Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Vì hạnh phúc cho mọi người

11/01/201115:43(Xem: 5738)
23. Vì hạnh phúc cho mọi người

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

VÌ HẠNH PHÚC CHO MỌI NGƯỜI

Tôi đi tu theo đạo Phật từ lúc 14tuổi đến nay đã 72 tuổi. Gần 60 năm ở trong chốn Thiền môn, tôi chỉ tâm tâm niệmniệm trước sau làm một vị tu sĩ, nếu không được làm Bồ-tát, làm Phật thì cũnglàm một nhà Sư chân chính, đem giáo pháp của đức Phật, lòng từ bi của đạo Phậtđể phổ biến giúp ích cho mọi người. Chưa bao giờ tôi mơ đến một chức vụ nàokhác, nhưng trước đây năm năm, Mặt trận Tổ quốc đã đề nghị tôi ra ứng cử Quốchội, viện lẽ để góp tinh thần đoàn kết xây dựng đất nước. Do đó, tôi không thểtừ chối được và đã ra ứng cử khóa VIII, tưởng rằng sau khóa VIII tôi được nghĩ,nhưng sau khóa VIII thì quí vị lại mời ra tiếp tục ứng cử khóa IX. Hiện tạiPhật giáo có ba tu sĩ cả nước ra ứng cử làm đại biểu Quốc hội, Công giáo có bađại biểu ra ứng cử, và tôi là một trong số ba đại biểu Phật giáo đó.

Tôi ứng cử quốc hội để làm cái gì,đóng góp cái gì, chưa nói chắc các vị cũng đã biết; quân sự tôi không biết,chính trị tôi không rành, kinh tế tôi không học, thế thì vào Quốc hội để làmcái gì? Chắc chắn chúng ta biết rằng ngoài quân sự, chính trị, kinh tế, còn mộtmặt khác hết sức cần thiết cho đời sống con người và xã hội, đó là văn hóa đạođức. Văn hóa đạo đức là cái điều chúng tôi học hỏi được trong giáo lý Phật giáogần 60 năm nay. Chúng tôi đã biết rõ giá trị của văn hóa đạo đức, nếu một cuộcsống mà kinh tế có dồi dào, sung túc đến mấy, nhưng thiếu văn hóa đạo đức, cuộcsống đó chỉ có tươi chứ không vui, nó chỉ như một cái hoa mà không có hương.Cái hoa đó nhìn xa thì thật đẹp nhưng ngồi gần chắc không thích. Biết bao nhiêuđiều tiêu cực trong xã hội, những điều sa sút xảy ra trong tự mổi cá nhân,trong gia đình, trong xã hội, trong cơ quan đã gây một sự phiền muộn cho baonhiêu người xung quanh, cũng một phần do thiếu văn hóa đạo đức.

Có một lần đi xe thồ, tôi hỏi bácchở xe cho tôi: "Thế nào, lúc này gia đình bác ra sao?". Bác nói:"Kinh tế con không lo nhưng khổ quá thầy ơi!".

Tôi nói: "Kinh tế không lo thìtại sao mà khổ? Người ta nói trông cho có ăn, có mặc là sướng rồi, vậy tại saokinh tế không lo mà bác lại khổ?".

Ông nói: "Mấy đứa con uốngrượu, cãi lộn, đập lộn nhau liên miên, khuyên nó cũng không nghe, can nó cũngkhông được, la nó cũng không xong, mà đuổi nó cũng không đi. Khi nào hể nghe nólên tiếng to thì tôi phải qua nhà hàng xóm ngồi". Đó là gia đình mình, màmình không ở, không làm chủ được, phải qua nhà hàng xóm ngồi để giao lại chonó.

Vậy thì trong một cơ quan, trong mộtngành, một xã hội, một đất nước mà nếu có tình trạng trong gia đình đó thì thửhỏi, đất nước đó có yên lành hay không? Xã hội có yên lành hay không? Cơ quancó yên lành không? Gia đình đó có yên lành không?

Như vậy, chúng ta thấy rằng, trongkhi xây dựng kinh tế, xây dựng mọi mặt khác, luôn luôn chúng ta phải nghĩ đến,phải chú ý đến một mảng tinh thần quan trọng khác, đó là văn hóa đạo đức.Nếuvăn hóa đạo đức không còn, tức nhiên phẩm giá con người không còn. Khi phẩm giácon người không còn thì dầu có mặc đẹp, có ăn ngon, thì con người đó chắc cũngkhông giúp ích gì nhiều cho xã hội.

Xưa, tiền bối của chúng ta có baonhiêu lời để nhắc nhở chúng ta, làm sao lo cho vừa ăn đủ no, mặc đủ ấm, cũngphải lo xây dựng đạo đức, xây dựng văn hóa cho con người trở nên người. Thậmchí, các ngài còn dạy:"Đói cho sạch, rách cho thơm". Các ngàikhông phải khuyên chúng ta phải đói, phải rách, nhưng mà: Giả sử ăn không đủ nođi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch,rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là mộtđiều rất đáng tiếc. Lời người xưa nói nhắc chúng ta điều gì? Là để nhắc nhở chochúng ta, trong khi muốn xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thờichúng ta cũng phải biết hạnh phúc không chỉ giới hạn trong sự ấm no, mà hạnhphúc đó cần phải có văn hóa, đạo đức nữa. Do đó, nếu được bầu vào Quốc hội,chúng tôi có tiếng nói có giá trị hơn một chút ở giữa Quốc hội để góp phầntrong vấn đề xây dựng văn hóa đạo đức. Ngược lại, nếu không trúng cử vào Quốchội, ở chức năng một tu sĩ Phật giáo, chúng tôi lâu nay cũng đã làm, huống chicái đất Huế của chúng ta là cái đất mà từ xưa đến nay đã từng có tiếng về vănhóa đạo đức.

Lâu nay chúng ta có được cái tiếng lànơi văn hóa đạo đức, vậy nếu như chúng ta bỏ mất văn hóa đạo đức, thì xứ Huế cócòn là Huế nữa không? Do đó nên chúng tôi tâm tâm niệm nệm, nếu được trúng cửhay không trúng cử, với chức năng tu sĩ mà đạo Phật đã truyền trao cho chúngtôi, chúng tôi luôn luôn giữ gìn đạo đức văn hóa đó, góp phần đem lạ hạnh phúc,an vui cho mọi người, cho dân chúng và cho đất nước, cho đồng bào của chúng ta,trong cả xứ Huế nói riêng và cho cả dân tộc nói chung.

(1992)

(2)

Tôi tham gia Đại biểu Quốc hội khóaVIII và IX. Sự bất quá tam, tôi chưa quá tam, được nhân dân và đạo hữa tínnhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa X.

Qua mười năm đổi mới, kinh tế nướcnhà có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được nâng lên. Nước ta đã và đanghộ nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự có mặt của tôi trongQuốc hội tôi nghĩ là chúng tôi góp phần đem lại hạnh phúc cho mọi người, nêntôi mới nhận lời tham gia đại biểu Quốc hội.

Nhiệm vụ của Quốc hội là làm Luật,tức là làm cương lĩnh cho mọi sự sinh hoạt của toàn dân. Nước ta lâu nay đãtích cực xây dựng để có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thể hiện mọi mặt sinhhoạt của nhân dân. Trong quá trình xây dựng, ở nhiều bộ Luật, chúng ta đã phảiđi từng bước, tính lũy dần những kinh nghiệm, thậm chí phải sửa đi sửa lại nhiềulần. Hy vọng một ngày không xa, chúng ta sẽ được nhiều bộ Luật cơ bản, có giátrị lâu dài.

Tôi là người Phật giáo. Đạo Phậtchuyên chú trọng về cái Nghiệp. Ở đây có Nghiệp chung và Nghiệp riêng, và giữachúng có mối tương quan rất khó tánh bạch; muốn lo cho con người thì phải locho xã hội và ngược lại, không thể có nhiều thiên lệch từ phía nào. Chúng tađều biết, trước khi thành xã hội thì đã có con người được xem là một tế bào củaxã hội. Có những tế bào tốt thì mới có một xã hội tốt. Con người muốn có Nghiệptốt cần phải có những hành động tốt, không tham lam, không sa đoạ, không nhỏnhen. Và, có được Nghiệp tốt thì cuộc đời con người sẽ được kết quả tốt. Khimột cá nhân tốt thì sẽ đóng góp nhiều điều tốt cho xã hội. Tôi nghĩ vào Quốchội là điều kiện để cá nhân tôi góp chung tiếng nói "của một cơ quan, mộttôn giáo" để cùng với toàn dân xây dựng đất nước.

Với mong muốn có những con ngườitốt, để có một xã hội tốt, nên theo tôi vấn đề cần phải chú ý hàng đầu Đại biểuQuốc hội là phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tại các cuộc họpQuốc hội lần trước chưa đặt tiêu chuẩn này, nhưng sau đó cùng với một số người,tôi đã có ý kiến. Bởi lẽ, tôi nhận thấy, xã hội ta hiện nay đang có nhiều biểuhiện sa sút về mặt đạo đức, gây nên những hậu quả khá đau lòng. Vấn đề rất đángsuy nghĩ là hiện nay người lớn đã góp phần làm hư trẻ em nhiều quá (rượu chè,hút sách, quan hệ bất chánh...). Bản chất của trẻ em rất trong trắng, nhữngmong sao chúng ta sẽ cùng chung nhau khắc phục, xây dựng để đừng xảy ra nhữngcảnh tượng ấy, rất xót xa.

Con người Việt Nam nói chung và tínđồ Phật giáo nói riêng chú trọng nhiều đến cái đức. Trước đây, người ta chorằng vì nghèo nên đạo đức suy, Thế nhưng hiện nay thì lại những người dư ăn dưmặc thì lại suy đồi về mặt đạo đức, của cải vật chất rất dễ làm cho người taxấu. Bổn phận của chúng ta là phải biết cách tu dưỡng để có được cái đức tốt.Đó là mong mỏi lớn nhất của chúng tôi. Để giáo dục, bồi dưỡng cái đức cho conngười, theo tôi, xã hội có thể can thiệp bằng pháp luật và giáo dục (có sự đónggóp của tôn giáo). Trước đây khi tiếp xúc với cử tri tại trường Đại học Y khoa- Huế, tôi đã phát biểu: Muốn nâng cao kinh tế, cần phải nâng cao đạo đức vàngược lại. Hai vấn đề này có mối tương quan với nhau.

Có sinh viên đã hỏi: Nếu Hòa thượngtrúng cử thì Hòa thượng sẽ làm gì để nâng cao đạo đức?

Tôi trả lời: Quốc hội có nhiệm vụlàm Luật, răn đe người ta làm những việc sai trái, thực hiện công bằng cho xãhội. Thế nhưng có Luật vẫn chưa đủ, muốn biết Luật phải có lương tâm. Nếu bỏlương tâm thì con người sẽ đạp luật mà đi.

Tuy rằng, dầu có nơi, có lúc vẫn cònnhững tiêu cực nhưng tôi tin tưởng về tiền đồ đi lên của đất nước ta. Vừa qua,có nhiều vụ tiêu cực đã được đưa ra xét xử công khai cho thấy có sự chuyển biếntích cực trong đấu tranh chống lại cái xấu trong xã hội ta. Việt Nam đã và đangcó những bước hội nhập tích cực vào đời sống chính trị và kinh tế của thế giới.Quốc hội đã thông qua được nhiều bộ Luật mới có tác dụng tốt, kinh tế có bướcphát triển khá. Cho dù tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn cảnhtượng người ăn xin, nhưng không còn phổ biến như trước. Cho nên, phải thừa nhậnrằng, con thuyền Việt Nam đã đi lên phía trước. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý,cũng như công việc chèo thuyền, hễ ngưng tay thì con thuyền sẽ tụt lại ngay!

Nếu được bầu vào Quốc hội, cho dùsức khỏe hạn chế, tôi vẫn cố gắng tham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội vàthường xuyên tiếp xúc với cử tri, với tín đồ Phật giáo, với quần chúng nhân dânđể tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ để phản ánh với Quốc hội hầu làm cho dângiàu nước mạnh.

Cả cuộc đời tôi đều dành cho côngviệc chung, truyền bá giáo lý nhà Phật, gắn với giáo dục đạo đức trong xã hội.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 20787)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
22/01/2014(Xem: 8975)
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín có từ “phát thú đạo tướng” , phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật. Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất
19/01/2014(Xem: 8587)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
12/01/2014(Xem: 11594)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
25/12/2013(Xem: 6854)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
24/12/2013(Xem: 7824)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
24/12/2013(Xem: 10091)
Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì : “Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác). Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”
20/12/2013(Xem: 36411)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 17903)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 8815)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]