Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Luận Tân Duy Thức

11/01/201115:19(Xem: 5825)
03. Luận Tân Duy Thức


THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003


LUẬN TÂN DUY THỨC
Nguyên tác: Thái Hư Ðại Sư
Dịch giả: Thích Thiện Siêu



A. Phát đoạn

"Mười ngày dạo cảnh Hồ Tây,
Hoa đào đua nở, đỏ bay khắp bờ."

Ðó là lời ngâm vịnh của tôi, nó bỗngnhiên lưu lộ trong khi tôi từ giã Tịnh Phạn Viện đi đến Di-lặc- Viện, thảthuyền qua cảnh Hồ Tây nhân ngày Thanh Minh vậy.

Ô! Hoa đào thắm đỏ, chẳng biết có từbao giờ, bờ bọc quanh hồ, hồ chạy theo ngoài núi, vật vật đều sẳn như nhiên! Vảchăng tôi không phải là tôi mới hiện ra trong khoảnh khắc một mai một chiều.Tôi từng ở núi, tôi từng dạo hồ, tôi từng thưởng thức xuân sắc tuơi vui, đùavới sóng bạc long lanh, chớ đâu mới một lần này? Nhưng khi cảnh với người giaocảm thích nghi, thì cấm làm sao được sự xúc cảm đối với cảnh tượng xung quanh,và dòng tư tưởng mới nó bộc phát! Tôi nghĩ rằng luận Duy thức cũng vậy, nó đâuphải mới có bây giờ. Nhưng nay do sự nhu cầu của xu hướng mới, cùng sự giaodịch giữa nền tư tưởng học thuật Ðông Tây, đã xúi giục nó phát lộ ánh tinhquang trên chóp đỉnh tư trào hiện đại, như hoa đào bỗng hiện khắp bờ, khiếntoàn cảnh núi hồ nhờ vậy một phen đổi mới. Do đó mà tôi gọi nó là Tân Duy thứcluận. Nghĩa lý mới mẻ, sẽ lược thuật sau đây:

1. Tân Duy Thức ra đời là đáp lạinhu cầu cho nền học thuật tư tưởng mới. Gần đây, sự tiến bộ của khoa học khôngnhững đã gây được những thành tích vẻ vang trong vật giới, đồng thời nó cũnglàm cho Thần giáo mất chỗ y cứ, cả đến một phần lớn những điều thuyết minhtrong triết học cũng lần lần xé ra làm khoa học, chỉ lưu lại một phần"Hình nhu thượng" gọi là Triết học mà thôi.

Tiếp đến, sự suy cứu của Nhận thứcluận nó hoài nghi cái học Hình nhi thượng không thể thấu biết được, hay dẫu chothấu biết cũng chẳng có hiệu quả ra làm sao, nên Hình nhi thượng học bị Nhậnthức luận liệt vào loại những vấn đề không cần giải quyết. Do đó, Triết họccũng giáng xuống làm thứ nguyên lý tổng hợp của khoa học, phụ thuộc vào khoahọc mà thôi.

Song le nhìn cuột thế đại loạn ngàynay, có người nói đó là tại khoa học, có người lại nói không phải lỗi tại khoahọc, mà tại kẻ lạm dụng khoa học. Nhưng lý do lạm dụng khoa học ở đâu? Làm thếnào để khỏi bị lạm dụng? Theo ông La-Tố (Russell) thì khoa học cũng dựa vào cácgiả thuyết mê tín siêu hình mà có, nếu bỏ hết mê tín siêu hình, thì bản thânkhoa học khó bề đứng vững! Thế khoa học còn có hy vọng gì khác hơn? Thần giáovà Triết học lần lượt bị khoa học xô ép, cuối cùng khoa học càng bị vạch áo lộ hình,bế tắc không thông suốt, giống như quân chủ chuyên chính, quân chủ lập hiến,đều bị nền chánh trị dân chủ thôi hãm, nhưng dân chủ nếu không sao trị đượcbệnh, bấy giờ tâm trí hoang mang, chẳng biết lấy đâu làm chỗ dựa! Thế thì hãybỏ hết những lý thuyết huyên viễn, chỉ chú trọng lấy vấn đề "hiệudụng" để giúp cho cuộc sống nhân loại, như "Chủ nghĩa thựcdụng"của bọn ông Tìm-mẫu-sĩ (James William) có được không? Ðiều đóchưa dám tin chắc, vì theo chủ nghĩa ấy, phải chăng nhân loại đã được tồn tạian lành? Hay là bác bỏ các phương pháp phi lý, khái niệm, vì bản thể chỉ dotrực giác mới biết được thôi, như luận thuyết của ông Bá-cách-sum (Bergson) ư?Song ngã chấp, pháp chấp cùng sanh, chúng sinh lọt lòng đã có nó. Ðâu được bằngvào cái trực giác, nhuốm màu ngã, pháp chấp kia mà thấu triệt bản thể; cho nênbằng trực giác cũng chưa phải là phương pháp đáng tin chắc.

Có lẽ, vì xu thế của nền học thuậttư tưởng đã mong mỏi một phương pháp tự do, làm thế nào để có thể thiện dụngkhoa học, mà không bị khoa học mê hoặc, và vì khuynh hướng mong giải quyết mọivấn đề căn bản, nên lần lượt nó đưa ta đến Tân Duy thức luận, mà tới đây tôi cócái cảm khái "tuyệt đường non nước, nào ngờ: một thôn xóm lạ lại chờnơi đây". Ðó là lý do thứ nhất, Duy thức luận trở thành sự nhu cầu tốiyếu cho nền học thuật tư tưởng ngày nay vậy.

2. Tân Duy thức luận tức là dùng lốihọc thuật tư tưởng mới mà diễn đạt lý Duy thức vậy. Loại sách thuộc Duy thứchọc rất nhiều. Tùy cơ nghi mà thuyết pháp đã tạo thành một hệ thống tư tưởng,một tông phái quan trọng trong Phật giáo. Những lối giải quyết các nghi nan củaDuy thức tuy vẫn còn sắc sảo và thích ứng với trào lưu tư tưởng hiện tại, songkhi xu thế lòng người đã đổi khác thì không thể không dùng đến phương pháp tùyứng để trình diễn. Nhất là văn từ cú pháp hiện thời đã khác xưa, nếu không lợidụng lối văn học sống của ngày nay để làm thứ khí cụ mới, để diễn đạt chơn tinhthần của Duy thức học, thì dẫu môn Duy thức học có công năng cung cấp mọi nhucầu cho tư trào học thuật, tái tạo văn minh đi nữa, nhưng không thể ứng dụngvào tư trào, làm sống dậy chân tinh thần của nó giữa nhân gian thì cũng chưađáng gọi là Tân Duy thức, thích ứng thời cơ. Vì lẽ đó mà Tân Duy thức này phảilà ứng hóa thân của chơn Duy thức luận vậy. Và đã từ chơn khởi ra ứng, thì toànứng tức chơn, tuy chơn hay ứng vẫn là một, song đại dụng đối với thời cơ, thìquý hồ nơi ứng hóa. Làm được việc đó, thật là một công nghiệp lớn lao, tôi dầusức bạc tài hèn cũng cố gắng để mở lối cho những bậc trí giả về sau này.

3. Tân Duy thức luận không phải làkhía cạnh như Duy tâm luận của Âu Tây. Duy tâm luận luôn đối lập với Duy vậtluận, điều mà đã từng gây sự bài xích lẫn nhau, nó đã có từ lâu trong học giớiÂu Tây. Ðại khái có hai thứ là chủ quan Duy tâm luận và khách quan Duy tâm luận.Những lập luận, lý lẽ, sách vở của Duy tâm luận này vẫn có, song chưa được hoàntoàn rốt ráo, chưa có thể nói rõ được chữ Tâm. Nó chỉ mới nói đến từng khíacạnh của cái hành tướng biến hiện của tâm, chứ chưa minh chứng đến chỗ tâm hơn.Ðã vậy mà nói Duy tâm, thì càng làm cho tâm chơn thật đã lu mờ thì nhận cái "khôngám muội"cho là thật, rồi bị các tiền trần như mộng, như huyễn, nhưbóng ngăn che, không làm sao thiện dụng được đức tánh sáng suốt thanh tịnh củatâm. Duy thức luận này đi ngược lại con đường ấy, làm cho diệu tâm được hiểnhiện tròn đầy, đức dụng được toàn chương, đúng như chơn lý, đúng như trí lượng,không bỏ, không lấy, không giống cái tâm văn vún, chi ly của Duy tâm luận ÂuTây. Nên biết rằng Duy thức luận ra đời, không phải là một môn học lộn quanhtrong vòng Duy vật, Duy tâm như đã nói trên, mà nó là nền học thuật được khairiêng đối với tư trào thế giới vậy.

4. Tân Duy thức luận, cũng chẳngphải Huyền tưởng luận ngày xưa. Các nhà tư tưởng ngày xưa chỉ căn cứ vào mặt lýtính rồi theo đó tạo ra những lối huyền tưởng, bằng cứ nơi hư huyền mà kết cấu,mà võ đoán cái tính cách thật tại (thật có) duy nhất của nhân sinh và vũ trụnhư nọ như kia. Trong đó có thuyết bảo "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam,tam sinh vạn vật", có thuyết bảo "Thái cực sinh lưỡng nghi,lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Có thuyết bảo"ThầnJehova (Gia-hòa-hoa) sáng tạo vạn hữu, chủ tể muôn loài, tuyệt đối, vô cùng, vôthủy, vô chung ", có thuyết lại bảo"Thần ngã và minh tính hợplại sinh ra giác, giác sinh ngã mạn, sinh ngũ duy, sinh ngũ đại, sinh thật nhấtcăn; nếu một khi vạn pháp trở về với tự tánh, thì thần ngã rời khỏi minh tínhmà được tự tại giải thoát".Ðấy toàn những thuyết người xưa theo dõi.Nó chỉ hữu danh vô thực. Nay tuyệt đối bài trừ hết thảy lối huyền tưởng hư cấuvà võ đoán vọng chấp ấy, để chỉ nhắm ngay vào tâm cảnh hiện tiền mà lập thànhmột hệ thống lý luận, trong biện chứng, quý thực nghiệm bằng phương pháp thíchđáng là làm sao một niệm được tương ưng, chỉ toàn thể viên mãn trạm tịch, linhđộng dung thông, không bị chút gì ngăn cản. Hết thảy ngôn ngữ văn từ đều nhưdấu chim bay ngang không trung, không dễ gì nắm giữ. Có xoay được sơn hà đạiđịa về ta và tan hòa ta và sơn hà đại địa như thế, mới hòng chuyển khoa họctheo ý muốn mà không bị khoa học chi phối chuyển sử.

Làm công việc đó, Duy thức học trướcsau vốn cùng với khoa học tác thành cho nhau, nên nay gọi là Tân Duy thức luận.

Tôi từng bảo "Duy thức là mônhọc đứng đầu trong giáo lý Ðại thừa". Song từ khi khoa học tôn sùng Duyvật luận thì người ta sợ phải nghe đến Ðại thừa Duy thức... Theo họ, hễ nói đếnÐại thừa duy thức tức nói đến thần quyền và huyễn thuật, đâu biết khi Duy thứcluận thành lập, trước tiên nó phải trải qua Hữu luận, Không luận của Tiểu thừa,Không tôn của Ðại thừa và cùng một lúc chiết phục lỗi thường kiến của Duy thầnvà lỗi đoạn kiến của Duy vật, rồi mới khai sinh nghĩa lý Ðại thừa duy thứctrung đạo. Thật vậy, tại Thiên Trúc, khi Duy thức luận phát khởi, chính là lúcmọi chủ trương như đa nguyên, nhị nguyên của Thắng luận, Phiếm thần luận hoặcThần ngã của Số luận, tứ đại cực vi Duy vật luận của phái Thuận Thế, hay Hữuluận, Không luận của Tiểu thừa, Không tôn của Ðại thừa v.v. đều cực thịnh. Bấygiờ những lẽ huyền ảo được cứu xét quán huệ càng tinh vi, tri thức người tacàng tiến mãi không dừng và cùng tiến theo thời vận đó, Duy thức luận đã luậnra đời. Và lúc đó, dẫu có Tiểu thừa giáo là chính đáng, nhưng cũng chỉ là giáolý có phần siêu việt thế gian, không thể cứu khắp mọi loài, giống như Duy vậtluận ngày nay của khoa học tôn sùng, tuy có công năng trau dồi quả địa cầu,song không thể nói rằng đã đem lại hạnh phúc an lạc cho nhân loại. Do đó, Duythức học chẳng những cùng vối khoa học thông đồng mật thiết, mà thật ra, nhânkhi khoa học Duy vật phát đạt để xương minh Duy thức tôn học và hơn nữa xươngminh Duy thức tôn học cốt để bổ cứu chỗ cùng khuyết của khoa học Duy vật. Đó làcái cớ làm cho Duy thức thành Tân Duy thức luận.

Nhưng Duy nghĩa là gì? Thức là thếnào? Tại sao thức có thể duy và duy chỉ là duy thức?- "Duy" có nghĩalà chẳng phải cái khác, là không chống trái, là không có chi ngoài, là khôngriêng biệt tồn tại, là không rời khỏi. Còn "Thức" là chỉ cho tự thâncủa thức, chỉ cho tâm sở tương ứng với thức, chỉ có cảnh sắc sở liên của thức, chỉcho phân lượng của thức và chỉ cho thật tánh của thức. Và nên hiểu thêm mộtcách rốt ráo rằng không tự tánh, không sở đắc, song "Duy" nhất địnhlà "Thức", vì các pháp hiện hữu đều không ngoài phạm vi của thức vậy.

** *

B. Duy thức luận với vấn đề vũ trụnhân sinh

(Đoạn này dùng lối vấn đáp, một bênhỏi, một bên giải thích để thuyết minh)

Hỏi:Mọi vật như trời đất, nhân loại, cầm thú mà ta hiện thấytrước mắt, nó không phải có ư? Quy luật thiết yếu thì người ta ai cũng phải cósự sống (sinh mạng) và cá tính của nhân sinh; còn nói bao quát, thì vũ trụ tấtphải có tự nhiên tính và bản thể của vũ trụ. Vậy có thể nào phủ nhận những sựấy không phải thật có hay có mà duy thức? Cho nên, nếu nói "Các pháp đềuduy thức" ắt không đúng.

Giải thích: Bạn cho rằng trời đất, người, vật là pháp thật có, phảichăng vì bạn hiện thấy đích xác nó có thực?

Bên hỏi: Phải

Giải thích:Giá như có nguời họ chứng minh trong sự hiện thấy đó thiệtkhông có trời đất, người, vật gì cả; khi ấy có được nói trời đất, người, vậtđều không thật có chăng?

Bên hỏi:Trời đất, người, vât là điều mà ai cũng hiện thấy rõ ràng,tại sao không thể chứng minh nó là thật được?

Giải thích:Bạn quả quyết trong sự hiện thấy của ta hẳn có trời đấtngười vật, vậy điều ấy có giống như khi ta trông thấy một quả quít ở trong lòngbàn tay ta không?

Bên hỏi:Lấy gần để tỷ lệ xa, lấy nhỏ để tỷ lệ lớn thì mọi vật hiệnthấy cũng rõ ràng như ta thấy quả quít trong lòng bàn tay ta vậy.

Giải thích:Quả quít bạn thấy ấy phải chăng nó hình tròn và sắc vàng?

Bên hỏi:Phải.

Giải thích:Nếu hình tròn và sắc vàng là quả quít, thì những bóng trònvà vàng trong gương, hình tròn và vàng trong bức hoạ cũng đều là quít cả sao?

Bên hỏi:Không! Quả quít thật, nó còn có hương ngửi được, vị nếmđược và có thể rờ nắm được nữa kia, nên nó khác hẳn hình bóng trong gương.

Giải thích:Nhưng khi trông thấy thì chỉ thấy hình tròn và sắc vàngthôi, chớ nào có thấy được hương vị, xúc ấy. Vậy khi ta thấy một quả quít cũnggiống như khi ta thấy hình bóng trong gương, bên nào cũng chỉ thấy hình tròn vàsắc vàng, không hơn không kém. Suy để cho biết quả quít vốn không thực có trongsự hiện thấy của ta. Quả quít đã không thật, là giả có suy rộng ra sơn hà đạiđịa cũng thế thôi.

Bên hỏi:Tuy vậy, hiện nay mắt ta có thấy sắc, tai có nghe tiếng,lưỡi ta có nếm vị, mũi ta có ngửi mùi và thân ta có xúc chạm. Những thứ sắc,tiếng, vị, mùi, xúc có tính quyết định nó phải dựa vào một cá thể thật hữu mớitồn tại được cái cá thể ấy, ta bảo là quả quít, thì sao?

Giải thích:Bạn muốn nói cá thể, vậy bạn có thể chứng minh nó ra chứ?Hiện tại cái có thể thấy là hình sắc, cái có thể nghe âm thanh, cho đến cái cóthể rờ mó, cảm giác là cứng mềm, khô ướt, lạnh nóng, nặng nhẹ v.v. những thứ đóthường tùy theo tác dụng thấy nghe, ngửi, nếm, cảm xúc và biến đổi luôn luôn,giờ phút sau đã không giống giờ phút trước. Vậy cái cá thể mà bạn muốn nói ấy,nó nằm tại chỗ nào?

Bên hỏi:Cái mà gồm có sắc, hương, vị, xúc, nó chiếm một vị tríkhông gian, tiếp tục tồn tại làm cho người ta nắm được ấy là cá thể đó?

Giải thích:Theo lời bạn nói thì rõ ràng cá thể không có chỗ nào nhấtđịnh, nó chỉ là giả tướng tạm hiện ra trong nhất thời. Chính do sắc, hương, vị,xúc hòa hợp liên tục mới hiện ra cái ấy, chứ không phải trước tiên có cái ấy,rồi sau đó mới sắc, hương, vị, xúc, hòa hợp liên tục giữa sắc, hương, vị, xúc,kỳ thật không có một cái cá thể nào khác. Ví như kết hợp bao nhiêu người, trướcsau nối nhau, tạo thành một toán quân chứ đâu phải ngoài số cá nhân kia, có mộttoán quân biệt lập sau mới tạo thành ra cá nhân?

Bên hỏi:Nếu ta chỉ thừa nhận cái tướng hòa hợp liên tục giữa sắc,hương, vị, xúc kia là thật hữu thì thế nào?

Giải thích:Đã là tướng hòa hợp liên tục thì một khi các thứ sắc,hương, vị, xúc ly tán, tướng ấy hoàn toàn biến mất. Vả chăng ngoài các thứ sắc,hương, vị, xúc đã không có thể đứng riêng, thì làm sao gọi là thật hữu được.

Bên hỏi:Như thế các thứ sắc, hương, vị, xúc do ngũ quan của ta hiệnthấy, ngửi, nếm, đụng được đó hẳn là thật có, nó đã thật có thời nó là vật, vàdo vật hợp lại sinh ra, đâu phải duy thức biến?

Giải thích:Bạn muốn bảo những thứ sắc, hương, vị, xúc là thật, là hiệnthấy được ư? Thì đây, như khi ta thấy hình tròn màu vàng ta bảo là quả quít.Bạn hãy xét kỹ hình tròn y phụ vào sắc vàng, mà hiển hiện hình làm giới hạn vịtrí cho sắc, bình thường ta nói rằng đã thấy được hình tròn màu vàng, nhưng lẽthật thì ta chỉ thấy được hình tròn màu vàng, nhưng lẽ thật thì ta chỉ thấy sắcvàng bị buộc vào với một giới hạn nào đó, chứ ta chưa hề trông thấy được hìnhtròn đúng thật như nó bao giờ. Tuy nhiên, rồi hình tròn cũng không biết sắcvàng ở đây, mà đã không có hình dạng nên không ranh giới, không có chỗ cố định,hết thảy trở thành một khối: trời đất bình đẳng, sông núi ngang nhau.

Tóm lại, hình tròn đã phải nương vàocác màu sắc mà hiện, sắc vàng đã phải nương vào các hình dạng mà có, chẳng khácnào cảnh trong bức hoạ, tuy không thật có chỗ lồi chỗ lơm, song ta vẫn thấy intuồng có lồi có chỗ lơm hay như bóng trong gương, tuy không có xa gần mà ta vẫnthấy in tuồng có xa gần.

Nhận xét như thế, ta biết rằng:trong sự hiện thấy dẫu không thật có những hình, những vật như ta thường bảo,song do ý thức lặp đi, lặp lại nhiều lần trong tư duy và nhận thức, khiến tatrông thấy sự vật và tính cách của các sự vật ấy có nhiều sự sai khác lẫn nhau.

Theo thói quen ta bảo rằng ta đãthấy quả quít hình tròn màu vàng nhưng kỳ thật nhận thức của ta chì thấy đượcsắc vàng lồng lộng không ranh giới mà thôi.

Bên hỏi:Vậy cái sắc vàng lồng lộng, không ranh giới đó là thật hữu,ta hiện thấy được tất nhiên nó không phải duy thức biến?

Giải thích:Cái tiếng nói "sắc vàng" nó bao hàm rất rộng, chỉchung cả thảy mọi sắc vàng trong vũ trụ. Nhưng nay ta thấy sắc vàng đóng khungtrong một giới hạn sauy lường nơi quả quít. Và cứ một chuyện thấy sắc vàng nơiquả quít để nói, thì ta chỉ mới thấy phiến diện chứ chưa hề thấy toàn diện, chỉthấy mặt này chứ không thấy mặt kia, chỉ thấy bề ngoài chứ không thấy bề trong.Nếu chỉ thấy một phần mà bảo là thấy quít, vậy thì tại sao còn nhiều phần khôngthấy kia lại không bảo là không thấy quít, có phải đúng lẽ hơn không? Cho biếtrằng: sắc vàng cũng chẳng phải là thật có đúng với cái mà ta áp đặt lên sự hiệnthấy của ta, bất quá do ta đã sẵn có khái niệm về sắc vàng đối đãi với nhữngkhái niệm về các sắc khác mà biểu hiện ra. Chúng chỉ là giả pháp do các tâmthức tương cảm mà tạm hiện thôi, còn sự thật chơn tánh thì vốn ngoài khuôn khổcủa danh từ và tướng mạo, không thể dùng danh từ hay tướng mạo để mong chỉ bàynó được.

"Sắc" ta hiện trông thấynhư thế, thì "tiếng" ta hiện được nghe cho đến sự "xúcchạm" cũng thế. Một quả quít như thế, suy ra vô số trời đất, người vậtcũng thế, nên nhà Duy thức kết luận: "Vạn pháp đều duy thức".

Bên hỏi:Ở sự vật vô tình nói thế có thể được chứ như ở nhân loại,có sinh mạng, tánh tình, ý tứ, tự chủ, tự động, tự giác, há lại không có cáithất đối với những tính cách đó sao?

Giải thích:Sinh mạng hay sự sống chỉ là một sức sống kéo dài trong mộtthời hạn của nhân sinh do nghiệp kiếp trước chi phối tâm hành biến hóa gây nên.Một khi sức sống cũ này tàn, tất có nghiệp lực khác mạnh mẽ hơn, chi phối biếnđổi tâm hành ta để tạo thành một sức sống khác, vì thế mà sự sống được tiếp nốimãi không dứt. Còn tánh tình tức là năng lực tâm lý hay chấp chặt lấy cănnguyên sự sống làm bản ngã. ý tứ tức là các tác dụng tâm lý căn cứ nơi hai thứtrên mà phát sinh tùy theo nhu cầu sai khác. Cho đến nào là tự ngã, cá tính,nhân cách, ý chí, tính mạng, linh hồn v.v. Cũng theo một loại (ngã kiến) đó đểsuy diễn. Tựu trung có loại tự ngã tương tục không gián đoạn, ấy là loại tự ngãkhi ta sinh ra đã có, nó thường chấp chặt lấy căn nguyên sự sống làm bản ngã.Và một loại tự ngã khác, tuy cũng tương tục nhưng có khi gián đoạn, ấy là loạitự ngã mới tạo thành sau này, do sự phân biệt về vật chất, tinh thần nơi bảnthân mà có ra. Cả hai thứ tự ngã (tính chấp ngã) đó, đều do nhân lực, nội tại,hư vọng huân tập tạo thành, tự động khởi lên, nên khó dứt trừ, chỉ khi nào thậttâm chuyên tu chánh quán lâu bền mới đối trị được nó. Tính mạng và ý chí vũnggồm thuộc trong loại ngã chấp ấy nên không thể đem lý luận suông để trừ khửđược. Ngoài ra, còn có hai thứ chấp ngã nông cạn, do tính phân biệt sai lầm,tạp nhiễm theo xã hội mà gây nên, ấy là:

1. Lầm nghe người ta nói đền nhữngchất lực, lý, khí tạo thành con người, liền chấp theo đó làm bản ngã.

2. Lầm nghe người ra nói những cátính chủ thể là thực chất con người, liền chấp theo đó làm bản ngã. Hai thứchấp ngã này có ra là vì kém lý trí, suy nghĩ sai lầm và tạp nhiễm theo tục lệthường tình chung quanh mà có. Nếu gặp được chánh lý soi sáng và suy nghĩ chánhđáng thì phá trừ được ngay. Chẳng hạn như thuyết linh hồn, nếu đưa ra lý luậnphân tích, ta sẽ thấy nó không còn nữa.Tuy nhiên, chính điều không thật, chúnglà huyển tưởng, khiến ta quên hẳn căn nguyên của chúng vốn là duy thức.

Bên hỏi:Nhân loại là một loài cũng phải nương theo luật tự nhiêncủa vũ trụ mới tồn tại. Do luật tự nhiên hay thật thể vũ trụ làm nguồn gốcchung cho hết thảy mọi điều thật giả, có không, còn mất trong vũ trụ. Nếu khôngcó luật tự nhiên ấy, thì mọi sự vật sai khác kia bị mất căn cứ và chúng đều trởthành không có gì cả, thế thì còn gì để nói Duy thức hay chẳng phải Duy thức?Vì vậy, phải có luật tự nhiên hay thực thể vũ trụ nằm ngoài thức mới đúng.

Giải thích:Luật tự nhiên mà bạn nói, phải chăng là cái lý thế sinh hóalưu chuyển của vạn vật.

Bên hỏi:Phải

Giải thích:Người, vật và vạn hữu, vòn là duy thức biến hiện, huống hồcái lý thế sinh hóa lưu chuyển dựa nơi vạn hữu mà có ra? Bạn đã nhận vạn hữuduy thức mà lại nhận cái lý thế sinh hóa dựa nơi vạn hữu chẳng phải duy thức,như thế khác nào nói rằng nước không có mà tướng rung động của nước lại có, haynói nhân loại không có mà lại nhận có quốc gia, xã hội và loài người. Nói thếrất lầm. Nên biết, cho rằng có luật tự nhiên nằm ngoài thức, không có lẽ đó.

Bên hỏi:Đã có huyễn tất có chơn, đã có giả tất có thật. Vũ trụ vạnhữu đã là huyễn giả hết, đâu lại không có cái thật thể bổn nguyên rốt ráo ởtrong đó? Đã có thật thể tất chẳng phải duy thức.

Giải thích:Làm sao biết được thật thể ấy? Không chứng biết rõ ràng mànhận là có, thì thành võ đoán mất, và trạng thái của thật thể ấy ra sao? Nếukhông, tất là không có, là vô thể, nếu có, thì trạng thái ấy ở chỗ nào? Nếu ởtrong vạn hữu tất là một vật như vạn hữu, tại sao riêng nó được làm thật thểcủa vạn hữu, tại sao riêng nó được làm thật thể của vạn hữu? Nếu không ở trongvạn hữu, tất là không có, sao lại chấp làm thật thể được? Vậy nên biết, chấp cócái bản thể vũ trụ nằm ngoài thức, không đúng lý.

Bên hỏi:Vậy như mọi vật hiện tiền, sanh tồn biến hóa trong một quyluật nhất định, mỗi cái lưu hành chuyển động không ngừng há lại không cănnguyên gì sao? Và kia kìa, không gian vô biên, thời gian vô tận, do đâu mà có?

Giải thích:Đó chỉ do hư vọng tạp nhiễm từ vô thỉ làm nhân lực nội tạicủa chúng sinh mà ý căn cứ luôn luôn vọng động chấp chặt lấy cội nguồn sinh hóa(A-lại-đa thức) và phân biệt so đo các vật loại, rồi chấp làm thật thể, hoặc doý thức bám víu lấy những bóng dáng của thức tâm biến hiện, rồi tự ý phân biệttham đắm không chịu bỏ, như lời bạn hỏi đây chẳng hạn, hoặc vì nhận lầm nhữnglối tà thuyết khiến cho không nhận đúng thật tánh, thật tướng của các pháp,sinh ra vọng chấp các vị thần làm chủ sự vật. Kỳ thật, những tướng trạng cácthức duyên, đều do các thức biến hiện, đối với thức thì in tuồng như có, nhưng rờithức ra thì chúng hoàn toàn không, vì vậy mà gọi "tất cả duy thức".

Bên hỏi:Nhưng ở trong kinh Phật cũng như giữa đời này, người ta đềucó nói đến những tên: Nhân loại, thú loại, động vật, sinh vật, phàm phu, Thánhnhân, chúng sinh, chư Phật v.v. và cũng nói đến nào cá thể, dịch thể, khí thể,nguyên tử, điện tử, tinh tử, và đất, nước, lửa, gió, không, thời gian v.v. Nếulà duy thức cả, thì dựa vào đâu người ta nói như thế?

Giải thích:Không phải! Các danh từ, các tướng trạng ấy, đều do thứcphân biệt, chuyển động, chính nơi tự thân của nó vọng biến ra hai phần; mộtphần bị nhận biết gọi là Tướng và một phần hay nhận biết gọi là Kiến, rồi lạido sức tạp nhiễm về vật thể, về ngã thể từ vô thỉ, dựa theo hai phẩn Kiến,Tướng, trên chuyển hóa ra những tướng chúng sinh và thế gian vũ trụ. Lý lẽnương thức biến hiện là tùy theo thức duyên mà giả đặt ra nhân loại, thú loại,cho đến đất, nước, lửa, gió v.v. ví như sự nằm mộng, trong đó ra thấy rõ ràngcó ta, có người, có núi, có cảnh, song thật ra chúng toàn là những giả tướng dosức chiêm bao và tâm chiêm bao biến hiện. Tuy nhiên, lúc ấy vì vô tri, ta đãlầm cho chúng thật có ở ngoài tâm. Nếu biết những cảnh trong mộng không thật,nó chỉ là biến tướng của tâm, đem so qua cảnh giới mà ta gọi ta hiện thấy, đểrời bỏ vọng tình, thành kiến, thì bấy giờ không ngại gì mà không nói rằng:những hình trạng ta trông thấy tuy có, nhưng không thật.

Nào người, nào cảnh trong mộng đềudựa nơi mộng ảo của tâm mà giả hiện, như huyễn không thật. Trái lại, tâm mộngấy là nơi nương tựa của người và cảnh, mộng tâm bấy giờ không phải không có.Thức là nơi nương tựa của hết thảy chúng sinh và thế giới, chúng sinh và thếgiới đều do thức biến hiện, nên tất cả đều duy thức.

C. Sự phân tích kinh nghiệm - quansát và hệ thống của Duy thứcluận

Hỏi: Chúng sinh vô lượng, thế giới vô biên, nay ông nói thứ gìcũng đều do thức biến, vậy thức ấy có mấy thứ và có công năng gì đặc biệt?

Giải thích:Thức hay biến hiện ra mọi pháp ấy ước lược có ba loại:

1. Sinh hóa thể thức, là thức làmchủ thể của mọi sự sinh sinh hóa hóa.

2. Ý chí tính thức, là thức làm chocó ý chí và tánh cách khác với người, hữu tình khác với vô tình...

3. Liễu biệt cảnh thức, là thức minhliễu phân biệt ngoại cảnh. Ba loại thức này là chủ nhân ông, là tạo hóa, biếnhóa ra hết thảy chúng sinh và thế giới. Nó biến hóa bằng hai cách:

a. Nhânnăng biến, là năng lực biến hóa thuộc về nhân. Đây chỉ do những năng lựcbiến hóa các thức và vạn pháp (đẳng lưu tập khí) và những năng lực biến hóasinh mạng (dị thục tập khí). Thuộc nơi sinh hóa thể thức (A-lại-da thức). Tronghai thứ năng lực trên đó, năng lực biến hóa vạn pháp thì do ý chí tánh thức(Mạt-na thức) và liễu biệt cảnh thức mà được phát sinh và được tăng trưởng. Cònnăng lực biến hóa sinh mạng thì do thức liễu biệt cảnh với những nghiệp tánhlành dữ, huân tập sinh hóa thể thức mà được phát sinh và tăng trưởng.

b. Quảnăng biến, là năng lực biến hóa thuộc về quả. Do hai thức năng lực huân tậptrên, chuyển biến sinh các thức, rồi từ các thức biến hiện ra các tướng. Nóicách khác là do năng lực biến hóa giữa các thức và vạn pháp làm duyên chính đểcác thức ấy phát sinh. Ở đây, nhân như thế nào thì phát sinh quả như thế ấy,nhân tướng giống hệt nhau, nên có chỗ cũng gọi là đẳng lưu nhân quả. Lại donăng lực biến hóa sinh mạng làm trợ duyên, mà chiêu cảm ra sinh mạng thể thứcvới phận sự đáp ứng lại cho các nghiệp lực, mà nghiệp lực đó có công năng dẫndắt đưa đến chủ thể sinh mạng (dẫn nghiệp) và chiêu cảm ra thức liễu biệt cảnhvới phận sự đáp ứng cho nghiệp lực, mà nghiệp lực đó có công năng hoàn thànhchủ thể sinh mạng (mãn nghiệp). Trong hai thức này, thức trước gọi là:"Chơn sinh mạng thể" (chơn dị thục) và thức sau gọi là" sinhmạng thể sanh" (dị thục sinh). Cả hai loại này đều gọi là sinh mạng hóaquả hay quả báo về sinh mạng. Tuy nhiên, ở đây nhân tính với quả tính khônggiống nhau hẳn, nên có chỗ cũng gọi là dị thục nhân quả.

Thức là chỗ nương của chúng sinh,thế giới. Thức là chủ nhân ông hay biến hiện chúng sinh và thế giới, lý nghĩađại khái đã bao gồm trong chừng ấy.

Hỏi: Thức liễu biệt cảnh là thế nào? Thức ấy có mấy thứ?

Giải thích:Thức có tác dụng chiếu soi các sự tướng, cảnh giới riêngbiệt gọi là thức liễu biệt cảnh. Thức này có hai thứ: Một thức dựa theo sắc cănmà phát sinh và một thức dựa theo ý căn mà phát sinh.

Hỏi:Thức dựa theo sắc căn là thế nào. Thức ấy có mấy thức?

Giải thích:Các thức dựa theo sắc căn, lấy sắc căn làm trợ duyên thùthắng đặc biệt dễ phát sinh, gọi là thức dựa theo sắc văn. Phân tách thì có nămthứ:

1. Nhãnthức (thị giác) có tác dụng cảm giác, những thứ hiển sắc như xanh, vàng, đỏ,trắng, và những thứ hình sắc như dài, ngắn, vuông, tròn, lớn, nhỏ, xa, gần,sáng, tối v.v.

2. Nhĩthức (thính giác) có tác dụng cảm giác các âm thanh.

3. Tỷ thức(khứu giác) có tác dụng cảm giác các mùi thơm, thúi.

4. Thiệtthức (vị giác) có tác dụng cảm giác các vị ngọt, đắng, chua, cay v.v.

5. Thânthức (xúc giác) có tác dụng cảm giác các sự cứng, ướt, lạnh, nặng, nhẹ v.v.

Năm thức này cũng gọi là sắc thức,thinh thức, hương thức, vị thức và xúc thức vì tác dụng cảm giác ngoại cảnh củanó trên ấy. Khi có năm thứ cảm giác phát hiện là khi có năm thứ đối cảnh: sắc,thinh, hương, vị, xúc. Một bên cảnh, một bên tâm, một bên năng cảm, một bên sởcảm không bao giờ rời nhau mà đồng là tướng biến hiện của các thức vậy.

Năm thức này, có chúng sinh có đủ,có chúng sinh thiếu hết, có chúng sinh chỉ có một phần.

Hỏi:Những thuộc tính thuận hợp với năm thức là gì?

Giải thích:Có năm thuộc tính rất rõ rệt, bất cứ lúc nào cũng có là:Tác ý với công năng kích thích vô tư (kích động). Xúc với công năng cảm ứngthầm hợp (cảm động). Thọ với cộng năng lãnh nạp (cảm giác). Tưởng với công năngtưởng tượng quy mô (tưởng tượng). Tư với công năng tư duy biến động (tư duy).Ngoài ra, còn có những thuộc tính khác như tâm dục vọng, tin, hỗ, thẹn, tham,sân, si v.v. mà nếu để tâm quan sát tế nhị ta sẽ thấy chúng tùy thuộc với nămthức; trong những lúc năm thức cảm giác chiếu soi các cảnh sắc, thinh, hương,vị, xúc...

Hỏi:Trạng huống năm thức chiếu liễu sắc, thinh, hương, vị, xúc,như thế nào?

Giải thích:Trạng huống ấy giống như cái kính thủy (gương soi) chiếusoi các sự vật, ảnh tượng sự vật hiển hiện tức là gương sáng chiếu soi tức cóảnh tượng hiển hiện. Ánh sáng của gương và ảnh tượng của sự vật, đích thânchiếu hiện lẫn nhau một cách trực tiếp phân minh mỗi một, không thêm không bớt.Cảnh ấy là thật cảnh, là tánh cảnh, chỉ có thể hiện chứng chứ không thể đem lờilẽ, văn từ mà miêu tả thấu đáo được. Nào những giả tướng như tướng người, tướngtrâu, tướng cây, tướng núi v.v. biến sinh bởi sự hòa hợp liên tục, hay nhữngtướng giả có ra bởi sự đối đãi như tướng trong, tướng ngoài, tướng kia, tướngđây, tướng mình, tướng khác, tướng vật, tướng ta v.v. đều không có trong trạnghuống cảm giác đó. Thế nên trong trường hợp này cũng gọi là "Cảm giác duythức"

Hỏi:Năm thức này chỉ nhận biết thật cảnh (tánh cảnh), khôngnhận biết những giả tướng đối đãi và hòa hợp liên tục, vậy những giả tướng đóthuộc về cảnh gì và thức nào nhận biết?

Giải thích:Thức dựa nơi ý căn (Mạt-na thức) để làm trợ duyên thù thắngđặc biệt mới được phát sinh, gọi là thức dựa nơi ý căn. Nó nhận biết, so đo,phân biệt hết thảy cảnh thật, cảnh đới chất, cảnh độc ảnh, không một pháp gìlọt ngoài phạm vi nhận biết của nó và cũng chính sự nhận biết bao trùm các phápđó tức là bản thân, là hành tướng của nó, nên còn gọi nó là pháp thức (ư thức).

Hỏi:Thức đó nhận biết thật cảnh như thế nào?

Giải thích:Thức đó nhận biết thật cảnh ở ba trường hợp sau đây:

1. Khi năm thức trước cảm giác trựctiếp đến các tướng sắc, thinh, hương, vị, xúc với một bản tín vô tư thì ý thứccùng với năm thức trong một sát-na đầu, đồng cảm giác đến các tự tướng ấy.

2. Khi nội tâm xa hết những sự loạnđộng và hôn trầm nhờ bởi một sức định tuệ tinh nhất, tinh minh duy trì.

3. Khi hoàn toàn thoát ly mọi sựphân biệt, so đo, chấp trước, mà khế hội với tánh chơn như của tất cả pháp. Vànhư thế cũng tức là chuyển ý thức thành ra "Diệu quan sát trí" vậy.

Hỏi:Ý thức nhận biết cảnh đới chất như thế nào? Và sao gọi làđới chất?

Giải thích:Ý thức có công dụng thù thắng quảng đại hay phân biệt sođo, chấp giữ khắp mọi cảnh giới. Bên trong có nương ý căn và các pháp như tâmbất tương ưng hành (như danh số, thời gian, phương hướng, đồng dị...) liễu trinhững hành nghĩa, hành tướng về quá khứ và thường liên hợp tướng nghĩ về cácpháp hiện tại, nhân vì những sắc, thinh, hương, vị, xúc mà ý thức dựa theo nămthức trước để duyên được trong một sát-na đầu, đến sát-na sau đó đã trôi vàophạm vi ý thức, biến thành những tướng hòa hợp liên tục. Tóm lại, những danhvật đó do sự đối đãi lẫn nhau mà thành lập như tự tha, người ta, trong ngoài,kia đây, một nhiều, vuông tròn, lứn nhỏ, xa gần, cho đến như mặt trời, tráiđất, thực vật v.v. đều thuộc về cảnh tợ đới chất do ý thức nhận biết cả.

Cảnh tợ đới chất nghĩa là gì? Nhữngvật vừa kể trên tợ như có hàm chứa hoặc mang theo hình ảnh sắc, thinh, hương,vị, xúc, của năm thức dính líu với cảnh tợ đới chất cả. Nghĩa là cảnh này hoàntoàn là bóng dáng phản chiếu của một phía ý thức mà thôi nên gọi là cảnh tợ đớichất. Ngoài ra, khi ý thức nhận biết đến các thức hiện hành và nhũng tâm tánhtùy thuộc v.v. thì ở giữa cả đôi bên tạo thành ra một tâm ảnh, tâm ảnh ấy khôngphỉa do một phía ý thức mà do cả các thức kia hợp lại tạo ra, cảnh ấy ta gọi làchơn đới chất.

Hỏi:Ý thức nhận biết cảnh độc ảnh như thế nào? Và sao gọi làcảnh độc ảnh?

Giải thích:Cảnh độc ảnh là cảnh không có thật. Đó là những cảnh vị laimà ý thức tửơng tới, những cảnh quá khứ mà ý thức lại, cùng những danh ngôn,nghĩa tướng (các khái niệm trừu tượng) do ý thức mơ tưởng đặt ra. Trường hợpnày, ý thức rời hẳn tâm cảnh hiện thật mà chỉ phân biệt, so đo những cảnh hưảnh đơn độc mà thôi.

Cảnh này có hai loại: Những hữu chấtđộc ảnh và vô chất độc ảnh. Hữu chất độc ảnh là cảnh tương đối không có mà ýthức thì tưởng thấy có. Như về mùa đông tưởng thấy tiếng ve kêu, ở miền nhiệtđới về mùa hè tưởng thấy tuyết rơi, băng đóng v.v. Những ảnh tưởng ấy, ngay lúcvà tại nơi ý thức đang tưởng nó không có (độc ảnh), nhưng không phải là tuyệtđối không có vì nó cũng là hiện tượng thật hữu ở trong vũ trụ (hữu chất) mà ởchỗ khác, lúc khác thì hiện ra, như ve kêu mùa hè, tuyết rơi xứ lạnh mùa đôngvậy. Còn vô chất độc ảnh là ảnh tuyệt đối không có mà ý thức tưởng thấy có. Nhưdựa vào tiếng gọi "sừng ngựa", "lông rùa" v.v. rồi tưởngtượng ra những cảnh đó. Cảnh này chỉ do ý thức tưởng tượng bịa đặt (độc ảnh)chứ tuyệt đối không bao giờ có trong vũ trụ này cả (vô chất). Tóm lại, cảnh độcảnh rất phức tạp. Gần như tác dụng ý thức của ta hằng ngày đều duyên theo nócũng như duyên cảnh đới chất. Như vậy, nghĩa là ta đã sống nhiều với hai cảnhnày, mà rất ít sống với tánh cảnh.

Hỏi:Trình bày để chứng tỏ đặc biệt của ý thức ở chỗ nó có côngnăng nhận biết hai cảnh đới chất và độc ảnh ấy phải không?

Giải thích:Đúng thế, vì cảnh tợ đới chất và độc ảnh đều là cảnh thuộccủa nó cả. Không những thế, công dụng của ý thức này so với các thức khác nóvẫn rộng và ưu việt hơn. Chẳng hạn, khi nhập vào cảnh định hay khi chứng ngộpháp tánh chơn như cũng là do năng lực thù thắng của thức này. Ngoài năng lựcphát hiện duyên theo cảnh đới chất và độc ảnh một cách thường xuyên và dễ nhậnấy, ý thức còn có tác dụng dựa vào năm thức trước để cùng duyên tánh cảnh (cảnhthật) như trên đã nói. Nhưng nếu người ta không rõ được năm thức trước thì cũngkhó mà biết tác dụng này của ý thức. Vì vậy, người đời chỉ biết có ý thức màkhông biết tới tác dụng sáng suốt vô tư (chơn hiện lương này chỉ hiện ra trongkhoảng khắc ta chưa kịp nhận thì nó đã trôi vào cảnh ý ngôn (cảnh không thậtcủa ý thức) tức là ảnh đới chất và độc ảnh. Do đó, nếu không nhờ tu định tuệ,chứng ngộ pháp tánh chơn như thì khó bề tương ứng được với nó. Nhưng sở dĩ,không thành tự định tuệ, chứng ngộ tướng Như lai cũng chính do ý thức thườngthường vọng suy chạy theo cảnh đới chất và độc ảnh vậy.

Những người mê muội đạo lý duy thứcmà muốn tìm tòi chấp trước những cảnh vật ngoài tâm không biết bao giờ dừngnghỉ, cũng bởi nguyên do này. Bởi vậy, bước đầu của con đường Duy thức học làtrước tiên phải hiểu rõ các cảnh tợ đới chất và độc ảnh chỉ là tiếng nói của ýthức (cảnh ý ngôn), tuyệt nhiên không có thật vậy. Đây cũng gọi là "Ý ngônduy thức". Rõ được một cách đích xác lý " ý ngôn duy thức" nàytức thấy rõ cuộc đời chỉ là một giấc mộng.

Hỏi:Những thuộc tính của ý thức so với tiền ngủ thức khác nhauthế nào?

Giải thích:Những thuộc tính (tâm sở) của ý thức thường xuyên chuyểnhóa biến dịch vô chừng, nhưng rõ ràng để nhận khỏi phải luận giải dông dài lànhững thuộc tính sau đây:

a. Năm tâm sở duyên năm cảnh giớikhác nhau (tâm sở biệt cảnh) là: Dục (hy vọng), Thắng giải (sự hiểu biết vữngchắc), Niệm (ghi nhớ), Định (chuyên chú một nơi) và Tuệ (minh xác).

b. Mười tâm sở lành (thiện) là: Tín(tin tưởng), Tàm (hổ với người), Quư (tự thẹn), Vô tham (không tham lam), Vôsân (không nóng giận), Vô si (không u mê), Tinh tấn (siêng năng), Khinh an (nhẹnhàng, vui vẻ), Bất phóng dật (không buông lung), Hành xả (hỷ xả không cốchấp), Bất hại (từ bi).

c. Sáu tâm sở ô trọc nhiễu nhươnglà: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.

d. Hai mươi tâm sở ô nhiễm nhưng phụthuộc sáu món trên là: Phẫn (giận), Hận (hờn), Não (xúc tức cau có), Phú (cheđậy), Tật (ghen ghét), Xan (Bỏn xẻn), Cuống (dối trá), Siểm (dua nịnh), Hại(tổn hại), Kiêu (kiêu ngạo), Vô tàm (không hổ), Vô quí (không thẹn), Trạo cử(biến động), Hôn trầm (u trệ nặng nề), Bất tín (thiếu tin tưởng), Giải đãi(lười nhác), Phóng dật (buôn lung), Thất niệm (bỏ mất điều chơn chánh), Tánloạn (không chuyên chú một nơi), Bất chánh tri (kiến thức tà vạy).

e. Bốn tâm sở mà tính thiện ác lẫnlộn trong nhau (bất định) là: Tầm cầu, Tư sát, Hối hận, và Ngủ nghỉ. Những tâmsở này khi hợp sinh, lúc ly biệt, biến đổi xoay vần khắp mọi chỗ mọi thời, đổithay thoăn thoắt như chòm mây bay phất phới, khó lòng biện biệt. Tựu trung cócông lực vĩ đại đáng chú ý nhất là hai tâm sở Tầm cầu và Tư sát. Có thể nói hếtthảy học thuật tự tướng lưu hành trên thế gới này đều xây dựng trên hai tâm sởấy. Tóm lại, những tâm sở này rất phức tạp, phải thường xuyên phản tỉnh nội sáttrong khi động cũng như khi tỉnh, mới mong thấy hiểu một cách rõ ràng.

Hỏi:Sáu thức liễu biệt cảnh gây thiện nghiệp, ác nghiệp như thếnào?

Giải thích: Điều đó cứ xét ngay các tâm sở thì biết. Chẳng hạn, như ýthức bộc lộ ra nơi thân hành động, miệng nói năng mà cố kèm theo các tâm sởtín, tàm, quí v.v. thì biết những hành động, ngôn ngữ ấy thuộc về nghiệp lành;nếu kèm theo các tâm sở phẫn, hận, não... thuộc nghiệp ác; còn nếu có kèm theotâm sở tác ý, thắng giải tầm cầu v.v. thì biết những hành động, ngôn ngữ ấythuộc về nghiệp vô ký. Tuy nhiên, chúng sinh còn ở trong vòng phàm phu luânhồi, tâm hạnh của họ hầu hết chưa lìa khỏi những tâm sở tham, sân, si, nên khibộc lộ không thể tránh khỏi những hành động hung ác, ô nhiễm; trừ khi nào chứngnhập chơn như, phá trừ thức mạt-na chấp ngã, mới tạo thành những tâm hạnh thuầnthiện không vâng theo thói cũ, nhưng là những tâm hành sáng tạo.

Hỏi: Sáu thức ấy cảm thọ khỗ vui thế nào?

Giải thích:Trong khi cảm giác nếu tâm cảnh thuận hợp nhau làm cho thântâm vui thích ấy là thọ vui (lạc thọ), trái lại làm cho thân tâm bức não ấy làthọ khổ (khổ thọ), chiết trung giữa hai cảnh ngộ ấy, nghĩa là không khổ khôngvui, gọi là thọ xả (xả thọ). Ba thứ tình cảm khổ, vui, không khổ không vui nàyở nơi sáu thức liễu biệt cảnh, tùy lúc mà thay đổi, chứ không bao giờ có hẳn.Và trong đó, khổ thọ lại chia hai thứ là khổ và ưu (cực khổ, ưu phiền). Lạc thọcũng chia hai thứ là lạc và hỉ (vui và mừng). Khổ và lạc chỉ có trong hiện tại,ưu và hỉ thì thông luôn quá khứ, vị lai. Năm thức trước chỉ có khổ, lạc, xả, -ba thọ, còn ý thức thì gồm đủ cả năm món khổ, lạc, xả, ưu, hỉ. Nếu để tâm quansát, cũng dễ thấy.

Hỏi: Dẫu tôi biết rằng thức liễu biệt cảnh nhận biết ba cảnh thậttánh, đới chấp, và độc ảnh cảnh; đới chất và độc ảnh đã đành do ý thức chủ quanbịa đặt chứ thực tế không có nhưng còn cảnh thật tánh là cảnh có thật, nhưtrước kia đã nói về năm thức và ý thức đồng thời cảm giác sắc, thinh, hương,vị, xúc, tại sao những cảm giác về sắc, thanh, hương, vị, xúc đó nhất định phảiở chỗ này, lúc này mới có?

(Ví như cái cảm giác về tiếng vekêu, nó chỉ phát sinh khi người ta ở vào xứ ôn đới và lúc mùa hè chứ ở chỗ kháchay lúc khác thì cái cảm giác ấy không sinh, ý muốn nói cảm giác gì phải dựavào ngoại cảnh mới sinh được).

Ý thức cũng vậy, nó cảm nhận nhữngtướng hòa hợp, liên tục, đối đãi (như núi, sông, nhà cửa) thì cũng chỉ cuộc hạntrong khoảng thời gian nào đó, ở chỗ nào thôi, chứ vào lúc khác hay ở chỗ khác,cái tính cảm nhận ấy nào có thấy gì? Vả lại sắc, thinh, hương, vị, xúc và cáctướng hòa hợp, liên tục, đối đãi kia, nó ở tại chỗ này vào lúc này thì có thểlàm cho nhiều người (chứ không phải một người) đồng có cảm giác về nó, nhưngtại chỗ khác, lúc khác, làm cho nhiều người đồng không cảm giác về nó, như thếnếu không nhận có thật cảnh nắm ngoài thức để thức duyên vào đó mà phát sinhcảm giác, thời những tướng sai khác như trên, làm sao thành được?

Giải thích:Ông đã từng thấy chiêm bao lúc ngủ chứ? Trong lúc chiêm baothấy mùa xuân thì toàn hoa đào chứ không có hoa sen, nếu mộng thấy sa mạc thìhẳn hoàn toàn hoang dã chứ ở đó không có đậu mè, nếu mộng thấy gia nhân ly biệtthì trên bộ mặt ai nấy thút thít buồn rầu, nếu mộng thấy chuyện trai gái giaohợp thì tất có chuyện xuất tinh. Các sự việc trong chiêm bao hiển hiện rõ ràngin tuồng có một quy luật tự nhiên chi phối ấy, phải chúng đã tồn tại thật có ởngoài tầm chiêm bao? Nhưng đến thức dậy, dẫu có nhớ rõ mọi việc mình đã chiêmbao, song muốn tìm xem thử nó ở ngoài tâm vào chỗ nào, thì hoàn toàn không thấycó. Cảnh trong mộng đã thế, thì cảnh trong thức cũng thế (vì thức đây cũng chỉcái thức ở trong mộng mà thôi).

Hỏi: Dẫu biết rằng cảnh mộng không rời tâm mộng; nhưng phải cótâm mộng với cảnh mộng hai bên hòa hợp, liên tục, cộng đồng phát hiện mới làmộng. Sự việc trong mộng tuy chuyển hóa không thật, song quyết nhiên nó phảidựa vào sở nhơn, nghĩa là dựa vào nơi có thật, nó mơi có được. Nếu đã có sởnhơn để nó dựa, tất ngoài tâm mộng công nhận có cái bổn nhơn khởi mộng. Vậy rờingoài thức, há lại không có cái bổn nhơn (sự kiện có trước và biệt lập) sinhkhởi các thức ư?

Giải thích:Mộng nương vào tâm mà có, mộng chẳng rời tâm. Tuy nhiên,tâm đâu nhất định phải là mộng, nên có thể vĩnh viễn ly mộng, song nếu khi tâmđang mộng thì tâm (tâm chơn) không thể rời mộng (tâm vọng) mà có riêng ra. Cảnhchiêm bao, tâm chiêm bao đểu mượn sức chiêm bao mà có, sức chiêm bao dựa bổntâm (tâm khi chưa chiêm bao) mà thành. Muốn biết chiêm bao nương bổn tâm thếnào, hãy chờ bàn đến sinh hóa thể thức (A-lại-da thức).

Hỏi: Sao gọi là sinh hóa thể thức?

Giải thích:Sinh hóa thể thức rộng lớn bao dung huyền u thâm tế, ngóphớt qua không thể thấy được. Theo nghĩa đặt tên, nó có những tên sau đây:

a. Hàm tàng thức:Hay dung nạp, tàng chứa hết thảy công năng do ý chí tínhthức (mạt-na) và liễu biệt cảnh thức (sáu thức trước) huân tập. Nếu không nóchuyển hóa ra các tâm sở hiện hành và những công năng khác, quyết không bao giờtiêu mất. Đó gọi là " Năng tàng". Lại nữa, nó rất mê muội nhu nhược,hư dối không có năng lực tự giác, quyết đoán. Mỗi khi xả bỏ đời sống trước chưakịp chuyển sang đời sống mới, liền bị những nghiệp thiện ác của sáu thức trướchuân tập, tiềm tàng trong nó phát khởi lên mà dẫn tới đời sống mới khác (táisinh), và nhiệm vụ thức này (A-lại-da), bấy giờ cũng bị trói buộc nằm trong đờisống ấy. Như vậy thức A-lại-da vừa là bản thể đời sống, vừa bị khuất phục baotàng nằm trong đời sống bởi nghiệp lực quyết định. Hễ ra khỏi đời sống này lạichuyển vào đời sống khác, thường bị trói buộc ngăn che, chẳng được tự do tínào, nên gọi là "Sở tàng". Vả lại, thức A-lại-da này thường bị cáitính "chấp ngã" của thức mạt-na (ý chí tính thức), chấp chặt liên tụccho là "ta", rồi tiếp nhận, trao đổi những đều tạo ác của tiền lụcthức cất chứa vào đó, ấy gọi là "ngã ái chấp tàng". Trong ba nghĩahàm tàng kể trên, nghĩa "ngã ái chấp tàng" là chủ yếu.

b. Sinh thể thức: Tức chỉ về nghĩa "sở tàng" của thức A-lại-da nhưđã nói ở trên. Đời sống tuy chẳng phải do nó quyết định mà do nghiệp quyếtđịnh, nhưng nó mới chính là chủ thể đời sống nên cũng gọi nó là "chơn sinhmạng thể".

c. Chủng nguyên thức:Tức chỉ về nghĩa " năng tàng" của thức A-lại-danói trên. Do nhũng công năng sẵn có của thức này và công năng bởi bảy thứctrước huân tập vào, làm những nguyên nhân thường sai khác, thường liên đới vớinhau để phát sinh vạn pháp gồm có bốn loại: tâm pháp, tâm sở pháp, tâm biếnhiện và tâm bất tương ưng hành pháp.

Như trên đã nói, "ngã ái chấptàng" là nghĩa chủ yếu, tuy nhiên có thể ly khai được. Khi ly khai cáitính "chấp ta" ra khỏi A-lại-da thức thời nghĩa "chủ thể đờisống" cũng dần dần được ly khai, giống như tâm ta có thể ly khai mộng mịvậy. Còn nghĩa công năng chủng nguyên, nương dựa thể thức (chủng nguyên thức)là mãi mãi vô thủy vô chung, nên nghĩa này cũng gọi là "Y trì bổnthức". Sau khi ly khai ngã ái chấp tàng và sinh mạng chủ thể (chủ thể đờisống) thì thức A-lại-da này không còn gọi là A-lại-da mà gọi là "thanhtịnh vô cấu tâm thức" nghĩa là tâm thức trong sạch hoàn toàn. Tóm lại, nếucó được "Sinh hóa chủng nguyên công năng y trì bổn thức" đây, tứcgiải quyết câu hỏi tương tự như trên chẳng có gì khó.

Hỏi: Nguồn gốc chủng tử và công năng của tất cả các pháp hiện hữutrong thức này như thế nào?

Giải thích:Vấn đề này bao hàm nhiều nghĩa. Sơ lược có thể phân biệtnhư sau:

1. Từng sát-na biến đổi sanh diệt,cái trước diệt cái sau sanh, có công năng rất đặc biệt, không một pháp nàongưng tụ đứng chết cố định một chỗ.

2. Hiện hữu và tồn tại cùng lúc vàcùng chỗ với quả của các hành tướng hiện hữu. Ví như tế bào màu hiện hữu cùngvới da thịt vậy, mà tế bào máu kia tức là nguồn gốc chủng tử xác thịt trong mộtsinh vật.

3. Nương tựa vào thức là luôn luônchuyển biến theo thức: công năng dẫn khởi của tự loại liên tục không gián đoạncho nên phải bám dưa vào bản thức.

4. Quyết định bản tánh và công dụng:công năng của nguồn gốc chủng tử nào thì chỉ sanh quả tướng hiện hành đó màthôi. Như đất chỉ có thể làm thành các thức đồ đất không thành đồ vàng ngọcđược.

5. Phải đợi có nhiều trợ duyên mớicó thể sanh khởi quả tướng hiện hành: Như hạt lúa phải đợi có các duyên nhưnước, đất, gió, nắng v.v. mới sanh ra cây lúa được. Công năng của nguồn gốcchủng tử này có thể trực tiếp từ nơi tự loại của chính nó sinh ra quả tướnghiện hành, đó là "sanh nhơn". Vứt giới vận hành của công năng ấy,chưa hết thì nó có thể chìm vào trong quả tướng hiện hành để không tuyệt mất màcó thể dẫn khởi về sau, đó là "dẫn nhơn". Các hạt giống cỏ cây đềuchỉ có thể làm duyên tố phụ trợ chứ không phải là nhơn căn bản thật sự có thểtự chính nó sinh ra cỏ cây. Nhân căn bản thật sự đó là các nguyên tố chất lực,mà các nguyên tố chất lực thì do vô lượng chủng tử cùng đồng nghiệp huân tậpvào bản thức mà sinh trưởng. Lấy đó "mà quan sát cảnh sở duyên" củacác thức. Lý Duy thức biến hiện, chẳng đã rõ ràng lắm sao!

Hỏi:Ý nghĩa chữ huân tập nói ở đây là thế nào?

Giải thích:Khi nói huân tập thì phải nói đủ "năng huân tập"và "sở huân tập". Sở huân tập đòi hỏi có tính lâu dài, tính bìnhđẳng, tính tự ái, tính trống rỗng có thể dung nạp và có tính hòa hợp bất tứcbất ly, đồng thời đồng xứ với năng huân tập. Căn cứ vào tính chất đó thì biếtrằng chỉ có cái "sinh hóa thể thức mới có thể làm sở huân tập.

Năng huân tập đòi hỏi phải có tínhsanh diệt vô thường, có tính tác dụng đặt biệt phong phú, có tính tạo được khảnăng tăng giảm và có tín hòa hợp bất tức bất ly, đồng thời đồng xứ với sở huântập. Căn cứ vào tính chất đó thì biết rằng chỉ có các thức khác và các tâm lýthuộc tính mới có thể làm năng huân tập.

Trạng thái huân tạp ví như trong cănnhà vốn không có mùi hương, đốt hương lên rồi, tuy hương đã tắt nhưng trong nhàvẫn còn lưu lại mùi hương. Cũng như tay ta tập viết chữ, tuy lúc không viết chữnhưng cái công quả luyện tập viết chữ vẩn tồn tại.

Qua tính chất huân tạp này mà cácthức khác cùng với thức này hỗ tương nhân quả cho nhau. Nghĩa là nguồn gốcchủng tử và các công năng của thức này có thể tự thân sinh ra các thức khác vàcác thức khác trở lại huân tập sinh trưởng chủng nguyên công năng của thức này.

Như thế thì biết rằng sự sanh khởicủa thức không pahỉ nhờ một pháp nào khác để làm nhơn, mà chính do thức nàycùng với các thức khác hổ tương làm nhơn cho nhau mà sanh khởi.

Hỏi:Cái hành tướng liễu biệt của sanh hóa thể thức và cảnhtướng sở liễu biệt, đại để như thế nào?

Giải thích:Sở liễu biệt của thức này cũng là hiện thật tánh cảnh. Đạiđể được chia làm ba loại:

1. Bámtheo thức chủng nguyên cùng với nghiệp lực phân biệt sai lầm. Nghĩa là nươngvào tuớng sai biệt mà làm rõ nghĩa các danh ngôn, các thứ phân biệt và các nănglực huân tập của tướng các cảnh kia.

2. Nươngvào khí thế giới do sức cộng nghiệp thành thục biến hóa ra. Hai loại cảnh nàyđều do thức này nhận lãnh làm cảnh và bảo trì không để cho hư hoai.

3. Nươngvào sức bất cộng nghiệp thành thục biến thành "năm tịnh sắc căn" và"căn y xứ" của thân.

Năm tịnh sắc căn tương tự như tế bàothần kinh mà gần đây người ta đã phát hiện. Căn y xứ là nơi các căn nương tựavào như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân bằng máu thịt. Những căn này không những chỉnhận lãnh làm cảnh bảo trì không cho hư hoại mà còn dung nhiếp làm tự thể khiếnphát sinh cảm giác, thâu nhận, hiểu biết sự buồn vui, cùng liên quan với sinhmạng. Trong đó khí thế giới và căn thân có bốn sự khác nhau:

Một là tướng phần chủng nghiệp chungbiến thành, đó là thế giới vũ trụ mà mạng hữu tình không thể nương tựa một cáchtrực tiếp.

Hai là trong cái tướng phần chủngnghiệp chung ở trên có cái không chung biến thành, đó là lãnh vực chiếm hữuriêng tư của mạng hữu tình và là cảnh giới tùy loại thụ dụng không giống nhau.

Ba là trong cái không chung của tướngphần chủng nghiệp đó có cái chung biến thành, như căn y xứ phù trần thô sắccũng có thể hỗ tương thọ dụng của thân người.

Bốn là cái tướng phần chủng nghiệpkhông chung biến thành, đó là tịnh sắc căn của các tế bào thần kinh.

Tất cả đều nương tựa vào một lớp lưutrú hóa mà thành kết quả sinh mạng hóa. Chủng nghiệp, căn thân, khí thế giớinày đều là tướng phần của thức này biến hiện liễu biệt. Liễu biệt tướng phầnnày là kiến phần. Tướng phần và kiến phần đều y nơi thức mà khởi. Thể của thứclà tự chứng phần. Như có người dùng tay đo bụng của mình. Tay làm việc đo, vínhư kiến phần. Bụng là vật bị đo, ví như tướng phần. Người là tự chứng, tay vàbụng đều không tách rời người. Sau khi đã đo rồi nhưng phải có người mới biếtbụng dài rộng được bao nhiêu gang tay. Nhưng nếu bảo một người mà xưa nay khônghề biết gì về khái niệm dài rộng, số lượng nhiều ít thì dù có lấy tay đo bụngcũng không biết được kết quả đo đạc là bao nhiêu. Cho nên phải có người xưa nayđã có sự hiểu biết về số lượng làm chứng tự chứng phần.

Do đâu mà nay biết được số lượng? Làvì xưa nay vốn đã biết số lượng. Làm sao biết được rằng xưa nay vốn đã biết sốlượng? Là vì nay biết được số lượng. Hai thứ này hỗ tương là năng sở cho nhauvà có thể lượng đạt kết quả; cho nên không cần phải lập lên phần thứ năm.

Bốn phần của tâm này được thành lậptừ ý nghĩa về quả của lượng. Nếu từ ý nghĩa về thể dụng thì hợp chứng và thànhlập có ba phần: Tự chứng là thể, kiến và tướng là dụng. Nếu đứng về nghĩa năngsở thì hợp cả hai chứng tự chứng phần và tự chứng phần làm kiến phần, bấy giờchỉ thành lập có hai phần: Kiến phần là năng duyên lự, tướng phần là sở duyênlự. Nếu đứng về nghĩa nhất tâm thì vì sở kiến là không, nên năng kiến cũngkhông. Năng sở đều không, nên chỉ là nhất tâm, không có gì thành lập cả.

Nay căn thân của con người, khí giớicủa vũ trụ và nguồn gốc của căn thân khí giới đều là tướng phần của thức này,được tự chứng phần của thức này biến hiện ra và kiến phần của thức này liễubiệt nó. Cho nên, đây gọi là luận Duy thức thuyết minh về bản thể của vũ trụnhân sinh.

Hỏi:Những thuộc tính về tâm lý cùng nghiệp tính, sự thọ dụng vàtương sinh hóa của thức này ra sao?

Giải thích:Hành tướng của thức này rất sâu kín nên các thuộc tính tâmlý của nó cũng rất vi tế. Chỉ có các tâm lý cảm ứng, tâm lý cảnh phát, tâm lýcảm giác, tâm lý tưởng tượng, tâm lý tư duy, là phổ biến mà thôi. Thức này cùngcác tâm lý thuộc tính đều không phải thiện không phải ác, tuy có lỗi lầm nhưngkhông bị ngăn ngại, không khổ, không buồn, không vui, không mừng, bình thườngphẳng lặng, quả sinh, nhân quả một thời, quả nhân cùng chỗ, trôi chảy mênh môngnhư không gian không ngừng không dứt. Vạn hữu và thức này không phải là mộtnhưng cũng không phải khác. Thức này và vạn hữu không phải cái này là cái kia,nhưng cũng không thể tức liền rời khỏi nhau. Cho nên, chỉ có thức này mới lànguồn gốc sinh hóa của vạn hữu.

Hỏi:Thức này luôn luôn lưu chuyển, liên tục sinh diệt, thức vàcác hiện hành của chủng nguyên, cũng phải giống như thức và các chủng nguyên,thế thì làm sao vạn hữu sai biệt cùng với thức này bảo là không phải một, cũngkhông phải cái này tức là cái kia?

Giải thích:Thức này mê muội yếu kém, không có khả năng quyết định, tùytheo công năng tạp loạn của thức mà khởi. Khi khởi thì theo chủng nguyên ý chítính thức, đồng thới với ý chí tính thức. Vì "ý chí tính thức" cốchấp thức này là " nội tự ngã thể" cho nên cái "ngã ái chấp tàngthức" này cùng với "ý chí tính thức" luôn câu hữu và nương tựanhau. Nghĩa là từ vô thủy đến nay đều có ý chí tính thức cho nên thức này cũngđều có ngã ái chấp tàng. Bên trong đã tự thành căn thân, bên ngoài cũng cộngbiến thành núi sông, cây cỏ. Mỗi đời huân tập tại trong thức này thành một thứcộng lực sinh mạng hóa, dùng làm trợ duyên tăng thượng có thể làm thọ sinh cácthứ sinh mạng khác nhau, và cũng vì vậy mà vạn hữu có muôn vàn sai biệt. Đó là"ý chí tính thức."

Hỏi:Vì sao gọi là "Ý chí tính thức"?

Giải thích:ý chí là "suy nghĩ, so lường". Chí nghĩa là"luôn luôn xét định" thức này suy nghĩ so lường rất hay. Vả lại, thứcnày còn có khả năng luôn luôn xét định suy lường, cái thức đó đặc tính suylường xét định nên gọi là "ý chí tính thức".

"Liễu biệt cảnh thức" làloại thức có đặc tính liễu biệt các cảnh hơn cả các thức khác. "Sinh hóathể thức" là cái thức có tính tập khởi hơn cả các thức khác. Tùy theo đặcđiểm mà đặt tên như vậy. Cho nên gọi là ý chí. Gọi thế không có nghĩa nó hoàntoàn không có khả năng liễu biệt. Thức này không chỉ vào chủng nguyên của thứcnày trong "sinh hóa thể thức" làm bất cộng tăng thượng duyên, cũngnhư nhãn thức y vào nhãn căn, cũng như ý chí tính thức y vào ý chí căn thức làmcăn. Mà thức này đã y vào tự chứng phần của sinh hóa thể thức làm căn, rồi đeođuổi bám riết lưu chuyển không chút gián đoạn, rồi cũng xét nét phân biệt cái kiếnphần của sinh hóa thể thức làm cảnh. Cảnh này tức cảnh bị xét nét cố chấp làmthân thể củaa mọi tự ngã đó. Đó là dùng tâm chấp thủ tâm, trung gian sinh racảnh chân đới chất, luôn luôn suy lường thẩm xét không rời không bỏ. Cho nên,tùy theo lúc đó "ngã ái chấp tàng thức" cảm thọ cải thể sinh mạngthuộc loại nào thì sẽ trói buộc ngay vào thể sinh mạng của loại đó. Vì vậy, nóitrừ sạch sinh tử là do hiển lộ rõ ràng sinh mạng kia, chính do bởi thức này cốchấp cái sinh hóa thể thức thành ra ngã ái chấp tàng mà có. Thế rồi khai thông,hóa giải cái thức này không cố chấp nữa, nhân đó mới giải thoát được sự"trói buộc của thân mạng phân đoạn" này. Tuy nhiên, đến khi ấy vẫncòn tác dụng tương ứng quả, tức là "kiến chấp pháp tự tính" cho đếnlúc hoàn toàn chứng được "bình đẳng tính" mơi gọi là hoàn toàn khaiphóng không còn kiến chấp nào nữa, vĩnh viễn tương ưng với "bình đẳng tínhtrí". Luôn luôn thẩm xét suy lường vô ngã tính chân như và các pháp kháclà ý chí tính thức thanh tịnh viên minh có thể tùy theo vô biên thế giới, tùytheo vô lương chúng sinh căn tính sai biệt mà thị hiện các chủng Phật hóa.

Hỏi:Tâm lý thuộc tính của thức này ra sao?

Giải thích:Nếu đến bậc Cứu cánh giác thì chỉ còn hai mươi mốt loại tâmlý thuộc tính mà thôi. Đó là cảm ứng, cảnh phát, giác thọ, tưởng tượng, tự lực,nguyện dục, thắng giải, ức niệm, tịch tịnh, minh tuệ, tín, tàm, quí, vô tham,vô tham, vô sân, vô si, tinh tiến, bất phóng dật, khinh an, hành xả, và đại bi.Từ vô thủy đến nay, ở trong mê vọng thì thức này từ cảnh phát v.v. năm thứ tâmlý đều có ra nhưng vì ngã si, ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, bốn thứ căn bản thườngche lấp làm vẩn đục, tối tăm tạp loạn nhiễm ô, làm thành những tâm lý thuộctính hết sức trọng yếu của thức này.

Ngã si, tức không rõ cái lý chân nhưlà bản tâm thể pháp không có thật tự tính mạng và cũng không có thật tự ngã.Ngã kiến thì đảo ngược mà cố chấp cho rằng pháp có thật tự tính và thân mạng cóthật tự ngã. Một lần mê một lần chấp, mê một điều chấp một điều, cứ vậy màthành ra các pháp sai biệt rồi phân chia ranh giới đó và đây, mình và người...Lại thêm ngã ái, tùy theo ngã kiến sâu nặng tham đắm chấp trước cái ngã gom gópvào dần dần lớn rộng ra. Lại thêm ngã mạn ỷ vào chỗ chấp ngã mà cao ngạo, từ đósự chấp trước càng kiên cố, mê vọng điên đảo mãi không thôi, sinh tử lưu chuyểnmải không dứt. Cho nên đó cũng gọi là vạn pháp duy thức. Mà trong đó chín loạitâm lý là hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, vọng niệm, tán loạn,tà tri, thẩm tuệ có quan hệ cộng đồng với ngã si, ngã kiến v.v. Cho nên thườngcùng đồng khởi.

Xem thế có thể thấy rằng thức nàyquả thực là căn bản của sự ngăn che (trí giác). Tuy nhiên, nó chỉ hướng vào nộitâm mà chuyên chấp một cách sâu kín chứ không thể tạo tác các nghiệp thiện ácthô thiển bên ngoài.Cho nên thức này mang tính chất hữu phú vô ký. Cảm thọ củanó cũng không phân biệt được có lo, mừng, khổ, vui hay không.

Hỏi: Như vậy tính chung có tám thức, loại thức nương vào sắc căncó năm, mà nương vào căn thức, ý chí tính thức, sinh hóa thể thức thì mỗi thứcó một loại. Số loại của thức có tính quyết định hay không? Và sự nương tựa vàonhau để hiện khởi của chúng cũng có hệ thống hay không?

Giải thích:Tám thức đều nương vào bản thức mà chuyển biến. Từ vô thủyđến nay ngã ái chấp tàng thức và ý chí tính thức là hằng chuyển và câu hữu(chuyển biến luôn và luôn có nhau) chưa bao giờ gián đoạn. Năm thức trước nươngvào sắc căn nên phải đợi có các duyên như ánh sáng, khoảng không, trần và cănv.v. mới có thể hiện khởi. Còn những loại nương vào bản thức thì ví như sóngnương vào nước nếu không có gió làm duyên thì sóng cũng ngừng. Ý chí tính thứcthì hợp với ngã ái chấp tàng thức mà khởi, ví như dòng nước xiết nơi biển lớn.Nương nói ý căn thức, nương nơi đó mà thường hiện khởi, ví như sóng mòi do dòngnước xiết khởi lên, trừ phi lúc sóng của thức về cỏi trời vô tưởng hay khi nhậpvô tưởng định, diệt thọ tận định hoặc khi ngủ, khi ngất xỉu mới không hiện khởimà thôi. Như vậy thì biết rằng tất cả hữu tình chúng sinh tối thiểu cùng phảicó hai thức luôn luôn hiện khởi, đó là ngã ái chấp tàng thức và ý chí tínhthức. Nương vào hai thức trên và dựa vào căn thức đồng khởi thì có ba thức cùngchuyển. Dựa vào ba thức trên rồi lại nương theo nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thânthức, mỗi thức hoặc cho đến cả năm đều khởi thì có bốn thức, mỗi thức hoặc chođến cả năm đều khởi thì có bốn thức, đến tám thức đồng chuyển.

Như vậy, ta có thể thấy hệ thốngnương vào nhau, ở trong nhau mà hiện khởi của chúng. Còn như số loại của thứccó tính chất nhất định hay không thì nếu phân biệt về loại nghĩa của nó sẽ vôđịnh. Khảo sát về thể của thức từ xưa nay chỉ có tám. Nói tám là dựa vào tínhchất ẩn, liệt, hiển, thắng của duy thức mà nói. Nghĩa là chỉ nói đến tướngtrạng thù thắng đặc biệt biểu lộ cách rõ rệt thôi, còn những gì mà tướng trạngchấp thỏi, tầm thường, khuất lấp thì không nói đến. Và như thế cũng chỉ nói vềý nghĩa của đạo lý thế tục đế mà thôi. Nếu theo thắng nghĩa đế mà nói thì cũnglà phi hữu làm gì có đến tám: Bởi vì, duy thức tức vô thủ vô đắc. Nếu cố chấpduy thức là có sở đắc, như vậy cũng như chấp thủ rồi. Như có bài tụng duy thứcsau đây:

"Năngbiến này có ba,
Là dị thục, tư lương
Và liễu biệt cảnh thức.

Trướchết A-lại-da
Dị thục, tất cả chủng.
Chỗ chấp thọ khó biết
Thường tửơng ứng với xúc,
Tác ý, thụ, tưởng, tư,
Nhưng chỉ riêng xả thụ.
Tính vô phú vô ký,
Nhóm xúc cũng như vậy,
Thường chuyển như dòng thác
Chứng La-hán thì hết.

Tiếpnăng biến thức hai,
Đó là thức Mạt-na.
Theo A-lại-da chuyển,
Rồi duyên A-lại-da.
Tư lương và tính tướng
Thường đủ bốn phiền não.
Là ngã si, ngã kiến,
Và ngã mạn, ngã ái
Hợp cùng nhóm xúc kia.
Tính hữu phú vô ky.
Sinh đâu trói buộc đó,
La-hán, diệt tận định,
Xuất thế đạo thì hết.

Đếnnăng biến thứ ba,
Có sáu thứ khác nhau.
Liễu cảnh là tính tướng,
Đủ thiện, ác, vô ký.
Tâm sở tương ưng có
Biến hành, biệt cảnh, thiện.
Phiền não, tùy phiền não
Bất định, cùng ba thọ
Biến hành là nhóm xúc...
Tiếp biệt cảnh là dục,
Thắng giải, niệm, định, tụê,
Cảnh sở duyên chẳng đồng.
Thiện là tín, tàm, quí
Nhóm vô tham ba căn,
Cần, an, bất phóng dật,
Hành xả và bất hại.
Phiền não là tham, sân,
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não là phẫn,
Hận, phú, não, tật xan
Cuống, siểm, hại và kiêu,
Vô tàm cùng vô quí,
Trạo cử với hôn trầm.
Bất tín vào giải đãi,
Phóng dật cùng thất niệm,
Tán loạn, bất chính tri,
Bất định là hối, miên,
Tầm, tứ, thiện ác chung.
Nương vào căn bản thức
Năm thức tùy duyên hiện,
Khi chung khi không chung
Như sóng mòi theo nước
Ý thức thường hiện khởi
Trừ sinh Vô tưởng thiên,
Trong hai định vô tâm,
Hoặc ngủ say, ngất xỉu."

D. Luận Duy thức với vấn đề chuyểnhóa, biến hiện, duyên khởi và sinh hoạt

Hỏi: Nay tuy đã biết hành tướng của các thức nhưng chưa rõ nhấtthiết duy thức, vũ trụ nhân sinh đều do thức biến như thế nào?

Giải thích:Như trước đã trình bày tám thức và các tâm lý thuộc tínhcủa thức. Các thức và các tâm lý thuộc tính của thức dùng sức duy trì chủngnhân bên trong và sức hiện khởi các duyên, luôn luôn dung hòa nhau, lưu chuyểnmà khởi tác dụng. Khi khởi thì khởi cùng lúc, cùng một việc; một phần biếnthành kiến phần của tâm là sở liễu biệt. Nó không phải có cái kiến phần màkhông tướng phần, cũng không phải có cái kiến phần mà không tướng phần, cũngkhông phải có cái tướng phần mà không có kiến phần. Kiến phần hay tướng phầnđều không thể lìa nó mà có cái nào khác. Cho nên đối với các pháp bất sinh bấtdiệt cũng như các pháp sinh diệt tướng dụng thật pháp hay phân ly giải pháp tấtcả đều không lìa tâm. Cho nên tất cả la Duy thức.

Chữ Duy là nghĩa thế nào? Là phápkhông tách rời ra ngoài tâm thức này vậy. Lại cũng như do kiến phần năng liễubiệt của tâm, chu biến kế đặc, phân tích chấp lấy, đem cái tướng phần sở liễubiệt của tâm chuyển biến làm thành như một thức cảnh ảo ảnh hí lộng hoạt động ởngoài tâm. Đó tức là cái được gọi là nhân sinh vũ trụ trong chúng sinh thế giớivậy. Kỳ thật đó là do kiến phần của tâm biến hóa lưu động mà thôi. Ở trong thứckhông phải là không, lìa thức ra không phải là có. Phi hữu, phi vô nên gọi làDuy thức.

Hỏi: Nếu cảnh vật do tâm thức chuyển biến mà có, ví dụ như hoađào trước cửa sổ thì tại sao tâm thức không hóa hiện nó trong phòng, sao khônglàm cho nó nở hoa vào mùa đông mà phải đến lúc nào đó, nơi nào đó mới có? Nhưvậy rõ ràng là ngoài tâm thực sự có cảnh chứ đâu phải chỉ do tâm thức biếnhiện? Vả lại, nếu hoa đào này là do tâm tôi biến hiện thì tôi thấy, anh khôngthấy; nếu do tâm anh biến hiện thì anh thấy còn tôi không thấy chứ. Tôi thấyanh cũng thấy tức không phải tâm tôi biến. Anh thấy tôi cũng thấy tức khôngphải tâm anh biến. Lại nữa nếu tâm tôi đã biến ra hoa đào thì thấy hoa đào sao cònthấy anh cùng những vật khác? Nếu tâm anh biến ra hoa đào thì anh thấy hoa đàosao còn thấy tôi cùng các vật khác? Như vậy thì biết rằng tôi và anh, hoa đàocùng những người và vật khác đều là những cảnh thực có ở ngoài tâm, chắc chắnkhông phải chỉ là do tâm thúc hóa hiện; huống chi các cảnh vật này hiện có tácdụng có thể chứng minh được, như nhà để ở, ghế để ngồi, áo có thể mặc ấm, cơmcó thể ăn no đâu phải là hình ảnh hư ảo do tâm thức tưởng tượng huyễn hoặc ư?

Giải thích:Câu vấn nạn quả có hùng biện thật. Nhưng xin hỏi có bao giờngười nằm mơ thấy cùng vài ba người bạn lên núi đạp tuyết dạo chơi lỡ trượtchân ngã trên đá, giật mình dậy cảm thấy đau kéo dài đến mấy ngày không?

Đáp:Có.

Giải thích:Vậy thì nằm mơ thấy như vậy có xác nhận được rằng núi kia ởTây Hồ, tuyết ấy là tuyết ngày mùa đông không? Cố nhiên là do huyền tưởng thànhmộng, cảnh trong mộng đó không phải cảnh thật ở ngoài tâm, cũng đâu cần phảinhất định lúc nào, chỗ nào mới có? Những bạn cùng leo núi dạo chơi với người, tronglúc ấy người thấy gì tức các bạn cũng thấy thế. Hơn nữa trong mộng, người thấynúi, đồng thời cũng thấy các cảnh vật và nhân vật khác. Người trượt chân, khitỉnh vẫn còn cảm giác đau mình, như vậy rõ ràng cảnh do tâm chuyển biến, khôngphải là không có tác dụng. Ta có thể nói cảnh trong mộng do tâm hóa hiện thếnào thì vũ trụ nhân sinh cũng duy thức biến hiện thế thôi!

Hỏi:Về lý tuy là thế nhưng làm sao có thể chứng minh được trongkhi cảnh thật ở ngoài tâm rõ ràng có sắc chất?

Giải thích:Nhãn thức v.v. năm thức nương vào sắc căn thảy đều dựa vàotự thức mà khởi kiến phần, tướng phần cho nên dù kiến phần hay tướng phần đềukhông lìa tự thức. Tâm thức không trong cũng không ngoài thế mà chấp cho làngoài rồi chuyển nhập vào ý căn thức, vọng sinh phân biệt cho đó là ngoại cảnh.Chân hiện lượng cảnh thật sự chỉ là tâm tướng của tự thức, chỉ vì từ vô thỉ ýthức danh ngôn tập quen thành nết, không phải sắc mà như sắc, không phải ngoàimà tưởng như ngoài, thực sự nó cũng hiện ra như cảnh trong mộng mà thôi.

Hỏi: Nếu nay cảnh trong lúc tỉnh cũng đều như cảnh trong lúc mộngthì tại sao người ta chỉ biết cảnh trong mộng là duy tâm mà không thể biết đượccảnh lúc tỉnh là duy thức?

Giải thích:Khi mộng chưa tỉnh làm soa biết cảnh trongmộng là duy tâm?Và khi mộng thực sự tỉnh rồi cũng biết cảnh lúc tỉnh là duy thức.

Hỏi:Nếu thật cảnh ngoài tâm đều không thì thức làm sao riêng cómột mình được?

Giải thích:Thức không riêng có một mình, nhưng vì vạn hữu đều khônglìa thức nên nói là duy thức. Không vọng chấp cảnh ngoài tâm, mà chẳng phảikhông tức pháp của tâm, vì chân duy thức tính mà trình độ ly ngôn chính tríchứng được là không phải không. Vì nó là không phải không nên thức tâm liên tụcchuyển biến cũng không phải không, cảnh ngoài tâm tuy không có mà thức cũngkhôngphải không.

Hỏi:Thức đã không phải thì phải có thức khác ngoài thức của ta.Thức khác đó là cảnh ngoài thức giả thức của ta. Đã có ngoại cảnh như thế saogọi là duy thức?

Giải thích:Tuy có thức khác nhưng sở duyên gần gũi nhất vẫn chỉ làtrong chuyển biến của tự thức, và gián tiếp cũng có nương vào thức khác làm bảnchất mà thôi. Nay Tân Duy thức luận này có thể gọi là Duy thức luận đa nguyên.Trình độ chính trị, khế chứng được chân duy thức tính thì ngôn ngữ tư duy đềutuyệt dứt. Chừng đó nói duy có một cũng không phải mà bảo là nhiểu cũng khôngđúng. Đứng về tướng như huyễn của duy thức mà nói thì không phải vì chỉ có mộtthức nên gọi là duy thức mà nói thì không phải vì chỉ có một thức nên gọi làduy thức mà bao gồm tất cả vô lượng vô hữu tình chúng sinh; hữu tình chúng sinhnào cũng đều có tám cái thức thể và các tâm lý thuộc tình tương ứng theo tâmthức thể đó, và kiến phần, tướng phần chuyển biến theo tâm thức, phần lý giớivì do thức tâm biến ra và cả đến các pháp lìa tướng hiển hiện chân tính nhưthật, đều gọi là duy thức cả. Nói duy không phải là chỉ có một mà để phủ nhậncái phân biệt hư vọng của những ai chấp cho rằng ngoài thức có thật cảnh. Sựhàm dung cảnh ứng của các thức kia duyên khởi vô tận, do có trói buộc mới cógiải thoát, do ô tạp mà thành thuần tịnh, do lệch khuyết mà viên mãn, do thô ácmà thành diệu thiện, tất cả đều là tâm thức hoạt dụng không ngừng và mênh môngnhư biển pháp giới không bờ không mé.

Hỏi: Nếu chỉ do nội thức, hoàn toàn không có cảnh thật ngoài tâmđể làm nơi nương theo, vũ trụ nhân sinh đều do kiến phần của tâm hư vọng phậnbiệt ra, nhưng các thứ phân biệt ấy từ đâu sinh ra?

Giải thích:"Trì chủng nguyên thức" có vô số vô lượng cônglực sai biết có thể thân sinh tự quả và các quả liên tục sanh khởi lưu trú hóa,quả sinh mạng hóa, quả tác dụng hóa, quả tăng thịnh hóa. Từ sinh khởi vi mỗilần chuyển, thiên biến cho đến thành thục vị. Quá trình chuyển biến ấy liênmiên không dứt, không phải chỉ chuyển một lần. Sự chuyển hóa biến hiện sin khởiấy lại hỗ tương phụ trợ lẫn nhau tạo thành duyên lực, dung hòa nhau mà ra cácphân biệt. Tất cả phần kiến và tướng của tâm đều không ngoài phân biệt và sởchủng nguyên lực của bản thức và sức phụ trợ của các thức hiện hành liền sinhkhởi được nên không cần phải có cảnh thật nào ngoài tâm để nương gá cả.

Hỏi:Thế thì lý duyên sinh, nghĩa nhân quả trong đó ra sao?

Giải thích:Nghĩa lý này rất sâu xa ở đây khó trình bày một cách đầyđủ. Xin nói vắn tắt bốn pháp duyên sinh cũng có thể hiểu được một cách đạikhái:

1. Nhân duyên:Nghĩa là cái pháp có tác dụng sinh diệt, tự thân của nó cóthể chuyển thành tự quả của nó. Như hạt lúa chuyển thành mầm lúa, đó là cáiduyên của bản nhân sinh pháp. Ở đây có ba loại:

- Trongbản thức, chủng nguyên sinh ra hiện hành pháp của tám thức cùng các thuộc tínhtâm lý kiến tướng v.v. Đây thuộc nhân quả đồng thời, như sức động của nước vàsóng vậy.

-Trong bản thức, chủng nguyên giántiếp sinh ra chủng nguyên trong bản thức. Đây thuộc nhân quả khác thời, như sứcđộng trong nước trước và sức tác động khởi ra sau.

-Bảy thức trước, khi các thuộc tínhtâm lý, kiến tướng v.v. chuyển biến khởi hiện hành, nó huân vào bản thức vàsinh ra tự loại chủng nguyên. Đây cũng thuộc nhân quả đồng thời, như đợt sóngnước vừa diệt với sức động kế tiếp khởi.

Chỉ ba loại này là duyên chính củabản nhân sinh pháp.

2. Đẳng vô gián duyên:Đây cũng cùng nương một chỗ mà phát sinh, như một con sóngtrước diệt xuống là trợ duyên cho con sóng sau nổi lên.

3. Sở duyên duyên:Đây là cái kiến phần năng phân biệt, suy tư, thẩm lự nươnggá vào tướng phần sở phân biệt. Ở đây có hai loại:

- Một loạisở duyên khăng khít mà tất cả các tâm năng liễu biệt đều có, tức là trong cáikiến phần của tâm năng liễu biệt có trong nó tướng phần của tâm sở liễu biệtlàm nơi kiến phần của tâm nương gá để sinh khởi, hai bên kiến tướng không lìanhau.

- Một loạisở duyên duyên hời hợt mà tâm năng liễu biệt, hoặc có hoặc không, tuy nó đượckiến phần của tâm liễu biệt nương gá, nhưng tướng phần của tâm này không cùngkiến phần của tâm đồng nương vào một thức mà chỉ có tính cách như một tín hiệungầm có mà thôi. Sở duyên duyên này như các con sông, mỗi con sóng đều có hìnhtướng riêng biệt

4. Tăng thịnh duyên:Đây chỉ trừ ba loại trên, nó là pháp có sức dư, có sứcthắng thế có khả năng làm thuận lợi thêm hoặc nghịch hại thêm. Như nhãn căn,nhĩ căn v.v. như nam căn, nữ căn v.v. Như mạn căn, ý căn v.v. rất nhiều loạikhó trình bày đầy đủ hết. Như một con sóng cùng với nhiều con sóng khác đều cóquan hệ lẫn nhau.

Bốn thức duyên này chỉ có thức tâmgồm đủ, còn các pháp ở trong thức thì hoặc có ba duyên hoặc có hai duyên màthôi. Các sức duyên này đều không ngoài thức vạn hữu sinh khởi không cần nhờvào một sức duyên bên ngoài nào nữa, cho nên duyên sinh nhân quả đều do duythức mà ra.

Hỏi:Nói thế là đối với loài khoáng vật không có trí thức chứđối với con người là loài có tính tình, có sự sống, chết sống đều có tính mạngchuyển nối không dứt, nếu ngoài tâm thức không có thật pháp để nương tựa, gìngiữ thì làm sao được?

Giải thích:Giả sử ngoài tâm thức có thật pháp làm tánh mạng của conngười thì cũng chưa hẳn làm thành sự sinh tử liên tục được. Sự sinh tử liên tụclà do ý chí tính thức chấp trước kiến phần của sinh hóa tính thức, bám víu nócho là chính thật tự ngã, gắn chặt không rời bỏ. Nó phát triển liễu biệt cảnhthức tạo nên các nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp động, nghiệp tịnh, các nghiệptạp nhiễm xâm huân trở lại vào bản thức mà thành công năng tập khí. Sự huân tậpnhư vậy liên miên không gián đoạn. Nghiệp mới chín mùi, nghiệp cũ tàn rụi, khibỏ thân mạng này, nghiệp nào mạnh dẫn đầu, các nghiệp khác phụ trợ theo thì mộtthân mạng sau, sinh tử chuyển nối liên miên, đâu cần gì có thực pháp ở ngoàitâm để làm chủ trì?

Hỏi:Nói tập khí là nghĩa thế nào?

Giải thích:Các loài hữu tình sinh tử lưu chuyển là do tập khí của cácnghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp động, nghiệp bất động cùng với hai thứtập khí là năng phân biệt thủ truớc nương gá vào bản thức luôn luôn dung hòanhau, chức nhóm lâu thành nghiệp mà cảm thàn thân hữu. Nói một cách khác, tậpkhí được chia làm ba loại là: Danh ngôn tập khí, Ngã chập tập khí và Hữu thútập khí.

Danh ngôn tập khí là chủng nguyên,công năng thế lự của tất cả các pháp sai biệt có tác dụng sinh diệt. Loại tậpkhí này do bảy thức trước huân vào trong bản thức.

Ngã chấp tập khí là kiến chấp huyễnhoặc, hư vọng điên đảo của ý chí tính thức từ nhiều kiếp trước tiềm tăng tácdụng dựa vào ý căn thức phân biệt chấp ngã và ngã sở hữu pháp huân vào trongbản thức. Vì vậy làm thành một loại công năng thế lực khiến hữu tình trở thànhsai biệt giữa mình và người.

Hữu thú tập khí là các nghiệp thiện,bất thiện tạp nhiễm do liễu biệt cảnh thức tạo ra, huân vào bản thức làm thànhchủng nguyên sai biệt của thân mạng năm thú bị lưu chuyển.

Nên biết rằng trong số này, Danhngôn tập khí là bản nhân lực khác nhau làm nguyên do cho các pháp có tác dụngsinh diệt. Ngã ái và Hữu thú tập khí là hai tăng duyên lực khác nhau như khổvui tự tha của sinh mạng hữu tình gồm con người và chúng sinh.

Nói cách khác, đó là nguyên do tạonên sự hòa hợp liên tục của mỗi loài. Còn hai thứ tập khí tức là hai thứ tậpkhí Danh ngôn và Ngã chấp. Hai tập khí này đều có khả năng thủ sở thủ đối nhau.Nghiệp tập khí tức Hữu thú tập khí đều có khả năng chiêu cảm thân mạng, thiện thúác trong năm cõi. Nghiệp tập khí chiêu cảm thân mạng, nếu kể ra có đến mười haithứ duyên lự làm lưu chuyển sinh hóa. Như Bá-cách-sum (Henri Bergson) nói:"Đó là cái thể hoạt bản của vũ trụ sáng tạo chuyển hóa lưu động biếnthiên". Cũng đại khái tương tự như vậy. Suốt con đường kinh qua từ nhiềukiếp trước đều tồn tại, trong một niệm hiện tại đang liên miên chuyển khởi, chođến con đường tương lai vô tận sẽ tiến tới và cũng đang từ một niệm hiện tạiđang liên miên chuyển mãi không ngừng. Ngược lại, nếu giải thoát khỏi nó thì cógọi lúc ấy là viên tịch. Lưu chuyển hay viên tịch đều ở nơi thức cả. Như bàitụng sau đây:

"Cácthức này chuyển biến,
Phân biệt, sở phân biệt,
Cả hai đầulà không.
Nên tát cả duy thức.
Là nhất thiết chủng thức,
Biến như vậy, như vậy,
Vì sức biến chuyển ấy
Mà mọi phân biệt sinh.
Do tập khí các nghiệp,
Và tập khí hai thủ,
Nên dị thục trước dứt,
Liền sinh dị thục sau."

E. Luận Duy thức và vấn đề chân lýthật tính

Hỏi:Nếu tất cả đều do thức tâm biến chuyển mà có, lìa thức tâm khôngmột pháp nào bên ngoài thật có, như vậy làm sao giải quyết vấn đề chân lý thậttính, lấy gì làm bằng chứng để cho người ta tin, hiểu, thực hành được kết quả,mà nếu nói duy thức tức không phải là không giải quyết được vấn đề chân lý vàthật tính. Bởi vì sao? Vì chân lý thật tính cũng không lìa thức, nghĩa là thểcủa thức tức pháp chân thật. Pháp ấy chỉ đạt được bằng nội chứng, ly ngôn. Chonên chân lý thật tính chính là Duy thức.

Hỏi:Chân lý tức thật tính của Duy thức như thế nào?

1. Các pháp về ngã, và ngã sở đượcchu biến kế đạc và chấp trước. Tức nói chung cả nhân sinh, vũ trụ vạn vật. Cácpháp nhân sinh vũ trụ này do ý thức tính thức, nương vào ý căn thức, đối vớicác thể của thức và các tâm lý thuộc tính biến chuyển, tức kiến phần và tướngphần, tăng thêm một tầng phân biệt tự tha, khắc sâu thành có tâm, có vật. Kỳthật thể của nó chỉ là kiến tướng của các thức tâm mà thôi. Cái ngã cái vậtđược chu biến kế đạc chấp trước ấy, nào khác gì lông rắn, sừng ngựa, chỉ có nóinên có nghe chứ làm gì có thể tướng? Cũng như người đau mắt thấy hoa đom đómgiữa hư không, kỳ thực xưa nay hư không vẫn vắng lặng không có cái thể ấy baogiờ. Đó là do vọng chấp mà có, chân lý vốn không thể hiểu thấu được cái khôngấy, tức là chân lý.

2. Các kiến phần, tướng phần củathức cùng các tâm lý thuộc tính của thức do nương gá vào sức các duyên hoặc tậpkhí hư vọng phân biệt mà sinh ra. Các thức ấy ô tạp hay thuần tịnh cũng giốngnhư mắt bệnh hay mắt không bệnh; như tâm mình bị mê hay tỉnh vậy. Đấy là duyênkhởi. Lý duyên khởi thì vọng tỉnh đều không, nhưng đối với chân lý thì duyênkhởi là có. Đứng về biến tướng thì nhìn nhận là có nhưng đứng về thật tính phảibảo là không. Hiểu thấu được cái tướng chuyển biến đều do tâm thức ấy, tức làchân lý.

3. Cái thể chân thật của các phápduy thức là do tâm không mà thành tự hiển lộ một cách viên mãn. Đây là tánhchân thật thù thắng. Với tính này, vọng tình thì không nhưng chân lý thì có,với biến tướng thì không nhưng với thật tính thì có. Đó là chân lý của tínhchân thật. Do vọng tình chấp cái đệ nhị duyên khởi tính làm sinh mạng, chấp cáiđệ tam chơn thắng tính làm pháp tính rồi chấp nọ chấp kia không xả bỏ hoàn toànnên vẫn mù mờ không rõ được chân tướng của duyên khởi và tập thể của viênthành. Cho nên, nói ba cái sau đây phải hoàn toàn không tịch, phải rốt ráokhông còn cái gì cả. Đó là: vật tướng không, tự nhiên không và ngã thể không.Lý ba không này đều phải xa lìa vọng tình biến tướng, để khai hiển cái nghĩachân thật thù thắng của duy thức tính.Vậy xin phân loại tính lý của các phápduy thức như dưới đây:

Hư vọng pháp của Duy thức

Tính vọng chấp

phải loại trừ Chân thật pháp củaduy thức.

Thế tục pháp của Duy thức

Tính duyên khởi

phải chuyển tịnh.

Thắng nghĩa pháp của Duy thức

Tính chơn thắng

phải khai hiển.

Trong đây các pháp hư vọng, thế tụcchân thật, Thắng nghĩa, đều có bốn tầng phân tích như sau:

Vũ trụ nhân sinh

Hư vọng thế tục.

Các pháp duy thức

Đạo lý thế tục, Chứng đắc thế tục.

Nhân quả nhiễm tịnh

Chân thật thế tục, Hư vọng thắngnghĩa.

Lý tính chân không

Đạo lý thắng nghĩa, Chứng đắcthắng nghĩa

Nhất thật pháp giới

Chân thật thắng nghĩa.

Trong đây hư vọng là điều cần phảichuyển hóa, phải cải thiện. Đạo lý là điều cần phải liễu ngộ, phải thông đạt.Chứng đắc là điều mà có tu hành thì có thành công. Chân thật là điều không đốiđãi, không đổi khác. Tùy theo mỗi pháp, không pháp nào là không đúng như vậy.Tên chủ của các pháp là Duy thức tâm. Giữ theo khuôn này mà lại không tin,không hiểu, không thực hành được kết quả hay sao?

Như bài tụng nói:

"Dochấp trước này khác,
Chấp đủ khắp các thứ.
Biến kế sở chấp này,
Hoàn toàn không tự tính.
Tự tính y tha khởi,
Do duyên phân biệt sinh.
Chuyển ra viên thành thật,
Thì xa lìa tính trước,
Tính này với y tha.
Nào khác, nào chẳng khác,
Như các tính vô thường,
Thấy này thì thấy kia.

Nươngvào ba tính này,
Lập ra ba vô tính.
Nên Phật mật ý nói,
Tất cả pháp vô tính:
Một: Là tướng vô tính,
Hai: Tự nhiên vô tính,
Ba: Xa lìa tính trước,
Là chấp ngã chấp pháp.
Thắng nghĩa các pháp đó
Tức cũng là chân như,
Bởi tính nó thường như,
Tức thật tính duy thức."

F. Luận Duy thức với vấn đề liễungộ, giải phóng, cải tạo, tiến hóa và lựa chọn quyết định

Y vào cái gốc nhân lực của chủng tửvô lậu bên trong và sự học tập, tư duy, chính lý chân duy thức huân tập vàothành chủng tử, chứa nhóm lâu ngày hóa ra thành thục thuần túy thì dần dần liễungộ được lý Duy thức. Sự liễu đạt ngộ nhập mỗi ngày một thân thiết, đối vớinhững gì phải giải phóng, phải cải tạo cũng dần dần giải phóng, cải tạo được.Nghĩa là giải thoát khỏi sáu thức ngăn che như: tham lam, hẹp hòi, sân giận,biếng nhác, loạn tâm và ngu đần; cải thiện được sáu thứ không bị ngăn che là:thí xả, hiền trí, an nhẫn, tinh tiến, định tĩnh và tuệ minh. Vì từ trước đếnnay hỗn tạp, thác loạn, nhiễm ô, khuyết lậu tội ác nay tiến thuận đến chân thậtlý tính hóa thuần túy, thích đáng thanh tịnh, hoàn toàn, mỹ thiện. Vì do tríliễu ngộ đối với lý chân duy thức nên hướng đến phía trước mở rộng con đườnglớn giải thoát, đời đời kiếp kiếp chỉ tiến tới mà không thóai chuyển. Được nhưvậy mới có sự tiến hóa chân chính mà trước đây hoàn toàn không, chỉ tùy nghiệplưu chuyển, theo nghiệp trói buộc thọ báo, không có chút tự do, tự chủ. Cho nênngười cầu tiến chắc chắn phải tìm nơi đây vậy. Nhưng con đường còn dài mênhmang không cuộc hạn, phải tùy thuận cái nghĩa chơn thắng của duy thức tính,chứa nhóm những hành trang phước trí thuận với duy thức tính. Sức chơn tính bềnbỉ, tuệ minh cuờng thịnh muốn cầu thật chứng chân duy thức tính, thoát khỏi sứcthắng gia hạnh tinh nghiêm sâu kín khó lường, quả quyết dùng trạch diệt vénsạch mọi thức ngăn che, đã làm cho không khế hợp chân duy thức. Nổi dậy tâm tưkhảo sát sâu xa tha thiết, soát xét kỹ càng đối với danh, nghĩa, tự tính, saibiệt của tất cả các pháp để thấy rằng tất cả đều do miễn cưỡng đặt ra, giả lậphình như có, nhưng thực sự đều do tính vọng tưởng chấp trước mà có chứ hoàntoàn không có thật.Càng xét nét thêm càng thấy rõ ràng cái gọi là danh, nghĩa,tự tính, sai biệt của tất cả các pháp, chơn thật là duy thức, lìa thức thìkhông có. Cho dù nắm giữ cái nghĩa chơn thật thắng nghĩa, hiểu rằng sinh mạnglà không, pháp tính là không, sở thú là không, nhưng còn đeo mang cái biếntướng mà quan sát, tuy rằng quán cái sở quán ấy là duy thức chân thắng nghĩatính, thì cũng vẫn chưa an trụ vào lý chân duy thức. Như bài tụng sau đây:

"Nếunhư chưa khởi thức,
Cầu trú duy thức tính,
Thì hai thủ tùy miên,
Vẫn còn chưa phục diệt.

Nếucòn một chút gì
Được gọi duy thức tính
Thì vì còn sở đắc,
Chưa thật trụ duy thức!"

G. Luận Duy thức với sự thật chứng,hiển hiện, siêu tuyệt, thắng diệu và thành công

Về điểm này, ý nghĩa được phát biểutrong bài tụng sau đây:

"Nếuđối cảnh sở duyên,
Trí không còn sở đắc,
Bấy giờ trụ duy thức,
Vì lìa hai thủ tướng
Vô đắc: Bất tư nghì,
Là xuất thế gian trí,
Bỏ hết hai thô trạng,
Mới chứng được chuyển y!"

H. Cứu cánh của luận Duy thức

Cứu cánh của luận Duy thức như bàitụng sau đây:

"Đâycảnh giới vô lậu,
Bất tư nghị, thiện, thường,
Thân an vui, giải thoát,
Là Đại Giác Thế Tôn!"

Giải thích:Đến đây là chỗ thật chứng của Duy thức, cứu cánh của Duythức mà trào lưu tư tưởng hiện đại chưa thể thích ứng và trình độ giác ngộ củachúng ta chưa thể đạt tới. Nói theo sách vở cũng chỉ là bàn phiếm. Theo sở kiếnphân biệt lại càng lạc vào nơi xa xôi huyền ảo. Nhưng nếu khéo liễu ngộ thìluận Duy thức đối với vũ trụ nhân sinh cũng có thể sớm thật chứng đạt tới chỗcứu cánh rốt ráo cùng tột vậy. Cho nên, ở đây chỉ nói cách khái quát là tận mỹ,tận thiện, vô tận, thường trú, viên dung, an lạc, diệu giác, linh minh, tự tại,chân thật, bất khả tư nghị mà thôi. Còn nội dung thì không thể nghĩ bàn.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 27115)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 16100)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10432)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 6763)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 5947)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 15392)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
16/02/2019(Xem: 7078)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8833)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 111895)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12932)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]