Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575)

02/03/201419:18(Xem: 15826)
23. Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


10- Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575)

Vua Suppabuddha bị đất nuốt[1]

Từ thủ đô Sàvatthi xứ Kosala đức Phật đến Kapilavatthu. Trong thời gian ngụ tại đây, một hôm đức Phật bị vua Suppabuddha uống rượu say, chận đường nhục mạ nặng nề vì cho rằng ngài đã xuất gia cầu danh, bỏ bê vợ con làm cho Yasodharà đau khổ, và làm cho một số đông gia đình trong hoàng tộc Koliya và Sàkya phải buồn khổ vì mất chồng, mất con. Devadatta là con trai duy nhất của vua Suppabuddha cũng đã xuất gia theo Phật, làm cho vua không còn con trai nối dõi và nối ngôi. Đức Phật làm thinh quay trở về tinh xá Nigrodha. Đại đức Ànanda ngạc nhiên hỏi Phật :

Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì mà xảy ra chuyện như thế ?

Việc xảy ra như thế cũng do nhân duyên nhiều đời trước giữa Như Lai, Suppabuddha và Devadatta. Nhưng do ác nghiệp hôm nay, bảy ngày nữa vua Suppabuddha sẽ bị đất nuốt ngay dưới chân cầu thang lâu đài của ông và sẽ bị đọa vào địa ngục A-tỳ.

Sau khi tỉnh rượu, nghe quân hầu cận thuật lại, vua Suppabuddha cười nói :

Được rồi, ta sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng sa môn Gotama là một tên nói láo.

Về đến thủ đô Devadaha xứ Koliya, vua Suppabuddha liền cho dọn hết những đồ dùng cần thiết của ông lên tầng lầu thứ bảy, tầng chót của lâu đài; đặt hai lực sĩ giữ cửa ở mỗi tầng lầu để nếu ngày thứ bảy vua có quên, đi xuống, thì phải nắm giữ vua lại; cửa ra cầu thang ở mỗi tầng lầu đều đóng chặt. Đến ngày thứ bảy, vua Suppabuddha nhất định ở luôn trên lầu bảy, không đi đâu cả.

Nhưng đến ngày thứ bảy, con ngựa quý của vua bỗng sút chuồng ở tầng trệt, chạy đá lung tung vào vách. Vua đang mặc thường phục, nghe tiếng động ồn ào, đứng dậy đến mở cửa ra cầu thang nhìn xuống. Nhưng ngay lúc ấy các cửa lầu bỗng mở tung ra, rồi hai người lực sĩ xông tới nắm cổ vua ném xuống lầu sáu. Ở lầu sáu vua lại bị hai người lực sĩ khác ném xuống lầu năm; lần hồi đến tầng trệt; mặt đất bỗng nứt ra làm hai, vua Suppabuddha bị rơi vào lòng đất và tái sanh vào địa ngục A-tỳ (Avici). Dandapàni (Chấp Trượng), em vua Suppabuddha lên nối ngôi vua xứ Koliya.

Ràhula đúng 20 tuổi, thọ Cụ túc giới

Năm nay chú sa di (Sàmanera) Ràhula được 20 tuổi. Phật bảo đại đức Sàriputta làm lễ cho Ràhula thọ Cụ Túc Giới (Upasampada) để chính thức trở thành một vị Tỳ kheo (bhikkhu, bhiksu). Đại đức Sàriputta đã dạy dỗ chú thật chu đáo trong nhiều ngày trước ngày chú thọ giới. Svastika cũng hân hạnh được nghe những lời giáo huấn này. Đây là một buổi lễ quan trọng mà chú sa di Ràhula đã mong đợi từ lâu. Chú tuy còn trẻ nhưng đã nghiêm trì mật hạnh[2]rất chính chắn nên đều được các thầy quý mến. Sau buổi lễ, các thầy đều vui vẻ đến chúc mừng vị Tỳ kheo mới.

Phật dạy Ràhula quán 18 giới phân biệt[3]

Sau khi Ràhula thọ giới Tỳ kheo, Phật đã dành thì giờ đặc biệt dạy cho chú về các công phu thiền quán. Svastika cũng được dự thính. Phật dạy Ràhula phép quán 6 căn, 6 trần và 6 thức riêng biệt từng cái. Phép quán này gọi là Quán 18 Giới Phân Biệt. Ví dụ như nhãn cănhợp với sắc trầnsanh ra nhãn thức. Nhãn căn thuộc thân, sắc trần thuộc ngoại cảnh, nhãn thức thuộc tâm. Trong khi quán sát ta thấy nhãn căn là con mắt và hệ thần kinh thuộc mắt do các tế bào họp lại mà thành; do đó nhãn căn có tính vô thường, sinh diệt, không có thực thể. Sắc trần là cảnh vật do các nguyên tử, các điện tử họp lại mà thành; do đó sắc trần cũng có tính vô thường, sinh diệt, không có thực thể. Nhãn căn và sắc trần đều không có thực thể, thì khi chúng tiếp xúc nhau làm phát sanh nhãn thức, dĩ nhiên nhãn thức cũng không có thực thể, như hoa đóm giữa hư không. Khi quán sát các căn, trần và thức khác, chúng ta cũng đều nhận thấy như vậy. Tất cả 18 giới gồm 6 căn, 6 trần và 6 thức đều vô thường, sinh diệt, không có thực thể, như vậy có nghĩa là thân ta, tâm ta và cảnh vật đều là vô thường, sinh diệt, không có thật thể. Quán 18 giới phân biệt để đối trị si mê, diệt trừ chấp ngã và chấp pháp, đạt đến niết bàn thanh tịnh an lạc.

Phật dạy Ràhula quán 5 uẩn để trừ ngã chấp[4]

Sau đó Phật dạy Ràhula phép quán 5 uẩn là sắc, thọ, tưởng, hànhthức. Lúc bấy giờ các triết gia quan niệm rằng con người là sự kết hợp của 5 cơ cấu (5 uẩn hay ấm) gồm có sắclà thân thể hay vật chất, thọlà cảm giác dễ chịu khó chịu hay trung tính, tưởnglà tư tưởng, hànhlà sự di động hay biến đổi, thứclà sự hiểu biết và phân biệt vật nọ với vật kia. Ta nên quán sát tinh tường để nhận thấy rằng tất cả 5 uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức đều có tính vô thường, sinh diệt, không thật thể. Không có gì trường tồn để có thể gọi là ngã[5]. Phật nói :

Này Ràhula, Thân thể này không phải là ngã. Thân thể này cũng không phải là ngã sở (không phải là vật sở hữu của ngã). Ngã không nằm trong thân thể, thân thể cũng không nằm trong ngã.

Thông thường có ba loại kiến chấp về ngã :

1- Ngã chấpcho rằng sắc là ngã, thọ là ngã, tưởng là ngã, hành là ngã hoặc thức là ngã.

2- Dị ngã chấpcho rằng sắc thân này không phải là ngã, ngã là cái gì riêng biệt đối với thân thể. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy.

3- Tương tại ngã chấpcho rằng trong thân có ngã, trong ngã có thân. Ngã và thân không phải hai cũng không phải một; cái này nằm trong cái kia. Thọ, tưởng, hành, và thức cũng vậy.

Phật dạy :

Này Ràhula, muốn quán vô ngã phải nhìn sâu vào lòng năm uẩn để thấy năm uẩn không phải ngã, không phải dị ngã, cũng không phải tương tại ngã. Vượt qua được ba kiến chấp ấy rồi mới thực sự chứng nghiệm được năm uẩn đều là Không. Ý niệm về ngã không còn nương vào đâu để tồn tại. Một khi đã chứng được vô ngã thì tất cả phiền não và đau khổ đều tan biến, và niết bàn an lạc thanh tịnh hiện ra trước mắt.

Ràhula được cúng dường tinh xá riêng

Sau khi thọ giới Tỳ kheo, Ràhula càng tinh tấn tu hành, chẳng bao lâu thầy được ngộ đạo. Tuy còn trẻ tuổi, thầy rất được các khất sĩ và cư sĩ quý mến, kính trọng. Thầy thường được cúng dường nồng hậu, nhưng không vì vậy mà bị chướng ngại trên đường tu tập. Mỗi khi có dư một vật gì thầy đều tặng lại cho các khất sĩ còn thiếu.

Một hôm, sau khi nghe Phật thuyết pháp tại một làng gần thành Kapilavatthu, có một cư sĩ trưởng giả xin cúng dường Ràhula một tinh xá nhỏ để thầy thường xuyên cư trú tại quê hương. Nhưng sau đó, vì nghĩ rằng tinh xá là của mình dâng cúng, nên ông trưởng giả thường hay can thiệp vào việc điều hành tinh xá, nhiều khi gây trở ngại cho việc tu học của chư tăng. Ràhula xin thỉnh ý Phật xem phải xử lý ra sao. Phật dạy :

Này Ràhula, trong Giáo Pháp của Như Lai, việc của tăng đoàn thì hàng tín đồ tại gia không thể quản lý. Tín chúng đã phát tâm cúng dường tinh xá, không phải vì thế mà có quyền can thiệp vào tổ chức và sinh hoạt của tăng đoàn. Tinh xá phải do vị tăng trụ trì quản lý, phần cư sĩ chỉ lo việc hộ pháp mà thôi. Thầy nên nói cho ông trưởng giả ấy biết vật đã bố thí rồi thì không còn phải là của mình nữa. Bố thí mà không chấp có người bố thí, không chấp có người nhận bố thí, không chấp có vật bố thí thì hành động bố thí mới được viên mãn, mới được phước báo vô lậu.

Thầy Ràhula đem lời đức Phật nói lại với vị trưởng giả. Nhưng ông ta không hiểu ý nghĩa cao siêu của việc bố thí không trụ tướng[6]nên đâm ra bực bội, khó chịu, không còn cảm tình với thầy Ràhula nữa. Một hôm ông trưởng giả đến tinh xá thấy vắng bóng đại đức Ràhula, bèn đem tinh xá cúng dường cho một vị khất sĩ khác. Khi Ràhula trở về thì tinh xá đã thuộc về người khác. Thầy đến trình bày mọi việc với đức Phật. Hôm sau, sau giờ thuyết pháp thường lệ, Phật dạy :

Này các vị khất sĩ, vật nào thí chủ đã cúng dường cho người khác rồi lại đem cúng dường cho các thầy thì các thầy không nên nhận[7].


[1]Xem Buddha and the Gospel of Buddhism, trang 51; The Life of Buddha as Legend and History, trang 119.; The Buddha and his Teachings, trang 218; Buddhist Legends, quyển II, trang 291-293.

[2]Mật hạnhlà nghiêm cẩn giữ gìn tất cả các giới hạnh, gồm 3.000 oai nghi và 84.000 tế hạnh, không thiếu sót. Mật hạnh còn có nghĩa là thân, khẩu, ý hoàn toàn thanh tịnh và kiên cố như kim cang.

[3]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 328-329.

[4]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 329.

[5]Ý này được giải rõ trong Bát-Nhã Tâm Kinh.

[6]Xem ý bố thí không trụ tướngtrong kinh Kim Cang.

[7]Đây cũng là lý do chư tăng ni không được thọ thực đồ ăn đã cúng vong hay đã cúng thần thánh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7320)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8191)
Cùng với thời gian vô cùng tận, không gian vô biên tế, cái đẹp cũng tồn tại với một ý nghĩa rất bao la mà con người khó có thể khám phá cho thật tường tận bằng tri thức của mình. Cuộc đời đức Phật là cả một lịch sử hùng tráng hướng đến tìm kiếm cái đẹp và xây dựng lý tưởng cái đẹp trong cuộc đời. Giáo lí được Ngài thiết lập là một hệ thống mỹ học thể nghiệm nội tại, có ý nghĩa vô cùng phong phú đối với đời sống nhân sinh.
08/04/2013(Xem: 5506)
Có một cuộc hành trình hùng tráng và vi diệu đã được thực hiện trong chính thế gian này mà lịch sử nhân loại đã đón chào và ghi nhận như một niềm tự hào về tư tưởng. Đây là một bản thiêng hùng ca hơn cả những sử thi huyền thoại vì mang giá trị thật hoàn toàn chứ không hề vẽ tô một chút sắc màu hư cấu. Đó chính là cuộc hành trình đi tìm nguồn sáng tâm linh của đức Phật.
08/04/2013(Xem: 4675)
Chẳng biết tự bao giờ, bài thơ ấy đã in sâu vào trong tâm khảm của tôi. Mỗi lần nhắc lại, tôi không sao tránh khỏi niềm cảm xúc trào dâng. Nửa thương cho người xưa, nửa buồn cho thân mình cũng nhiều nghiệp chướng, tại gia cha mẹ chia lìa, anh em phân tán, xuất gia quá đỗi muộn màng ! Vì sao ?
08/04/2013(Xem: 10886)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4136)
Hướng về cuộc hành trình vi diệu của Đức Phật để chúng ta dũng tiến trên con thuyền thực nghiệm tâm linh. Nó sẽ đưa chúng ta vượt qua những lượn sóng ngại khó, cầu an, bỏ lại phía sau những chiếc đảo hoang danh lợi, sớm cập bến bờ chinh phục nội tâm.
08/04/2013(Xem: 4768)
Ngày Phật Thành đạo năm nay, chúng ta được về Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo, để ôn lại ngày lịch sử thiêng liêng ấy, và cùng thảo luận chuyên về về đức Phật và ngày thành đạo của Ngài. Nhân đây tôi cũng xin được nói lên vài suy nghĩ của mình về đức Phật lịch sử và đức Phật tôn giáo.
08/04/2013(Xem: 4673)
Các biến cố quan trọng trong những năm tháng cho đến khi Ngài Sakya Gotama Siddhatta (Thích Ca Cồ Đàm Sĩ đạt đa) thành đạo tựu viên mãn Phật quả để được gọi là Sakya Buddha được ghi chép đa dạng bỡi những trường phái khác nhau . . .
08/04/2013(Xem: 3914)
Ngày Thành Đạo chính là giờ phút huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, ngày mà cách đây hơn 25 thế kỷ, trong núi Tượng Đầu chim hòa nhạc, hoa quyện hương, nắng dệt tơ vàng cùng với nỗi hân hoan của muôn ngàn vũ trụ cung nghinh Đức Thế Tôn lúc đạo quả viên thành.
08/04/2013(Xem: 3726)
Nếu trong giờ phút Đản Sanh của Thái tử Tất-đạt-đa đã xảy ra những sự lạ khác thường như quả đất rung động, nhạc trời chúc tụng, bao nhiêu kỳ hoa dị thảo trong vườn Lâm-tỳ-ni khoe sắc đua màu, hương thơm ngào ngạt khắp nơi, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567