Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1964

01/07/201100:59(Xem: 3483)
24. Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1964

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Saanen, ngày 2 tháng 8 năm 1964

Tôi muốn nói về, không chỉ giải thích bằng từ ngữ, mà còn hiểu rõ sâu sắc, ý nghĩa của tôn giáo. Nhưng trước khi chúng ta có thể thâm nhập sâu vào chủ đề này, chúng ta sẽ phải hiểu rõ cái trí tôn giáo là gì, và trạng thái của một cái trí mà thực sự tìm hiểu toàn vấn đề của tôn giáo là gì.

Dường như đối với tôi rất quan trọng phải hiểu rõ sự khác nhau giữa cô lập và cô đơn. Hầu hết mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta đều tập trung quanh chính chúng ta; nó được đặt nền tảng trên quan điểm đặc biệt của chúng ta, trên những trải nghiệm và những cá tính đặc biệt của chúng ta. Chúng ta suy nghĩ dựa vào gia đình của chúng ta, công việc của chúng ta, điều gì chúng ta mong ước thành tựu, và cũng dựa vào những sợ hãi, những hy vọng và những thất vọng của chúng ta. Tất cả việc này rõ ràng đều được tập trung vào chính chúng ta và nó tạo ra một trạng thái tự cô lập, như chúng ta có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta có những ham muốn bí mật riêng của chúng ta, những theo đuổi và những tham vọng giấu giếm của chúng ta, và chúng ta không bao giờ liên quan sâu thẳm với bất kỳ ai, hoặc với những người vợ của chúng ta, những người chồng của chúng ta, hoặc con cái của chúng ta. Cũng vậy tự cô lập này là kết quả của sự chạy trốn khỏi nhàm chán hàng ngày của chúng ta, khỏi những thất vọng và những tẻ nhạt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó bị gây ra bởi sự tẩu thoát trong nhiều hình thức khác nhau khỏi ý tưởng lạ thường của cô độc của chúng ta mà ập vào chúng ta khi chúng ta đột nhiên cảm thấy không liên quan với bất kỳ sự việc gì, khi mọi thứ đều ở thật xa và không hiệp thông, không liên hệ gì với bất kỳ ai. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta, nếu chúng ta ý thức được qui trình tồn tại riêng của chúng ta, đều đã cảm thấy cô độc này rất sâu thẳm.

Bởi vì cô độc này, từ ý thức cô lập này, chúng ta cố gắng nhận dạng chính chúng ta với một cái gì đó to tát hơn cái trí – nó có thể là chính thể, hay một lý tưởng, hay một ý niệm của Thượng đế là gì. Nhận dạng với cái gì đó to tát hơn hay bất tử này, cái gì đó bên ngoài lãnh vực suy nghĩ riêng của chúng ta, thông thường được gọi là tôn giáo; và nó dẫn đến niềm tin, giáo điều, lễ nghi, theo đuổi những tách rời của những nhóm người ganh đua, mỗi người đang tin tưởng trong những khía cạnh khác nhau của cùng sự việc. Vì vậy điều gì chúng ta gọi là tôn giáo lại tạo ra cô lập thêm nữa.

Vậy thì người ta thấy rằng quả đất bị phân chia thành những quốc gia, rất ganh đua, mỗi quốc gia với chính thể cai trị và những rào chắn kinh tế của nó. Mặc dù tất cả chúng ta đều là những con người, chúng ta đã dựng lên những bức tường giữa chúng ta và những người hàng xóm của chúng ta qua chủ nghĩa quốc gia, qua chủng tộc, giai cấp, và phân hạng, mà lại nữa nuôi dưỡng sự cô lập, sự cô độc.

Bây giờ một cái trí bị trói buộc trong cô độc, trong trạng thái cô lập này, không bao giờ có thể hiểu rõ tôn giáo là gì. Nó có thể tin tưởng, nó có thể có những lý thuyết, những khái niệm, những công thức nào đó, nó có thể nhận dạng chính nó với cái đó mà nó gọi là Thượng đế, nhưng tôn gáo, dường như đối với tôi, không liên quan đến bất kỳ niềm tin, đến bất kỳ vị giáo sĩ, đến bất kỳ nhà thờ, hay những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng. Trạng thái của cái trí tôn giáo có thể được hiểu rõ chỉ khi nào chúng ta bắt đầu hiểu rõ vẻ đẹp là gì, và hiểu rõ vẻ đẹp phải được tiếp cận qua cô đơn trọn vẹn. Chỉ khi nào cái trí hoàn toàn cô đơn, nó có thể biết vẻ đẹp là gì, và không phải trong bất kỳ trạng thái nào khác.

Chắc chắn cô đơn không là cô lập, và nó không là trạng thái độc nhất. Độc nhất chỉ là một ngoại lệ trong một cách nào đó, trái lại cô đơn trọn vẹn cần nhạy cảm, thông minh, hiểu rõ lạ thường. Cô đơn trọn vẹn hàm ý rằng cái trí được tự do khỏi mọi loại ảnh hưởng và vì vậy không bị vấy bẩn bởi xã hội. Và nó phải cô đơn để hiểu rõ tôn giáo là gì – mà là tìm ra cho chính chúng ta liệu có cái gì đó bất tử, vượt khỏi thời gian.

Như nó là hiện nay, cái trí là kết quả của nhiều ngàn năm bị ảnh hưởng – sinh học, xã hội, môi trường, khí hậu, nuôi dưỡng và vân vân. Điều này rất rõ ràng. Bạn bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn ăn, bởi báo chí bạn đọc, bởi người vợ hay người chồng của bạn, bởi người hàng xóm của bạn, bởi nhà chính trị, bởi truyền thanh và truyền hình, và hàng ngàn sự việc khác. Bạn liên tục đang bị ảnh hưởng bởi cái gì được trút vào cái trí tầng ý thức bên ngoài cũng như bên trong từ nhiều phương hướng khác nhau. Liệu không thể tỉnh thức được nhiều ảnh hưởng này để cho người ta không còn bị trói buộc trong bất kỳ ảnh hưởng nào của chúng và duy trì hoàn toàn không vấy bẩn bởi chúng hay sao? Nếu không cái trí chỉ trở thành một dụng cụ của môi trường sống của nó. Nó có lẽ tạo ra một hình ảnh mà nó suy nghĩ Thượng đế, hay Sự Thật Vĩnh Hằng là gì, và tin tưởng trong đó, nhưng điều đó vẫn còn bị định hình bởi những đòi hỏi, những căng thẳng, những mê tín, và những áp lực thuộc môi trường sống, và niềm tin của nó không là trạng thái của một cái trí tôn giáo gì cả.

Là một người Thiên chúa giáo bạn được nuôi dưỡng trong một nhà thờ được xây dựng bởi con người qua một thời kỳ hai ngàn năm, cùng những vị linh mục, những giáo điều, những lễ nghi của nó. Trong thời niên thiếu bạn được xức dầu thánh, và khi bạn lớn lên bạn được dạy bảo phải tin tưởng cái gì; bạn trải qua toàn tiến trình của bị quy định, bị tẩy não. Áp lực của tôn giáo truyền bá này rõ ràng là rất mạnh mẽ, đặc biệt bởi vì nó được tổ chức tốt và có thể áp đặt sự ảnh hưởng thuộc tâm lý qua giáo dục, qua thờ phụng những hình ảnh, qua sợ hãi, có thể quy định cái trí trong hàng ngàn cách khác nhau. Khắp phương Đông những con người cũng bị quy định nặng nề bởi những niềm tin của họ, những tín điều của họ, những mê tín của họ, và bởi một truyền thống cổ lỗ đến mãi tận mười ngàn năm hay nhiều hơn nữa.

Bây giờ nếu cái trí không có tự do, nó không thể tìm ra điều gì là sự thật, và có tự do là được tự do khỏi ảnh hưởng. Bạn phải được tự do khỏi ảnh hưởng của quốc tịch của bạn và khỏi ảnh hưởng của nhà thờ của bạn, cùng những niềm tin và những giáo điều của nó, và bạn cũng phải được tự do khỏi tham lam, ganh tị, sợ hãi, đau khổ, tham vọng, ganh đua, lo âu. Nếu cái trí không được tự do khỏi tất cả những sự việc này, những áp lực khác nhau từ bên ngoài và bên trong của chính nó sẽ tạo ra một trạng thái mâu thuẫn, loạn thần kinh, và một cái trí như thế không thể khám phá điều gì là sự thật, hay liệu có cái gì đó vượt khỏi thời gian.

Vì vậy người ta thấy rằng cái trí rất cần thiết phải được tự do khỏi mọi ảnh hưởng. Một sự việc như thế có thể xảy ra được không? Nếu nó không xảy ra được, vậy thì không thể có sự khám phá về cái gì là bất tử, cái không thể gọi tên được, cái tối thượng. Muốn tìm ra cho chính mình liệu có thể được hay không, người ta phải tỉnh thức được nhiều ảnh hưởng này, không chỉ ngồi ở đây, nhưng cũng trong cuộc sống hàng ngày của người ta. Người ta phải quan sát cách chúng đang vấy bẩn, đang định hình, đang quy định cái trí như thế nào. Chắc chắn người ta không thể luôn luôn tỉnh thức được nhiều ảnh hưởng khác nhau đang trút vào cái trí, nhưng người ta có thể thấy sự quan trọng – và tôi nghĩ đây là dòng chảy của vấn đề – của được tự do khỏi mọi ảnh hưởng. Ngay khi người ta hiểu rõ được sự cần thiết của việc đó, vậy thì tầng ý thức bên trong tỉnh thức được ảnh hưởng mặc dù tầng ý thức bên ngoài có lẽ thường không tỉnh thức.

Tôi đang trình bày rõ ràng chứ? Điều gì tôi đang cố gắng vạch ra là: có những ảnh hưởng nhỏ nhiệm lạ kỳ mà đang định hình cái trí của bạn, và một cái trí bị định hình bởi những ảnh hưởng mà luôn luôn trong lãnh vực của thời gian, không thể khám phá cái bất tử, hay liệu có một sự việc như bất tử. Vì vậy lúc này câu hỏi là: nếu cái trí tầng ý thức bên ngoài không thể tỉnh thức được nhiều ảnh hưởng, nó phải làm gì đây? Nếu bạn đặt câu hỏi này cho chính bạn rất nghiêm túc và khẩn thiết để cho nó đòi hỏi chú ý tổng thể của bạn, bạn sẽ thấy rằng phần ý thức bên trong của bạn hoàn toàn không bị bận rộn khi những tầng bên ngoài của cái trí đang vận hành, đảm đương trách nhiệm và quan sát mọi ảnh hưởng đang len vào trong.

Tôi nghĩ đây là điều rất quan trọng phải hiểu rõ, bởi vì nếu bạn chỉ kháng cự, hay tự phòng vệ để chống lại bị ảnh hưởng, kháng cự đó, mà là một phản ứng, tạo ra tình trạng bị quy định thêm nữa của cái trí. Hiểu rõ toàn qui trình của ảnh hưởng phải không nỗ lực; nó phải có chất lượng của trực nhận ngay tức khắc. Nó giống như thế này: nếu bạn thực sự thấy cho chính bạn sự quan trọng lạ thường của không bị ảnh hưởng, vậy thì một phần nào đó của cái trí của bạn đảm đương vấn đề “thấy” đó bất kỳ khi nào phần ý thức bên ngoài của bạn bị bận rộn bởi những sự việc khác, và phần ý thức bên trong đó của cái trí rất tỉnh táo, năng động, cảnh giác. Vì vậy điều gì cốt lõi là thấy ngay tức khắc sự quan trọng lạ thường của không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ những hoàn cảnh hay bởi bất kỳ con người nào. Đó là vấn đề thực sự, không phải làm thế nào để kháng cự sự ảnh hưởng, hay làm việc gì trong trường hợp bạn bị ảnh hưởng. Ngay khi bạn nắm bắt được yếu tố cốt lõi này, vậy thì bạn sẽ phát giác có một phần của bộ não luôn luôn tỉnh táo và cảnh giác, luôn luôn sẵn sàng lọc sạch chính nó khỏi mọi ảnh hưởng, dù tinh tế đến chừng nào. Từ sự tự do khỏi mọi ảnh hưởng này có cô đơn, mà hoàn toàn khác hẳn cô lập. Và phải có cô đơn, bởi vì vẻ đẹp vượt khỏi lãnh vực của thời gian, và chỉ cái trí hoàn toàn cô đơn mới có thể biết được vẻ đẹp là gì.

Với hầu hết chúng ta, vẻ đẹp là một vấn đề của cân đối, hình thể, kích cỡ, đường nét, màu sắc. Chúng ta nhìn thấy một cao ốc, một cái cây, một hòn núi, một con sông, và chúng ta nói rằng nó đẹp; nhưng vẫn còn có người đứng ngoài, người trải nghiệm đang nhìn ngắm những sự việc này, và vì vậy cái gì chúng ta gọi là vẻ đẹp vẫn còn trong lãnh vực của thời gian. Nhưng tôi thấy rằng vẻ đẹp vượt khỏi thời gian và muốn biết vẻ đẹp phải có sự kết thúc của người trải nghiệm. Người trải nghiệm chỉ là một tích lũy của sự trải nghiệm mà từ đó nhận xét, đánh giá, suy nghĩ. Khi cái trí nhìn một bức ảnh, hay lắng nghe âm nhạc, hay quan sát dòng chảy xiết của một con sông, thông thường nó nhìn, lắng nghe, quan sát từ nền tảng quá khứ của trải nghiệm được tích lũy đó; nó đang nhìn từ quá khứ, từ lãnh vực của thời gian, và đối với tôi việc đó không là biết vẻ đẹp. Muốn biết vẻ đẹp, mà là tìm ra cái gì là bất tử, chỉ có thể được khi cái trí hoàn toàn cô đơn. Và việc đó không liên quan đến điều gì những vị giáo sĩ nói, đến điều gì những tổ chức tôn giáo nói. Cái trí phải hoàn toàn không bị ảnh hưởng, không bị vấy bẩn bởi xã hội, bởi cấu trúc của tham lam, ganh tị, lo âu, sợ hãi. Nó phải hoàn toàn được tự do khỏi tất cả những việc đó. Từ tự do này cô đơn đến, và chỉ trong cô đơn cái trí mới có thể biết cái vượt khỏi lãnh vực của thời gian.

Vẻ đẹp và vĩnh cửu không thể bị tách rời. Bạn có lẽ vẽ, bạn có lẽ viết, bạn có lẽ quan sát thiên nhiên, nhưng nếu có hoạt động của cái tôi trong bất kỳ hình thức nào, bất kỳ chuyển động tự cho mình là trung tâm nào của tư tưởng, vậy thì cái gì bạn trực nhận không còn là vẻ đẹp, bởi vì nó vẫn còn trong lãnh vực của thời gian. Và nếu bạn không hiểu rõ vẻ đẹp, bạn không thể tìm ra cái gì là bất tử, bởi vì hai sự việc này theo cùng nhau. Muốn tìm ra cái gì là vĩnh hằng, bất tử, cái trí của bạn phải được tự do khỏi thời gian – thời gian là truyền thống, hiểu biết và trải nghiệm được tích lũy của quá khứ. Nó không là vấn đề của điều gì bạn tin tưởng hay không tin tưởng; điều đó không chín chắn, hoàn toàn trẻ con, và nó tuyệt đối không liên quan gì đến vật chất cả. Nhưng cái trí nghiêm túc, thực sự muốn tìm ta, sẽ xóa sạch toàn bộ hoạt động tự cho mình là trung tâm của cô lập và vì vậy sẽ bắt gặp một trạng thái trong đó nó hoàn toàn cô đơn. Chỉ trong trạng thái hoàn toàn cô đơn đó mới có thể có hiểu rõ về vẻ đẹp, về bất tử.

Bạn biết không, những từ ngữ là những sự việc nguy hiểm bởi vì chúng là những biểu tượng, và những biểu tượng không là sự thật. Chúng chuyển tải một ý nghĩa, một khái niệm, nhưng từ ngữ không là sự việc. Vì vậy khi tôi đang nói về bất tử, bạn phải phát giác liệu bạn chỉ đang bị ảnh hưởng bởi những từ ngữ của tôi hay bị trói buộc trong một niềm tin, điều đó sẽ quá trẻ con.

Bây giờ muốn tìm ra liệu có một sự việc như bất tử, người ta phải hiểu rõ thời gian là gì. Thời gian là một sự việc lạ lùng nhất. Tôi không đang nói về thời gian tuần tự, thời gian bởi đồng hồ, mà vừa thực tế lẫn cần thiết. Tôi đang nói về thời gian như sự tiếp tục tâm lý. Liệu có thể sống không có sự tiếp tục đó hay không? Chắc chắn cái gì cho sự tiếp tục là tư tưởng. Nếu người ta suy nghĩ về một điều gì đó liên tục, nó có một tiếp tục. Nếu người ta nhìn bức ảnh của người vợ mỗi ngày, người ta cho nó một tiếp tục. Liệu có thể sống trong thế giới này mà không cho sự tiếp tục vào hành động, để cho người ta đến với mỗi hành động mới mẻ lại. Đó là, liệu tôi có thể chết đi mỗi hành động suốt ngày, để cho cái trí không bao giờ bị vấy bẩn bởi quá khứ, nhưng luôn luôn mới mẻ, trong sáng, hồn nhiên? Tôi nói rằng một sự việc như thế có thể được, rằng người ta có thể sống trong lối này. Nhưng điều đó không có nghĩa nó là thực sự cho bạn. Bạn phải tìm ra cho chính bạn.

Vì vậy người ta bắt đầu thấy rằng cái trí phải hoàn toàn cô đơn, nhưng không bị cô lập. Trong trạng thái hoàn toàn cô đơn này kia kìa một ý thức của vẻ đẹp lạ thường, của một cái gì đó không bị tạo ra bởi cái trí hiện diện. Nó không liên quan gì đến đặt những nốt nhạc vào cùng nhau, hay dùng một vài màu sơn để vẽ một bức tranh, nhưng bởi vì nó cô đơn cái trí trong vẻ đẹp, và thế là nó hoàn toàn nhạy cảm, nó là thông minh. Thông minh của nó không là thông minh của sự ma mãnh, hay hiểu biết, nó cũng không là khả năng để làm việc gì đó. Cái trí thông minh trong ý nghĩa rằng nó không đang bị thống trị, không đang bị ảnh hưởng và không bị sợ hãi. Nhưng muốn ở trong trạng thái đó cái trí phải có thể tự làm mới mẻ lại chính nó mỗi ngày, mà là chết đi hàng ngày với quá khứ, với mọi thứ nó đã biết.

Như tôi đã nói, từ ngữ, biểu tượng, không là sự thật. Từ ngữ cái cây không là cái cây, và vì vậy người ta phải rất tỉnh táo không bị trói buộc trong những từ ngữ. Khi cái trí được tự do khỏi từ ngữ, biểu tượng, nó trở nên nhạy cảm lạ thường, và vì vậy nó trong một trạng thái tìm được.

Rốt cuộc, con người đã tìm kiếm sự việc này lâu lắm rồi, từ thời cổ xưa đến bây giờ. Anh ấy muốn tìm ra cái gì đó không phải do con người tạo tác. Mặc dù tôn giáo có tổ chức không có ý nghĩa gì cho bất kỳ con người thông minh nào, dẫu vậy những tôn giáo có tổ chức luôn luôn đã nói rằng có cái gì đó vượt khỏi. Con người đã luôn luôn tìm kiếm cái gì đó, bởi vì anh ấy luôn luôn trong sầu muộn, trong đau khổ, trong hoang mang, trong thất vọng. Vì luôn luôn ở trong một trạng thái thay đổi mau lẹ, anh ấy muốn tìm một cái gì đó tồn tại mãi mãi, một cái gì đó mà sẽ kéo dài, vĩnh cửu, mà có một tiếp tục, và vì vậy tìm kiếm của anh ấy luôn luôn ở trong lãnh vực của thời gian. Nhưng như người ta có thể quan sát không có gì tồn tại mãi mãi cả. Những liên hệ của chúng ta, những công việc của chúng ta, mọi thứ đều không vĩnh cửu. Bởi vì sự sợ hãi khủng khiếp của chúng ta về không vĩnh cửu này, chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm một cái gì đó tồn tại mãi mãi mà chúng ta gọi là bất tử, vĩnh hằng, hay bất kỳ từ ngữ gì bạn muốn. Nhưng tìm kiếm vĩnh cửu, bất tử, vĩnh hằng này chỉ là một phản ứng, và vì vậy nó không có giá trị. Chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi sự ham muốn được vĩnh cửu này nó mới có thể khởi sự tìm ra liệu có một sự việc như vĩnh cửu, cái gì đó vượt khỏi không gian, vượt khỏi thời gian, vượt khỏi người suy nghĩ và sự việc mà anh ấy đang suy nghĩ, đang tìm kiếm hay không? Muốn quan sát và hiểu rõ tất cả việc này đòi hỏi chú ý tổng thể, và chất lượng mềm dẻo của kỷ luật có từ chú ý đó. Trong chú ý như thế không có xao lãng, không có căng thẳng, không có chuyển động trong bất kỳ phương hướng đặc biệt nào, bởi vì mọi chuyển động như thế, mọi động cơ như thế, là kết quả của ảnh hưởng, hoặc của quá khứ hoặc của hiện tại. Trong trạng thái chú ý không nỗ lực đó kia kìa một ý thức lạ thường của tự do hiện diện, và chỉ đến lúc đó, bởi vì hoàn toàn trống không, yên lặng, tĩnh lặng, cái trí có khả năng khám phá cái vĩnh hằng.

Có lẽ bạn muốn đặt những câu hỏi về điều gì đã được nói.

Người hỏi: Làm thế nào người ta được tự do khỏi sự ham muốn được vĩnh cửu?

K: Từ ngữ làm thế nào ngụ ý một phương pháp, phải vậy không? Nếu bạn là một người xây dựng và tôi hỏi bạn làm thế nào để xây dựng một ngôi nhà, bạn có thể bảo tôi phải làm gì, bởi vì có một phương pháp, một hệ thống, một cách để bắt đầu nó. Nhưng sự tuân theo một phương pháp hay một hệ thống đã quy định cái trí rồi, vì vậy làm ơn hãy thấy sự khó khăn trong sự sử dụng từ ngữ làm thế nào đó.

Vậy thì chúng ta cũng phải hiểu rõ ham muốn … Ham muốn là gì? Có đang thấy hay trực nhận, sau đó tiếp xúc hay sờ chạm, sau đó cảm giác, và cuối cùng nảy sinh sự việc mà chúng ta gọi là ham muốn. Chắc chắn đây là điều gì xảy ra. Làm ơn hãy theo sát nó. Có đang thấy, chúng ta hãy ví dụ, về một chiếc xe đẹp. Từ chính động thái đó, thậm chí không cần sờ chạm chiếc xe, có cảm giác, mà tạo ra ham muốn lái nó, sở hữu nó. Chúng ta không quan tâm làm cách nào để kháng cự hay được tự do khỏi ham muốn, bởi vì con người mà đã kháng cự và nghĩ rằng anh ấy được tự do khỏi ham muốn thực sự bị tê liệt, hết sinh khí rồi. Điều gì quan trọng là hiểu rõ toàn qui trình của ham muốn, mà là biết được cả sự quan trọng của nó lẫn sự không quan trọng tổng thể của nó. Người ta phải tìm ra, không phải làm thế nào kết thúc ham muốn, nhưng nó là gì mà trao sự tiếp tục cho ham muốn.

Bây giờ điều gì trao sự tiếp tục cho ham muốn? Nó là tư tưởng, phải không? Trước tiên có đang thấy chiếc xe, sau đó cảm giác, mà được theo sau bởi ham muốn. Và nếu tư tưởng không chen vào và trao sự tiếp tục cho ham muốn bằng cách nói rằng, “Tôi phải có chiếc xe hơi đó, làm thế nào tôi sẽ có được nó? vậy thì ham muốn kết thúc. Bạn theo kịp không? Tôi không đang khẳng định rằng nên có tự do khỏi ham muốn; hay ngược lại. Nhưng bạn phải hiểu rõ toàn cấu trúc của ham muốn, và rồi bạn sẽ thấy rằng không còn một tiếp tục của ham muốn, nhưng một cái gì khác trọn vẹn cùng nhau.

Vì vậy điều quan trọng không là ham muốn, nhưng sự kiện rằng chúng ta trao sự tiếp tục cho nó. Ví dụ, chúng ta trao một tiếp tục cho tình dục qua tư tưởng, qua những hình ảnh, qua những bức tranh, qua cảm giác, qua hồi tưởng; chúng ta tiếp tục ký ức đó bằng cách suy nghĩ về nó, và tất cả việc này trao sự tiếp tục cho dục tình, cho sự quan trọng của những giác quan. Không phải rằng những giác quan không quan trọng, chúng có. Nhưng chúng ta trao một tiếp tục cho sự vui thú của những giác quan đến độ nó trở thành quá quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy điều gì cần quan tâm không phải là tự do khỏi ham muốn, nhưng hiểu rõ cấu trúc của ham muốn và làm thế nào tư tưởng trao sự tiếp tục cho nó – và đó là tất cả. Thế là cái trí được tự do, và bạn không phải tìm kiếm tự do khỏi ham muốn. Khoảnh khắc bạn tìm kiếm tự do khỏi ham muốn, bạn bị trói buộc trong xung đột. Mỗi lần bạn thấy một chiếc xe hơi, một người phụ nữ, một ngôi nhà, hay bất kỳ điều gì cuốn hút bạn, tư tưởng len vào và trao sự tiếp tục cho ham muốn, và rồi tất cả việc đó trở thành một vấn đề vô tận.

Điều gì quan trọng là sống một cuộc sống không nỗ lực, không một vấn đề. Bạn có thể sống không một vấn đề nếu bạn hiểu rõ bản chất của nỗ lực và thấy rất rõ ràng toàn cấu trúc của ham muốn. Hầu hết chúng ta đều có hàng ngàn vấn đề, và muốn được tự do khỏi những vấn đề chúng ta phải kết thúc mỗi vấn đề ngay tức khắc khi nó nảy sinh. Cái trí cần thiết phải không có vấn đề gì cả, và vì vậy sống một cuộc sống không nỗ lực. Chắc chắn một cái trí như thế là một cái trí tôn giáo thực sự, bởi vì nó đã hiểu rõ đau khổ và kết thúc đau khổ. Nó không còn sợ hãi, và vì vậy là một ngọn đèn cho chính nó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2016(Xem: 10979)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
28/05/2016(Xem: 11903)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 15648)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31637)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
14/03/2016(Xem: 20498)
Đạo đức kinh được coi là do Lão Tử viết vào thế kỉ 4-6 Tr Tây lịch, thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, cách đây khoảng 2400 năm. Theo người dịch, Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện từ thời Chiến Quốc, một thời kỳ ly loạn, đến nay đã trải qua hơn 2000 năm e rằng nội dung đã bị nghiêm trọng biến dạng. Theo nhận xét của cá nhân tôi, Bản chữ Hán đang lưu hành hiện nay, nội dung của từng chương rất là khập khểnh, thiếu sự chặc chẻ không mạch lạc. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được tinh thần của Đạo đức kinh là “vô vi”, “vô dục”, “vô tranh”và “hợp đạo” vì các từ này thường được lập đi lập lại trong suốt 81 chương kinh. Dựa trên tinh thần này, người dịch đã chọn ra 48 chương trong 81 chương để phỏng dịch và phóng tác. Tất nhiên đã là phỏng dịch thì không theo sát văn; phóng tác thì có sự tư duy sáng tạo của cá nhân. Chùa Hội Phước, Nha Trang 14/6/2012 Thích Chúc Thông
04/03/2016(Xem: 15078)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11569)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
02/03/2016(Xem: 7631)
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ. Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.
29/02/2016(Xem: 5166)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim. Cành mai chưa kịp ra hoa; các nụ vừa chớm, mũm mĩm vươn lên từ những chồi lá xanh mướt; trong khi hoa đào thì khiêm nhường khoe sắc hồng tía nơi một góc hiên. Các nhánh phong lan kiêu sa nhè nhẹ đong đưa theo làn gió sớm. Bầu trời xanh biếc không gợn mây. Lòng bình yên, không muộn phiền…
21/02/2016(Xem: 5912)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567