Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)

02/03/201419:20(Xem: 18006)
24. Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


11- Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574)

Phật độ quỷ dạ xoa Àlavaka (quỷ Khoáng Dã)[1]

Sau mùa an cư thứ 15, Phật đi hoằng hóa về miền nam. Phật nhập hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì, thuộc tả ngạn sông Gangà, cách Benares (Varanasi) không xa. Gần nơi an cư có một ngôi miếu hoang vắng ở phía đông đền Narayana (Na La Diên) thờ thần Visnu (Tỳ Nữu). Đó là miếu thờ quỷ dạ xoa (yakkha) Àlavaka[2]rất hung dữ, thích ăn thịt người. Một hôm, Phật vào ngôi miếu đó ngồi tham thiền. Quỷ Àlavaka giận dữ đến trước mặt Phật hét lớn :

Đi ra khỏi nơi đây ! Mau lên.

Được rồi, Như Lai đi ra đây.

Bây giờ hãy trở vào !

Đức Phật lại quay trở vào miếu. Lần thứ nhì, rồi lần thứ ba, quỷ Àlavaka ra lệnh cho Phật đi ra đi vào như thế, Phật đều làm theo ý nó. Quỷ Àlavaka lấy làm thích chí lại hét bảo Phật đi ra. Phật nói :

Như Lai đã chìu ý đạo hữu ba lần rồi. Như vậy là đủ rồi. Bây giờ Như Lai muốn được ngồi đây trong sự yên tĩnh.

Được, này ông sa môn, ta sẽ hỏi ông 13 câu. Nếu ông đáp được, ta sẽ để yên cho ông tự ý muốn ngồi lại đây bao lâu cũng được. Nhưng nếu ông không giải đáp được, ta sẽ phân tán tâm ông, cắt xẻ tim ông, nắm chân ông quăng tuốt qua phía bên kia sông Gangà.

Này Àlavaka, không thể được. Trên thế gian này Như Lai không thấy ai, dù là chư thiên, sa môn, Bà-la-môn, hay một đám đông người, không ai có thể phân tán tâm Như Lai, hoặc cắt xẻ tim Như Lai, hoặc nắm chân Như Lai quăng qua phía bên kia sông Gangà. Tuy nhiên, đạo hữu muốn hỏi việc gì cứ hỏi.

Àlavaka liền nêu lên mấy câu hỏi sau đây :

1- Vật sở hữu quý nhất của con người là gì ?

2- Điều gì, nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc ?

3- Hương vị nào ngọt ngào hơn tất cả ?

4- Sống thế nào là cao thượng nhất ?

Đức Phật đáp :

1- Niềm tin sáng suốt là vật sở hữu quý nhất của con người.

2- Giáo Pháp cao thượng, nếu thực hành đúng, sẽ đem lại hạnh phúc.

3- Lòng từ bi là hương vị ngọt ngào nhất.

4- Sống với trí tuệ là cao thượng nhất.

Àlavaka lại hỏi tiếp :

5- Làm sao vượt qua trận thủy tai ? (Làm sao qua khỏi 1 tai nạn nguy hiểm ?)

6- Làm sao vượt trùng dương ? (Làm sao thực hiện được 1 việc khó khăn to lớn ?)

7- Làm sao chế ngự được phiền não ?

8- Tự thanh lọc bằng cách nào ? (Làm sao thân tâm được thanh tịnh ?)

Đức Phật đáp :

5- Vượt qua trận thủy tai bằng niềm tin.

6- Vượt trùng dương bằng đức kiên trì.

7- Chế ngự phiền não bằng tính nhẫn nhục.

8- Tự thanh lọc bằng trí tuệ.

Àlavaka lại hỏi :

9- Làm sao thành đạt trí tuệ ?

10- Làm sao lập nên sự nghiệp ?

11- Làm sao thành đạt danh vọng ?

12- Làm sao cho tình bằng hữu trở nên khắng khít ?

13- Làm sao được sạch phiền não khi qua đời ?

Đức Phật đáp :

9- Có niềm tin sáng suốt, kiên trì tu tập Giáo Pháp của bậc Đại giác, sẽ thành đạt trí tuệ có khả năng dẫn đến niết bàn.

10- Sáng suốt, kiên trì, cần mẫn làm việc, sẽ lập nên sự nghiệp.

11- Tính chân thật sẽ làm cho thành đạt danh vọng.

12- Đức quảng đại khoan dung làm cho tình bằng hữu trở nên khắng khít.

13- Người cư sĩ có bốn phẩm hạnh: chân thật, giới đức, can đảm và khoan dung, sẽ không phiền não khi qua đời.

“Nếu đạo hữu còn nghi ngờ, hãy đi hỏi các vị sa môn và Bà-la-môn khác xem họ có gì quý báu, cao thượng hơn tính chân thật, tự kiểm soát, quảng đại và nhẫn nại không ?

Quỷ Àlavaka đã hiểu lời Phật dạy, bạch rằng :

Bạch Thế Tôn, nhờ Thế Tôn chỉ dạy, con đã thấu hiểu bí quyết để mưu cầu an lạc trong tương lai. Con đâu còn phải đi hỏi các vị sa môn hay Bà-la-môn khác nữa làm gì. Hôm nay, đức Thế Tôn quang lâm đến Àlavì chính vì sự an lành của con. Con đã hiểu rằng pháp thí đem lại quả lành phong phú. Từ nay con sẽ đi từ làng này sang làng khác, từ đô thị này đến thị trấn kia để tán dương công đức và Giáo Pháp cao thượng của bậc Chánh Biến Tri.

Này Àlavaka, muốn được an lạc thì phải giữ giới thanh tịnh, nhất là 4 trọng giới sát sanh, trộm cướp, dâm dục, nói dối. Liệu ngươi có giữ được không ?

Bạch Thế Tôn, đối với 3 giới trộm cướp, dâm dục và nói dối thì con giữ được. Nhưng con và quyến thuộc của con chỉ nhờ ăn máu thịt mà được sống, nay thọ giới không sát hại thì biết lấy gì để sống ?

Này thiện nam tử, Như Lai sẽ bảo các vị khất sĩ (Tỳ kheo) từ nay trở đi, vào mỗi bữa ngọ trai phải thường thí thực cho ngươi và quyến thuộc của ngươi.[3]

Bạch Thế Tôn, con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, và nguyện từ nay sẽ hết lòng hộ trì Chánh Pháp.

Nói xong, quỷ dạ xoa Àlavaka đảnh lễ Phật rồi lui ra đi mất.



[1]Xem : Tương Ưng Bộ, chương 10, kinh 12; Tiểu Bộ, Kinh Tập 1.10: Àlavaka; Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương 9; Kinh Quán Phật Tam Muội Hải 2; Đại Đường Tây Vực Ký 7; Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh, trang 436.

[2]Theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải thì quỷ Àlavakacó 1 cổ, 6 đầu, 6 mặt, đầu gối có 2 mặt, toàn thân có lông như mũi tên, hể thân cử động thì lông bắn ra như tên, cặp mắt đỏ ngầu luôn luôn có máu rịn chảy ra, thích uống máu và ăn thịt sống.

[3]Có lẽ do lời hứa này của Phật mà ở chùa, vào mỗi buổi ngọ trai thường có một vị tăng đem ít thức ăn ra ngoài trời cúng thí thực.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2014(Xem: 18446)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
19/01/2014(Xem: 8581)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
16/12/2013(Xem: 26664)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
08/12/2013(Xem: 5652)
Con người sở dĩ có một vị trí đặc biệt trong các chủng loại động vật, là nhờ có một nhận thức về tư duy và có một tâm thức về linh học. Từ khi con người hiện hữu trên tinh cầu, vấn đề nhận thức được hoàn thiện từ sơ cơ cho đến tinh tường là nhờ trao đổi thông tin, giao tiếp và xử lý nhiều vấn nạn.
26/10/2013(Xem: 62396)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/06/2013(Xem: 8680)
Ý Nghĩa Phật Thành Đạo
18/05/2013(Xem: 7179)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 9277)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8651)
Cùng với thời gian vô cùng tận, không gian vô biên tế, cái đẹp cũng tồn tại với một ý nghĩa rất bao la mà con người khó có thể khám phá cho thật tường tận bằng tri thức của mình. Cuộc đời đức Phật là cả một lịch sử hùng tráng hướng đến tìm kiếm cái đẹp và xây dựng lý tưởng cái đẹp trong cuộc đời. Giáo lí được Ngài thiết lập là một hệ thống mỹ học thể nghiệm nội tại, có ý nghĩa vô cùng phong phú đối với đời sống nhân sinh.
08/04/2013(Xem: 5854)
Có một cuộc hành trình hùng tráng và vi diệu đã được thực hiện trong chính thế gian này mà lịch sử nhân loại đã đón chào và ghi nhận như một niềm tự hào về tư tưởng. Đây là một bản thiêng hùng ca hơn cả những sử thi huyền thoại vì mang giá trị thật hoàn toàn chứ không hề vẽ tô một chút sắc màu hư cấu. Đó chính là cuộc hành trình đi tìm nguồn sáng tâm linh của đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]