Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)

02/03/201421:20(Xem: 15063)
38. Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


10- Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560)

Những câu hỏi không được Phật trả lời[1]

Một hôm, trời đang mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Thượng tọa Ànanda tiến dẫn du sĩ Uttiya vào gặp Phật. Thầy giới thiệu vị du sĩ với Phật, lấy khăn cho ông ta lau khô đầu tóc rồi mời ông ta ngồi. Sau khi chào hỏi xã giao, Uttiya vào đề ngay :

Thưa sa môn Gotama, thế giới chúng ta đang ở còn mãi hay sẽ có lúc bị hoại diệt ?

Này ông bạn Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.

- Vậy, xin sa môn cho biết thế giới chúng ta đang ở có biên giới hay không có biên giới ?

Đức Phật ngồi im lặng. Du sĩ Uttiya nói :

- Thưa sa môn Gotama, tôi xin nêu tất cả những thắc mắc của tôi ra đây và xin sa môn cứ tùy nghi giải đáp :

1- Thân thể và linh hồn là một hay là hai ?

2- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay mất ?

3- Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất ?

4- Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất ?

Đức Phật tiếp tục ngồi im lặng. Uttiya cảm thấy khó chịu, lại hỏi :

- Câu nào tôi hỏi, sa môn cũng không trả lời. Tại sao thế ?

Đức Phật đáp :

- Vì những câu hỏi của ông nêu ra không có ích lợi gì cho sự tu tập để đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Phật[2]. Ông ta cũng nêu những câu hỏi tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Đức Phật cũng ngồi im lặng, không đáp. Vacchagota gượng nêu câu hỏi cuối cùng :

Sa môn Gotama, xin ngài cho biết là có ngã hay không có ngã ?

Đức Phật vẫn ngồi im lặng. Vacchagota đứng dậy bỏ đi.

Sau khi Vacchagota đi khuất, Thượng tọa Ànanda hỏi Phật :

Bạch Thế Tôn, trong các buổi thuyết pháp Thế Tôn đã từng giảng dạy về đạo lý vô ngã. Sao hôm nay Thế Tôn không trả lời câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?

Này Ànanda, đạo lý vô ngã mà Như Lai giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán để phá chấp ngã, chứ không phải là chủ thuyết “vô ngã”. Câu hỏi của Vacchagota chỉ có mục đích muốn biết lập trường của Như Lai về ngã nên Như Lai không thể trả lời, vì trả lời là rơi vào biên kiến, hoặc chấp có, hoặc chấp không. Này Ànanda, muốn giác ngộ và giải thoát cần diệt trừ tất cả mọi kiến chấp. Thà rằng họ cho là mình không biết còn hơn là đưa họ vào kiến chấp “có / không”.

Như Lai không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả[3]

Một hôm, Thượng tọa Anuruddha đang ở trong am ở Mahàvana tại Vesàlì thì có một nhóm du sĩ ngoại đạo đến chào hỏi xã giao rồi chất vấn như sau:

Chúng tôi nghe nói sa môn Gotama là bậc giác ngộ vẹn toàn và Giáo Pháp của người rất cao siêu mầu nhiệm. Thầy là đệ tử của sa môn Gotama. Vậy xin thầy cho chúng tôi biết sau khi chết sa môn Gotama có còn hiện hữu hay không ?

Rồi các du sĩ buộc Thượng tọa Anuruddha chọn một trong bốn câu trả lời sau đây :

a) Sau khi chết, sa môn Gotama còn.

b) Sau khi chết, sa môn Gotama mất.

c) Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất.

d) Sau khi chết, sa môn Gotama không còn cũng không mất.

Thầy Anuruddha biết rằng trong bốn câu trả lời đó không có câu trả lời nào phù hợp với Giáo Pháp của Phật. Thầy im lặng. Nhưng các vị du sĩ không bằng lòng sự im lặng đó. Họ buộc thầy phải nói một cái gì. Cuối cùng Thượng tọa nói :

Này các bạn, theo sự hiểu biết của tôi thì trong bốn câu trả lời đó không có câu nào diễn tả được sự thật về sa môn Gotama cả.

Các vị du sĩ cười bảo nhau :

Coi bộ vị sa môn này là người mới tu hay tối dạ nên ông ta không thể trả lời được câu hỏi của mình đâu. Thôi, chúng ta nên đi cho rồi.

Nói xong, họ bỏ đi.

Cách đó mấy hôm, sau giờ thuyết pháp của Phật, Thượng tọa Anuruddha đem việc xảy ra trình lên Phật. Thầy nói :

Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn soi sáng cho chúng con, để chúng con được học hỏi thêm và có thể trả lời được mỗi khi bị hỏi những câu tương tợ.

Này Anuruddha, theo thầy thì sa môn Gotama hiện đang ở đâu ? Có thể tìm sa môn Gotama nơi sắc thân này không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama nơi cảm giác (thọ) không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama nơi tư tưởng, nơi hành động và lời nói, hay nơi tri thức không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Vậy, này Anuruddha, có thể tìm sa môn Gotama ngoài sắc thân này không?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama ngoài cảm giác không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Có thể tìm sa môn Gotama ngoài tư tưởng, ngoài hành động và lời nói, hay ngoài tri thức không ?

Bạch Thế Tôn, không.

Đúng thế, này Anuruddha, sa môn Gotama không ở nơi ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; sa môn Gotama cũng không ở ngoài ngũ uẩn; sa môn Gotama không ở nơi thất đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức; sa môn Gotama cũng không ở ngoài thất đại. Nói sa môn Gotama ở nơi nào, có hay không, còn hay mất đều không đúng sự thật. Do đó từ trước đến nay Như Lai chỉ tuyên bố khổ và đoạn diệt khổ. Này Anuruddha, sa môn Gotama còn đang ngồi đây mà thầy còn không thể khẳng định được có hay không thì sau khi sa môn Gotama diệt độ rồi làm sao thầy có thể nói còn hay mất ? Này Anuruddha, sau khi ngọn lửa tắt, ngọn lửa đi về đâu ?

Này Anuruddha, thầy nên biết tự thể, tự tánh của vạn pháp là Chân Như (Tathàgata) mầu nhiệm, bất biến, bất sanh, bất diệt, trong cái tổng thể đó vạn vật luân chuyển, biến đổi như trò ảo thuật, không thể nói có hay không, còn hay mất. Thế nên Như Lai (Tathàgata) không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả.

Đức Phật đã dứt lời từ lâu mà các vị khất sĩ vẫn ngồi yên, im lặng, trầm ngâm, không nói một lời nào.


[1]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 478-480; Tăng Chi Bộ, chương 10 pháp, kinh 95: Uttiya.

[2]Xem Tương Ưng Bộ, chương 44, kinh 10: Ànanda; Trường Bộ (Digha nikàya) 9.

[3]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 480-483; Trung Bộ 22, 63 và 72; Tiểu Bộ, Itivuttaka, chương 4: 13; Tương Ưng Bộ, chương 22, kinh 85:Yàmaka, và kinh 86: Anuruddha; Tương Ưng Bộ, chương 44, kinh 1: Trưởng Lão Ni Khemà, và kinh 2: Anuruddha..

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7320)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8191)
Cùng với thời gian vô cùng tận, không gian vô biên tế, cái đẹp cũng tồn tại với một ý nghĩa rất bao la mà con người khó có thể khám phá cho thật tường tận bằng tri thức của mình. Cuộc đời đức Phật là cả một lịch sử hùng tráng hướng đến tìm kiếm cái đẹp và xây dựng lý tưởng cái đẹp trong cuộc đời. Giáo lí được Ngài thiết lập là một hệ thống mỹ học thể nghiệm nội tại, có ý nghĩa vô cùng phong phú đối với đời sống nhân sinh.
08/04/2013(Xem: 5506)
Có một cuộc hành trình hùng tráng và vi diệu đã được thực hiện trong chính thế gian này mà lịch sử nhân loại đã đón chào và ghi nhận như một niềm tự hào về tư tưởng. Đây là một bản thiêng hùng ca hơn cả những sử thi huyền thoại vì mang giá trị thật hoàn toàn chứ không hề vẽ tô một chút sắc màu hư cấu. Đó chính là cuộc hành trình đi tìm nguồn sáng tâm linh của đức Phật.
08/04/2013(Xem: 4675)
Chẳng biết tự bao giờ, bài thơ ấy đã in sâu vào trong tâm khảm của tôi. Mỗi lần nhắc lại, tôi không sao tránh khỏi niềm cảm xúc trào dâng. Nửa thương cho người xưa, nửa buồn cho thân mình cũng nhiều nghiệp chướng, tại gia cha mẹ chia lìa, anh em phân tán, xuất gia quá đỗi muộn màng ! Vì sao ?
08/04/2013(Xem: 10886)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4136)
Hướng về cuộc hành trình vi diệu của Đức Phật để chúng ta dũng tiến trên con thuyền thực nghiệm tâm linh. Nó sẽ đưa chúng ta vượt qua những lượn sóng ngại khó, cầu an, bỏ lại phía sau những chiếc đảo hoang danh lợi, sớm cập bến bờ chinh phục nội tâm.
08/04/2013(Xem: 4768)
Ngày Phật Thành đạo năm nay, chúng ta được về Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo, để ôn lại ngày lịch sử thiêng liêng ấy, và cùng thảo luận chuyên về về đức Phật và ngày thành đạo của Ngài. Nhân đây tôi cũng xin được nói lên vài suy nghĩ của mình về đức Phật lịch sử và đức Phật tôn giáo.
08/04/2013(Xem: 4674)
Các biến cố quan trọng trong những năm tháng cho đến khi Ngài Sakya Gotama Siddhatta (Thích Ca Cồ Đàm Sĩ đạt đa) thành đạo tựu viên mãn Phật quả để được gọi là Sakya Buddha được ghi chép đa dạng bỡi những trường phái khác nhau . . .
08/04/2013(Xem: 3914)
Ngày Thành Đạo chính là giờ phút huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, ngày mà cách đây hơn 25 thế kỷ, trong núi Tượng Đầu chim hòa nhạc, hoa quyện hương, nắng dệt tơ vàng cùng với nỗi hân hoan của muôn ngàn vũ trụ cung nghinh Đức Thế Tôn lúc đạo quả viên thành.
08/04/2013(Xem: 3726)
Nếu trong giờ phút Đản Sanh của Thái tử Tất-đạt-đa đã xảy ra những sự lạ khác thường như quả đất rung động, nhạc trời chúc tụng, bao nhiêu kỳ hoa dị thảo trong vườn Lâm-tỳ-ni khoe sắc đua màu, hương thơm ngào ngạt khắp nơi, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567