Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Phát tâm Bồ-đề

11/01/201115:25(Xem: 5515)
07. Phát tâm Bồ-đề


THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ

Lời nói đầu

Đạo Phật là đạo của tâm cao rộng.Mỗi một câu một lời của Phật pháp toàn dạy chúng ta mở rộng tấm lòng bao dungtrùm khắp hết thảy muôn loài. Bởi vậy, những Phật tử tín hiểu Phật pháp đúngđắn, bao giờ cũng phải mở rộng phần nhãn quan, nhìn khắp muôn loài chúng sinhvới mình đều cùng chung một bản thể, cùng chung một sự sống, không những tươngquan với nhau về mặt đau khổ mà còn tương quan với nhau về mặt an lạc. Khôngnhững kiếp này, mà bao nhiêu kiếp từ trước tới nay, ta với chúng sinh lắm khilà ác nghịch, nhưng cũng lắm khi là thân thích, ân nhân lẫn nhau, cho nênthương yêu nhau, giúp đỡ nhau, cứu độ nhau là một việc dĩ nhiên không phảingoài phận sự.

Nhưng giúp nhau để đưa nhau đi đếnmục đích nào? Nếu giúp nhau mà không phải cốt để đưa nhau đến mục đích cao rộngvà chân thật thì việc giúp nhau ấy, chỉ rập khuôn theo theo một quan niệm hẹphòi, giả dối, tuy nói là giúp nhau mà kỳ thực lại làm trở ngại, bó buộc nhautrong vòng tội lỗi thống khổ. Phật dạy chúng ta nên cố gắng giúp nhau, vàphải biết giúp nhau bằng cách đưa nhau đến mục đích giải thoát khổ đau, là mụcđích cao rộng và chơn thật hơn cả.Đạt được sự an lạc, giải thoát tốithượng thì tất cả nguyện vọng về hạnh phúc của ta đều gồm đủ trong đó.

Phật pháp đã nêu lên mục đích caorộng như thế. Muốn thực hiện mục đích ấy phải có chí nguyện cao rộng tức là chínguyện Bồ-đề hay là tâm Bồ-đề.

Tầm Bồ-đề gọi tắt là tâm giác ngộ,nói rộng là tâm sáng suốt biết xả bỏ cái ngã và ngã sở của mình để trên thìmong cầu Phật đạo, dưới thì cứu giúp mọi loài. Nếu chỉ vì Phật đạo mà khôngvì chúng sinh thì trở thành ích kỷ, không thể nào giải thoát hoàn toàn; tráilại chỉ vì chúng sinh mà bỏ quên Phật đạo thì lại dắt nhau quanh quẩn trongvòng sống chết của vô minh.Cho nên tâm Bồ-đề này là một thứ tâm gồm đủ cảhai nghĩa: vì Phật đạo và vì chúng sinh.

Xem thế, phát tâm Bồ-đề là một việcrất quan hệ đối với hàng Phật tử. Đành rằng Phật pháp rất thích hợp với trìnhđộ chúng sinh. Phật đã khai năm thừa để giáo hóa. Các thừa đầu tuy chỉ dạynhững pháp phổ thông theo căn cơ chúng sinh ưa muốn, song rốt cuộc Phật vẫn đưachúng sinh đến kết quả giải thoát hoàn toàn, khuyên chúng sinh phải cố gắngphát tâm Bồ-đề. Chính chúng ta ở vào thời này, một thời kỳ mà tỉ số đau khổngày càng cao, thế lực Phật pháp bị suy giảm dần, thì sự phát tâm này lại càngcần thiết hơn nữa.

Tuy cần thiết nhưng không phải tuyệtđối khó khăn, vì tâm này ai ai cũng có sẵn. Nếu người nào biết tự giác và suynghĩ rằng: Ta hãy làm thế nào cho Chánh pháp được truyền bá lâu dài khắp thếgian, làm thế nào cho mình được hoàn toàn giác ngộ, và làm sao cho mọi ngườicùng giác ngộ như mình. Như thế là đã phát tâm Bồ-đề rồi vậy.

Nhân sinh trần thế này, ai ai cũngsuy nghĩ phát tâm như thế, thì bao nhiêu cảnh tượng thống khổ, mê lầm trongkiếp sống chúng sinh, cũng được tiêu tan theo những ý lành hạnh tốt của sự phátkhởi tâm Bồ-đề này.

Ngài Tỉnh Am Tổ sư vì thiết tha vớimục đích đó, nên tự mình đã phát tâm Bồ-đề, và làm ra bài văn này (bằng chữHán) khuyên mọi người đồng phát tâm ấy. Bài văn này cách đây 9, 10 năm đã cóvài người dịch Quốc văn, nhưng nay không còn nữa, mà nhận thấy nó rất cầnthiết, cho nên chúng tôi dịch lại và ấn hành ra đây để khiến quí pháp hữu đồngđọc đồng nghĩ và phát tâm Bồ-đề

PL.2515-1952
Thích Thiện Siêu

BÀI VĂN "KHUYẾN PHÁT TÂM BỒĐỀ" CỦA TỔ SƯ TỈNH AM

Lối cốt yếu để vào đạo, trước hếtphải phát tâm; việc cần kíp trong sự tu hành, trước hết phải lập nguyện. Cóphát tâm mới mong độ chúng sinh, có lập nguyện mới kham thành Phật đạo; nếukhông phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, dầu có trải qua số kiếpnhiều như vi trần, vẫn xoay vần trong luân hồi, tuy co tu hành nhưng rốt cuộcvẫn bị nhọc nhằn vô ích. Vậy nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Bỏ mất Bồ-đề tâm màtu các thiện pháp, đều thành ma nghiệp." Bỏ mất Bồ-đề tâm còn hại như thế,huống là chưa phát?

Thế thì biết rằng học đạo Như lai,trước phải phát nguyện Bồ-tát sai biệt rất nhiều, nếu không chỉ vẽ rõ ràng,tưởng khó bề cho người ta biết đường xu hướng. Bởi vậy nên nay lược chỉ támtướng của tâm nguyện là: Tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên.

Sao gọi là tà, chánh, chơn, ngụy,đại, tiểu, thiên, viên?

1. Có người tu hành, một mặt nói làtu hành không chịu cứu xét tự tâm, chỉ lo trau luyện bên ngoài, tham cầu lợidưỡng, ưa luyến sắc đẹp danh thơm, đắm say dục lạc trong đời hiện tại, trôngmong quả báo hữu lậu về đời vị lại. Phát tâm như vậy gọi là .

2. Đã không cầu lợi dưỡng danh vọngcũng chẳng tham đắm dục lạc, quả báo hiện tại và tương lai. Nhứt tâm vì muốnthoát sanh tử, vì cầu chứng Bồ-đề. Phát tâm như vậy gọi là Chánh.

3. Tâm tâm niệm niệm, trên thì cầuPhật đạo, dưới thì hóa độ chúng sinh. Dù nghe Phật đạo cao xa, khó, không sanhlòng khiếp sợ thồi lui. Dù thấy chúng sinh khó độ, không sanh lòng chàn nảnnhọc nhằn. Một lòng tinh tiến như đi trên núi cao muôn trượng, quyết đến tậnchóp, như đi lên tháp cao chín tầng, quyết đến cùng đỉnh tháp. Phát tâm như vậygọi là Chơn.

4. Có tội lỗi không chịu sám hối trừdiệt trong tâm trược uế, ngoài dạng trong thanh, đầu siêng sau nhác. Giả sử cóhảo tâm, thường bị mồi lợi danh làm chương ngại ô tạp, có thiện pháp nhưngkhông tránh khỏi tội nghiệp nhiễm ô. Phát tâm như vậy gọi là Ngụy.

5. Độ tận thế giới chúng sinh,nguyện ta mới tận. Thành được đạo quả Bồ-đề, nguyện ta mới thành. Phát tâm nhưvậy gọi là Đại.

6. Xem ba cõi như ngục tù, thấy sanhtử như oan gia, sanh lòng sợ hãi, chỉ cầu độ thoát phần mình, không phát tâm độngười. Phát tâm như vậy gọi là Tiểu.

7. Nếu thấy thiệt có chúng sinhngoài tâm mà phát tâm nguyện độ, thấy thiệt có Phật đạo ngoài tâm nên phát tâmnguyện thành, không xả vọng công huân, cố chấp tướng tri kiến. Phát tâm như thếgọi là Thiên.

8. Nếu biết tự tánh là chúng sinh,phát nguyện độ thoát chúng sinh tự tánh, biết tự tánh là Phật đạo, phát nguyệnthành tựu Phật đạo tự tánh. Ngoài tự tâm tự tánh không thấy một pháp nào khácnữa, nên lấy tâm như hư không, phát nguyện như hư không, tu hành như hư khôngvà chứng quả như hư không, lại cũng không thấy có tướng hư không là thế nàonữa. Phát tâm nhưvậy gọi là Viên.

Biết được tám tâm tướng sai biệt nhưthế mới biết thẩm sát, biết thẩm sát mới biết điều nên bỏ nên lấy, biết điềunên bỏ nên lấy, mới có thể phát tâm.

Sao gọi là thẩm sát? Là khi ta pháttâm, xét trong tám thứ ấy, thứ nào là tà, thứ nào là chánh, là chơn, là ngụy,là đại, là tiểu, là thiên, là viên? Sao gọi là bỏ, lấy? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏtiểu, bỏ thiên mà lấy chánh, lấy chơn, lấy đại, lấy viên. Phát tâm được như thếấy mới gọi là chơn chánh tâm Bồ-đề.

Tâm Bồ-đề này là chủ tể các thiệnpháp, nên phải có đủ nhân duyên mới phát, nên phải có đủ nhân duyên mới phátkhởi.

Nhân duyên ấy ước lượng có 10 thứ:

1. Nghĩnhớ ân nặng của chư Phật.
2. Nghĩ nhớ ân cha mẹ.
3. Nghĩ nhớ ân Sư trưởng.
4. Nghĩ nhớ ân thí chủ.
5. Nghĩ nhớ ân chúng sinh.
6. Nghĩ nhớ sự khổ sanh tử.
7. Tôn trọng tánh linh của mình.
8. Sám hối nghiệp chướng.
9. Cầu sanh Tịnh độ.
10. Nghĩ sao Chánh pháp được lâu bền, truyền bá khắp thế gian.

1. Vì sao phải nghĩ nhớ ân nặng cũaPhật?Đức Thích-ca Như lai, từ lúc mớiphát tâm, chỉ vì chúng ta mà tu hạnh Bồ-tát, chịu đủ mọi đều khổ cực, trải quakhông biết bao nhiêu kiếp. Lúc ta tạo các nghiệp nhân, Phật rủ lòng thương xót,tìm đủ mọi cách để giáo hóa, nhưng chúng ta ngu si không biết đem lòng tín thọ,đến khi chúng ta thọ quả báo đoạ vào địa ngục chịu khổ cho chúng ta, nhưngchúng ta nghiệp chướng nặng nề, không thể cứu bạt. Khi sanh trong nhân đạo,Phật lại dùng đủ phương tiện khiến ta gieo trồng căn lành, đời đời kiếp kiếp.Phật thường theo dõi chúng ta, không giờ phút nào xa bỏ. Khi Phật mới ra đời,thì ta còn ở chốn trầm luân, nay được sanh làm thân người, Phật đã diệt độ! Tavì tội gì mà sanh nhằm đời mạt pháp? Nhờ phước gì mà nay dự phần xuất gia? Vìchướng duyên gì mà không thấy được kim thân, lại nhờ may mắn gì mà đích thânđược gặp Xá-lợi?

Suy nghĩ như thế, tức tự biết rằng:giả sử trước kia không có căn lành làm sao ngày nay được nghe Phật pháp, khôngnghe Phật pháp đâu biết thường mang ân Phật. Cái ân đức quá lớn, gò núi cũngkhó ví bằng. Nếu tự mình không phát tâm rộng lớn, tu đạo Bồ-tát, gây dựng Phậtpháp, cứu độ chúng sinh, thì dù nát thịt tan xương cũng không báo đáp được. Ấylà nhân duyên thứ nhất phát tâm Bồ-đề vậy.

2. Vì sao phải nghĩ nhớ ân cha mẹ?Thương cho cha mẹ chúng ta, sanh ta khó nhọc, mười thángmang thai, ba năm bú mớm, chịu ướt nhường khô, nuốt đắng nhả ngọt nuôi ta, mớiđược thành người, chỉ mong nối dõi nghiệp nhà, cúng thừa tế tự. Ngay ta đã xuấtgia, tạm xưng Thích tử, tạm gọi Sa môn, không cúng dâng miếng ngon miếng ngọt,không chăm sóc việc tế tự tảo mộ, khi sống đã không nuôi được thể xác cha mẹ,chết lại không độ được tánh linh gia tiên; với thế gian đã là người rất hại,với xuất thế gian lại không ích gì; hai đàng đều lỡ, tội nặng biết trốn vàođâu? Suy nghĩ như vậy mới biết phải thường tu Phật đạo trải qua trăm kiếp nghìnđời, cứu độ chúng sinh khắp trong mười phương ba cõi. Như thế không những chamẹ trong một đời, mà cha mẹ trong nhiều đời đều mong ơn tế bạt, không những chamẹ của một người, mà cha mẹ của tất cả mọi người, đều được siêu thăng. Ấy lànhân duyên thứ hai phát tâm Bồ-đề vậy.

3. Vì sao phải nhớ đến ơn Thầy?Cha mẹ tuy sanh trưởng nuôi nấng được thân ta, nếu không cóvị Thầy ở thế gian dạy bảo ta thì không biết điều lễ nghĩa, không có vị Thầyxuất thế gian thì ta không biết đến Phật pháp. Không biết đến lễ nghĩa thì cũngnhư loài vật, không hiểu Phật pháp thì khác nào người tục. Nay chúng ta biếtqua lễ nghĩa, hiểu qua Phật pháp, mình mặc áo cà-sa, thân thấm nhuần giới phẩm,công ơn sâu nặng ấy đều nhờ Thầy chỉ dạy. Nếu ta cầu mong quả vị nhỏ thì chỉlợi được một mình, nhưng nay vì quả vị Đại thừa, phát nguyện làm lợi ích khắpmọi người thời không những vị Thầy ở thế gian mà vị Thầy xuất thế gian, cũngđâu mong nhờ lợi ích. Ấy là nhân duyên thứ ba phát tâm Bồ-đề vậy.

4. Vì sao phải nhớ ơn thí chủ?Chúng ta hiện nay có sự tư dụng hàng ngày, đều không phảicủa mình sẵn có, mỗi ngày cháo cơm ba bữa, mỗi năm chăn áo bốn mùa, khi cầndùng về tật bệnh, lúc chi phí nơi thân miệng, thảy đều do sức lực người khácmang lại cho ta dùng. Người kia thì đích thân kiệt lực cày bừa, vẫn khó đủ lótmiệng, ta thời ngồi yên hưởng dùng còn không vừa ý. Người kia thì đánh sợi dệtcửi không ngơi nghĩ vẫn còn khó khăn mới đủ manh áo mặc, ta thời quần áo thừathãi đâu biết tiếc thương. Người kai thì cửa sập nhà liếp, bối rối suốt đời, màta thời nhà cao sân rộng ung dung sáng ngày. Đem sự khó nhọc của người kia màcúng cho ta nhàn rỗi, ta có yên lòng chăng? Lấy phần lợi của kẻ khác mà tưnhuận thân mình, lý ấy nghĩ có thuận chăng? Thế thì trừ phi vận cả hai phần bitrí nghiệm tu, phước tuệ đôi đường, khiến cho đàn tín được thâm ân, chúng sinhđược hưởng phúc mới xứng đáng công người. Trái lại, hột gạo tấm tơ đền bù đềucó phận, ác báo khó tránh được. Ấy là nhân duyên thứ tư phát tâm Bồ-đề vậy.

5. Vì sao phải nghĩ ơn chúng sinh?Ta với chúng sinh từ kiếp lâu xa đến giờ, nhiều lần đắp đổilàm cha mẹ lẫn nhau, cùng có ân đức vời nhau, nay tuy cách đời hôn muội, haibên đều chẳng biết nhau, nhưng lấy lý mà suy, cố nhiên có sự báo đáp, nhữngloài mang lông độ sừng kia biết đâu rằng không phải con ta ngày trước. Nhữngloài sâu trùng hay động vật kia biết đâu trước chẳng từng làm cha mẹ ta? Thườngthấy những người lúc nhỏ xa cha mẹ, đến khi khôn lớn còn quên mặt mũi dung mạo,huống là những kẻ có nhân duyên thân thích với ta đời trước, bây giờ mỗi ngườimỗi họ đâu dễ gì hay. Kia thời kêu la ở chốn địa ngục, hoặc quằn quại trongvòng ngạ quỷ, thống khổ đói khát kêu ai, ai biết. Mặc dầu ta không thấy khôngnghe, nhưng tất nhiên họ cần kêu cầu cứu giúp, sự lý ấy nếu ngoài kinh luận củaPhật giáo thì không ai biết được hay nói được rõ ràng. Cho nên các vị Bồ-tátthường coi con sâu, con kiến đều là ân nhân thân thuộc quá khứ, chánh giác vịlai do làm những điều lợi ích để báo đáp ơn đó. Ấy là nhơn duyên thứ năm pháttâm Bồ-đề vậy.

6. Vì sao phải nghĩ đến sự khổ sanhtử?Ta với chúng sinh từ nhiều kiếp đếngiờ thường ở trong vòng sanh tử chưa được giải thoát. Khi ở trong loài người,khi ở trong cõi trời, khi ở cõi nay, khi ở phương khác, ra vào muôn mối, chìmnổi không chừng. Thoạt được làm trời, thoạt sanh làm người, thoạt đoạ vào địangục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong cửa ngục tối tăm, buổi mai ra, buổi chiều trởlại, trong hang ngục Sắt, tạm ra khỏi liền lại bắt vào, phải lên ngục Đao sơnthì thân không còn một mảnh da lành. Phải leo ngục Kiếm thọ thì thương tật ruộtgan rách nát. Viên sắt nóng sao khỏi đói, nuốt vào thì can trường cháy tận,nước đồng sôi không làm cho hết khát, uống vào thì xương thịt chín nhừ, cưa bénxẻ thân, đứt rồi liền nối lại, gió nghiệp thổi đến, chết rồi liền sống lại.Trong thành lửa cháy, toàn là kêu thảm thiết. Trong chảo dầu ram toàn tiếng rênkhóc đau thương. Bị giá lạnh vừa đọng lại thì thân hình như nhụy sen xanh mớikết, máu thịt đã tan ra thì thể xác như hoa sen đỏ nở tung. Một đêm sanh tử ởnhân gian bằng trải qua muôn lần ở dưới địa ngục. Làm phiền kẻ ngục tốt phảinhọc nhằn, không tin lời Diêm vương dạy bảo.

Lúc chịu quả báo mới biết khổ. Khiấy tuy có ăn năn sự đã muộn rồi, khi thoát khỏi liền quên, cứ tạo nghiệp nhânnhư trước. Đánh lừa chảy máu, ai hay là mẹ ta thương xót, dắt lợn làm thịt,biết đâu chính là cha mình đau đớn. Ông Văn Vương là Thánh, ăn thịt con cònkhông biết huống ta là kẻ phàm ăn thịt cha mẹ làm sao hay? Ân ái năm xưa mà naylà oan gia, giặc thì ngày trước mà giờ thành cốt nhục, người có túc mạng thôngbiết được tiền kiếp, thật đáng hổ thẹn, người có thiên nhãn thông thấy tỏtường, thật đáng cười thường trong chỗ phân nhơ mười tháng đùm bọc khó thở,trong mủ máu một giờ đảo ngược sanh hạ đáng thương. Khi bé nhỏ ngủ mê, Đông Tâymờ mịt, lớn lên có trí khôn thì liền sanh tham dục. Nào bệnh, nào già, nào chếtphút chốc tìm đến. Thần thức bị tan vỡ bên trong bởi gió lửa xen nhau thổi đốt,da thịt bị héo khô bên ngoài bởi máu đã kiệt châm, không một chỗ da nào màkhông như dao cắt. Rùa khi đem mổ, còn dễ lộ mai, người khi hơi tàn, thần thứcrời bỏ xác thân rất khó.

Tâm không chủ định, như khách buônbán chạy dong mọi nơi, thân không có một hình thù nhất định như phòng nhà thay đổi,hết chốn này đến chốn khác không ngừng. Nghiền cõi Đại thiên làm bụi nhỏ cũngkhông nhiều bằng số thân ta ra vào sanh tử, dòng nước trong bốn bể lớn, cũngkhông nhiều bằng nước mắt ta đã khóc khi ly biệt. Thịt xương chồng chất hơn núicao, xác chết ngổn ngang nhiều hơn quả đất. Giả sử không nghe lời Phật, sự đóai thấy ai nghe? Chưa xem đến kinh Phật, lẽ ấy làm sao hay biết? Giá hoặc cóngười vẫn giữ thói tham luyến ngày trước, tham ái say mê như xưa thì chỉ e muônkiếp nghìn đời, một lầm trăm lỡ, thân ngưòi khó được, dễ mất, thời cơ tốt trôiqua khó tìm lại được. Đường lối mù mịt, biệt ly dằng dặc, ác báo trong ba đườnglại phải tự mình chịu lấy, đau đớn không thể nào nói được, ai là người sẽ chịuthế cho? Kể đến nỗi niềm này làm sao khỏi ghê lòng rởn óc!

Thế nên, phải ngăn dứt lòng sanh tử,ra khỏi biển ái dục, độ mình độ người đồng lên bờ giác thì dầu bao kiếpp cônghuân, cũng cốt tại một chuyện này. Ấy là nhân duyên thứ sáu phát tâm Bồ-đề vậy.

7. Sao gọi là tôn trọng tánh linhcủa mình?Nhất tâm hiện tiền của ta đây, thậtra là cùng với tâm đức Thích-ca Như lai không hai không khác. Vì sao đứcThích-ca Thế Tôn sớm thành ngôi Chánh giác vô lượng kiếp đến nay, mà chúng tavẫn còn làm kẻ phàm phu, hôn mê điên đảo? Đức Thế Tôn thì đầy đủ vô lượng thầnthông trí tuệ, công đức trang nghiêm, mà chúng ta thì chứa đầy vô lượng phiềnnão nghiệp lụy, sanh tử buộc ràng? Rõ là tâm ta cũng như tâm Phật vốn chỉ mộtthể, nhưng vì mê ngộ nên khác nhau. Lặng lẽ suy nghĩ, há chẳng đáng hổ lắm sao?Ví như ngọc bảo châu vô giá, vì chìm ở bùn nhơ, mà người ta xem thường như ngóiđá, không chút yêu trọng. Cho nên cần phải thực hành vô lượng pháp lành để đốitrị mọi đều phiền não, nhờ có công tu đức thời tánh đức mới tỏ bày; cũng nhưviên ngọc châu đã rửa sạch, treo ở chỗ cao thì chói sáng rực rỡ, soi khắp tấtcả mọi nơi. Được thế mới không có phụ công ơn giáo hóa của Phật và không bẽbàng tánh linh của mình. Ấy là nhân duyên thứ bảy phát tâm Bồ-đề vậy.

8. Sao gọi là sám hối nghiệp chướng?Trong kinh nói: "Phạm một tội cát-la, phải đoạ vào địangục nô lệ một thời hạn bằng 500 tuổi thọ của trời Tứ Thiên vương." Tộicát-la là tội nhỏ còn mắc quả báo như thế, huống chi tội nặng thời quả báo nóilàm sao kể xiết! Hiện nay, trong sự tác dụng hàng ngày của chúng ta, nhứt cửnhứt động thường trái giới luật; một miếng ăn một ngụm nước, thường phù hợp vớiThi-la (Sila, Giới), những điều trái phạm chỉ một ngày cũng đã vô lượng, huốngnhững tội gây ra suốt cả đời và nhiều kiếp, lại càng không thể nào nói cùng. Vảlại, lấy năm giới mà nói, trong mười người thọ đã hết chín người phạm và phạmrồi thì phần nhiều che giấu, ít ai tỏ bày ăn năn. Như là gới Ưu-bà-tắc cònkhông toàn vẹn, huống chi giới Sa-di, giới Tỷ-kheo, giới Bồ-tát, thôi thì chẳngcần phải nói. Hỏi đến danh hiệu thì xưng ta là Sa môn, mà hỏi đến sự thực hànhthì chưa đủ làm Ưu-bà-tắc, thế thì làm sao không thẹn được ư? Nên biết rằng,giới luật của Phật, không thọ thì thôi mà thọ thì không thể hủy hoại, khôngphạm thì thôi, mà phạm thì về sau tất phải sa đoạ. Vậy nếu trừ phi tự thươngxót mình và thương xót người, thân miệng thiết tha, vừa nói vừa khóc, khắp cùnghết thảy chúng sinh cầu ai sám hối, thì dù muôn kiếp nghìn đời khó bề trốn khổiquả báo hung ác. Ấy là nhân duyên thứ tám phát tâm Bồ-đề vây.

9. Sao gọi là cầu sanh Tịnh độ?Ở cõi này tu hành được tiến trên đường đạo rất khó, tráilại vãng sanh cõi Tịnh độ, thành Phật rất dễ dàng, dễ cho nên chỉ một đời đãthành được, khó khăn cho nên nhiều kiếp vẫn chưa thành. Thế nên các bậc Thánhhiền thuở trước, vị nào cũng xu hướng vãng sanh, ngàn muôn kinh luận, bộ nàocũng chỉ về Tịnh độ. Đây là pháp môn tu hành cho chúng sinh đời mạt pháp, khôngpháp môn nào thích hợp hơn. Nhưng trong kinh nói: "Điều thiện nhỏ khônglàm sao sanh được, phải có nhiều phước mới vãng sanh." Nhiều phước thì khôngchi bằng phát tâm Bồ-đề rộng lớn. Bởi vậy mới hành trì danh hiệu Phật đã hơnngười bố thí trăm năm, vừa phát tâm Bồ-đề đã hơn kẻ tu hành trải qua nhiềukiếp. Phật tử niệm Phật cốt cầu mong làm Phật, mà tâm Bồ-đề không phát thì dùniệm cũng chẳng thành gì được. Phát tâm là cốt để tu hành mà không được sanhTịnh độ, dẫu phát rồi dễ bị thồi lui. Cho nên đã gieo giống Bồ-đề lại cày bằngcày niệm Phật thì tự nhiên đạo quả thêm lớn; cưỡi thuyền đại nguyện vào trongbiển Tịnh độ thì quyết định sanh cõi Tây phương. Ấy là nhân duyên thứ chín pháttâm Bồ-đề vậy.

10. Sao gọi là lo nghĩ Chánh pháplâu bền?Đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp đếngiờ vì chúng ta nên tu đạo Bồ-đề, những việc khó làm Ngài làm được, những việckhó nhẫn nại Ngài nhẫn nại được, nhân quả viên mãn mới được thành Phật. Đãthành Phật rồi, giáo hóa chúng sinh, đến khi nhân duyên chu đáo mới nhậpNiết-bàn, thời kỳ Chánh pháp, tượng pháp, giáo pháp tuy có nhưng không ngườitruyền dạy tu hành, tà chánh không phân minh, thị phi chẳng liễu biệt, cạnh tranhnơn ngã, trục lợi đua danh, mở mặt nhìn xem đầy dẫy cả thiên hạ đều như thế,suy tàn cho đến nỗi không còn biết Phật là người thế nào, Pháp nghĩa là gì,Tăng là tên gì, thật đau đớn không nỡ nói! Mỗi một lần nghĩ đến, không cầm giọtnướcmắt rơi xuông lưng chừng!

Ta là Phật tử mà không báo ơn Phật.Trong không ích cho bản thân, ngoài không ích cho nhân dân xã hội, sống khôngích cho hiện tại, chết không ích cho tương lai. Trời dù cao không che được ta,đất dù dày không chở được ta, làm tội nặng chẳng phải ta là ai? Do đó, đau đớnkhông thể nín thinh, nghĩ mãi cũng chẳng có kế gì tài giỏi, nên vội quên mìnhlà người hèn dốt, liền phát tâm Bồ-đề, tuy không làm sao vãn hồi vận mạt ngaybây giờ, nhưng quyết chắc mưu toan giữ gìn Chánh pháp được lâu bền trong ngàysau. Vì vậy, tôi cùng các bạn lành đồng đến chốn đạo tràng, trình thưa tỏ bàysám hối, dựng nên pháp hội, phát bốn mươi tám lời đại nguyện, nguyện trải trămnghìn kiếp, tâm nào cũng cốt cầu thành Phật. Từ ngày nay cho đến tận đời vịlai, hết một đời này, thề quyết về nơi Cực lạc. Sau khi đã về Cực lạc, lên chínphẩm hoa sen, trở lại cõi Ta-bà, làm cho Phật đạo ngày cáng thêm rực rỡ, phápmôn tu hành thêm được xiển dương, làm cho hải hội Tăng-già ở cõi này đều thanhtịnh, toàn thể nhân dân đều nhờ ơn giáo hóa, kiếp vận đáng diệt lại được dàithêm. Chánh pháp chẳng bị mất lại được còn mãi, đó là điều thật tình khổ tâmmòn mỏi. Ấy là nhân duyên thứ mười phát tâm Bồ-đề vậy.

Đã biết đủ mười nhân duyên phát tâmBồ-đề, đã biết hết tám pháp của tâm nguyện, thời nến biết chỗ để hướng tới, cónơi để phát tâm. May mắn chúng ta cùng được làm thân người, ở vào nơi văn vật,sáu căn không tỳ vết, bốn đại được khinh an, lại có đủ tín tâm, không bị machướng. Nay chúng ta lại tự do xuất gia, lại được thọ giới Cụ túc, lại được gặpgỡ đạo tràng, lại được nghe Phật pháp, lại được cung chiêm Xá-lợi, lại tu hànhpháp sám hối, lại đuợc gặp bạn lành, lại đầy đủ mọi duyên tốt, thế mà từ naykhông phát tâm Bồ-đề, còn đợi ngày nào?

Trông mong đại chúng thương xót lòngthành ngu muội, chí nguyện khổ thiết của tôi mà cùng nhau lập đại nguyện này,cùng nhau phát tâm Bồ-đề ấy. Ai chưa phát thì nay lo phát, ai đã phát rồi thìphải làm cho phát liên tục, Chớ sợ khó mà e ngại thối lui, chớ xem thường màkhinh suất nông nổi, chớ muốn mau mà không lâu bền, chớ biếng nhác mà khôngdũng mãnh, chớ ủy mị mà không phấn chấn nổi dậy, chớ lần lữa hẹn chờ khi khác,chớ vì ngu độn mà cứ một mặt vô tâm, chớ lo căn lành căn mỏng mà tự hèn nhụcmình vô phần, ví như trồng cây gốc rễ dẫu cạn, mà trồng lâu ngày, càng ngàycàng sâu, và cũng như mài dao, mài lâu thì dao lụt cũng phải bén, lẽ nào vì gốccạn mà không trồng, để mặc cho cây khô chết, vì dao lụt không chịu mài, bỏkhông trở thành vô dụng.

Vả nếu cho sự tu hành là khổ, thế làkhông biết biếng nhác càng khổ hơn. Vì rằng tu hành chỉ khổ tạm thời mà an vuithì được vĩnh kiếp, trái lại biếng nhác tuy nhàn rỗi một đời, mà chịu khổ nhiềuđời. Huống hồ nay lấy pháp môn Tịnh độ làm thuyền bè, thì lo gì thối chuyển,ngại gì gian nan. Phải nên biết rằng: tội nhân ở địa ngục còn biết phát tâmBồ-đề từ kiếp trước, có lẽ nào ta là Phật tử ở trong nhân luân, lại không biếtphát nguyện rộng lớn ngay bây giờ? Sự hôn mê từ vô thỉ đã qua rồi không cảnngăn lại được, nhưng ngày nay giác ngộ thì ngày sau còn có thể đền bù. Tuy vậy,vì mê man không tỉnh ngộ, cố nhiên đáng thương, tỉnh ngộ mà không tu hành lạicàng đau đớn. Nếu biết sợ khổ địa ngục thì tự nhiên gắng gỏi siêng năng, nếubiết nghĩ đến vô thường mau chóng thời không dám biếng lười, lại lấy Phật pháplàm phương sách nhắc nhở, nhờ bạn hiền làm kẻ đề huề, suốt đời nương tựa vàođó, vội vã chẳng dám lìa, thì không còn sợ nạn thối thất.

Đừng bảo rằng một niệm là mọn màkhinh thường, chớ có nguyện suông vô ích. Nhưng hễ tâm chơn thì sự thật, nguyệnrộng thì hạnh sâu, hư không chưa phải lớn, chơn tâm ta mới lớn, kim cang chưaphải bền, nguyện lực ta mới thật bền. Ví bằng đại chúng các ngài, ai nấy chíthành không nỡ bỏ lời tôi, thì quyến thuộc Bồ-đề từ nay xin kết duyên; liên xãbạn hiền, từ nay giao hiểu. Nguyện cùng sanh cõi Cực lạc, cùng thấy đức PhậtDi-đà, cùng hóa độ chúng sinh, cùng thành bậc Chánh giác. Biết đâu khi chứngthành cái thân ba mươi hai tướng tốt, trăm phúc trang nghiêm sau này, khôngphải từ sự phát tâm lập nguyện ở ngày hôm nay. Xin các ngài cùng cố gắng, rấtmay mắn lắm thay!

Mơmàng trong giác chiêm bao,
Đêm dài mù mịt ai nào tỉnh ra?
Lại say giấc mộng la đà,
Cho là vui thích, tỉnh mà làm chi!
Sắp tỉnh lại cố làm mê,
Một lần trăm lỡ càng đi đường cùng,
Gây bao nhiêu nghiệp hãi hùng,
Cứ trong giấc mộng vun trồng khổ nhân,
Ai ơi mau tỉnh tâm thân,
Tây phương thẳng lối chính chân quê nhà.
Bao nhiêu duyên nợ bỏ qua,
Chăm tu cái nghiệp thực thà sạch trong
Đêm ngày luống những cầu mong,
Nhất tâm về đó mới hòng tĩnh ngay.
Tâm không có bợn mảy may,
Ấy là Tịnh độ phương Tây đó mà.
Mở mắt thấy đức Di-đà
Nguyên lai vẫn một cảnh nhà ta xưa.

(Bài kệ này cũng của ngài Tổ sư TỉnhAm làm để khuyên đại chúng - Thiều Chửu dịch.)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 26799)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 15837)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 10252)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 6627)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 5793)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 15204)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
16/02/2019(Xem: 6955)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8662)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 110060)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12717)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]