Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ lời nguyện xưa dưới cội Bồ Đề

27/01/201509:18(Xem: 8053)
Nhớ lời nguyện xưa dưới cội Bồ Đề

phat_thanh_dao_thich_ca

 

DƯỚI GỐC CÂY NÀY, NẾU TA KHÔNG ĐẮC ĐẠO VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, DẦU CHO TAN THÂN NÁT THỊT QUYẾT KHÔNG ĐỨNG LÊN.

          Lời nguyện vĩ đại trên Đức Phật đã đánh đổ tất cả thành trì, vương tước và khước từ cuộc sống vị kỷ, hạn hẹp tình vợ chồng con cái trong chốn nhung lụa, giàu sang của hoàng tộc.

          Lời nguyện siêu tuyệt trên Đức Phật đã băng rừng, lội suối trải qua bao gian khổ, nhọc nhằn hiểm nguy để tìm ra chân lý giải thoát khổ đau cho tất cả muôn loài.

          Lời nguyện siêu phàm trên Đức Phật đã sống trong rừng sâu nước độc đến sáu năm khổ hạnh, nhịn đói, nhịn khát, với tấm thân chỉ còn da bọc xương và lời nguyện đanh thép như kim cương – Đức Phật đã làm rung động cả vũ trụ, khiến ma vương phải hoảng sợ kinh ngạc và chúng huy động toàn bộ lực lượng ma giới đến nghinh chiến, cản trở sự hành đạo tối thượng của Đức Phật trong giờ phút cả trời, người đều mong chờ được chiêm ngưỡng một “ĐẤNG NHƯ LAI, ỨNG CÚNG – CHÁNH BIẾN TRI – MINH HẠNH TÚC – THIỆN THỆ THẾ GIAN GIẢI – VÔ THƯỢNG SĨ – ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU – THIÊN NHƠN SƯ, PHẬT, THẾ TÔN”.

          Là người con phật chúng ta phải nghiêm túc lật lại từng trang sử, mới thấy ân Phật cao hơn núi Tu Di, rộng sâu hơn nước sông Hằng. Nếu cách đây gần ba ngàn năm không có lời nguyện ĐẠI HÙNG – ĐẠI LỰC – ĐẠI TỪ – ĐẠI BI của đức từ phụ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT bên dòng sông Ni Liên dưới cội bồ đề xứ Ấn Độ, thì hôm nay chúng ta hãy tưởng tượng nhân loại sẽ về đâu trong cõi trần gian dẫy đầy sự thống khổ triền miên kiếp trược chúng sanh. Chúng ta tuy sinh ra đời không được diễm phúc gặp Phật, nhưng chúng ta có quá nhiều may mắn được tắm mát trong dòng suối tình thương CHÁNH PHÁP xuyên chảy qua khắp nơi trên trái đất đã hơn 25 thế kỷ và càng thấm sâu vào từng con tim người Phật tử Việt Nam như VÕ ĐÌNH CƯỜNG cảm nhận từ trái tim Đức Phật khẽ gọi chúng sanh!

“…HỠI THẾ GIỚI KHỔ ĐAU! HỠI TẤT CẢ ANH EM QUEN VÀ LẠ ĐANG DẨY DỤA TRONG LƯỚI ĐAU THƯƠNG CỦA CUỘC ĐỜI! TA ĐÃ THẤY, ĐÃ NGHE RỒI HƠI THỞ THOI THÓP CỦA TRẦN GIAN ĐANG HẤP HỐI. TA ĐÃ NHẬN RÕ BÓNG ẢO HUYỀN CỦA LẠC THÚ, SỰ MAI MỈA CỦA HẠNH PHÚC, CÁI ẢO NÃO CỦA NHỮNG NỔI ĐAU, NHỌC NHẰN! THÚ VUI CHỈ MỞ ĐƯỜNG CHO ĐAU KHỔ, TRONG HỘI NGỘ ĐÃ NẢY MẦM CHIA LY, TRẺ TRUNG ĐƯA DẦN ĐẾN GIÀ YẾU, SỐNG ĐẾN CHẾT, ĐẾN NHỮNG CUỘC SỐNG VÔ ĐỊNH KHÁC, VÀ CỨ NHƯ THẾ, TỪNG HẠT ĐAU THƯƠNG CHẠY VÒNG TRÊN CHUỔI HẠT THƯƠNG ĐAU ĐỂ ĐƯA NHAU VỀ VÔ TẬN…”.

          Đã là người con Phật chúng ta hãy lắng nghe thật tường tận những lời ân tình vô lượng vô biên mà Đức Phật đã viết lên bằng thông điệp tình thương. Cho dù cuộc đời có nỗi phong ba, thân xác chúng ta còn quằn quại bi thảm, sầu ngất đỉnh sầu, song chúng ta phải luôn định tâm ngồi lại với chính mình và nhớ cho thật tường tận những lời vàng ngọc của Đức Phật. Nhân loại đang được khoa học làm cho văn minh hiện đại hóa cuộc sống, nhưng thế giới vẫn chưa chấm đứt được chiến tranh, nhân loại đã từng điêu đứng muốn diệt chủng trước những cuộc chiến tranh thế giới và khu vực, rồi đến bây giờ đang là trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, cả thế giới đồng tâm hiệp lực mở ra trang mới cho lịch sử loài người là MỘT THẾ GIỚI – MỘT HY VỌNG vậy mà nhân loại đang hết sức bối rối trước thảm cảnh tang tóc huynh đệ thương tàn nội chiến ở khắp vùng Châu Phi, Trung Đông. Vẫn còn đó ngay trên đất nước được xem là tân tiến hiện đại mà vẫn còn xung đột xảy ra hận thù nhau vì màu da, chủng tộc, giống nòi, tôn giáo. Chúng ta đã là người con Phật, mang dòng máu vô ngã vị tha bằng con tim hiểu biết như thật để thương yêu vô nhiễm, thì đã đến lúc chúng ta còn chần chừ gì nữa, mà hãy nhập thế vào đời với tinh thần BI TRÍ DŨNG để góp phần hữu ích cho thế giới tràn đầy sự hạnh phúc dài lâu bền vững.

          Đó là nén tâm hương tha thiết nhất để tất cả người con Phật chúng ta dâng lên thật ý nghĩa và xứng đáng cõi lòng chúng ta thành kinh dâng lên cúng dường ngày trọng đại, huy hòang nhất lễ kỷ niệm đức BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI THÀNH ĐẠO. Hướng về đấng từ tôn sứ giả của tình thương đại thể, tất cả chúng ta hãy học theo Đức Phật những gương hạnh cao cả, những đức tính mang đầy chất liệu tình thương, để chúng ta lấy đó làm bông hoa thánh thiện mà gieo trồng vào cuộc đời thêm đẹp những tâm hồn vị tha, nuôi dưỡng tình thương bằng sự hiểu biết như thật để xoa dịu vết đau thương nhân loại.

          Bằng tất cả niềm tôn kính thiết tha của tấm lòng người con Phật, chúng ta hãy dõng mảnh phát thệ nguyện rộng lớn: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ – Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn – Pháp môn vô lượng thệ nguyện học – Phật đạo vô thương thệ nguyện thành”. Đó là đóa hoa tịnh thanh, trang nghiêm, cao quí nhất dâng lên cúng dường Đấng Từ Phụ trong ngày Đại Lễ Thành Đạo.


- T.H.L -

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2015(Xem: 8401)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
29/01/2015(Xem: 5551)
Nam Mô Bồ Đề Thọ Hạ Đại Thắng Ma Quân Dạ Đổ Minh Tinh Đạo Thành Chánh Giác Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoàn Mừng Đấng Giác Ngộ với ngàn lời ca.
24/12/2014(Xem: 15761)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
19/01/2014(Xem: 7753)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
16/12/2013(Xem: 22498)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
08/12/2013(Xem: 5340)
Con người sở dĩ có một vị trí đặc biệt trong các chủng loại động vật, là nhờ có một nhận thức về tư duy và có một tâm thức về linh học. Từ khi con người hiện hữu trên tinh cầu, vấn đề nhận thức được hoàn thiện từ sơ cơ cho đến tinh tường là nhờ trao đổi thông tin, giao tiếp và xử lý nhiều vấn nạn.
26/10/2013(Xem: 53191)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/06/2013(Xem: 8099)
Ý Nghĩa Phật Thành Đạo
18/05/2013(Xem: 5828)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
10/04/2013(Xem: 7229)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567