Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tổ Cáy

11/01/201115:30(Xem: 5862)
11. Tổ Cáy

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

TỔ CÁY

Trong thời đại này có một việc làm như vậy cũng xứng đáng làm Tổ rồi, chứ nói đến học cả trăm kinh vạn quyển. Đó là chuyện xảy ra từ đời Hậu Lê thường kể về Tổ Cáy.

Tổ là vị chủ Chùa, là người Trú trì, người niên cao lạp trưởng trong chốn Tòng lâm.

Nguyên trước ngày chưa xuất gia, Tổ đã có lòng thương vật khác thường. Một hôm bà mẹ đi chợ mua về một rổ "cáy" để làm thức ăn cho đình dùng cơm trong ngày ("Cáy" là loại rạm, cuađồng nhỏ. Khi rổ cáyđược đặt gần chỗ Ngài nghỉ, tiếng cáy kêu phát ra một âm thanh rù rì rủ rỉ y như tiếng nỉ non của người bị nạn.Động lòngtrắc ẩn trước tiếng kêu ấy, Tổ mang cả rổ cáy ra đổ xuống đồng ruộng

Đến giờ làm thức ăn, thấy không có rổ cáy, bà hỏi con, Tổ tình thật thức mẹ: "Con chịu không nổi tiếng kêu đau thương của "cáy"nênđã mang đi đổ xuống đồng hết rồi".

Một thời gian sau, Tổ xin mẹ đi xuất gia. Bỏ những người thương, xa mọi người thân quyến (cát ái từ thân), Tổ cất bước vân du học đạo, trải qua mấy chục năm không về thăm quê được. Quê hương sinh ra Tổ nay đãđổi đời, tang thưong dâu bể, vậtđổi sao dời không còn dấu tích ngày xưa. Tổ cũng lớn lên theo năm tháng vàđược bổ làm Trú trì chùa Hoè Nhai (Hà Nội).

Một hôm, Tổ có dịp đi qua thôn cũ, thấy một cái chòi rách nát, trong có một bà cụ già bán nước và cau trầuđể độ sống qua ngày tháng. Khi vào trong quán, Tổ nhận ra ngay bà bán quán ấy là mẹ mình. Tuy nhiên, Tổ vẫn làm như người không quen biết. Tổ hỏi thăm bà cụ về quê hương, nhưng bà cụ này không hay biết ngườiđối diện với bà chính là conđẻ của mình. Một thoáng suy nghĩ Tổ mới nói với bà cụ: "Thưa cụ, một mình cụ ở đây đêm hôm đơn chiếc lấy ai giúp đỡ, nếu bà cụ về chùa tôi làm công quả thì hay biết mấy". Bà cụ rất mừng và nói rằng: "Nếu sư cụ cho phép thì con sẽ về và xinđược ăn mày côngđức Sư cụ". Thế là bà cụđược đưa về chùa để làm công quả.

Khi đến chùa, Tăng chúng và bổn đạo đông đúc nên Tổ không nói cho ai biết. Tổ im lặng bố trí chỗ ở cho bà cụ và phân bố công việc hằng ngày cho bà cụ làm, đặc biệt Tổ khuyên bà cụ vừa làm vừa niệm Phật thường xuyên. Mỗi ngày Tổ ra sân lấy gậy khoanh một đám cỏ cho bà cụ nhổ, tùy theo sức khoẻ của bà cụ mỗi ngày đám cỏ được khoanh nhỏ lại. Ngày ngày làm công quả như thế, sức khoẻ của bà cụ cũng theo năm tháng suy yếu dần. Cho đến một ngày kia, thân không còn vật lộnđược với thời gian, bà cụđã từ giã cõiđời và ra đi vào buổi hoàng hôn bên cạnh tình thương và sự hộ niệm của chúng Tăng. Cái gì có hình thì có hoại. bà cụ đã kết thúc thân mạng tại khuôn viên của một ngôi chùa cổ kính. Tổ vẫn điềm nhiên lo liệu khâm liệm cho xác mẹ. Chođến khi nắp quan tài từ từ khép lại,đứng trước quan tài mẹ, Tổ mới nói cho Tăng chúng và bổnđạo biết, người trong quan tài này chính là mẹ đẻ của mình. Khi nghe Tổ nói, ai ai cũng rơi lệ. Có người nghĩ Tổ là vị chân tu, nên không cho ai biết. Có người nghĩ Tổ đề phòng rằng, nếu Tổ nhận mẹ ngay thì tâm lý ỷ thị của bà cụ làm Tăng chúng Phật lòng chăng! Riêng Tổ thì vẫn im lặng cầu kinh

Tuy là việc hiếu đạo bình thường trong chốn Thiên môn, nhưng người đời sau thường hay nhắc nhở và kể cho con cháu mình biết về vị Tổ này. Người ta thường kết hợp tên đạo (Tổ) và sự việc khi còn ở đời (Cáy) để chỉ cho một vị chân tu. Đạo đời hợp nhất. Không phô trương nhưng vẫn có ý nghĩa.Đạo và đời tuy hai mà một và được gọi là: Tổ Cáy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2010(Xem: 3968)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
03/03/2010(Xem: 10745)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]