúng tôi không từ khước rằng trong các dòng tâm thức của cả hai phía, có các nhận thức hiệu quả thường tục vốn nhận thức các pháp như những con mắt, các sắc. Trong thực tế, ngay cả trong dòng-tâm của đối phương, các sắc, v.v…vốn được gợi ra bởi các thức cảm giác không khiếm khuyết – theo ý nghĩa đã được giải thích trước đây[16]– được xác định chắc chắn là tồn tại, và không có lỗilậpluậnvềđối tượng củatrikiến như vậy.
Để giải thích điều này chi tiết hơn, chúng tôi có thể nói rằng có ba cáchthứcvềviệc nắm bắtsự tồn tại, lấy ví dụ,củamột chồi non: (1) việc nắm bắt một chồi non như thực sự hiện hữu, có nghĩa là nắm bắt nó như là có một tự tính hoặcmột bản chất nền tảng; [704] (2) việc nắm bắt nó như là tồntạitrongmột cách sai lầm, đó là nắm bắtrằng chồi non thiếu sự tồn tại nền tảng, màtồn tại như một ảo ảnh, và (3) việc nắm bắt nó như chỉ đơn thuần tồn tại nói chung, mà không cụ thể hóarằng nóđúng hay sai. Ngươicũng có thể nắm bắtchồi non là thườngtồnhay vô thường, v.v…, nhưng vì không có sự nắm bắt nàokhông liên can đến một trong ba cách nắm bắt này, nên không cần thiết để giải thích các cách khác ấy ở đây.
Vốn khôngphát triển từ dòngtâm thứccủa mình một quan điểm hiểubiết sự thiếu vắng của tự tính, các sinh chúngsở hữu nhữngphương thức nắm bắt thứ ba và thứ nhất, đó là, nắm bắt về sự tồn tạiđơn thuầnvà nắm bắt vềsự tồn tại thật sự, nhưng họ thiếu sự nắm bắtvềcác pháp tựanhư các ảo tưởng phi nền tảng. Thậthoàn toàn sai lầm khi cho rằng trước khi chúng sinh tìm thấy quan điểm về việccáchiện tượng đều tựa như ảo ảnh, thì bất kỳquan niệmnào mà họ cóvề một điềugì đó như sự tồntại đều là một quan niệm về sự thật hữu. Đây là điều mà tađã giải thích ở trên, trong phần bàn về nhận thứchiệu quảướclệ và trong phầnmàtrong đoạntaphân biệt 4 phạm trù– sự tồn tại tự tính, thiếu vắng sự tồn tạitự tính, sự tồn tại, và sự không tồn tại.[17]
Giả sử rằng điều này không đúng –đó là, giả sử rằng những người chưa hiểu rõ quan điểm là thiếu vắng tự tínhđã nắm bắtmọi thứ như là thật hữu mỗi khikhi họ nghĩ vềbất kỳ phápthường tụcnào. Sẽ phải có một sự bẻ gãy hoàn toàn về luận lý vốn cần thiết cho các nhà Trung Quán để chấp nhận, một cách thường tục, rằng các đối tượng vốn được thừa nhận bởi các thức ước lệ thông thường của tục giới, ở mức độ các thức đó không bịảnh hưởnggìbởicác tình huốngđã giải thíchtrước đây vốn gây ra sai lạc.[18]Cho nên, vì sẽkhông có cách nào để phân biệt trạng tháibản thểcủa các đối tượng thườngtụcvớicác trạng thái bản thểcủa mộtvị thánhsáng tạogiả định, nên quan điểm sai lầm này sẽ là một chướngngại lớn đểhiểu biết ý nghĩa của Trung Quán.
Có nhiều người cho thấy dấu hiệu của việccó mộthiểu lầm về tánh Không theo cách này. Họ bước đầu tham gia vào nhiều hoạt động đạo đức vốn đòi hỏitư tưởngđịnh danh. Nhưng sau đó, khi hệ thống hóa quan điểm triết lý màhọ đã tìm được, thì họ thấyratất cả các hoạt động trước đây của họchỉ nhưlà việc bám chấp vàonhững biểu tướngvà do đó là tróibuộc họ vàoluân hồi, chúng phản ánh, "Những hoạt động đạo đức đó đã được dạy cho những ai đã không tìm thấy quan điểm liễu nghĩa này".[705] Nuôi dưỡnghiểu biếtnhư vậy, họ phủ nhận giáo phápbằng nhiều cách với tà kiến này vốn xemtất cả các tư tưởngđịnh danhnhư là sai lạc. Trong ý nghĩa này, họgiốngvớitrụ trì người Trung HoaHa-shang. Trước khi họ tìm thấy quan điểm rằng các pháp đều thiếu vắng tự tính, thì họ không có khả năngphân biệt giữa sự tồn tại đơn thuần và sự tồn tại bằngtự tính. Điều này là bởi vì, như được chỉ ra trong đoạn văn từ tác phẩm TứBách LuậnThíchcủa Nguyệt Xứng được trích dẫn ở trên– họ nghĩ rằng bất cứ điều gì vốntồn tại thì phải tồn tại một cách nền tảng.[19]Hậu quảcủa điều nàylà, họ xem mọi thứ thiếu vắng tự tính là không tồn tại, khiến họ không có khả năng để thừa nhận nhân và quả cho những điều vốn thiếu vắng tự tính. Có nhiều người tranh cãi theo phương cách này.
Những người đã phát triển trong dòng tâm thức của họquan điểmthấy biết sự vắng mặt của tự tínhcó thể nắm bắt các phápnhư là tồntại trong cả ba cách. Khi quan điểm đóđã được phát triển, và trong khi ảnh hưởng của nó chưagiảmsút, thì khái niệm về sự tồn tại thật sựvốntin rằng các pháp tồn tại một cách nền tảng là tạm thời vắng mặt. Điều này kéo dài mãi cho đến khi họ đangphân tíchluận lýmột điềugì đó để xác định liệu nó có tồn tại một cách nền tảnghay không. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không có một quan niệm bẩm sinh về sự tồn tại thực sự.
Vì vậy, ngay cả những ai đã phát triển quan điểm hiểubiết sự thiếu vắng của tự tính hay bản chất nền tảng, và những người đã không để quan điểm nàysuy thoái,thì không phải luôn luôn nắm bắt một chồi nonnhư là tồntại tựa một ảo ảnh mỗikhi họ nắm bắt chồi nonnhư là tồn tại. Tại sao? Nếu họ đã làmđược như thế, điều đó sẽ dẫn đến sự vô lý làhọsẽkhông bao giờ tái phát triển một dạng biểulộ của quanniệm về sự tồn tại thật sự củacác chồi non đó và v.v...
Cócác nhàTrung Quán tông, chẳng hạn như đại sưThanh Biện, làngười chấp nhận rằng,một cáchthường tục, các pháp có tự tính hay nền tảng. Sự tồn tại tự tính hay nền tảng ướclệlà lý do của họ cho việcchấpnhận các lý lẽY Tự Khởi trong hệ thống của mình. Việc một người có thừa nhậncác lý do Y Tự Khởi trong hệ thống của chính mìnhhay khôngrốt cuộc phụ thuộc vào những gì người đó thừa nhận như là đối tượng cực kỳ tinh tế của sự bác bỏ. Vì vậy, trong hệ thống Y Tự Khởi của họ, cáccảm nhận từ giác quankhông khuyết tậtđối với đối tượng mà tự tính hay bản chất nền tảng trình hiệnlà không sai sót một cách thường tục về các đối tượng trình hiện của chúng.[706] Ý thức khái niệm {ý thức định danh} vốn hình thành về một đối tượng chẳng hạn một chồi non như có loại bản chất đó thì cũng là không sai sót về đối tượng hình thành của nó. Nếu không, khihọ chấp nhận rằng cácthứcđólà sai lạc, thì nhận thức hiệu quảnàosẽ xáclập các yếu tố của một phép suy luận như là trìnhhiện chung cho cả hệ thống của họ và của các nhà Bản Chất Luận? Nếu các cảm nhận từ giác quan, màvới chúng bản chất nền tảng trình hiện, xác lập nên các yếu tố của một phép suy luận mặc dù là dành cho nhà Bản Chất Luận, thì như Nguyệt Xứng quan niệm, vì không có một tự tính như là đặc tính nền tảng vốn trình hiện, thìlàm thế nào người ta có thểsử dụng một lý lẽY Tự Khởi? Vì rằng, người ta đãchứng minh được sự vắng mặt của tự tínhcho các nhà Bản Chất Luận trong khi xáclập chủ thể.
Đối phương: Hãy để chocácđối phương Bản Chất Luậnxáclập chủ thể, v.v…như làhọcó thể, thậtlà không cần thiếtđểchủ thể, v.v…được xác lập như là việc trìnhhiện chung cho cảcác nhàTrung Quán và cho họ.
Đáp:Nhưng đó là điều màThanh Biệntựmình không chấp nhận, mà cũng không phải là đúngcho ôngta để làm điều đó, vì nếu ông đã làm,điều đósẽ kéo theorằng tất cả các lý lẽđể chứng minh và các phép suy luận được cung cấp chỉ đơn giảntrong khuôn khổ của những gì phía khác tiếp nhận, và điều đó sẽ khiến ông ta trở thành một môn đệ của các nhà Cụ Duyên.
Có nhiều vị sư[Du Giàhành tông-Y Tự Khởi] như Tịch Hộ{skt. Úântarakṣita}khẳng định rằng các đối tượng bên ngoài không tồn tạimột cáchthường tục. Tuy nhiên, giống như những người Thật Tướng Duy Thức tông {skt. satyâkâravâdin}[20],họ khẳng định rằng màu xanh và tương tự tồn tại một cách thường tục trong bản chất của thức. Cho nên, vìcác thức thụ cảmmà với chúng màu xanh, v.v… trình hiện thìcó một nhận thức về chúng, nắm bắt chúng như là sự tồn tạibằngtự tínhcủa mình, nên Tịch Hộ và những người khác không xem các thức cảm giác là sai lạctheonhận thứccủa chúngvề chínhmàu xanh.
Khi các đối tượng ẩnkín, chẳng hạn như mắt,[21]được thừa nhận như là các chủ thể của một phép suy luận, thì sự cảm nhận không thể xác lập chúngmột cách rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chúng tatrở về với tác nhân {cơ quan thụ cảm, căn thức} xác lập cơ bản, chúng taphải đi đến một cảm nhận. Đây là một niềm tin của tất cả các trường phái triết học Phật giáo. Tại sao? Bởi vì suy luận giống như một người mù được hướng dẫn bởi cảm nhận. Cho nên, Tịch Hộ và môn đệ của Ngài chấp nhận rằng, ngay cả trong trường hợp của những phápẩnkín, thì tác nhân xác lậpcơ bản, cuối cùng, là cảm nhận. Ởđiểm đó, họ tin rằng sự cảm nhận cơ bảnthìhoặc là một nhận thức không sai sót vềmột điều nào kháchoặc là một nhận thức không sai sót có tính tự-nhận-thức. Ngoài ra, như tađã giải thích,[22]họ tin rằng một đối tượng tồn tại theocách thức tự tính của nó thì sẽ trình hiện và phải tồn tại một cách khách quan như là nó trình hiện. [707] Nếutrường hợp nàyđúng, thì khôngthể cómột cảm nhận không sai lạc nào xác lập bất cứ điều gì khi trình hiện chung cả cho họ lẫn cho những nhàTrung Quán tông vốn bảo lưu rằng không có tự tính hay bản chất nền tảng.
Ngay cả trong trường hợp củacácđối tượng mà không thể được truy cứu ngược trở về cảm nhận, thì vẫn có khả năng đểtrả lời. Những người ủng hộ của luận điểm tự tính cho rằng các nhận thức hiệu quả xác lập tất cả các đối tượng cấu hợp {pháp hữu vi, pháp thế gian} và phi cấu hợp {pháp vô vi, pháp xuất thế}. Họ có ý gì về điều này? Có còn cần thiếthay không để cácnhận thức hiệu quả đó xác lập các đối tượng có tính chất bản thể là tồn tại khách quan? Nếu có, thì vìlý luậncó thể bác bỏ chúng,nên chúngkhông thểlà những nhận thức hiệu quả vốnxác lập các đối tượng của chúng.
(2')) Chứng minh rằng lý lẽcũng không được xác lập
Minh Cú Luận của Nguyệt Xứng cho thấy điều này trong đoạn văn khẳng định:[23]
Cùng mộtphương pháp,vốn đã được sử dụng để chỉ rarằng lập thuyết này là sai sóttrong chừng mựcmà cơ sở của nókhông được xác lập,nênđược dùngđể chỉ rasự sai sót rằnglý lẽ"bởi vì nó tồn tại" cũng không được xác lập.
Trước đây, Nguyệt Xứng đã giải thích rằng vì không có nhận thức hiệu quả vốnxác lập một chủ thể trìnhhiệnchungcho các hệ thống của cả hai bên –bao gồm những người ủng hộ và cácphíachống lại tính Không của tự tính hay sự tồn tại nền tảng – nên luận thuyết, hay điều muốn chứng minh, vốnkết hợp chủ thể của luận điểmY Tự Khởi,“các sắc khả kiến"{dùng trong nghĩa thấy được}, vàđịnh đề cần chứng minhcủa nó,"không đượcsinh khởi từ chính nó",cũng không tồn tại. Về điểm này, thì lý lẽ:"bởi vì nó tồn tại" cũng không được xác lập, vì không có nhận thức hiệu quả nào có thể chứngthựccho trạng thái đang được xác lậpcủa lý lẽ đónhư là một sự trìnhhiện chung cho cả hai bên. Các ngươinên hiểu điều này trên cơ sở những gì đã được giải thích ở trên. Tại điểm này, Minh Cú Luận khẳng định:[24]
Điều này là nhưthế, vìnhàluận lýhọc này [Thanh Biện ]tựmình ngầm chấp nhận những điểm chúng tôi vừa thực hiện. Sao lại thế? Một phía khác cung cấp cho ngàichứng minhnày: "Các nguyên nhân đóng vai tròmang lạicác năng lựccảm giác nội tại và v.v…làtồn tại,mà khôngthêm vào các đặc tính;điều này đúngvì Như Lai đã dạy như thế; [708] vìbất cứ điều gì Như Lai đã nóiđềulà chính xác, như trong trường hợp lời giảng của Ngài‘Niết-bàn là an tịnh’”.[Thanh Biện trả lời,]"Các ngươi tin ngụ ý của lý lẽ này là gì?Có phải các nguyên nhân như thế tồn tại là vì Như Lai đã nói thế trong khuôn khổ Tục Đế?Hay là vì đức Phật đãnói như vậy trong khuôn khổ chân đế? Nếu nóđúng bởi vì đức Phậtnói điều này trong khuôn khổthếtục,thì ngụ ý của lý lẽ này sẽ không được xác lập cho các ngươi. Nếu các ngươi cho rằngĐức Phật đã đưa ra tuyên bố này trong khuôn khổtối hậu thì vìcả điều cần chứng minh lẫn điều chứng minh cho nó đều không được xác lập trong khuôn khổtối hậu,nênlý lẽ nàysẽ không được xác lập và trong thực tế sẽ mâu thuẫn với luận thuyết”. Đây là cách [Thanh Biện] khẳng địnhsai sóttrong chứng minh đó.
Vì thông qua các xem xét như vậy mà ngài khẳng định rằng lý lẽkhông được xác lập, lý lẽvà v.v... không được xác lập cho ôngta trong bất kỳ luận điểm nàovốn thừa nhận mộtsự vật thật chất hóa như là lý do, và do đó tất cả các luận điểm cần chứng minh sẽ bị tan vỡ.
Một số người Tây Tạng, vốntự coi mình là tín đồ của Nguyệt Xứng,diễn dịchđoạn này theo cách sau: Luận Lý Mãnh Viêmcủa Thanh Biện và các văn bản kháccủa phái Y Tự Khởiđưa ra phép suy luận sau đây:
Chủ thể: Đất
Định đề: Không phải là tối hậuvề bản chất của sự rắn đặc.
Lý do: Bởi vì nó là một thành tố {đại}
Ví dụ: Giống như gió
Họ nói rằng Nguyệt Xứng bác bỏ sự tiếp cậnnày như sau: Nếu các ngươi thừa nhận"bởi vì nó là một thànhtốmột cáchtối hậu" như là lý lẽ, thìnó không được xác lập cho chúng tôi. Nếu các ngươi tiếp nhận"bởi vì nó là một thànhtố một cách thường tục" như là lý lẽ, thìnó không được xác lập cho đối phương, các nhà Bản Chất Luận. Nếu lập luận này không khiến cho các ngươi chấp nhận rằng lý lẽ riêng của ngươi không được xác lập, thì ngươi mâu thuẫn với niềm tin của mình rằng một lý lẽ vốn không được xác lập từ một trong hai quan điểm đó [tức là một cách thường tục và một cách tối hậu] phải là một lý lẽ vốn không được xác lập.
Và có những người nói rằng [Thanh Biện] bị bác bỏ bởi vì khi ngàituyên thuyếtvề trạng tháimột thànhtố như là lý do, mà không cóbất kỳ một cụ thể hóa nào, nên tri kiến luận lýkhông xác lập nó.
Nhưngsự bác bỏ[của Nguyệt Xứng] [vềThanh Biện] không tiến hành theo cách này. Đây không hềlà nội dung trình bày của Minh Cú Luận, và [Thanh Biện] cũng không chấp nhận bất kỳ điều gì như thế. Do đó, những cá nhân này trình bày saitrongcả hai hệ thống.
Thếthì, làm thế nào để diễn dịchđoạn văn này? [709] Trong đoạn văn khẳng định:"vìnhàluận lý họcnày tựmình chấp nhậnngầmnhững điểm chúng tôi vừa thực hiện",[25]cụm từ:"các điểm chúng tôi vừa thực hiện" chỉ đếnphương pháp đã được giải thích trước đây cho thấy rằng chủ thểkhông được xác lập và cũngchỉ đến sựáp dụng phương pháp đó lênlý lẽ, vì lời vănkhẳng địnhđiềunày trongđoạnngay trướcđó. Điều này đúng rằng,nó kéo theo sau là việc các nhận thức hiệu quả chẳng hạn như các thụ cảm vốn xác lập chủ thể và lý lẽ thì không tránh khỏi hoặc có sai lầm hoặc không có sai lầm. Nếu các ngươi thừa nhậnmột đối tượngđược tìm thấy bởi một thức sai lạcnhư là lý lẽhoặc như là một bộ phậnkhác của phép suy luận, thìnó sẽ không được xác lập cho nhà Bản Chất Luận;nếu các ngươi thừa nhậnmột đối tượngđược tìm thấy bởi mộtthức không sai lạctrong vai trò đó, thì các nhận thức hiệu quả của chính chúng tôi sẽ không xác lập nó. Vì vậy,cáclý lẽY Tự Khởi và các chủ thểkhông được xác lập. Đây là những gì chúng tôi giải thích ở trên, và đó là ý nghĩa của cụm từ của Nguyệt Xứng, "những điểm chúng tôi vừa thực hiện".
Thanh Biện tự khẳng định rằng loại phân tíchnàydẫn đến việc thừa nhận rằng lý lẽcủa một phép suy luận không được xác lập. Để chỉ ralàm thế nàoThanh Biện khẳng địnhđiềunày, Nguyệt Xứng trích dẫn phân tích của Thanh Biện trong khuôn khổNhị Đế[thường tụcvà tối hậu] về lý lẽ của đối phương của Thanh Biện, "bởi vì Như Lai nói như thế".Trái ngược với các diễn dịch đượcđề xuất trên, phân tích đó đã không hề mang ý nghĩa như là một phân tích liệu rằng lý lẽ đã được khẳng định “vì Như Lai đã dạy như thế một cách thường tục” hay “vì Như Lai đã dạy như thế một cách tối hậu”.Tại sao? Như đã giải thích ở trên,[26]chính lập thuyếtcủa Thanh Biệnchorằngcác ngươi phải thừa nhậnchủ thể mà không đánh giánólà thậthay khôngthật. Cũng như Thanh Biện {tự mình} chấp nhận rằng các chủ thểvới đặc tính như thếsẽ không được xác lập cho bên nàyhaybên kia củacác bên, tương tự, ngàicũng chấp nhận rằng trường hợp như thế xảy ra cho lý lẽ, ví dụ, và v.v...Do đó, nếu Thanh Biện lạiđổlỗi lên lý lẽ của các nhà Bản Chất Luận qua việc áp dụng các đặc tính như “thường tục” và “tối hậu” {lên lời nói của đức Phật} thì luận điểm của ngài sẽ là một sự tự mâu thuẫn thô thiển. Làm thế nào học giả tài giỏi này có thể tạo ra một sai sót như vậy?
Cho nên, sự diễn dịch chính xác về luận điểm của Thanh Biện là như sau: Chân lý nào trong Nhị Đế được tham chiếu đến lý lẽ: “Vì Như Lai dạy như thế”? Nếu đó là Tục Đế, thì nó không được xác lập cho các ngươi,làcác nhà Bản Chất Luận, vì các ngươi không chấp nhận rằng lý lẽnói đếnmột đối tượngthườngtục; [710] và nếu nó là chân đế, thì nó không được xác lập chota, vì ta bác bỏ sự sinh khởi tối hậu của một hậu quả từ một nguyên nhân vốn tồn tại, không tồn tại, vừa tồn tại vừa không tồn tại cũng như là sự sinh khởi không có nguyên nhân.Vìkhông bên nào chấp nhận rằng có một đối tượngmàkhông thuộc về chân lý nào cả tronghai Nhị Đế,nênkhông cần thiết cho Thanh Biện nói rõ vềđiều đó.
Các ngươi có thể diễn dịchcâu hỏi của Thanh Biện với đối phương của ngàinhư là, "Khi ngươi nói 'bởi vì đó là một thànhtố', thì chân lý nào trong Nhị Đế mà thành tố được chấp nhận như lý do”? Cách diễn dịchnày đúng ở chỗ nó chỉ giống như những gì chúng tôi đã giải thích ở trên. Tuy nhiên, nếu các ngươi cho rằng Thanh Biện đanghỏi:"Trong khuôn khổ chân lý nàocủaNhị Đế[tức là, tối hậu hoặc thườngtục] màthànhtốnàyđược khẳng địnhnhư lý do?" thì các ngươi hoàn toàn hiểu sai lập thuyết của đối phương [trong Minh Cú Luận, tức là, Thanh Biện].[27]Nếu đó là điều mà Thanh Biện ngụ ý, thì làm thế nào ngài có thể nói với đối phương của ngài: "Trong hai chân lý, đó là chân lý nào? Nếu là Chân Đế, thìnó không được xác lập cho chúng tôi, nhưng, nếu là Tục Đế,thìnó không được xác lập cho các bên khác?" Nếu đã có khả năng để tuyên bố rằng phân tích của Thanh Biện đề cậpđến các sự vậttồn tại tối hậuvà thườngtục, thìvìcác nguồn cảm xúc nội tạimà vốnngài thừa nhận như là chủ thể trong phép suy luận của mình bác bỏ sự sinh khởi tối hậutồn tại một cách thườngtục, nên chủ thểđó sẽ không được xác lập cho những đối phương Bản Chất Luận ấy.
Vậy thì, làm thế nào Nguyệt Xứng có thể cho rằng Thanh Biện chấp nhận "những điểm chúng tôi vừathực hiện"[28]thông qua sự vậndụng của ngàivề Nhị Đếđể phân tích lý lẽđược đưa ra bởi nhà Bản Chất Luận? Ta sẽ giải thích. Ở đây Nguyệt Xứng có ý kiến rằng những gì được tìm thấy bởi một thức không sai sótlà tối hậuvà những gì được tìm thấy bởi một thức sai lạclà thườngtục. Đây là trường hợp, câu hỏi, "Đó là {loại} Chân lý nào?" được hình thành như là một câu hỏi liên quan đếnthức nàotrong hai thức vốntìm ra lý lẽ;nó phải làmột trong hai lựa chọnnày. Vì, nếu đối tượngđượcnêu lên như là một lý lẽkhông phải là thườngtục màcũng không phải là tối hậu, thì lý lẽ đó không thể được xác lập;cũng thế, nếu đối tượng được nêu lên như là một lý dokhông phải là một đối tượng được nhậnthấy bởi một thức hoặc không sai sót hoặc có sai sót thì đối tượng được nêu như là lý donày không thể được xác lập. Trongđó,cáclý lẽcó tínhsong song, Nguyệt Xứngkhẳng địnhrằng Thanh Biện tự chấp nhận lý do của mình,[29]"vì việc tồntại",làkhông được xác lập, nhưng Nguyệt Xứng khônghềnói rằng Thanh Biện chấp nhận điều nàymột cách rõ ràng. Đó là lý do tại sao Nguyệt Xứng, trong Minh Cú Luận của mình, nêu rõ chi tiết"pháp thật chất hóa" khi ngàinói,"trong bất kỳ luận điểm nàovốn thừa nhận mộtsự vật thật chất hóa như là lý do”.[30][711] Đại sưThanh Biện tin rằng, trong những lý lẽmà ngàithừa nhận, một số được trực tiếp xác lập bởi cảm nhận khôngsai lạc, trong khi sốkhácthì không thế, nhưng lại là những bằng chứng mà cuối cùng dẫn xuất từ cảm nhận không sai lạc. Đại sưnày [Nguyệt Xứng] bác bỏ điều này. Để chứng minh rằng thật là không đúng khichấp nhận các đối tượngvốntồn tại theo cách tự tínhcủa chúng, trích dẫn trướcđâytừ Minh Cú Luận, "Các nhà Trung Quán không chấp nhậncáclập thuyết của các phíakhác",trích dẫn các đoạn văn nhưbài kệ Hồi Tránh Luậnbắt đầu với:"Nếu cảm nhận và v.v..."[31]Qua các trích dẫn như vậy, kết luận được rút ra rằng không có nhận thức hiệu quảnào vốn cảm nhận được tự tính, Nguyệt Xứng nhắm đếnviệc chứng minh điểm này chocác thànhviên theohệ thốngtư tưởngcủasưThanh Biện.
[1]BA524 PPs: 28.4-29; D3796: Ha 9a7-b3.
[2]Tên Phạn là Vaiśeṣika là một trong sáu trường phái triết học Bà-la-môn chính tại Ấn. Thắng Luận theo chủ trương nguyên tử cho rằng tất cả các đối tượng trong vũ trụ vật chất thì có thể quy giảm thành một số hữu hạn các nguyên tử. Chủ trương này nguyên được đề xuất bởi triết gia Kaṇâda (dịch nghĩa là Nguyên Tử Thực) vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây lịch. Vaisheshika. Wikipedia.org. Truy cập: 12/03/2012.
<http://en.wikipedia.org/wiki/Vaisheshika>
[3]Tên Phạn là Sâṃkhya một trong sáu trường phái triết học Bà-la-môn chính tại Ấn. Nó được xem là một trong những hệ thống triết học cổ nhất tại Ấn. Số Luận là một triết lý chủ trương liệt kê tựa như là trường phái nhị nguyên. Số Luận không đề cập đến sự tồn tại của Thượng Đế hay bất kỳ một ảnh hưởng bên ngoài nào. Số Luận xem vũ trụ như bao gồm hai thực thể: Purusha (ý thức) và Prakriti hiện tượng giới (vật chất pháp giới). Samkhya. Wikipedia. Truy cập: 12/03/2012.
<http://en.wikipedia.org/wiki/Samkhya>
[4]BA525 Các nhà Số Luận tin rằng vì các hậu quả đã tồn tại sẵn trong các nguyên nhân, các hậu quả trở nên hiển lộ hơn là được sinh khởi mới. Xem Hopkins 1983:442.
[5]Để cho dễ hiểu thì tình trạng luận lý của các trường phái Phật giáo ở đây gần tương tự như việc công nhận về tiên đề đường thẳng song song trong khoa toán hình học. Đối với hình học phẳng (Euclide) thì tiên đề sau đây là đúng "Trong một mặt phẳng, từ một điểm ở ngoài một đường thẳng ta có thể dựng được một và chỉ mộtđường thẳng mới song song với đường thẳng đã cho". Tuy nhiên, đối với hình học Lobachevski (hay hình học Hyperbolic) thì điều này không được công nhận và thay bằng tiên đề: "Trong một mặt phẳng, từ một điểm ở ngoài một đường thẳng ta có thể dựng được nhiều hơn mộtđường thẳng mới song song với đường thẳng đã cho". Lại nữa, đối với hình học Elliptic thì cả hai tiên đề trên đều không được công nhận mà thay bằng việc cho rằng: "không thể tìm thấy một đường thẳng nào song song với đường thẳng đã cho". Và do đó ý tưởng triết học của các hệ thống này hoàn toàn không tương thích nhau, không thể tìm thấy một công nhận chung cho cả ba loại. Xem thêm: Non-Euclidean geometry. Wiki pedia. Truy cập: 7/14/2012.
<http://en.wikipedia.org/wiki/Non-Euclidean_geometry>
[6]BA526 PPs: 29.7-30; D3796: Ha 9b3-10al.
[7]Đây là thí dụ quan trọng về mắt và cọng tóc được dùng để minh họa sự khác nhau giữa các nhận thức hiệu quả và nhận thức sai lạc.
[8]BA527 W: 30; P5228:15.1.1-2; trích dẫn bên trên ở LRCM: 677 và đã được giải thích ở LRCM: 687ff.
[9]Như trong thí dụ về mắt và cọng tóc, ở đây ta thấy trường hợp hoàn toàn tương tự của việc nhận thức lầm lẫn (do vô minh), thấy sự vật tồn tại có tự tính, là một thức sai lạc không thấy đúng được thực tại, giống với trường hợp mắt bị đau không thấy cọng tóc rơi trước nó.
[10]Xem lại phát biểu của Nguyệt Xứng trong (b")) (1")) chương 20. Đoạn văn đó là một luận đề thật sự quan trọng cho việc bác bỏ các dạng tin tưởng của các trường phái khác nên cần một sự chú ý cẩn thận khi đọc.
[11]Xem tiếp cùng đoạn phát biểu của Nguyệt Xứng trong (b")) (1”)) chương 20.
[12]Để thấy được thêm chi tiết về phương pháp tương tự mà Nguyệt Xứng dùng ta có thể xem xét hai thí dụ:
(1) Qua quan sát rằng: trước khi có hành vi thân và khẩu của một người thì nội trong dòng tâm thức của người đó khởi lên sự nhận biết và chủ tâm để nói và hành động, do vậy người ta sẽ biết được sự thấy biết trong {dòng tâm thức} người khác vì thấy được một hành vi tương tự về thân và khẩu của họ.
(2) Để chứng minh cho sự tồn tại của một thế giới khác mà theo Nguyệt Xứng, không có gì khác hơn chính là dùng đến sự liên tục của dòng tâm thức sau khi chết qua việc tranh luận rằng phải có một sự sống khác {tương tự kiếp sống này} sau khi chết vì rằng có trạng thái ý thức tiếp sau trạng thái ý thức trong mỗi thời điểm suốt cuộc sống.
The Numata Yehan Lecture in Buddhism. P13-14. Shoryu Katsura. Đại học Calgary. 1996
[13]BA528 PPs: 30.12-14; D3796: Ha 10al-2.
[14]BA529 Xem chú thích BA473.
[15]BA530 LRCM: 594-596.
[16]BA531 LRCM: 617-619.
[17]BA532 LRCM: 596-604.
[18]BA533 LRCM: 617-619.
[19]BA534 Cśt, được trích ở LRCM: 659.
[20]BA535 Các nhà Duy Thức được phân chia thành satyâkâravâdin (Thật Tướng tông) và alîkâkâravâdin (Giả Tướng tông). Không như các nhà Giả Tướng tông các nhà Thật Tướng khẳng định rằng sắc (rnam pa) của màu xanh trong nhãn thức cảm nhận màu xanh là thật.
[21]BA536 Con mắt tự nó không là hiện tượng ẩn kín. Tổ Tsongkhapa đang chỉ đến khả năng (skye mched, iyatana) thụ cảm thị giác của mắt, chủ thể mà Thanh Biện dùng trong thí dụ của ông về pháp biện luận nào là đúng; cf. Hopkins 1983:456.
[22]BA537 LRCM: 619.
[23]BA538 PPs: 30.15-16; D3796: Ha 10a2-3.
[24]BA539 PPs: 31.1-5; D3796: Ha 10a3-5.
[25]BA540 Thuật ngữ “nhà luận lý học” đã được cung cấp từ một trích dẫn trong LRCM: 707.
[26]BA541 LRCM: 696-697.
[27]BA542 Trong đoạn văn khó này (LRCM:710.2-7), dòng 2-4 nêu lại một phiên bản về phân tích của Thanh Biện rằng Tsongkhapa dễ dàng với (cf. mChan: 586.1, chỗ 'Jam-dbyangs-bzhad-pa chèn thêm từ ‘thad pa); gyi (âm tiết thứ hai trong dòng 710.4) là tương phản, cho thấy sự chuyển dịch từ việc nêu ra Tsongkhapa sẽ chấp nhận điều mà ngài sẽ không chấp nhận; và bden gnyis kyis (710.4)nghĩa là “trong mối liên hệ đến Nhị Đế” mà ở đây, như thường thấy, có nghĩa là “một cách thông tục hay một cách tối hậu”. Nó không có nghĩa là “chân lý nào trong nhị đế”.
[28]BA543 LRCM: 707.
[29]BA544 Trích dẫn trong LRCM:698. Thật ra, (xem lam-dbyangs-bzhad-pa, mChan: 569.3-4) Thanh Biện không chấp nhận điều này một cách rõ ràng; thay vào đó ngài nghĩ rằng các lý lẽ của mình chỉ đến các đối tượng đã được tiếp nhận bởi các cảm nhận không sai lạc.
[30]BA545 Trích dẫn trong LRCM: 708.
[31]BA546 W được trích dẫn ở LRCM:677; PPs, trích dẫn trong chú thích 340 và 496.