Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Nói chuyện với Phật tử Huynh trưởng

11/01/201115:41(Xem: 6319)
21. Nói chuyện với Phật tử Huynh trưởng

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

NÓI CHUYỆN VỚI PHẬT TỬ HUYNH TRƯỞNG

Trước khi làm huynh trưởng có cấpbậc thì anh chị em đã là đoàn sinh Gia đình Phật tử. Trước khi là đoàn sinh Giađình Phật tử thì anh chị em đã là người quy y Tam Bảo. Như vậy, quy y Tam Bảo,thọ trì Ngũ giới là căn bản, là cội gốc -- từ đó mà nảy nở ra đoàn sinh, nảy nởra huynh trưởng, rồi huynh trưởng có cấp bậc. Và cũng từ đấy anh em mới thấytrong sinh hoạt đoàn thể của mình cái gì là gốc, cái gì là ngọn, cái gì làchính cái gì là phụ. Nếu giả sử một mai đây, anh em không làm huynh trưởng cócấp bậc, thì anh em cũng đừng bỏ cái gốc Gia Đình Phật tử của mình. Nếu vì mộtlẽ gì đó, anh em không làm đoàn sinh Gia đình Phật tử được, thì đừng bỏ mấtmình là một người Phật tử đã quy y Tam Bảo.

Ngày hôm nay, các anh em -- theo tôibiết -- đã bao nhiêu năm tháng vào với Gia đình Phật tử, sinh hoạt với Gia đìnhPhật tử, đã dày công học tập, anh em cũng đã nhận thức được rằng mình có bổnphận phải dìu dắt lớp đàn em đi sau hiểu đúng và làm theo lời Phật dạy, từ bihỷ xả, vô ngã vị tha; cho nên mới khẳng khái phát nguyện lãnh trách nhiệm hướngdẫn cho đàn em Gia đình Phật tử. Đây là một lời phát nguyện quý báu, một lờiphát nguyện cao cả, phát nguyện để chịu lấy thêm sự nhọc nhằn, sự lo lắng; vìmục đích cao cả là hoằng pháp lợi sinh mà anh em nhận lãnh sự nhọc nhằn, lolắng đó cốt để phụng sự lý tưởng tôn thờ Tam Bảo của mình, hầu làm cho Đạo phápcủa mình ngày càng được phát huy, ngày càng được nhiều lợi lạc cho hữu tình nhưđức Phật hằng mong mỏi.

Trong khi sinh hoạt, anh em cũng nênthận trọng trong tâm ý, trong ngôn ngữ, trong hành động, trong cử chỉ của mình.Làm thế nào để luôn luôn là một huynh trưởng Phật tử, người có cấp bậc phải làmgương mẫu cho đoàn sinh noi theo. Lòng tin không lay chuyển, sự hiểu biết khônglay chuyển, đức hạnh không lay chuyển, có như vậy tất nhiên anh em sẽ đóng gópđược một phần lớn lao, quý báu vào sự nghiệp xây dựng và phát huy đạo pháp.

Ở giữa đời vô thường, lúc thế này,lúc như thế khác, tất nhiên chúng ta phải có một ý thức sáng suốt để lựa chọn.Nhưng trong khi chúng ta lựa chọn, chúng ta có điểm nhìn để lựa chọn, luôn luônchúng ta phải nhìn đến Tam Bảo, phải suy xét lời dạy của đức Phật và phải hướngđến chư Tăng mà mình đã phát nguyện noi theo. Phải nhìn theo những vị Tăng thậtsự là đống lương của Chánh pháp, những vị luôn hoằng dương Chánh pháp để giúpcho mình có một nhận thức rõ ràng, vững chắc trước mọi mê mờ, trước trăm ngàn ýkiến này khác. Không thể nhìn một cách chung chung "Thầy nào cũng là thầycả, thầy nào cũng đúng cả"!

Là một Phật tử, anh em phải kínhtrọng tất cả mọi người, dầu là người đó ở vào địa vị thấp nhất trong xã hội,chúng ta phải kính trọng. Sự kính trọng đó là sự kính trọng chung, nhưng khitìm người nương tựa để tu tập, để học học đạo là một chuyện khác, chứ không thểbình đẳng nhất loạt. Nếu như mình đã nhất loạt, thì với "đầu tròn áovuông", đức Phật cũng giống một ông thầy phàm phu thôi chứ không có gìkhác. Thành thử có những lúc chúng ta cần phải nhận thức cho rõ ràng cái ngônngữ, cái hình tướng phải có một ý nghĩa sâu xa, chứ không phải dựa vào hìnhtướng bên ngoài mà nhận thức được giá trị đích thực của nó.

Vì vậy, hôm nay các anh chị em lãnhthọ cấp bậc thế này, tôi rất cảm động, bởi vì anh chị em đã lãnh thêm một phầnkhó khăn, phải ưu tư nhiều, phải lo lắng nhiều để hướng dẫn đàn em hậu tấn.Thật là một lời phát nguyện cao cả, phát nguyện quý báu: Phát nguyện để đi lên,phát nguyện để hướng thiện, phát nguyện để thăng hoa, để được giải thoát. Chonên khi đã phát nguyện rồi, dầu gặp khó khăn., dầu có cực nhọc, anh em cũngphải cố gắng giữ vững lời phát nguyện của mình.

Nếu một mai kia, ý nghĩa của anh emcó đổi khác, hoặc muốn chuyển hướng một con đường khác, thì cũng nên thảo luậnvới các huynh đệ trong hàng ngũ của mình, hoặc thảo luận với các thầy của mìnhđể việc hành đạo, việc hướng dẫn Gia đình Phật tử của mình được nhiều tốt đẹp.

Ở đây, tôi suy nghĩ lại cuộc sống tutập của mình trong mấy chục năm qua, đối với Tam Bảo, đối với đạo pháp, nhất làtại tỉnh Thừa Thiên này, tôi luôn luôn nghĩ đến các sinh hoạt của Giáo hội,nhất là các Khuôn giáo hội, chẳng làm một điều gì sai trái, cũng chẳng vì danh,vì lợi mà bỏ đạo, chẳng làm điều riêng cho tự thân mình; thế mà có người lạigiáng cho chúng tôi như một người phản Đạo, thật là một điều ngang trái màngười tu phải vượt qua.

Vì vậy, tôi mong mỏi rằng anh em từnay về sau, trên bước đường đời còn đang dài, công việc hành đạo còn đang gặpnhiều khó khăn, anh em nên trước sau nhất trí, đoàn kết hòa hợp với nhau, cóđiều gì không hợp cũng nên bàn luận với nhau thì công việc mới mong manh thànhtựu tốt đẹp. Chúng tôi tự nghĩ rằng, lớp chúng tôi không phải là những ngườiquá mù mờ u tối, ai nói gì nghe nấy, ai biểu gì làm nấy. Chúng ta cũng nên biếtrằng, giáo lý và tổ chức là hai thực thể khác nhau, không thể gắn liền giáo lývới tổ chức làm một được. Tổ chức là để phát huy giáo lý, chứ tổ chức không thểlà chủ của giáo lý, làm chủ của giáo lý. Vì thế nên luôn luôn phải lấy giáp lýlàm căn bản. Giáo lý thì bất di bất dịch, nhưng tổ chức thì tùy duyên bất biến,do đó mới có tổ chức Gia đình Phật Hóa Phổ tiến lên tổ chức Gia đình Phật tử.Từ tổ chức các hội Phật giáo Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ rồi tiến lên Tổng hộiPhật giáo và đến Thống nhất Phật giáo. Nhận thức rõ như thế thì mình mới biếtrằng phần nào là phần bất di bất dịch và phần nào cần được tùy duyên bất biến.Có như vậy mới có thể giữ được sự bất biến của giáo lý đạo Phật. Và anh em cầnchú trọng đến sự tu học Phật pháp, trao dồi đạo đức cho đoàn sinh của mình;không để mắc phải tệ trạng thói hư tật xấu như những bạn trẻ khác trong xã hộihiện đang mắc phải.

Cuối cùng, tôi mong mỏi anh em nênnhận thức rõ ràng và sâu sắc lời phát nguyện của anh em hôm nay, và tôi cũngnhư chư Tăng hết sức tán thán. Bởi vì đây là lời phát nguyện gánh thêm sự khókhăn cho mình, nhưng mà có trách nhiệm khó khăn là để tiến lên trên bước đườnghành đạo của mình, chứ không phải khó khăn mà thụt lùi, làm những chuyện thóaihóa của đạo lý con người.

Bấy nhiêu lời, mong mỏi anh em thủychung duy nhất, phát nguyện và thực hành phải luôn đi đôi để phụng sự đạo phápvà con người.

Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

(Chứngminh và nói chuyện với Huynh trưởng Gia đình Phật tử
Thừa Thiên-Huế năm 1997)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 26799)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 15837)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10252)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 6625)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 5790)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 15200)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
16/02/2019(Xem: 6955)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8662)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 110057)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12717)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]