Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Tám trai giới theo kinh tạng Pàli

11/01/201115:28(Xem: 6003)
09. Tám trai giới theo kinh tạng Pàli

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003


TÁM TRAI GIỚI
(
Theo kinh tạng Pali)


Chú thích: Trích Tăng Chi Bộ kinhcủa HT. Thích Minh Châu dịch, các tiểu mục do người sưu tập đặt.

* Nguyên nhân đức Phật nói giới Bátquan trai

"Như vầy tôi nghe. Một thời ThếTôn ở tại nước Xá-vệ, chỗ Đông viên, lâu đài của mẹ nàng Migara. Rồi Visakha,mẹ của Migara, trong ngày Uposatha (Bố-tát trai giới) đi đến Thế Tôn, đảnh lễThế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với bà Visakha: Này bà Visakha, từđâu Bà đi đến đây sáng sớm như thế này?

- Bạch Thế Tôn, hôm nay con đi thọtrai giới.

* Phân biệt các giới Bát quan trai

- Này Visakha, có ba loại trai giới.Thế nào là ba? Trai giới người chăn bò, trai giới Ni-kiền-tử và trai giới bậcThánh.

1. Định nghĩa Bát quan trai giới củangười chăn bò.

- Như thế nào là trai giới ngườichăn bò?

Ví như, này Visakha, người chăn bò,vào buổi chiều lùa các con bò về cho chủ. Nó suy nghĩ: Hôm nay, đàn bò đã ăn cỏtại chỗ này và chỗ kia, đã uống nước tại chỗ này và chỗ kia. Ngày mai, đàn bòsẽ ăn cỏ tại chỗ này và chỗ kia, sẽ uống nước tại chỗ này và chỗ kia.

Cũng vậy, này Visakha, ở đây cóngười giữ trai giới suy nghĩ: Hôm nay, ta đã ăn loại đồ ăn cứng này, loại đồ ăncứng kia, ta sẽ ăn loại đồ ăn mềm này, loại đồ ăn mềm kia. Như vậy, nó sống cảngày với tâm đồng hành với tham dục. Như vậy, này Visakha, là trai giới ngườichăn bò.

2. Định nghĩa Bát quan trai giới củaNi-kiền-tử

Và này Visakha, thế nàolà trai giớicác Ni-kiền-tử (Nigantha)?

Ở đây, này Visakha, có hạng Sa-môntên là Nigantha (Ni-kiền-tử), họ khích lệ đệ tử như sau: Ông hãy quăng bỏtrượng đối với các sinh loại sống ở phương Đông, ngoài một trăm do tuần. Hãyquăng bỏ trượng đối với các sinh loại sống ở phương Tây, ngoài một trăm dotuần... sống ở phương Bắc... sống ở phương Nam, ngoài một trăm do tuần. Như vậyhọ khích lệ vì lòng thương, vì lòng từ mẫn đối với một số sinh loại mà thôi; họkhông khích lệ vì lòng thương, vì lòng từ mẫn, đối với một số sinh loại khác.Trong ngày Bố-tát, họ khích lệ đệ tử như sau: Này các người, hãy quăng bỏ tấtcả các áo quần và nói như sau: Ta không có bất cứ vật gì ở đâu, bất cứ chỗ nào.Bất cứ vật gì, bất cứ ở đâu, bất cứ chỗ nào, không có cái gì là của ta. Nhưngcha và mẹ của nó biết nó là con của mình. Và nó biết họ là cha mẹ của nó. Vợ vàcon biết nó là chồng, là cha của mình, và nó biết họ là vợ, con của nó. Cácngười nô tỳ làm công biết nó là chủ của họ. Và nó biết họ là nô tỳ, là nhânviên của nó. Như vậy, trong thời gian đáng phải khích lệ đúng với sự thật,trong thời gian ấy, lại được khích lệ bằng điều nói láo. Đây Ta tuyên bố là mộtsự nói láo. Sau khi đêm ấy đã qua, nó thọ hưởng tất cả tài sản chưa đem cho.Đây Ta tuyên bố là lấy của không cho. Như vậy này Visakha, là lễ Uposatha củacác Ni-kiền-tử. Được sống thực hành như vậy, này Visakha, Upasatha của cácNigatha không quả lớn, không lợi ích lớn, không chói sáng lớn, không ánh sánglớn.

3. Định nghĩa Bát quan trai giới củabật Thánh

Và này Visakha, thế nào là trai giớicác bậc Thánh? Chính là làm thanh tịnh các loại tâm uế nhiễm với phương phápthích nghi.

Và này Visakha, thế nào là làm thanhtịnh tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi? [*]

[*]Upakkamena: Với phương pháp thích nghi theo cá nhân. Theo Tập Sớ, đức Phật vínhư cái đầu; Pháp là thân; Tăng là quần áo; Giới là tấm gương, và chư Thiên làvàng ròng.

3a) Thánh đệ tử niệm Phật

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmPhật: đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, trí đức, hạnh đức đầy đủ,bậc Thiện Thệ, hiểu biết thế gian, bậc Vô thượng, bậc Đánh xe Điều ngự những aiđáng được điều ngự, bậc Thầy của chư Thiên và loài Người, Phật, Thế Tôn. Do vịấy niệm Như lai, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâmđược đoạn tận. Ví như, này Visakha, đầu uế nhiễm được gột sạch với phương phápthích nghi.

Và này Visakha, thế nào là đầu uếnhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Do duyên bột nhồi, do duyên đất sét,do duyên nước và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, nàyVisakha, là đầu uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi. Cũng vây,này Visakha, là tâm uế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi.

Và này Visakha, thế nào là tâm uếnhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmNhư lai: Đây là Thế Tôn... Phật, Thế Tôn. Do vị ấy niệm Như lại, tâm được tịnhtín, hân hoan khởi lên, các phiền não của tâm được đoạn tận. Này Visakha, đâylà Thánh đệ tử thực hành trai điều tịnh giới (Brahma), vị ấy cũng sống với tịnhgiới; do duyên tịnh giới [*], tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoan sinh khởi, cácphiền não của tâm được đoạn tâm. Như vậy, này Visakha, là tâm uế nhiễm được gộtsạch với phương pháp thích nghi.

[*] Ở đây,Brahma dịch là Tịnh giới, có nghĩa la xa rời các nhơn ác thường tu tập thanhtịnh ba nghiệp về thân, khẩu, ý.

Này Visakha, tâm uế nghiễm được gộtsạch với phương pháp thích nghi. Và này Visakha, thế nào là tâm uế nhiễm đượcgột sạch với phương pháp thích nghi?

3b. Thánh đệ tử niệm Pháp

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmPháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thờigian đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giáchiểu. Do vị ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền nãocủa tâm được đoạn tận. Ví như này Visakha, thân uế nhiễm được gột sạch với phươngpháp thích nghi.

Và này Visakha, thế nào là thân uếnhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi? Do duyên sottim (một thứ đá bọtdùng để chà lưng) [*], do duyên bột tắm, do duyên nước và do duyên nỗ lực thíchnghi của con người. Như vậy, này Visakha, là thân uế nhiễm được gột sạch vớiphương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visakha, là tâm uế nhiễm được gột sạchvới phương pháp thích nghi.

[*] XemM.ii, 46. Theo Tập Sớ, đá Kuruvindaka được nghiền ra thành bột. Làm thành viêntròn với sáp, được đụt lỗ và so vào dây. Hai tay cầm hai đầu dây rồi kéo quakéo qua kéo lại cọ sát trên lưng.

Và như thế nào, này Visakha, là tâmuế nhiễm được gột sạch với phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visakha, thánh đệ tử niệmPháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng... được người trí tự mình giác hiểu.Do người ấy niệm Phật tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não củatâm được đoạn tận. Này Visakha, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành Pháp traigiới, vị ấy sống với Pháp trai giới, vị ấy sống với Pháp. Chính nhờ Pháp, tâmvị ấy tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Nhưvậy, này Visakha, là tâm uế nhiễm được gột sạch.

Này Visakha, tâm uế nhiễm được gộtsạch nhờ phương pháp thích nghi, này Visakha, thế nào là tâm uế nhiễm được gộtsạch nhờ phương pháp thích nghi?

3c. Thánh đệ tử niệm Tăng

Ở đây này Visakha, Thánh đệ tử niệmTăng; Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứnglý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chân chánh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốnđôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúngdường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Do vị ấy niệm Tăng,tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi các phiền não của tâm được đoạn tận. Vínhư, này Visakha, một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạch nhơ phương pháp thíchnghi.

Và này Visakha, thế nào là một tấmvải bị uế nhiễm được gột sạch nhờ thích nghi?

Do duyên Usam (đất mặn) [*], doduyên Kharam (nước tro), do duyên phân bò, do duyên nước, do duyên nỗ lực thíchnghi của con người. Như vậy, này Visakha, một tấm vải bị uế nhiễm được gột sạchnhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visakha, tâm uế nhiễm được gột sạchnhờ phương pháp thích nghi.

[*] UsanKaran ca. Tập sớ Usumam (sức nóng). Xem S. iii 131.

Và này Visakha, thế nào là tâm uếnhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmTăng: Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn... là phước điền vô thượng ở đời. Nhờ vịấy niệm Tăng, tâm được tịnh tín, hân hoan sanhkhởi, các phiền não của tâm đượcđoạn tận. Này Visakha, đây gọi là Thánh đệ tử thực hành chúng Tăng trai giới,sống với chúng Tăng. Chính nhờ chúng Tăng, tâm vị ấy được tịnh tín, hân hoansanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy, này Visakha, là tâm uếnhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visakha, tâm uế nhiễm đượcgột sạch nhờ phương pháp thích nghi. Và này Visakha, thế nào là tâm uế nhiễmđược gột sạhc nhờ phương pháp thích nghi?

3d.Thánh đệ tử niệm giới

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmgiới; không bị phá hoại, không bị đâm cắt, không bị ô nhiễm, không bị uế nhiễm,đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiềnđịnh. Vị ấy nhờ niệm giới, tâm được tịnh tín, hân hoan sanhkhởi, các phiền nãocủa tâm được đoạn tân. Ví như, này Visakha, một tấm gương uế nhiễm được rửasạch nhờ phuơng pháp thích nghi.

Và này Visakha, thế nào là một tấmgương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Do duyên dầu, do duyên tro, do duyênbàn chải lông [*] và do duyên nỗ lực thích nghi của con người. Như vậy, nàyVisakha, là tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi. Cũngvậy, này Visakha, là tâm uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi.

[*] Lôngngựa hay lông khỉ

Và này Visakha, thế nào là một tấmgương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmgiới... đưa đến thiền định. Vị ấy nhờ niệm Giới, tâm được tịnh tín, hân hoansanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận, này Visakha, đây gọi là Thánhđệ tử thực hành Giới Uposatha, sống chung với Giới. Nhờ Giới, tâm được tịnhtín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận, như vậy, nàyVisakha, là tâm uế nhiễm được gột sạch nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visakha, thế nào là một tấmgương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi. Và này Visakha, thếnào là một tấm gương uế nhiễm được rửa sạch nhờ phương pháp thích nghi?

3e. Thánh đệ tử niệm Thiên

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmThiên [*]. Có bốn Thiên vương thiên: có chư Thiên cõi trời Ba-mươi-ba; có chưThiên Yama (Da-mạ); có chư Thiên Tusita (Đâu-suất); có chư Thiên Hóa-lạc; cóchư Thiên Tha-hóa-tự-tại; có chư Thiên Phạm-chúng; có chư Thiên cao hơn nữa.

Đầy đủ với lòng tin như vậy, chưThiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũngcó đầy đủ nơi ta.

Đầy đủ với Giới như vậy, chư Thiênấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủnơi ta.

Đầy đủ với nghe Pháp như vậy, chưThiên ấy, sau khi chết ở chỗ này được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy, cũngcó đầy đủ nơi ta.

Đầy đủ với Thí như vậy, chư Thiênấy, sau khi chết ở chỗ này được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủnơi ta.

Đầy đủ với Tuệ như vậy, chư Thiênấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng có đầy đủnơi ta.

Khi vị ấy niệm Tín, Giới, nghe Pháp,Thí và Tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi,các phiền não của tâm được đoạn tận.Ví như này Visakha, là vàng bị uế nhiễmđược làm cho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

[*] Ở đâyDevata gồm cả hai deva và devata. Ở đây chỉ cho các chư Thiên cao hơn, trừBhummadava (Địa thần) thấp nhất. Các chư Thiên được đề cập đến. Xem S. v 420 vàD. ii (Mahasamyattasutta).

Và này Visakha, thế nào là vàng bịuế nhiễm được làm cho thanh tịnh, nhờ phương pháp thích nghi?

Do duyên lò, do duyên đất, muối, doduyên phấn đỏ, do duyên ống bể, do duyên cái kìm và do duyên nỗ lực thích nghicủa con người. Như vậy, này Visakha, là vàng bị uế nhiễm được làm thanh tịnhnhờ phương pháp thích nghi. Cũng vậy, này Visakha, là tâm bị uế nhiễm được làmcho thanh tịnh nhờ phương pháp thích nghi.

Và này Visakha, thế nào là tâm uếnhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phươngpháp thích nghi?

Ở đây, này Visakha, Thánh đệ tử niệmThiên, có chư Thiên, bốn Thiên vương, có chư Thiên cõi trời Ba-muơi-ba... cóchư Thiên cao hơn nữa, đầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy mạng chung ởchỗ này được sanh ở chỗ ấy. Ta cũng có lòng tin như vậy. đầy đủ với Giới... vớinghe Pháp... với Thí... với trí tuệ như vậy, chư Thiên ấy mạng chung ở chỗ này,đuợc sanh tại chỗ ấy: Ta cũng có trí tuệ như vậy. Khi vị ấy niệm Tín, Giới,nghe Pháp, Thí và Tuệ của tự mình và của chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hânhoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận. Đây gọi là Thánh đệ tửthực hành Thiên trai giới, sống chung với chư Thiên. Nhờ chư Thiên, tâm vị ấyđược tịnh tín, hân hoan sanh khởi các phiền não của tâm được đoạn tận. Như vậy,này Visakha, là tâm uế nhiễm được làm cho thanh tịnh, nhờ phương pháp thíchnghi.

* Sống theo tám giới của bậc Thánh.

1. Thánh đệ tử ấy, này Visakha, suytư như sau: cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ sát sinh, tránh xa sátsinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnhphúc tất cả chúng sinh và các loài hữu tình, Cũng vậy, đêm nay và ngày nay tasống từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, cólòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tát cả chúng sinh và loài hữu tình. Vềchi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và sẽ thực hành Trai giới.

2. Cho đến trọn đời, các vị A-la-hántừ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho,tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sốngtừ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho,tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Về chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới.

3. Cho đến trọn đời, các vị A-la-hántừ bỏ tà hạnh, tịnh tu phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Cũngvậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ lấy tà hạnh, tịnh tu phạm hạnh, sốnggiải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Về chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới.

4.Cho đến trọn đời, các vị A-la-hántừ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắcchắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời. Cũngvậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói nhữnglời chân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, khôngphản lại lời hứa đối với đời. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán vàta sẽ thực hành trai giới.

5. Cho đến trọn đời, các vị A-la-hántừ bỏ rượu men, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm chođắm say. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay ta sống từ bỏ rượu men, rượu nấu làm chođắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm cho đắm say. Về chi phần này, ta theogương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới.

6. Cho đến trọn đời, các vị A-la-hánăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Cũng vậy, đêm nay vàngày nay, ta sống ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm, không ăn phi thời, vềchi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới.

7.Cho đến trọn đời, các vị A-la-hántránh xa không xem múa hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa,hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay ta sốngtránh xa không xem múa hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa,hương liệu, dầu thoa và các thời trang ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽthực hành trai giới.

8. Cho đến trọn đời, các vị A-la-hántừ bỏ giường cao, giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấy nằmtrên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ.Cũng vậy, đêm nay và ngày nayta từ bỏ giường cao và giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn, nằm trêngiường thấp, giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Bề chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và sẽ thực hành trai giới

Như vậy, này Visakha, là Thánh traigiới. Thực hành Thánh trai giới, này Visakha, có quả lớn, có lợi ích lớn, cóchói sáng lớn, có ánh sáng lớn.

* Kết quả lớn lao do tu tám traigiới đưa lại:

Quả lớn như thế nào? Lợi ích lớn nhưthế nào? Chói sáng lớn như thế nào? Ánh sáng lớn như thế nào?

Ví như, này Visakha, có người áp đặtchủ quyền cai trị trên 16 quốc độ, tràn đầy bảy báu như Anga, Kasi, Kosala,Vajji, Malla, Geti, Vanga, Kuru, Pancala, Maccha, Surasena, Assaka, Avanti,Gandhara, Kamboha [*], nhưng chủ quyền ấy khôngbằng 1/16 của một trai giới(Uposatha) thực hành đầy đủ cả tám mặt.Vì cớ sao? Nhỏ nhoi thay, này Visakha,là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc của chư Thiên

[*] Cácquốc độ này diễn tả trong tập "Buddhist India" của Rhys David, tr,23.., trong tập "The Buddha" của E.J Thomas. Các dân tộc Anga ở phíaĐông Magadha, Magadha nay gọi là Bihar; các Kasi ở xung quanh Benares; cácKosala ở Nepal, kinh đô là Savatthi; các Vajji gồm có 8 dòng họ, như Licchavilà viidcha ở không xa vesali; các mMallà ở Kusinàrà và Pàrà; các Ceti (Codi) cólẽ Nepal; các Vansà (Hay Vaccha) có lẽ ỡ Bengal; các Kurù ở gần Dilhi: cácPancàlà ỏ phía Đông Kurù; các Macchà (Matsỳa)ở phía nam Kurù: các Surasenna ởTây Nam Macchà; các Assaka ở trên sông Godhàvari; Avanti với kinh đô là ujjenticác Asaka ở trên sông Godhàvari; Avanti với kinh đô Ujjeni; Gandhàrà (nay làKandahar (và Kambojà, phía Tây Bắc.

Đời sống của con người so với Tứthiên vương:

Năm mươi năm của một đời người, nàyVisakha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên, của Tứ thiên vương. Ba mươi đêm nhưvậy làm thành một tháng: mười hai tháng như vậy làm thành một tháng mười haitháng như vậy làm thành một năm. Năm mươi năm chư Thiên như vậy làm thành thọmạng của chư Thiên Tứ thiên vương. Chính dựa trên trường hợp này, được nói lênrằng: Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc củachư Thiên.

Đời sống con người so với chư Thiêncõi Trời Ba-mưoi-ba:

Một trăm năm của một đời người, nàyVisakha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên ở cõi trời Ba-mươi-ba. Ba mươi đêmnhư vậy làm thành một tháng. Mười hai tháng như vậy làm thành một năm. Một ngànnăm chư Thiên như vậy làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Ba-mươi-ba.Sự kiện này có xảy ra, này Visakha, ở đây, có người đàn bà hay người đàn ông,sau khi thực hành trai giới (uposatha) đầy đủ cả tám mặt, sau khi thân hoạimang chung, được sanh cộng trú với chư Thiên cõi trời Ba-mươi-ba. Chính dựatrên trường hợp này, được nói lên rằng; Nhỏ nhoi thay là vương quyền của loàiNgười, so sánh với hanh phúc của chư Thiên.

Đời sống con người so sánh với cõitrời Dạ-ma:

Hai trăm năm của một đời người, nàyVisakha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên ở cõi trời Dạ-ma. Ba mươi đêm nhưvậy làm thành một tháng... làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên như vậylàm thành một thọ mạng chư Thiên ở cõi trời Dạ-ma. Sự kiện này có xảy ra, nàyVisakha, ở đây... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Dạ-ma. Chính dựatrên trường hợp này... với hạnh phúc chư Thiên.

Đời sống con người so với chư ThiênĐâu-suất:

Bốn trăm năm của một đời người, này Visakha,bằng một đêm một ngày của chư Thiên ở cõi trời Tusita (Đâu-suất). Ba mươi đêmnhư vậy làm thành một tháng... làm thành một năm.

Bốn ngàn năm chư Thiên như vậy làmthành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Tusia. Sự kiện này có xảy ra... vớihạnh phúc chư Thiên.

Đời sống con người so với chư ThiênHóa lạc:

Tám trăm năm của một đời người, ngàyVisakha, bằng một đêm một ngày của hư Thiên ở cõi trời Hóa Lạc... Tám ngàn nămchư Thiên như vây làm thành thọ mạng của chư Thiên ở cõi trời Hóa Lạc. Sự kiệnnày có xảy ra... với hạnh phúc chư Thiên.

Đời sống con người so với chư ThiênTha Hóa Tự Tại:

Mười sáu trăm năm của một đời người,này Visakha, bằng một đêm một ngày của chư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Bamươi đêm như vậy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên như vậy làmthành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Sự kiện này có xảy ra,này Visakha, ở đây có người đàn bà hay người đàn ông, sau khi thực hànhUposatha đầy đủ cả tám măt, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú vớichư Thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Chính dựa trên trường hợp này được nói lênrằng: Nhỏ nhoi thaylà vương quyến của loài Người, so sánh với hạnh phúc của chưThiên.

* Kết luận: Đức Phật khuyên chúngsinh;

Chớgiết hại sinh loại,
Chớ lấy của không cho,
Chớ nói lời nói láo,
Chớ uống thức rượu say.
Từ bỏ phí phạm hạnh,
Từ bỏ không dâm dục,
Không ăn vào ban đêm,
Tránh không ăn phí thời
Không mang các vòng hoa,
Không dùng các hương liệu,
Hãy nằm trên tấm thảm,
Được trải dài trên đất.

Chính hạnh trai giới này
Được gọilà tám phần,
Do đức Phật nói lên,
Đưa đến đoạn tận khổ.
Mặt trăng và mặt trời,
Được thấy là lành tốt,
Chỗ nào chúng đi tới,
Chúng chói sáng hào quang,
Chúng làm mây sáng chói,
Giữa hư không chúng đi,
Trên trời chúng chói sáng,
Sáng rực mọi phương hướng

Trong khoảng không gian ấy,
Tài sản được tìm thấy,
Trân châu và ngọc báu,
Lưu ly, đá cầu may,
Vàng cục (1) trong lòng đất
Hay loại Kancana (2)
Cùng loại vàng sáng chói,
Được gọi Hataka (3)
Tuy vậy chúng trị giá
Chỉ một phần mười sáu,
Với hạnh giữ trai giới,
Đầy đủ cả tám mặc,
Kể cả ánh sáng trăng,
Với cả vòm trời cao.

Vậy người nữ, người nam
Hãy giữ theo tịnh giới,
Hạnh Bố-tát trai giới
Đầy đủ cả tám mặt,
Làm các thiện công đức,
Đem lại nhiều an lạc.
Được sanh lên cõi trời,
Không bị ngưòi cười chê!

(1) Singi: như sừng bò
(2) Kancana: tìm được trong núi
(3) Hataka: vàng do kiến tha




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 20786)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
22/01/2014(Xem: 8973)
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín có từ “phát thú đạo tướng” , phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật. Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất
19/01/2014(Xem: 8586)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
12/01/2014(Xem: 11592)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
25/12/2013(Xem: 6854)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
24/12/2013(Xem: 7824)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
24/12/2013(Xem: 10091)
Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì : “Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác). Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”
20/12/2013(Xem: 36410)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 17903)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 8815)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]