Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tăng đoàn trong thế kỷ thứ XXI - Thích Nguyên Tạng dịch

16/05/201317:10(Xem: 2295)
5. Tăng đoàn trong thế kỷ thứ XXI - Thích Nguyên Tạng dịch


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần III

Phật giáo và các vấn đề thời đại

--- o0o ---

TĂNG ĐOÀN TRONG THẾ KỶ THỨ XXI

Ven. Ching Hisn
Thích Nguyên Tạng dịch

Qua hệ thống thư điện tử (e-mail) cũng có thể đạt được một cách dễ dàng để chuyển tải giáo lý mà học trò không cần phải ở gần gũi pháp sư và lãng phí thời gian để đi tới một địa điểm xa xôi để nghe giảng. Kết quả là internet có thể giúp truyền bá? giáo lý, nhưng lại không thể nuôi dưỡng lòng tôn kính của tín đồ đối với pháp sư và hết lòng hộ trì Phật pháp.

Hàng trăm Tăng Ni từ khắp nơi trên thế giới vân tập về Đài Loan để tham dự Đại Hội Tăng-già Thế Giới lần thứ 7 (the Seventh General Conference of World Buddhist Sangha Council, tổ chức từ ngày 13-16/11/2000). Thay mặt cho Tăng Ni thuộc Phật giáo Trung Hoa, chúng tôi gởi lời chào mừng nồng nhiệt đến với toàn thể liệt quý vị.

Chủ đề của Đại hội lần này là "Hướng đến một kỷ nguyên mới về việc truyền bá lời Phật dạy qua phương tiện truyền thông điện tử" (Heading towards a new era for the propagation of Buddha's teachings through electronic media). Chủ đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng Đạo Phật để dẫn dắt nhân loại trong thế kỷ thứ XXI. Điều này cho thấy rằng Đạo Phật là một tôn giáo luôn có cái nhìn xa về thế giới.

Nếu thế kỷ thứ XX được gọi là "thế kỷ của khoa học" thì thế kỷ XXI là "thế kỷ của tôn giáo." Sự tiến bộ của khoa học đã không giải quyết được những khổ đau của nhân loại và cũng không làm cho con người hạnh phúc. Cảm thấy thất vọng ở khoa học, giới trí thức đã quay về tìm kiếm sự an ủi của tôn giáo. Vì vậy, thế kỷ XXI là thế kỷ của tâm linh.

Trong số những tôn giáo đang hiện nay, duy chỉ có Phật giáo là một tôn giáo có một triết thuyết uyên thâm, sâu sắc, phổ quát và không bị chướng ngại, có thể làm thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp trí thức và làm ổn định đời sống vật chất và tinh thần. Do đó trong thế kỷ XXI, đạo Phật sẽ đóng một vai trò quan trọng và cao quý trong sự hướng dẫn tinh thần cho con người. Do đó chúng ta, những Tăng sĩ hiện nay, người mang sứ mạng kế thừa, nên chuẩn bị đầy đủ và nghiên cứu một cách nghiêm túc để làm thế nào hoàn thành tốt đẹp vai trò của mình trong việc truyền bá Phật pháp, làm lợi lạc quần sanh trong thời đại mới. Vì vậy, tôi muốn đưa ra một vài vấn đề mà tổ chức Tăng-già của chúng ta đang đối diện hiện nay và sau này. Những lời phê bình và ý kiến đóng góp của đại hội sẽ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để giải quyết các vấn đề này.

TỔ CHỨC TĂNG-GIÀ VÀ GIÁO DỤC TĂNG ĐOÀN

Đức Phật đã ban cho Tăng-già một khuôn mẫu sinh hoạt và truyền bá chánh pháp, làm lợi lạc quần sanh. Nhưng nó chỉ có thể nhận thức xuyên qua sự củng cố tổ chức Tăng đoàn và sự gia tăng chất lượng của Tăng đoàn để làm cho mọi người tôn kính và đi theo.

Đối với việc củng cố tổ chức Tăng-già, Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều vấn đề cần xem xét.

Nhật Bản, một quốc gia Phật giáo, từ tháng 4 năm 1872 đã cho phép Tăng sĩ ăn thịt, có gia đình, và mặc áo thế tục khi hành lễ. Hiện nay có rất ít Tăng sĩ vẫn còn sống đời phạm hạnh và ăn chay. Vì thế, dù các giáo phái Phật giáo mới ở Nhật Bản, tuy có sự phát triển rất mạnh, nhưng họ không thể được gọi là Tăng-già.

Mặt khác, Tăng sĩ Nhật Bản không bao giờ thọ nhận đầy đủ giới pháp, do đó họ chỉ được xem là Cư sĩ đoàn hay cộng đồng cư sĩ (Lay sangha). Ông Kikan Sasa, thuộc Viện Đại học Hamazon ở Tokyo đã viết một tập sách với tựa đề "Thân phận Thầy tu là gì?" (What is Monkhood?), cảnh báo: "cơn khủng hoảng tôn giáo của một quốc gia theo Đạo Phật mà không có giới luật." Đây là một lời gợi ý đáng quan tâm đối với Phật giáo Nhật Bản.

Về phần Phật giáo Trung Hoa, mặc dù Tăng Ni đều nhận đầy đủ giới pháp và hành trì đúng giới luật, tuy vậy trong những năm gần đây, nhiều Tăng Ni miễn cưỡng sống trong tu viện, họ muốn sống một đời ẩn tu ở những am cốc, tịnh thất hay một ngôi chùa nhỏ với một vài vị ở bên ngoài. Hiện tượng này đã tạo ra tình trạng phân chia sức mạnh của Phật giáo một cách nghiêm trọng.

Nếu Tăng-già được định nghĩa là "một đoàn thể gồm bốn người trở lên," mặc dù họ là Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni, họ không sống theo chúng, họ vẫn không được xem là Tăng-già. Đây là hiện tượng rất phổ biến của Phật giáo Trung Hoa ở Đài Loan, Singapore và Mã-lai-á. Chúng tôi có thể nói rằng các cộng đồng Tăng lữ này đang trên đà sụp đổ. Nếu khuynh hướng nầy tiếp tục, ngay cả cộng đồng Tăng-già cũng không thể duy trì được nguyên vẹn. Khi họ sống tách biệt như vậy, làm thế nào họ có thể có đủ năng lực để đảm trách công việc truyền bá Phật pháp và làm lợi quần sanh?

Vấn đề giáo dục Tăng-già được chia thành hai phần: ngắn hạn, ở những học viện, và dài hạn, học suốt đời. Trong các khóa học ngắn hạn ở trường, ở học viện nghiên cứu, nên cung cấp những chương trình huấn luyện, đào tạo nhắm vào nhân phẩm và chất lượng của Tăng-già, lễ nghi, giới luật, kiến thức Phật học cơ bản và đặc biệt là kỹ năng quản lý công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đào tạo cho Tăng Ni sinh trở thành những tài năng toàn diện mà họ có thể nói, viết, quản lý và đảm trách nhiều công tác chuyên môn về sau.

Sau khi tiếp nhận sự đào tạo căn bản của chương trình Phật học, nếu họ có đủ tư cách và lòng mong muốn, họ có thể đi thẳng vào học viện nghiên cứu để nhận được sự giáo dục chuyên sâu để nghiên cứu Phật điển. Sau khi tiếp nhận sự giáo dục ngắn hạn, vị ấy cũng phải vẫn tiếp tục tu học suốt đời. Bên cạnh việc học hằng ngày và theo những khóa học tự tập hợp như thường lệ, vị ấy phải thường tham vấn ở những bậc Pháp sư cao đức, cùng tham dự vào các nhóm nghiên cứu chuyên đề ngắn hạn, hoặc lắng nghe những bài diễn thuyết của những học giả và các chuyên gia khác, hoặc đọc sách về khoa học và những loại kiến thức mới, hoặc khai phá những kiến thức mới ở các phương tiện truyền thông hiện đại và mạng lưới điện toán toàn cầu, để nâng cao kiến thức một cách liên tục. Một nhà truyền bá Phật pháp, không kể việc nghiên cứu sâu sắc về Tam Tạng kinh điển và thực hành thuần túy về các pháp môn, vị ấy phải cập nhật hóa những kiến thức mới để theo kịp với thời đại, chưa kể đến việc tiến nhanh về phía trước của thời đại để có thể dẫn dắt con người.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA SỰ TRUYỀN BÁ PHẬT PHÁP QUA MẠNG LƯỚI INTERNET

Ngày nay là thời đại của thông tin. Mạng lưới internet đã trở thành một nguồn thuận lợi nhất để tìm kiếm thông tin và cũng là một phương tiện nhanh nhất để truyền bá Phật pháp. Do đó, việc sử dụng hệ thống Internet để phổ biến giáo lý là một sức mạnh to lớn đối với sự phát triển của Phật giáo. Những pháp sư cũng nên biết sử dụng email trong việc liên lạc thông tin. Bên cạnh đó, nếu có thể, vị ấy có thể chuyển tải những tài liệu giảng dạy của họ vào mạng Internet. Điều này cho phép việc truyền dạy Phật pháp nhanh hơn và thuận lợi hơn. Vì vậy, những hiểu biết và cách sử dụng Internet đã trở thành một đòi hỏi cần thiết ở những người có trách nhiệm truyền bá giáo lý Phật-đà.

Việc sử dụng hệ thống Internet từ trước đến nay để truyền bá Phật pháp có thể đạt đến tốc độ và hiệu quả ở phạm vi toàn cầu. Tuy vậy, qua hệ thống thư điện tử (e-mail) cũng có thể đạt được một cách dễ dàng để chuyển tải giáo lý mà học trò không cần phải ở gần gũi pháp sư và lãng phí thời gian để đi tới một địa điểm xa xôi để nghe giảng. Kết quả là Internet có thể giúp truyền bá?giáo lý, nhưng lại không thể nuôi dưỡng lòng tôn kính của tín đồ đối với pháp sư và hết lòng hộ trì Phật pháp. Đó là vấn đề quan trọng cho chúng ta quan tâm, hoặc thế hệ dùng email sẽ lại xa lánh những tu viện và vì thế loại truyền thông này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của Phật giáo.

TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XA LÁNH TÔN GIÁO TRONG ĐẠO PHẬT

Ở Châu Âu và Châu Mỹ, ngày càng nhiều người không đi nhà thờ. Nhiều nhà thờ không có khả năng duy trì và đã đóng cửa. Ở nước Mỹ, nhiều nhà thờ đã bán lại cho Phật tử làm chùa. Ở Nhật Bản sự xa lánh tôn giáo cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng. Cụ thể là hầu hết giới trẻ bây giờ không còn lưu ý đến đời sống tâm linh nữa.

Ở Nhật, vào ngày XXI tháng 3 và ngày XXI tháng 9 hàng năm là ngày lễ hội mùa xuân và mùa thu. Mọi người dân thay vì về chùa lễ Phật và tổ tiên của họ theo truyền thống, thì bây giờ chính quyền Nhật chuyển hai ngày lễ này sang ngày nghỉ của quốc gia, chính vì thế, người dân tổ chức đi du ngoạn, vãng cảnh thay vì đi chùa. Từ đó chúng ta có thể hiểu lý do tại sao người Nhật thời nay không còn gần gũi với Đạo Phật nữa. Đây là hậu quả của việc thay đổi cấu trúc xã hội, tư tưởng và sự tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật.

Càng hiện đại hóa ở một quốc gia thì sự xa lánh tôn giáo càng nghiêm trọng. Cách đây vài năm, có một số vụ người ngoại đạo lợi dụng hình thức cúng kính của Phật giáo để làm ăn ở Đài Loan. Điều này khiến cho nhiều Phật tử bất mãn và từ bỏ Đạo. Sau thảm họa động đất ngày XXI tháng 9 năm 1999, tình cảnh này còn trở nên rõ ràng hơn. Thời đại hoàng kim của Phật giáo Đài Loan đã qua rồi. Cơn khủng hoảng từ bỏ đạo của người tín đồ dần dần xảy ra. Hiện tượng thay đổi này thường xảy ra ở các quốc gia có cấu trúc xã hội khác nhau. Tuy nhiên, khi thế hệ trẻ trưởng thành và sẽ trở thành một bộ phận chính cho xã hội, thì tầm xa lánh đời sống tâm linh sẽ chắc chắn là vần đề nghiêm trọng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỎA MÃN NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI HIỆN ĐẠI ?

Sau thế chiến lần thứ hai (1945), ngày càng có nhiều tôn giáo mới xuất hiện ở Nhật Bản, giống như những măng tre mùa xuân sau cơn mưa. Theo ngành thống kê, con số vượt quá 500. Một vài đạo mới ra đời lại còn mạnh hơn cả đạo Phật truyền thống. Ở Đài Loan, sức mạnh của sự thờ cúng của người ngoài đạo trá hình Đạo Phật thì cũng là vấn đề hệ trọng.

Theo sự nghiên cứu của các học giả tôn giáo Nhật Bản, sự thực cho thấy những tôn giáo truyền thống không thể thỏa mãn nhu cầu của toàn thể quần chúng và đó là nguyên nhân chính để cho các đạo mới ra đời và phát triển. Dân chúng đến với tôn giáo để được giúp đỡ, nhưng họ lại không được gì cả, trong khi họ muốn tôn giáo phải đáp ứng tức khắc và có được những lợi lộc, danh tiếng, và địa vị xã hội. Chính vì thế, để thỏa mãn nhu cầu của người tín đồ, một số tổ chức Phật giáo đã sử dụng "lợi ích cho thế gian" như là một phương tiện trong quá trình truyền bá Phật pháp. Đây là một hình thức sai lầm từ nguyên tắc cơ bản của Phật giáo, để giúp chúng sanh diệt trừ lòng tham ái, sự ràng buộc, và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi trong tam giới. Đây là một vấn đề rất quan trọng cho Phật giáo ngày nay và một thử thách lớn nhất đối với các nhà truyền pháp, trong thời đại mới này, làm thế nào Đạo Phật có thể thỏa mãn nhu cầu của đại đa số quần chúng và giúp cho họ theo Đạo Phậ? mà không đánh mất những nguyên tắc cơ bản của mình.

TÁC ĐỘNG CỦA DI TRUYỀN HỌC TRONG PHẬT GIÁO

Di truyền học (genetics) được ứng dụng đầu tiên trong sự cải thiện của ngành thực vật học, sau đó là vô tính loài vật và sự đổi mới thân thể của loài người. Một con cừu vô tính mang tên Dolly, đã chào đời lúc 5 giờ chiều ngày 5 tháng 7 năm 1996. Nó đã không được sinh ra từ một sự phối hợp giữa tinh trùng và trứng theo truyền thống, mà nó được chiết từ trứng và một tuyến nhũ của một con cừu mẹ 6 tuổi của tiến sĩ Ian Wilmut. Ông ta đã sử dụng phương pháp điện giật để làm cho các gien của trứng bắt đầu chia ra trong phôi thai. Sau đó ông ghép phôi thai vào trong tử cung của một con cừ? khác, để nuôi dưỡng bào thai tiếp tục phát triển cho tới ngày sanh ra như tự nhiên.

Sau khi con cừu Dolly vô tính ra đời thành công, các khoa học gia đã tiếp tục áp dụng vô tính đối với những con thú khác. Họ mong muốn rằng con người cũng có thể áp dụng vô tính trong vòng 10 năm. Đó là một tin vui cho nhân loại nếu các gien có thể được cải tiến để giúp cho cơ thể con người giảm bớt những bệnh tật. Tuy nhiên, nếu di truyền học được sử dụng để vô tính con người, nó sẽ tác động mạnh đến vấn đề đạo đức gia đình và cấu trúc xã hội hay cả nhân phẩm của con người.

Sự thành công trong việc vô tính các loài vật đã làm tan vỡ nền thần học cho rằng Thượng Đế tạo ra mọi vật. Còn theo Đạo Phật, Kinh Thủ-lăng-nghiêm(Suramgama Sutra) Đức Phật đã từng đề cập đến 12 hình thức của sự sinh sản: 1. Sinh ra từ trứng; 2. Sinh ra từ bào thai; 3. Sinh ra từ nơi ẩm thấp; 4. Sinh ra từ sự biến hóa; 5. Sinh ra có hình dáng; 6. Sinh ra không có hình dáng; 7. Sinh ra có tri thức; 8. Sinh ra không có tri giác; 9. Sinh ra không có hình thức; 10. Sinh ra không phải không có hình thức; 11. Sinh ra không có nhận thức; 12. Sinh ra không phải không có nhận thức.

Chính vì thế mà sử dụng gien vô tính cho các loài thú thì không có chuyện gì mới cả, nhưng sử dụng phương pháp khác để tạo ra một sinh linh, thì nằm ngoài giáo lý duyên sinh của Phật giáo.

Con người là một loại sinh vật khôn ngoan nhất. Con người đã phát minh ra khoa học để chinh phục thiên nhiên. Và giờ đây, đang ở trong tiến trình để chinh phục cái tự nhiên bên trong họ, thay đổi cấu trúc của cơ thể và sự sinh sản. Điều này sẽ tạo ra sự hủy diệt nền đạo đức gia đình và trật tự xã hội. Chính vì thế, nhiều nhà xã hội học, ngay cả những vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, bao gồm Gia-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, tất cả đều phản đối đề án vô tính loài người này. Họ tuyên bố rằng các nhà khoa học không thể đảm trách nhiệm vụ ấy. Điều Phật giáo quan tâm không phải là vấn đề các nhà khoa học có hoặc không có quyền tạo ra sinh vật mới mà chính là vấn đề đạo đức và trật tự xã hội. Vì thế, Phật giáo cũng phải nên đưa ra lời phản đối dự án vô tính loài người. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng đại hội kỳ này có thể tthông qua nghị quyết để kêu gọi các nhà khoa học nên chấm dứt chương trình nghiên cứu dự án vô tính loài người (Plan of cloning mankind).

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã đưa ra một vài điểm mà Phật giáo sẽ phải đương đầu hôm nay hoặc mai sau. Đó là lý do mà chúng ta thành lập Hiệp Hội Tăng-già Thế Giới để củng cố lại sức mạnh của Phật giáo.

Đạo Phật có thể cung ứng điều gì cho nhân loại vào thế kỷ XXI ? Thời đại thay đổi nhanh như hiện nay, đạo Phật sẽ phải làm gì để có thể thỏa mãn được nhu cầu của con người ? Đạo Phật sẽ phải xác định và ứng dụng điều gì để đổi mới chính mình? Làm thế nào Tăng Ni có thể sống và làm việc trong một xã hội mới mà vẫn giữ gìn được giới luật căn bản ?

Chúng tôi chân thành ước nguyện rằng tất cả các vị sẽ quan tâm đến những vấn đề nầy và thành lập một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu một cách cẩn thận, cốt tìm ra đường hướng thích hợp với những nguyên tắc chỉ đạo cho việc áp dụng và truyền bá Chánh pháp. Điều này sẽ làm nổi bật tổ chức Tăng-già thế giới, củng cố sức mạnh, phổ biến Chánh Pháp và làm lợi lạc chúng sanh.

GHI CHÚ:

Bài viết này được thuyết trình tại Hội nghị Tăng đoàn Phật giáo Thế Giới lần thứ 7, tổ chức tại Đài Loan ngày 13-16 / 11 / 2000.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2015(Xem: 8389)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
29/01/2015(Xem: 5551)
Nam Mô Bồ Đề Thọ Hạ Đại Thắng Ma Quân Dạ Đổ Minh Tinh Đạo Thành Chánh Giác Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoàn Mừng Đấng Giác Ngộ với ngàn lời ca.
27/01/2015(Xem: 8052)
DƯỚI GỐC CÂY NÀY, NẾU TA KHÔNG ĐẮC ĐẠO VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, DẦU CHO TAN THÂN NÁT THỊT QUYẾT KHÔNG ĐỨNG LÊN. Lời nguyện vĩ đại trên Đức Phật đã đánh đổ tất cả thành trì, vương tước và khước từ cuộc sống vị kỷ, hạn hẹp tình vợ chồng con cái trong chốn nhung lụa, giàu sang của hoàng tộc. Lời nguyện siêu tuyệt trên Đức Phật đã băng rừng, lội suối trải qua bao gian khổ, nhọc nhằn hiểm nguy để tìm ra chân lý giải thoát khổ đau cho tất cả muôn loài.
24/12/2014(Xem: 15756)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
19/01/2014(Xem: 7751)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
16/12/2013(Xem: 22492)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
08/12/2013(Xem: 5338)
Con người sở dĩ có một vị trí đặc biệt trong các chủng loại động vật, là nhờ có một nhận thức về tư duy và có một tâm thức về linh học. Từ khi con người hiện hữu trên tinh cầu, vấn đề nhận thức được hoàn thiện từ sơ cơ cho đến tinh tường là nhờ trao đổi thông tin, giao tiếp và xử lý nhiều vấn nạn.
26/10/2013(Xem: 53174)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/06/2013(Xem: 8098)
Ý Nghĩa Phật Thành Đạo
18/05/2013(Xem: 5827)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567