Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo lực của một bậc giác ngộ

08/12/201316:31(Xem: 5662)
Đạo lực của một bậc giác ngộ

Phat_Thich_Ca_2

ĐẠO LỰC CỦA MỘT BẬC GIÁC NGỘ

vào đề:

Con người sở dĩ có một vị trí đặc biệt trong các chủng loại động vật, là nhờ có một nhận thức về tư duy và có một tâm thức về linh học.

Từ khi con người hiện hữu trên tinh cầu, vấn đề nhận thức được hoàn thiện từ sơ cơ cho đến tinh tường là nhờ trao đổi thông tin, giao tiếp và xử lý nhiều vấn nạn. Từ cơ bản đó, đối diện với ngoại cảnh, thiên nhiên cho đến uẩn khúc về tinh thần, con người phát sanh ra niềm tin vô hình, dùng những trừu tượng để ủy thác và giải tỏa những vấn nạn ngoài khả năng hiểu biết đương thời. Tôn giáo hoặc tín ngưỡng Thần linh đồng thời xuất hiện trong các bộ lạc. Chủ đạo tín ngưỡng cộng đồng được ủy thác cho một nhân cách đặc biệt chăm lo tế tự, là người môi giới giữa Thần linh và bộ tộc; Ngày càng phát sanh các hình thái, nghi lễ tế tự cho tín ngưỡng, tôn giáo có một tầm vóc trang trọng, tôn kính hơn.

Nội dung:

Mỗi quốc gia chủng tộc đều có nguồn sống cá biệt do thổ nhưỡng địa lý phát sanh. Những chủng tộc có nền văn hóa thâm thúy, sâu sắc đều có một tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo đặc thù. Trên thế giới tuy có hàng vạn tôn giáo khác nhau, tựu chung có hai loại tín ngưỡng: tín ngưỡng Thần học và tín ngưỡng bản thể học.

Tín ngưỡng Thần học cũng cho nhiều loại: Thượng đế, Thần thánh và các loại vô hình, Thần linh.

Tín ngưỡng Bản thể học cũng có nhiều hình thức: tâm linh học, duy thức học, duy linh, Tự tánh học, bản ngã học, duy tâm...

Những tín ngưỡng tâm linh khác hẳn với tín ngưỡng Thần linh. Trường phái tâm linh tin rằng mỗi cá thể có một năng lực tự do, có khả năng tự mình vượt thoát mọi hạn chế trong cuộc sống, trong khi đó, trường phái Thần linh đều tin vào quyền năng thiên nhiên, mọi sự đều ủy thác cho năng lực ngoại tại thông qua sự cầu nguyện, cúng kiến, khấn vái..làm đẹp lòng Thân linh. Trình độ bộ tộc thấp kém làm đẹp lòng Thần linh qua hiến tế máu thịt sinh mạng người hoặc thú vật. Trình độ cao hơn thì hiến tế thực phẩm hoa quả hoặc vật dụng tượng trưng cho máu thịt như lễ Misa của Ki Tô giáo hiện nay.

Trường phái tâm linh có nhiều phương pháp thăng hoa tâm thức như Đạo học, Lão giáo, Tiên đạo của Trung Hoa cổ đại, như Yoga của Ấn độ xa xưa, khổ hạnh ép xác của các trường phái Ấn giáo; Tuy nhiên và duy nhất, trong các hành giả đương thời tìm hạnh phúc nơi cảnh giới sau khi xả bỏ nhân thân, sau 6 năm tầm cầu học hỏi và hành chứng, Gotama tự mình tìm ra con đường thực nghiệm quán chiếu, đã hoát nhiên đại ngộ dưới cội Bồ Đề, từ đó giáo pháp được lan tỏa như một bộ môn khoa học tâm linh, vượt thoát tính năng tôn giáo.

Phat_Thich_Ca_8

Giá trị tâm linh:

Sau những năm tháng miệt mài tìm cầu thực hiện các pháp ngoại đạo, Đức Phật đã ngạc nhiên thốt lên: - mọi chúng sanh đều có khả năng giác ngộ như ta, chỉ vì vô minh Tham -sân-si che ám tâm thức, bị dục vọng sai khiến nên mãi trôi lăn trong Tam giới!

Chỉ cần không vướng mắc ngoại cảnh, lục căn không bị cám dỗ bởi lục trần, ý thức cuộc sống là vọng tưởng, không thật; cuộc sống và mọi vật đều vô thường, khổ, vô ngã. Vạn vật đều không có một bản thể cố định nên gọi là Không! vì không ý thức nên hành động, tư duy sai trái tạo nên nghiệp, từ nghiệp nên dẫn dắt trôi lăn sanh tử...

Đó là giá trị đích thực về nhận thức của thân phận làm người mà đức Phật đã giác ngộ, để lại cho nhân loại một gia tài hiếm hoi và vô cùng giá trị. Từ sự chứng ngộ chơn tánh đó, mọi hành giả đều có cuộc sống mới, mọi hành vi, ngôn ngữ đều có một giá trị mô phạm, làm thân giáo cho muôn loài. Không riêng đức Phật Thích Ca sở chứng đưa đến thân-khẩu-ý thánh thiện mà tất cả hành giả tâm linh thực chứng đều có một giá trị hạnh đức , trí tuệ như nhau, là ngọn đuốc tâm linh tuyệt vời.

Dĩ nhiên, không phải đột nhiên mà Gotama thành tựu tâm linh tuyệt dịu như thế; Ngài phải trãi qua vô lượng kiếp tô bồi phước báu, công đức qua công hạnh Bồ Tát để rồi, kiếp nầy chỉ là giọt nước cuối cùng tràn đầy ly nước mà thôi. Chánh báu đó tích lũy, thể hiện qua pháp tướng mà A Tư Đà tiên đoán hậu vận Ngài sẽ là một Chuyển Luân Thánh Vương hoặc là một vị Phật.

Con đường đã định:

Cho dù là phước báu, cũng đã là con đường đã định sẵn bởi đạo nghiệp, Thái tử Gotama không thoát khỏi nên giá trị tâm linh đã được thể hiện một cách ngoạn mục từ vương cung cho đến thứ dân, từ khổ hạnh cho đến đại ngộ, qua bao gian nan khổ hạnh đi đến thành công là một chặng đường tâm linh đầy gai góc, đã nở hoa giá trị tâm linh tuyệt vời có một không hai trên hành tinh sau hàng ngàn năm vẫn chưa có ai kế thừa ánh sáng đạo nghiệp như thế.

Lúc sanh thời trong hoàng cung, Thái tử cũng lộ diện một tài năng về học vấn, một trí tuệ không có đối thủ, một sức khỏe phi thường, một lòng Từ vô hạng, một ứng xử vô song thì khi xuất gia tầm cầu chân lý, hành giả Gotama cũng vượt trội mọi mặt những vị thầy của mình, để rồi sau khi chứng ngộ, trở lại khai thông những bế tắt mà đồng đạo của Ngài đang gặp phải.

ducphatthichca

Giáo lý:

Khởi đầu cho một giáo lý vô ngã, tại Lộc Uyển, Đức Phật khai thị cho năm anh em Kiều Trần Như về một luận chứng cô đọng, sâu sắc nhưng thực tế, đó là bốn chân lý tuyệt vời về kiếp nhân sinh mà không một ai thoát khỏi từ lúc có mặt trong cỏi trần ai đến lúc ra khỏi vòng luân lưu hủy diệt: Khổ-Tập-Diệt-Đạo. Đây là sự khổ của kiếp sống, đây là nguyên nhân đưa đến cái khổ; đây là con đường hạnh phúc sau khi thoát khổ và đây là giải pháp đưa đến thoát khổ.

Bốn chân lý trên đây nghe như đơn giản, thực tế hàm tàng cả một trí tuệ siêu việt, một giá trị tâm linh thực chứng mà bao thế hệ trước đó, các hành giả dày vò thân xác, khổ hạnh mà vẫn chưa thấy được ánh sáng giác ngộ le lói giữa u minh nhấn chìm cuộc sống nhân sinh.

Để triển khai hệ thống giáo lý vô ngã, đức Phật đã dẫn dắt hành giả đi từ thấp đến cao; giúp cho tín chúng thấy được cái hư ảo của vật chất, cái sai lầm của nhận thức; dùng mọi phương tiện hư ảo để thoát khỏi hư ảo; Biết là hư ảo mà vẫn phải khép cuộc sống vào quy tắc mô phạm để khỏi vi phạm vào ý hệ hư ảo rồi trôi lăn theo hư ảo trầm luân.

Giá trị tâm linh tuyệt vời trong kho tàng giáo lý duyên khởi không phạm vào một trong hai cực đoan thường tình. Nói về hư ảo mà vẫn sống trong hư ảo để chuyển hóa hư ảo. Không từ bỏ hư ảo để chạy theo một ảo tưởng khác, cũng không chìm sâu trong hư ảo khi cùng hư ảo bơi lội về bến chân như.

Nghệ thuật trung đạo đã giúp giáo lý nhà Phật chuyển hóa cuộc sống mà không xa rời, từ bỏ cuộc sống. Tâm linh, ý hệ, cuộc sốngkhông rời nhau mà cũng chẳng xa nhau, từ một hợp thể phức tạp biến thành một đơn thể chân thật khai sanh một trí tuệ chắc thật. Từ một giá trị tâm linh đơn thuần chuyển hóa một hợp thể đa tạp trong tâm thức mọi hành giả mà chúng ta gọi là chuyển pháp luân. Không những Tứ Đế là giáo lý đầu tiên đức Phật đã chuyển pháp đầu tiên cho công cuộc giáo hóa; suốt 49 năm hành hóa, đức Phật vẫn không ra khỏi nguyên tắc: Thế gian pháp tức Phật Pháp, hoặc giả: Phật pháp tức bất định pháp,vì thế Phật pháp bất ly thế gian pháp.Đó là một giá trị tâm linh tuyệt vời mà chưa có giáo pháp nào bao hàm trọn vẹn như thế. Hầu hết các tôn giáo hiện nay, hoặc xem nhục dục là phương tiện đạt đến cứu cánh, hoặc từ bỏ cuộc sống thế gian để hướng đến cảnh giới mai sau. Hoặc chọn sự khổ hạnh hành xác để bù đắp tội lỗi quá khứ hy vọng Thần linh hỷ xả, cứu vớt cho về cảnh giới Thiên đàng...nghĩa là hầu hết chọn con đường cực đoan, biên kiến đưa đến cuộc sống thiếu thực tế.

Phật giáo và xã hội khoa học thực dụng:

Với những tiện nghi hiện nay và khoa học tiến bộ vượt trội, đã đẩy nhiều tôn giáo vào vị thế tỷ lệ nghịch với khoa học thực dụng. Hầu hết, con người chấp nhận khoa học và những thành tựu của khoa học là một bước tiến hiển nhiên của loài người không thể phủ bác, vì thế, một số tôn giáo cực đoan xem khoa học là tội lỗi, là mồi cám dỗ đưa loài người gần với hỏa ngục; thậm chí kết án và đỏi triệt tiêu các quốc gia văn minh tiến bộ, nhưng, nhà khoa học như :

Albert Einseint - nhà bác học Vật Lý từng bảo:

“Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”

“Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu”

Vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên. Trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó.

“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”

“Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học”

“Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua.

Như vậy, Phật giáo không thể là một tôn giáonhư những tôn giáo thần linh, cũng không hẳn là bộ môn khoa học thực dụng, cũng không là môn tâm lý đạo đức xã hội, và cũng không là bất cứ mặt nào trong tổng thể cuộc sống, mà là tổng thể cuộc sống được chuyển hóa, được thăng hoa về lãnh vực tâm linh để tổng thể cuộc sống có một giá trị đích thực hơn là giá trị thực dụng hữu hạn của cuộc sống. Đó là giá trị tâm linh được thổi vào cuộc sống qua con đường giáo lý của đức Phật.

Phật giáo và công cuộc hoằng hóa:

Một gia tài đồ sộ và một giá trị tâm linh tuyệt vời của Phật giáo, mãi đến nay, qua lượng số tín đồ, đạo Phật vẫn là tôn giáo đứng vào hạng ba, hạng tư trên thế giới so với các tôn giáo Thần học. Tại sao? đặt câu hỏi tức là đã có đáp án tiểm ẩn.

1/ Phật giáo không chủ trương áp đặt

2/ Phật giáo không có giáo quyền, không có tín điều

3/ Phật giáo không chú trọng về lượng số tín đồ, không nặng về quyền lực (quyền lực tâm linh và quyền lực tôn giáo)

4/ Phật giáo tôn trọng tự quyết định của mỗi cá thể và nghiệp lực của từng cá nhân

5/ Vì Phật giáo đặt nặng việc hướng nội cá nhân nên xem nhẹ việc hướng ngoại của tổ chức.

6/ Phật giáo không chủ trương đối phó với chuớng duyên ngoại cảnh

Khi Phật còn tại thế, việc truyền bá giáo lý còn tùy căn cơ mà nói pháp, thậm chí có những đối tượng Phật không cảm hóa được mà phải giao cho đệ tử Ngài cảm hóa; khi đi giáo hóa, không dùng thần thông, không sử dụng quyền lực, quyền lợi. Mỗi người đi một hướng, tận dụng tâm từ để giáo hóa, dù bị ngược đãi hành hung vẫn không chống trả bằng bạo lực.

Đó là thời quá khứ, hiện nay, với phương tiện khoa học, Phật giáo một số quốc gia đã dùng tiện nghi sẵn có để truyền bá, bằng truyền hình, bằng băng đĩa, bằng phim ảnh sân khấu, bằng ca nhạc kịch nghệ...vì thế, ảnh hưởng Phật giáo ngày nay trên thế giới, một số quốc gia Thần học trước kia, nay nếm hương vị giải thoát, giải thoát sự kềm hãm của tổ chức tôn giáo, giải thoát những tri kiến chấp thủ của thế gian, giải thoát tâp quán xã hội...để bay bổng vào chân trời tự tại tâm linh, nên Phật giáo dễ được chấp nhận và bén rễ, phát triển nhanh chóng trong các xã hội thực dụng và tiện nghi khoa học. Chính vì thế mà Phật giáo được các tôn giáo tại Liên Hiệp Quốc chọn làm tôn giáo hòa bình của nhân loại.

Vì là tôn giáo hòa bình nên việc phát triển chậm chạp nhưng không làm đổ máu chúng sanh.

Phật giáo với hệ sinh thái:

Không những sinh mạng con người, động vật được tôn trọng, mà ngay cả cỏ cây hoa lá cũng được bảo vệ; đệ tử Phật không được chặt phá cây, dẫm đạp lên cỏ cây một cách bừa bãi, vô cớ. Không đổ nước và chất bẩn vào dòng sông, không khạc nhổ lên cỏ cây, không dẫm đạp côn trùng, thậm chí một Sa Môn không được chết nơi xóm làng, phố thị nhà dân mà phải vào chốn núi non rừng thẳm... không uống nước khi chưa được lọc.

Một Khất sĩ đi xin ăn như con ong hút mật hoa mà không là tổn hại phấn hoa, nhụy hoa.

Đức Phật sinh ra vườn cây Lân Tỳ Ni, chứng đạo dưới cội Bồ Đề, Hoằng pháp nơi vườn Lộc Uyển, Nhập diệt trong rừng Sala. Ngụ nơi rừng Trúc; Cả cuộc đời Ngài gắn liến với môi trường xanh và luôn hòa nhập với hệ sinh thái

Kết:

Phong cách của một giáo chủ lớn như Đức Phật, luôn toát hiện lòng từ ái và trí tuệ vô biên; mọi hành trạng luôn thích hợp hài hòa với cuộc sống. Nguồn Tâm linh diệu vợi đó đã cảm hóa bao nghịch cảnh chướng duyên, từ Đề Bà Đạt Đa đến Vô Não, từ voi say đến kỹ nữ giả bụng chửa vu oan cho Phật; Từ bạo chúa như Asoka đến các vương cung hoàng tử, từ quý tộc đến giai cấp tiện dân; từ ngoại đạo đến tà giáo đều quy ngưỡng trước một năng lượng từ ái, vô úy và giải thoát của Ngài.

Từ lúc ra đời đến khi nhập diệt, trên 80 năm, Ngài để lại cho nhân loại một giá trị tâm linh qua thân giáo, khẩu giáo và lời dạy đầy trí tuệ. Chỉ có một bậc chứng đắc hoàn toàn mới có cuộc đời hoàn hảo như thế.

Giá trị tâm linh của một bậc đại giác luôn là gia tài quý báu cho nhân loại, giúp cho bao cuộc sống thăng hoa và giải tỏa những bế tắc cho đời người, đó là giá trị tuyệt vời của một tâm linh đã giác ngộ gần ba ngàn năm qua.

MINH MẪN

22/11/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2014(Xem: 18626)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
19/01/2014(Xem: 8717)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
16/12/2013(Xem: 27058)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
26/10/2013(Xem: 63765)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/06/2013(Xem: 8725)
Ý Nghĩa Phật Thành Đạo
18/05/2013(Xem: 7312)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 9488)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8680)
Cùng với thời gian vô cùng tận, không gian vô biên tế, cái đẹp cũng tồn tại với một ý nghĩa rất bao la mà con người khó có thể khám phá cho thật tường tận bằng tri thức của mình. Cuộc đời đức Phật là cả một lịch sử hùng tráng hướng đến tìm kiếm cái đẹp và xây dựng lý tưởng cái đẹp trong cuộc đời. Giáo lí được Ngài thiết lập là một hệ thống mỹ học thể nghiệm nội tại, có ý nghĩa vô cùng phong phú đối với đời sống nhân sinh.
08/04/2013(Xem: 5880)
Có một cuộc hành trình hùng tráng và vi diệu đã được thực hiện trong chính thế gian này mà lịch sử nhân loại đã đón chào và ghi nhận như một niềm tự hào về tư tưởng. Đây là một bản thiêng hùng ca hơn cả những sử thi huyền thoại vì mang giá trị thật hoàn toàn chứ không hề vẽ tô một chút sắc màu hư cấu. Đó chính là cuộc hành trình đi tìm nguồn sáng tâm linh của đức Phật.
08/04/2013(Xem: 4983)
Chẳng biết tự bao giờ, bài thơ ấy đã in sâu vào trong tâm khảm của tôi. Mỗi lần nhắc lại, tôi không sao tránh khỏi niềm cảm xúc trào dâng. Nửa thương cho người xưa, nửa buồn cho thân mình cũng nhiều nghiệp chướng, tại gia cha mẹ chia lìa, anh em phân tán, xuất gia quá đỗi muộn màng ! Vì sao ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]