Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Đức Phật: Nhà giáo dục vĩ đại - Thích Huệ Khai

16/05/201317:14(Xem: 2743)
6. Đức Phật: Nhà giáo dục vĩ đại - Thích Huệ Khai


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần III

Phật giáo và các vấn đề thời đại

--- o0o ---

ĐỨC PHẬT: NHÀ GIÁO DỤC VĨ ĐẠI

Thích Huệ Khai

Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài và tôn kính Ngài như một vị đạo sư siêu việt nhất trong lịch sử nhân loại.

I. DẪN NHẬP

Dòng thời gian vẫn tiếp diễn qua nhanh như cố tìm quên cái gì của quá khứ, hết Xuân đến Hạ, Thu tàn Đông sang, vạn vật cứ chuyển xoay theo dòng đời vô tận. Qui luật vô thường là thế. Hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, vạn vật đều lắng chìm tận đáy dòng đời sanh diệt, diệt sanh. Thế nhưng cái giá trị nghìn đời của chân lý đạo đức sống của Đức Thích-ca-mưu-ni, vẫn hiển hiện muôn màu, muôn vẻ. Bao tinh anh kết tụ và hội nhập tạo thành một vầng trăng chân lý vi diệu giữa hư không, vầng trăng ấy đã soi sáng rạng ngời, xua tan bóng tối vô minh của đêm trường tham ái, mang lại hạnh phúc cho con người.

Hôm nay, bao khối óc, bao con tim từ phương trời đất Việt trở về đây cùng hòa chung nhịp, đồng một chí hướng ngồi lại bên nhau, ôn lại chân lý ấy. Chân lý của con đường giải thoát mà Đức Thích-ca-mưu-ni đã đạt được tại Bồ-đề Đạo Tràng này.

Suốt 45 năm du hành giáo hóa, sứ mệnh hoằng pháp của Như Lai chỉ tuyên dương con đường giải thoát. Những lời dạy của Ngài đã được kết lại thành Tam Tạng Thánh Điển. Ngày nay, được các nhà nghiên cứu trên thế giới nhận xét và đánh giá khác nhau. Giáo lý ấy ví như viên kim cương, tùy theo góc độ người đứng xem mà nhận xét. Vì vậy, có người đánh giá Ngài như một nhà triết học, lại có người nhận xét Ngài như một nhà khoa học, cũng có người cho rằng Ngài là nhà tâm lý học, nhà hùng biện…. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin trình bày vài nét về Đức Phật Thích-ca-mưu-ni như là một nhà Giáo dục vĩ đại.

II. VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

Các nhà nghiên cứu giáo dục Phật Giáo cho rằng nền giáo dục cổ đại Ấn Độ, đặc biệt là tinh thần giáo dục của Upanishad, chỉ nhằm khám phá ra sự huy hoàng của ánh đuốc thiên đàng, làm cho con người có cuộc sống ảo tưởng với vầng hào quang huy hoàng ấy. Theo kinh Badaryanacủa Bà-la-môn, mục tiêu giáo dục là nhằm tạo ra con người trí tuệ, thánh thiện và siêu nhiên. Vì vậy, mục đích giáo dục cổ đại Ấn Độ là chỉ đem lại tính chất làm tăng trưởng sức mạnh của tâm thức. Với ý tưởng phát triển hiểu biết của con người, giúp con người đứng vững đôi chân của mình bằng trí tuệ, lòng tự tin để mạnh dạn bước đi cho hết kiếp người trên đường đời đầy chông gai nghiệt ngã này. Hay nói cụ thể hơn, nền giáo dục cổ đại Ấn Độ nhắm tới việc xây dựng con người chân thật, theo đúng ý nghĩa của nó.

Theo Phật giáo, con người là trung tâm điểm. Sự chiến tranh hay hoà bình của nhân loại từ xưa đến nay đều do con người gây ra. Vấn đề chính yếu là làm thế nào để giáo dục con người thẳng tiến trong con đường phát triển trí tuệ một cách có phương pháp để đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình và người. Điều đó, đối với các nhà giáo dục cổ đại Ấn Độ lúc bấy giờ chỉ là một giấc mơ. Mãi đến khi tôn giả Gotama đạt được giác ngộ tại Bồ-đề Đạo Tràng này, thì giấc mơ ấy trở thành hiện thực. Đức Phật đã vạch ra con đường giáo dục cụ thể, có lý thuyết, có thực hành và có kết quả trí tuệ, giải thoát khỏi khổ đau thật sự từ con người, ngay trong đời sống hiện tại.

TINH THẦN GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

Đức Như Lai là một nhà giáo dục bình đẳng, Ngài tuyên bố với nhân loại rằng cánh cửa thành công đạt được con đường giải thoát phải rộng mở cho tất cả mọi người, từ nam nữ, lớn nhỏ, sang hèn, cao thấp, đạo đức hay tội lỗi. Nếu ai biết cải thiện đời sống trong sạch thì sẽ đạt được con đường giải thoát như đức Phật. Trong lịch sử nhân loại, đức Phật là người đầu tiên phủ nhận các học thuyết về tập cấp xã hội, trong đó, thể chế người có sức mạnh sẽ cai trị và là chân lý trong khi người yếu sức sẽ bị làm nô lệ. Đức Phật đã nâng những giai cấp thấp tận cùng xã hội đứng ngang hàng địa vị của những người được coi là giai cấp cao nhất lúc bấy giờ, thông qua tiêu chí đạo đức và trí tuệ. Cũng chính đức Phật, người đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đã đưa vai trò người phụ nữ lên địa vị cao bằng cách thiết lập giáo đoàn nữ đầu tiên trong lịch sử các tôn giáo. Theo đức Phật, nếu giá trị thật của con người nằm ở đời sống đạo đức và trí tuệ thì con đường giác ngộ giải thoát không có ranh giới của giới tính, chủng tộc, màu da . . . Bất cứ ai, một khi thực hành đúng chánh pháp sẽ chắc chắn chứng đắc được các quả vị như nhau, đạt được hạnh phúc và an lạc như nhau.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

Mục đích giáo dục của Đức Phật nhắm vào con người nhiều hơn, vì con người là trung tâm điểm của thế giới. Hạnh phúc hay khổ đau, hòa bình hay chiến tranh cũng từ con người mang đến. Do đó, để xây dựng một xã hội vững mạnh và an định về kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, trước tiên theo đức Phật phải giáo dục con người chính nó, từ mặt vật lý, tâm lý, sinh lý, cho đến ý chí tình cảm và trí tuệ. Đọc lại kinh Thiện Sanhthuộc kinh Trường Bộsố 16 (1)chúng ta sẽ bắt gặp Đức Phật nói về sáu mối tương quan để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đó là mối tương quan giữa cha mẹ và con cái; giữa Thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con láng giềng, bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ. Trong đoạn kinh khác (Kinh Du Hành số 2- Trường A HàmI), đức Phật trả lời gián tiếp với Bà-la-môn Võ-xá, đại thần của vua A-xà-the,?về bảy phương pháp làm cho đất nước cường thịnh. Kinh Tăng Chi, chương 7 pháp cũng đề cập đến 7 điều làm cho đất nước phồn vinh. Trong Kinh chuyển Luân Thánh Vương Tu Hànhsố 6 (Trường A HàmI) Đức Phật dạy, sở dĩ có người trộm cắp, hung ác, cướp bóc là do họ nghèo đói. Muốn chấm dứt nạn này (trộm cắp, hung ác, cướp bóc) thì phải cải thiện đời sống cho họ, cấp hạt giống cho người dân, đầu tư cho các thương gia và phải trả công thích đáng cho người làm thợ. Ngài cũng dạy, nên thay đổi chi phí cúng tế thần linh để cứu trợ cho người dân nghèo. Toàn bộ hệ thống giáo lý của đức Thế Tôn không ngoài mục đích cải tạo con người xấu thành người tốt, người tốt trở thành người tốt hơn, phàm thành thánh. Giáo dục của Phật giáo là giáo dục chuyển hoá bản thân và xã hội, trên cơ sở tự lực của mỗi người.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

Từ khi thành đạo cho đến ngày đi vào đại niết-bàn, Đức Như Lai không ngừng giáo dục cho nhân loại. Trong suốt quá trình 45 năm dài (theo kinh điển Pali) hay 49 năm (theo kinh điển Đại thừa), đức Phật đã tiếp xúc nhiều đối tượng khác nhau trong mọi tầng lớp xã hội, từ các nhà trí thức, đạo sĩ ngoại đạo, vua quan, người giàu sang, cho đến người thấp hèn, hạng người sát nhân, gái giang hồ, trẻ chăn trâu, ác ma, chư thiên, càn-thác-bà. Có khi Ngài dạy cả số đông hay một nhóm người hoặc nếu cần Ngài chỉ dạy cho một người. Sau thời giảng của đức Phật đều có người đắc được quả thánh thứ nhất và cuối cùng. Phương pháp của đức Phật nằm trên tính khế cơ, phân tích, giải thích rất tỉ mỉ và nhắc đi nhắc lại nhiều lần vấn đề gạn lọc tâm ý để thiện hoá con người và xã hội. Ngài thường dùng hình ảnh so sánh hoặc ví dụ và chọn lọc những gì mà chúng sanh đang cần dạy và liên quan đến cuộc sống hiện tại của người nghe, để giúp cho người nghe dễ dàng lãnh hội những ý tưởng sâu sắc trong những ngôn ngữ rất mộc mạc, bình dân. Ví như trong Kinh Tiễn Dụsố 221,(2)Tôn giả Man Đồng Tử đặt ra mười câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn: "Thế giới thường hay vô thường? Như Lai có tồn tại sau khi chết? v.v..." Thế Tôn đã im lặng không trả lời. Ngài nói cho Man Đồng Tử nghe câu chuyện một người bị mũi tên độc. Vấn đề cấp thiết là giải phẫu để giải độc ngay, chứ không phải là vấn đề tìm cho ra ngọn ngành mũi tên và người bắn mũi tên, bởi lẽ người trúng tên độc sẽ có thể chết trước khi biết được tông tích của hung thủ. Cũng thế, vấn đề cấp thiết của con người là nhổ mũi tên "khổ đau" chứ không phải đi tìm những câu trả lời cho các vấn đề siêu hình không thiết thực. Một lần khác ở Kosambi (Tương Ưng Bộ KinhV), Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo: "Những gì Như Lai biết ví như rừng lá Simsàpa, còn những gì mà Như Lai giảng dạy thì ít như nắm lá trong tay, nhưng đây là những phương thức thoát khổ." Đấy là tính chất thực tiễn, thực tế, rất thiết thực hiện tại của những lời giảng dạy của Thế Tôn. Chúng ta còn thường thấy ở các kinh khác, ý nghĩa thiết thực hiện tại được Thế Tôn cắt nghĩa: quán sát tự thân, tự tâm để thấy rõ tham, sân, si mà đoạn trừ. Chẳng hạn như pháp Tứ Đế, khi nào còn con người tham dục- còn đau khổ thì chân lý Tứ Đế vẫn còn tồn tại giá trị nghìn đời. Đó là một trong các ý nghĩa thiết thực nhất của bốn chân lý này.

PHONG CÁCH DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

Như đã nói ở trên, Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại, phủ bác các chế độ tập cấp xã hội. Ngài luôn luôn nâng cao tinh thần tự do và bình đẳng. Ngài không bắt buộc người học trò rập khuôn theo Ngài, cũng không bắt buộc học trò nô lệ giáo lý hoặc nô lệ chính Ngài. Những ai học với Ngài đều được quyền tự do tư tưởng. Đức Phật thường dạy các đồ đệ đừng vì kính nể, tôn trọng Ngài mà nhắm mắt tin theo lời Ngài dạy. Hãy thực hành lời ngài dạy nếu tự mình tư duy, kiểm nghiệm và cảm thấy có lợi ích. Phong cách dạy của Đức Phật đặt trên nền tảng trí tuệ và giải thoát làm căn bản. Bởi vậy, khi tiếp nhận lời dạy của Đức Phật phải suy tư, phải tìm hiểu một cách kỷ thì mới có thể lãnh hội hết ý nghĩa thâm sâu chứa đựng bên trong, và dĩ nhiên lợi ích của nó lại càng to lớn hơn nữa. Trong kinh Kitagini(Trung BộII) Đức Phật dạy người học trò chơn chánh phải:"có lòng tin; đến gần; tỏ lòng tôn kính; lắng tai; nghe pháp; thọ trì pháp; suy tư ý nghĩa các pháp; chấp nhận các pháp; ước muốn sanh khởi; nỗ lực; cân nhắc và tinh cần."

Đức Phật vừa là một vị Thầy vừa là một vị Cha (Thiên Nhơn chi Đạo Sư, Tứ Sanh chi Từ Phụ) của loài người và loài thần linh. Ngài luôn thể hiện lòng từ mẫn thương tưởng đến tất cả chúng sanh. Ngài dẫn dắt, an ủi, nâng đỡ những bà mẹ bạc phước như Patàcàrà và Kisàgotami. Tự tay Ngài chăm sóc cho những người bịnh hoạn, cô đơn như Patigatta Tissa Thera. Ngài giúp đỡ người nghèo đói và người bị bỏ rơi như Rujjumàlà và Sopàka. Đức Phật nâng đời sống đạo đức của những hạng người tội lỗi sát nhân như Angulimàla và hạng gái gian hồ hư hỏng như Ambapali. Ngài khuyến khích kẻ yếu hèn, đoàn kết lại những người chia rẽ .Tất cả đều hưởng được những lời dạy đầy trí tuệ của Ngài. Đức Phật là một vị Thầy bao giờ cũng thể hiện tình thân thiện đến những người học trò. Ngài thường sinh hoạt bên cạnh người học trò, theo dõi từng dòng tư tưởng của học trò, ví như người bác sĩ từng sống cùng bịnh nhân, nên hiểu từng căn bịnh của bịnh nhân mà cho thuốc.

Đức Phật là vị Thầy không độc quyền, không độc đoán và không độc tài lãnh đạo giáo hội. Ngài khuyên các đệ tử lớn, như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên . . . thu nhận đệ tử. Đức Phật ân cần truyền trao kinh nghiệm phong cách một vị thầy cho các đệ tử. Đó là những mối tương quan, ảnh hưởng qua lại giữa thầy và trò. Đối với người Thầy đức Phật dạy phải:

- Có lòng thương tưởng đến người học trò.

- Rèn luyện phẩm hạnh và tư cách đạo đức cho học trò.

- Truyền dạy cho học trò đến nơi đến chốn những kiến thức khoa học và trí tuệ của người xưa.

- Ngợi khen học trò trước mặt các bạn bè, và người thân.

- Bảo vệ học trò khỏi những nguy khốn của cuộc đời.

Ngược lại, người học trò phải thể hiện đúng bổn phận của mình:

- Phụng dưỡng Thầy chu đáo.

- Đứng dậy chào khi Thầy đi tới và hầu hạ khi thầy cần đến.

- Lắng nghe lời Thầy dạy với lòng tôn kính.

- Thực hành những bổn phận cần thiết đối với Thầy.

- Hết lòng thực hiện những điều Thầy dạy (nếu những điều đó đúng Chánh Pháp).

Những gì Đức Phật dạy đều phát xuất từ đời sống kinh nghiệm và chứng đắc của bản thân. Sau khi thực hành có hiệu quả, đức Phật đã truyền dạy lại cho chúng sanh. Trong Kinh Tăng ChiI,(3)Đức Phật đã tán dương và xác nhận Tôn giả Xá-lợi-phất là đệ tử trí tuệ đệ nhất. Cũng trong kinh này, một lần khác Đức Phật dạy: "Các Tỷ-kheo mong cầu một cách chơn chánh, sẽ mong cầu như sau: "Mong rằng ta sẽ như Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên." Đây là cán cân, này các Tỷ kheo, đây là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ-kheo của ta, tức là Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên."(4)Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thường thay mặt Đức Phật giảng dạy hoặc hướng dẫn trực tiếp đại chúng và các Tỷ-kheo trẻ tuổi.

Tóm lại, Đức Phật là một vị Thầy giàu lòng bi mẫn và rộng lượng khoan hồ?g hơn tất cả. Đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta những ý chí sắt đá, trí tuệ cao siêu, đức vị tha phục vụ, sự thoát ly chưa từng có, hãy sống đời gương mẫu, làm lợi lạc cho mình và người và cả hai. Phương pháp toàn thiện mà Đức Phật đã truyền bá cho chúng ta có nhiều kết quả mỹ mãn. Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài và tôn kính Ngài như một đạo sư siêu việt nhất trong lịch sử nhân loại, như Sri Radhakrishnan nói: " Nơi Đức Phật Cồ-dàm ta nhận thấy một tinh hoa toàn thiện của phương Đông. Ảnh hưởng Ngài trong tư tưởng và đời sống nhân loại là một kỳ công hi hữu, cho đến ngày nay không thua kém của bất cứ vị giáo chủ nào trong lịch sử."(5)

III. KẾT LUẬN

Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại, phương pháp giáo dục của Ngài không chỉ khế cơ, khế lý mà còn khế thời, phù hợp và đáp ứng được những gì mà chúng sanh, hôm qua, hôm nay và ngày mai mong đợi. Ngài là người đem lại ánh sáng trí tuệ giác ngộ cho cuộc đời và diệt trừ nhưng nguyên nhân gây khổ đau cho cuộc đời. Đức Phật xuất hiện trên thế gian này, không ngoài mục đích chính là chỉ bày cho tất cả chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến của chính mình. Hay nói đúng hơn là "Vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Chư thiên và loài người." Vì mục đích tốt thượng đó, suốt bốn mươi lăm năm, Đức Thế Tôn phục vụ cho tất cả chúng sanh không ngừng nghỉ.

Hôm nay, chúng ta ôn lại giáo lý của Đức Phật, không phải để đánh giá, nhận xét hay để thưởng thức như một bức tranh toàn hảo, mà nhằm cùng chiêm nghiệm để thực hành trên con tu tập của chúng ta. Hình ảnh đầu trần, chân đất, một bình bát và ba y đi khất thực hằng ngày, có thể chúng ta không thực hành được như Ngài. Những điều giác ngộ cao siêu như Ngài, chúng ta cũng có thể chưa đạt được. Nhưng phong cách một vị thầy và lời dạy của Ngài, chúng ta sẽ thực hành được. Vì những điều Đức Phật dạy không vượt ngoài khả năng con người.

Khi viết bài này, chúng tôi cốt chỉ khái quát vài nét nhỏ về phương pháp và phong cách giáo dục của đức Phật như một vị Thầy vĩ đại. Chúng tôi cố giắng trình bày, nhưng không thể nào diễn tả hết sự kỳ diệu của phương pháp giáo dục của ngài, chẳng khác nào như con muỗi uống nước đại dương. Mặc dù vậy con muỗi cũng cảm nhận được vị nặn của dòng nước đại dương ấy.

Chú thích:

(1)Đại Tạng Kinh Việt Nam Aa1, Kinh A Hàm I, Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam, 1991, tr. 566-574.

(2)Đại Tạng Kinh Việt Na, Kinh Trung A Hàm IV , Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam, 1992, tr 738-747.

(3)Kinh Tăng ChiI, bản dịch của HT Thích Minh Châu, 1980, tr.30.

(4)Kinh Tăng ChiI. tr.102.

(5)Gautama the Buddha, tr.1

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2017(Xem: 11027)
Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.
22/05/2017(Xem: 53692)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
13/02/2017(Xem: 5633)
Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. (Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ Kinh)
05/01/2017(Xem: 12708)
Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoan Mừng đấng Chánh Giác với ngàn lời ca. Mừng ngày Đức Phật thành đạo (8-12 âm lịch). Đây là hình ảnh rất thiêng liêng và cao quý đối với người Phật tử, vì đây là lúc thái tử Siddhartta Gautama đã tìm ra được đạo lớn sau 49 ngày thiền định miên mật dưới gốc cây Bồ Đề, và nhờ đó Phật giáo đã có mặt và tồn tại suốt 2600 năm qua, mang lại lợi ích cho vô lượng vô số chúng sinh.
01/10/2016(Xem: 8016)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm về việc tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 1975 thì chắc những tờ nhật báo tha hồ khai thác để làm tiền thiên hạ, và chùa chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng không ít vì cảnh “dập dìu tài tử giai nhân” đua nhau tới chùa tìm hiểu sự vụ, hòng kiểm chứng những lời tường thuật của báo chí. Nhưng nhờ sự cố đã xảy ra vào một thời rất căng cho các chùa chiền, thêm nữa chùa chúng tôi ở nơi thật hẻo lánh trên núi thì ai biết được sự cố hy hữu đã xảy đến.
27/12/2015(Xem: 9573)
Lễ Vía Đức Phật A Di Đà 2015 tại TV Minh Quang Sydney, Úc Châu, Chủ Nhật 26-12-2015
02/06/2015(Xem: 14496)
Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2015 thì Đức Phật đã ra đời được 2,639 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,559 năm. Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên ... từ xưa đều làm Lễ Phật Đản vào ngày mồng 8 tháng Tư Âm Lịch. Tên gọi tắt dành cho ngày Lễ Phật Đản là "Ngày mồng Tám tháng Tư" đã lưu truyền hằng bao thế kỷ, trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ghi đậm vào tâm khảm của mọi người kể cả người theo hay không theo Phật giáo.
30/01/2015(Xem: 9713)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
29/01/2015(Xem: 5946)
Nam Mô Bồ Đề Thọ Hạ Đại Thắng Ma Quân Dạ Đổ Minh Tinh Đạo Thành Chánh Giác Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoàn Mừng Đấng Giác Ngộ với ngàn lời ca.
27/01/2015(Xem: 8775)
DƯỚI GỐC CÂY NÀY, NẾU TA KHÔNG ĐẮC ĐẠO VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, DẦU CHO TAN THÂN NÁT THỊT QUYẾT KHÔNG ĐỨNG LÊN. Lời nguyện vĩ đại trên Đức Phật đã đánh đổ tất cả thành trì, vương tước và khước từ cuộc sống vị kỷ, hạn hẹp tình vợ chồng con cái trong chốn nhung lụa, giàu sang của hoàng tộc. Lời nguyện siêu tuyệt trên Đức Phật đã băng rừng, lội suối trải qua bao gian khổ, nhọc nhằn hiểm nguy để tìm ra chân lý giải thoát khổ đau cho tất cả muôn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]