Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền quy

01/04/201314:04(Xem: 7785)
Thiền quy

Phat_thanh_dao

Thiền Quy (Thiền Viện Mahasi)

Đại Đức Thiền Sư Bhaddanta U Arseikkhana thuyết giảng
Tỳ kheo Chánh Kiến dịch

---o0o---

“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”

Hành giả cần phải:

1. Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi.

2. Độc cư, giữ yên tịnh. Mọi giao tiếp không được khuyến khích tại đây.

3. Kềm chế việc hở môi nói chuyện.

4. Hạn chế tối thiểu việc đọc và viết.

5. Cư sĩ phải giữ Bát Quan Trai giới. Cấm hút thuốc. Nhà sư và tu nữ phải trì giữ cẩn mật giói luật hàng xuất gia.

6. Cẩn trọng theo sát hướng dẫn của Thiền Sư và không hành theo bất cứ lối thiền nào khác tại đây.

7. Không được có bất cứ hành vi nào không liên quan đến việc hành thiền liên tục (như nghe radio, cassette, xoa bóp, chụp hình, giữ sách vở - dù là kinh, châm cứu, tiếp khách, nấu ăn, học tiếng Miến Điện, Anh văn hay Pàli ...)

8. Thu thúc các Căn. Sống như Mù, Điếc, Câm, Ngu, Bệnh, và như người chết rồi.

9. Cử động thật chậm.

10. Hạn chế ngủ từ 4-6 giờ trên 24 giờ mổi ngày.

11. Hành giả phải hành thiền bằng:

- Lòng tôn kính và thật tâm

- Sáng suốt, trung thực và chân chính.

- Tinh cần và dũng mãnh.

- Thông suốt mọi việc.

- Kiên định.

- Trì chí, liên tục từng giây phút niệm, từ khi kinh hành sáng đến lúc an nghỉ buổi tối.

12. Không thể gián đoạn niệm để suy nghĩ, liên tưởng, suy tính, phân tích hay giải thích trong khi hành niệm liên tục.

13. Thông thường, việc hành thiền dành cho người bình thường và tâm trí quân bình. Nếu người mà tâm trí không sắc bén để hành thiền liên tục, nhất là để theo sát giáo huấn, thì không thể gọi là hành giả. -- (Lời dạy của các Thiền Sư ).

* Tóm Lược Hướng Dẫn Cách Trình Pháp

1.Mỗi hiện pháp gặp phải trong một lần ngồi thiền cần được mô tả trong những thuật ngữ sau:

a. Sự phát sanh

b. Sự ghi nhận

c. Sự quan sát

Trình bày những hiện pháp (Đề Mục) gặp phải theo một cách trình tự từ hiện pháp đầu tiên, như chuyển động lên - xuống, phồng - xọp của bụng.

Chẳng hạn:

- Sự phồng lên của bụng đã phát sanh tôi ghi nhận là Phồng rồi quan sát sự giãn nở, sự nén hơi, sự căng cứng ".

- "Sự xọp xuống của bụng đã phát sanh, tôi ghi nhận là Xọp rồi quan sát sự xẹp xuống, sự thư giãn tinh thần"

2.Trình bày sự biết rõ các hiện pháp đồng phát sanh ra sao và ta quan sát chúng liên tục như thế nào?

Chẳng hạn: "Sự biết rõ chỉ đến sau khi sự Phồng đã sanh diệt và tôi chỉ có thể quan sát một hay hai những sự phồng và những sự xọp, trước khi tâm ý trôi mất" hay "sự biết hiện pháp phát sanh ngay ở sát na phồng và sự kéo dài của nó, và tôi có thể quan sát phồng - xọp từ 20 đến 30 lần trước khi tâm ý phóng đi".

Điều quan trọng nhất là trình hiện pháp đầu tiên trong sự rõ ràng, đơn giản, ngôn từ chuẩn xác trong mọi chi tiết chính xác mà ta đã quan sát. Chỉ sau khi đó bạn mới có thể trình bày những hiện pháp kế tiếp đã được ghi nhận và biết rõ trong lúc ngồi.

3.Trình bày những hiện pháp kế tiếp đã được ghi nhận và quan sát rõ rệt khi ngồi thiền .

Chẳng hạn: Những tâm cảm thọ từ thân thể: đau nhức, ngứa ngáy,.... suy nghĩ và ý tưởng, phóng dật, hoạch định, nhớ tưởng, .... những trạng thái tâm: sân hận nóng nảy, ngã mạn tự cao, an lạc, vừa ý, v v...

Xin thuật lại những chi tiết, ý liệu sau trong mỗi hiện pháp được trình bày:

a) Sự phát sanh của một hiện pháp. Ví dụ: "Đau nhức đã phát sanh ở đầu gối,...."

b) Những gì ta đã làm, ta ghi nhận chúng ra sao. Ví dụ: tôi ghi nhận rằng "đau đau"

c) Những gì ta đã quán sát. Ví dụ: tôi quan sát sự đau nhói.

d) Những gì sẩy ra cho hiện pháp Ví dụ: đau nhói đổi thành đau nhức.

e) Những gì ta đã làm kế đó. Ví dụ: tôi ghi nhận chúng khi "nhức, nhức".

f) Những gì ta quan sát. Ví dụ: tôi quan sát nhịp đau nhức dập chậm (nhói lên từng nhịp).

g) Những gì xảy ra . Ví dụ: khi tôi ghi nhận chúng, chúng đã diệt đi.

h) Những gì ta đã làm kế đó. Ví dụ: tôi trở về sự ghi nhận Phồng và Xọp.

i) Tâm phóng dật khởi hiện pháp (Đề Mục). Ví dụ: đầu tiên tôi không ghi nhận chúng. Nhưng khi tôi đã hành, tôi ghi nhận chúng là: phóng dật" và phóng dật đã chấm dứt. Ngay sau đó, tôi trở về sự quan sát Phồng - Xọp.

4.Ta phải trình bày diễn tiến toàn diện của ta trong mỗi hiện pháp (đề mục) kế tiếp.

- Sau khi trình bày về thiền toạ (ngồi), ta có thể trình bày tiếp về thiền hành (đi kinh hành)

- Lại nữa, mô tả trước tiên về những hiện pháp ban đầu: Dở, Bước, Đạp của mỗi chân.

Chẳng hạn: "Khi kinh hành, tôi dở chân, ghi nhận sự dở chân và quan sát X,Y,Z.... Chuyển chân tới trước, tôi ghi nhận bước chân và quan sát A,B,C... Khi đặt chân xuống, tôi ghi nhận sự đặt chân và quan sát L,M,N... Tôi có thể ghi nhận, theo dõi liên tục từ 10 đến 15 bước trước khi tâm ý trôi mất (phóng dật), hay tôi đã bị tác động bởi các cảnh vật và các âm thanh (sắc và thinh).

Những hiện pháp kế tiếp có thể liền được trình bày trong diễn tiến toàn diện của chúng.

a) Khi tâm ý phóng dật, tôi đã nhận biết chúng ngay tức thời.
b) Tôi đã ghi nhận "phóng dật", chúng nhòa đi một cách chậm dần và biến mất, rồi tôi trở lại quan sát, theo dõi sự dở, bước, đạp.

Hình thức này dành cho việc trình pháp (trình bày những kinh nghiệm hành thiền) đã minh chứng là hữu ích vô cùng cho nhiều hành giả. Nó chỉ đường cho tâm an trụ trong đường hướng hành thiền, thông qua việc khai mở toàn bộ những tiến trình nào có thể xảy ra trong thân - tâm chúng ta.

Bất cứ cái gì bạn kinh nghiệm được trong việc hành thiền, có thể được đúc kết trong việc trình pháp của bạn, cho dù đó là trạng thái an trú hỷ lạc của tâm, những giai đoạn tình cảm hay tâm tư gặp khó khăn hay chướng ngại pháp mạnh mẽ. Lợi ích lớn nhất của cách thức trình pháp hành thiền đặc biệt này là, giúp bạn tập trung niệm một cách trực tiếp trên sự tu chứng, còn hơn là đánh mất mình trong tư duy miên man và tản mác về những gì xảy ra.

Sự liên hệ nan giải này trong việc trình pháp cùng sự nhận thức mạnh mẽ, sâu sắc hơn, làm minh bạch và thấu đáo về thiền định.

---o0o---

Cập nhật: 01-07-2005

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2015(Xem: 22191)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
05/01/2015(Xem: 21328)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18886)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
25/10/2014(Xem: 20603)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
20/10/2014(Xem: 32935)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
25/11/2013(Xem: 19231)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
17/10/2013(Xem: 40945)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
28/05/2013(Xem: 8185)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
25/05/2013(Xem: 4974)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
09/04/2013(Xem: 2024)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]