Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tổ Cáy

11/01/201115:30(Xem: 5890)
11. Tổ Cáy

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

TỔ CÁY

Trong thời đại này có một việc làm như vậy cũng xứng đáng làm Tổ rồi, chứ nói đến học cả trăm kinh vạn quyển. Đó là chuyện xảy ra từ đời Hậu Lê thường kể về Tổ Cáy.

Tổ là vị chủ Chùa, là người Trú trì, người niên cao lạp trưởng trong chốn Tòng lâm.

Nguyên trước ngày chưa xuất gia, Tổ đã có lòng thương vật khác thường. Một hôm bà mẹ đi chợ mua về một rổ "cáy" để làm thức ăn cho đình dùng cơm trong ngày ("Cáy" là loại rạm, cuađồng nhỏ. Khi rổ cáyđược đặt gần chỗ Ngài nghỉ, tiếng cáy kêu phát ra một âm thanh rù rì rủ rỉ y như tiếng nỉ non của người bị nạn.Động lòngtrắc ẩn trước tiếng kêu ấy, Tổ mang cả rổ cáy ra đổ xuống đồng ruộng

Đến giờ làm thức ăn, thấy không có rổ cáy, bà hỏi con, Tổ tình thật thức mẹ: "Con chịu không nổi tiếng kêu đau thương của "cáy"nênđã mang đi đổ xuống đồng hết rồi".

Một thời gian sau, Tổ xin mẹ đi xuất gia. Bỏ những người thương, xa mọi người thân quyến (cát ái từ thân), Tổ cất bước vân du học đạo, trải qua mấy chục năm không về thăm quê được. Quê hương sinh ra Tổ nay đãđổi đời, tang thưong dâu bể, vậtđổi sao dời không còn dấu tích ngày xưa. Tổ cũng lớn lên theo năm tháng vàđược bổ làm Trú trì chùa Hoè Nhai (Hà Nội).

Một hôm, Tổ có dịp đi qua thôn cũ, thấy một cái chòi rách nát, trong có một bà cụ già bán nước và cau trầuđể độ sống qua ngày tháng. Khi vào trong quán, Tổ nhận ra ngay bà bán quán ấy là mẹ mình. Tuy nhiên, Tổ vẫn làm như người không quen biết. Tổ hỏi thăm bà cụ về quê hương, nhưng bà cụ này không hay biết ngườiđối diện với bà chính là conđẻ của mình. Một thoáng suy nghĩ Tổ mới nói với bà cụ: "Thưa cụ, một mình cụ ở đây đêm hôm đơn chiếc lấy ai giúp đỡ, nếu bà cụ về chùa tôi làm công quả thì hay biết mấy". Bà cụ rất mừng và nói rằng: "Nếu sư cụ cho phép thì con sẽ về và xinđược ăn mày côngđức Sư cụ". Thế là bà cụđược đưa về chùa để làm công quả.

Khi đến chùa, Tăng chúng và bổn đạo đông đúc nên Tổ không nói cho ai biết. Tổ im lặng bố trí chỗ ở cho bà cụ và phân bố công việc hằng ngày cho bà cụ làm, đặc biệt Tổ khuyên bà cụ vừa làm vừa niệm Phật thường xuyên. Mỗi ngày Tổ ra sân lấy gậy khoanh một đám cỏ cho bà cụ nhổ, tùy theo sức khoẻ của bà cụ mỗi ngày đám cỏ được khoanh nhỏ lại. Ngày ngày làm công quả như thế, sức khoẻ của bà cụ cũng theo năm tháng suy yếu dần. Cho đến một ngày kia, thân không còn vật lộnđược với thời gian, bà cụđã từ giã cõiđời và ra đi vào buổi hoàng hôn bên cạnh tình thương và sự hộ niệm của chúng Tăng. Cái gì có hình thì có hoại. bà cụ đã kết thúc thân mạng tại khuôn viên của một ngôi chùa cổ kính. Tổ vẫn điềm nhiên lo liệu khâm liệm cho xác mẹ. Chođến khi nắp quan tài từ từ khép lại,đứng trước quan tài mẹ, Tổ mới nói cho Tăng chúng và bổnđạo biết, người trong quan tài này chính là mẹ đẻ của mình. Khi nghe Tổ nói, ai ai cũng rơi lệ. Có người nghĩ Tổ là vị chân tu, nên không cho ai biết. Có người nghĩ Tổ đề phòng rằng, nếu Tổ nhận mẹ ngay thì tâm lý ỷ thị của bà cụ làm Tăng chúng Phật lòng chăng! Riêng Tổ thì vẫn im lặng cầu kinh

Tuy là việc hiếu đạo bình thường trong chốn Thiên môn, nhưng người đời sau thường hay nhắc nhở và kể cho con cháu mình biết về vị Tổ này. Người ta thường kết hợp tên đạo (Tổ) và sự việc khi còn ở đời (Cáy) để chỉ cho một vị chân tu. Đạo đời hợp nhất. Không phô trương nhưng vẫn có ý nghĩa.Đạo và đời tuy hai mà một và được gọi là: Tổ Cáy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 21364)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18925)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 10947)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
11/12/2014(Xem: 5909)
Sư nói: - Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi.
27/11/2014(Xem: 12514)
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
25/11/2014(Xem: 10942)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949). Ajahn Mun và thầy của ông là Ajahn Sao (1861-1941) là những người đã tái lập "Truyền thống tu trong rừng", một phép tu thật khắc khổ và nghiêm túc, nêu cao lý tưởng của một cuộc sống khất thực không nhà của thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế. Vị đại sư Ajahn Chah - mà người Thái tôn thờ như người cha sinh ra mình - thuộc thế hệ thứ hai của truyền thống này, và vị thầy của ông không ai khác hơn là Ajahn Mun.
19/11/2014(Xem: 10862)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 13472)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
16/11/2014(Xem: 15257)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
15/11/2014(Xem: 20260)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]