Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đề Bà Đạt Đa kiểu mới

06/11/201216:36(Xem: 5441)
Đề Bà Đạt Đa kiểu mới

debadatda_1Thời Đức Phật còn tại thế, trong Tăng đoàn đã xảy ra nhiều hiện tượng lệch lạc về tư tưởng và hành động. Điển hình nhất trong nhiều trường hợp đó là sự phản bội lúc thì âm thầm lúc thì mãnh liệt của Đề Bà Đạt Đa.

Vị tu sĩ này đã luôn tìm cách làm suy yếu giáo hội do Đức Phật lãnh đạo bằng cách xuyên tạc tư tưởng của ngài. Xa hơn nữa, Đề Bà Đạt Đa còn công khai nói với Đức Phật là ngài đã già yếu rồi, nên nghỉ ngơi là vừa và ông khuyên Đức Phật nên ngừng việc hoằng pháp độ sinh, nên quán tưởng giáo pháp tối thượngmà ngài đã khám phá và giao trách nhiệm lãnh đạo Tăng đoàn lại cho ông!

Đối với những con người như Đề Bà Đạt Đa, đức Phật đã không hề ứng xử theo lối: “Im lặng như núi”. Ngược lại, ngài đã có lối ứng xử rất hợp thời và thực tế, ngài đã trả lời thẳng với Đề Bà Đạt Đa trước toàn thể hội chúng: "Này Đề-bà Đạt Đa, đừng bận tâm đến Như Lai làm gì, Như Lai sẽ biết lúc nào nên nghỉ ngơi. Hiện nay, Như Lai còn điều khiển được Tăng đoàn. Hơn nữa, khi thời điểm đến, Như Lai còn không giao quyền lãnh đạo tăng đoàn cho Xá-lợi-Phất hay Mục-kiền-liên, những bậc trí tuệ minh mẫn như ngọn đuốc sáng ngời. Còn ngươi, này Đề-bà Đạt Đa, sự hiểu biết của ngươi tầm thường quá, trí tuệ của ngươi không sánh bằng ánh đèn leo lét trong đêm!"

Đọc lịch sử các cuộc kết tập kinh điển, ta thấy rằng nguyên nhân của những cuộc kiết tập này của Phật giáo cũng không nằm ngoài mục đích là xác định rõ ràng đâu là giáo pháp thậm thâm vi diệu của Đức Phật, đâu là tà pháp điên đảo vọng tưởng của ngoại đạo.

Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng, ngay từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, và sau khi ngài vừa nhập Niết Bàn trong một thời gian ngắn thì hiện tượng tà ma ngoại đạo mặc Tăng bào đã xuất hiện.

Chính những Đề Bà Đạt Đa của Phật giáo này là mối nguy hại lớn lao nhất cho sự tồn vong của chính pháp.

Vì thế, với trí tuệ của một bậc: “thầy của trời và người”, đức Phật đã dạy chúng ta: “Chỉ có trùng của sư tử mới ăn được thịt của sư tử”. Thật vi diệu thay và đúng đắn thay lời dạy cao thâm của Đức Phật.

Theo dòng Phật sử, chúng ta thấy rõ ngay trong thời đại có thể xem là rực rỡ nhất của Phật Giáo Ấn Độ, hiện tượng tu sĩ Phật giáo ăn nói quàng xiên và không hiểu biết gì về giáo pháp của Đức Phật cũng hết sức phổ biến. Chính vì thế, dù rất đau lòng, nhưng với tấm lòng trung kiên hộ pháp, đích thân vua A Dục đã mở cuộc khảo hạch các vị tu sĩ Phật giáo về trình độ Phật Pháp.

Vua A Dục chỉ hỏi những câu cực kỳ cơ bản như: Đức Phật có thừa nhận bản ngã không?, Đức Phật có chấp nhận một linh hồn bất diệt không?

Đáng tiếc thay phần đông những vị: “mặc áo Như Lai, ăn cơm Như Lai, ngồi tòa Như Lai” ấy, lại có những câu trả lời hoàn toàn trái ngược với giáo pháp của Như Lai.

Với tinh thần quyết tâm hộ pháp tới cùng, vua A Dục đã quyết định ra lệnh lột y áo và đuổi những con người bất xứng này ra khỏi Tăng đoàn.

Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang Việt Nam bằng đường biển vào khoảng sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn khoảng 500 năm. Vài trăm năm sau đó, một dòng Phật giáo nữa được truyền vào Việt Nam từ Trung Quốc.

Kể từ đó, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam. Phật giáo thực sự đã cùng vinh cùng nhục với dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam có những giai đoạn như hòa nhập làm một với nhau, đó chính là lúc dân tộc ta cường thịnh nhất và Phật Pháp được tin, hiểu và hành một cách rộng rãi nhất.

Và chính trong những hoàn cảnh như vậy, Phật giáo đã đóng góp cho dân tộc Việt Nam và thế giới những nhân cách lỗi lạc và siêu việt như Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền sư Ngô Chân Lưu, vua Lý công Uẩn, Phật hoàng Trần Nhân Tông và vô số nhân cách sáng ngời khác nữa.

Nhưng vận nước không phải lúc nào cũng hưng thịnh, khi người Pháp sang xâm lược nước ta thì dân tộc ta rơi vào cảnh khổ đau nhục nhã và vì thế, lẽ tất nhiên Phật giáo cũng bị rơi cảnh suy tàn.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi các tôn giáo núp bóng ngoại nhân, các vị cao Tăng thạc đức của Phật giáo ngày đêm đau đáu tìm cách dựng lại ngôi nhà sắp sụp đổ của đức Như Lai.

Vì lý do đó, phong trào chấn hưng Phật giáo được hình thành, nhưng các vị Tăng sĩ thực sự dấn thân hoạt động để bảo vệ và xiển dương Phật Pháp cũng chỉ đếm gần vừa đủ trên đầu ngón tay. Còn lại đa số các tu sĩ Phật giáo lúc đó thì cũng vẫn giữ thái độ: “mũ ni che tai”, “quí hồ tinh bất quí hồ đa”, đúng như lối sống ích kỷ chỉ biết có lợi dưỡng bản thân theo kiểu Đề Bà Đạt Đa của họ.

Nhờ sự hy sinh xương máu của những cao tăng và những cư sĩ thực tu thực học, thực lòng tôn kính và hộ trì cho giáo pháp của Đức Như Lai, phong trào chấn hưng Phật giáo khắp trên toàn cõi Việt Nam lúc đó đã có những thành công rực rỡ.

Khi ông Ngô Đình Diệm nắm quyền lãnh đạo miền Nam Việt Nam, ông cùng anh em của ông và Phật tử cải đạo Trần Lệ Xuân đàn áp Phật giáo một cách khốc liệt và tàn bạo chưa từng có.

Trong lúc sinh mệnh của Phật giáo tưởng đã đến hồi chấm dứt thì Thượng Tọa Thích Trí Quang và cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh và vài bậc cao Tăng đã phát động phong trào Phật giáo đấu tranh để bảo vệ chính pháp. Khi ngọn lửa thiêng của Bồ Tát Thích Quảng Đức cháy bùng lên ở ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, thì cả thế giới mới chú tâm đến tình trạng đau thương của Phật giáo Việt Nam.

Để rồi từ đó, nhiều ngọn lửa thiêng nữa đã theo gương Bồ Tát Thích Quảng Đức làm chấn động lương tri của toàn thể nhân loại và phải trải qua biết bao nhiêu xương máu của chư Thánh Tử Đạo và chư Phật tử trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chính pháp thì Phật giáo mới tránh khỏi cảnh không bị tiêu diệt.

Trong cuộc đấu tranh này, thành phần cư sĩ thì rất hiếm thấy ai phản bội Phật giáo, còn trong thành phần tu sĩ thì có rất nhiều vị chống đối hai Thượng Tọa Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh và phong trào đấu tranh tràn đầy chính nghĩa của Phật giáo đến cùng.

Những Đề Bà Đạt Đa này gây ra đủ cản trở và xáo trộn, thậm chí họ còn nghe theo lời của ông Ngô Đình Nhu, thành lập một giáo hội tiếm danh Phật giáo Việt Nam, gởi thư đến hội Phật giáo quốc tế yêu cầu “lên án” những vị tu sĩ đang “lợi dụng” Phật giáo để tranh đấu này nọ!

Trong thế kỷ XXI, ngôi nhà của Như Lai lại một lần nữa đứng trước nguy cơ bị lấn lướt vì sự tấn công bằng sách lược cải đạovà nhiều sách lược tinh vi khác của các tôn giáo hữu thần.

Khi mà một người cực kỳ đức độ và ôn hòanhư Đức Đạt Lai Lạt Ma, vì lo lắng cho sự suy tàn của Phật Pháp, đã lên tiếng mạnh mẽ và quyết liệt chống lại việc cải đạo, thì lại có những Đề Bà Đạt Đa kiểu mới, xuất hiện với những phát ngôn cực kỳ nguy hiểm cho Phật Pháp như họ cho rằng việc cải đạo là không quan trọng, không có gì phải lo lắng, rằng những người quan tâm đến việc cải đạo là: “…suy nghĩ có phần hời hợt với chính đạo lý mình đang tu học.” “…Không khéo chúng ta bỏ chánh đạo để tập tễnh làm chánh trị thì chết dở…” .

Những Đề Bà Đạt Đa này không phá hoại trực diện Phật giáo, không có gì đáng chê trách về tuân thủ giới luật, thậm chí cũng có trình độ, nhưng lại có tư tưởng yếm thế, an phận, không dấn thân, tinh tiến trên con đường hoằng pháp độ sinh, để mặc hiện tượng tín đồ của mình dần dần bị cải đạo rơi vào tay tôn giáo khác. Đáng tiếc hơn, lại còn reo rắc tư tưởng an phận, yếm thế, ít hơn nhiều đó.

Đối diện với những Đề Bà Đạt Đa thời hiện đại, chúng ta phải ứng xử với họ như thế nào.

Thiết nghĩ, chúng ta là người con Phật, vì thế cách chúng ta ứng xử với những Đề Bà Đạt Đa của Phật giáo không gì hơn là cố gắng học theo gương ứng xử của Đức Phật và các vị Thánh Tăng. Đức Phật đã vạch trần bộ mặt tệ hại và kém cỏi của Đề Bà Đạt Đa trước toàn thể Tăng đoàn. Các vị Thánh Tăng đã chiến đấu không khoan nhượng với các Đề Bà Đạt Đa trong thời đại của quý ngài để bảo vệ chính pháp.

Đức Phật đã cất lên tiếng sư tử hống làm những kẻ phá hoại và tà ma ngoại đạo run sợ và họ phải cải tà quy chính.

Các bậc Thánh Tăng đã kiên quyết cầm gươm trí tuệ chặt đứt hết mọi tối tăm và mê muội.

Vậy thì chúng ta, nếu còn tự xem mình là đệ tử của Đức Phật là đệ tử của chư hiền Thánh Tăng thì hãy gánh vác lấy trọng trách nặng nề trong một cuộc chiến chống cải đạo không phân biệt rõ giới tuyến này để bảo vệ chính pháp. Đó là tự sửa mình theo lời Phật dạy, dấn thân đem Phật pháp đến tất cả mọi người bằng các phương tiện phù hợp.

Đó là nhận biết những chiến lược, thủ thuận cải đạo để có giải pháp ứng xử phù hợp

Chúng ta cũng không hộ trì, cúng dàng, nghe theo những Đề Bà Đạt Đa không tinh tiến trên đường hoằng pháp lợi sinh, phổ độ chúng sinh mà chỉ biết lợi dưỡng hoặc tự ru ngủ.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2012(Xem: 11646)
Cái gọi là Đường Lưỡi Bò Nghe thật lạ, không vô Cũng không phải dưới đất chui lên Cũng không phải trên trời rớt xuống...
28/07/2012(Xem: 12094)
Biển Đông dậy sóng Đang đe dọa Việt Nam cùng Đông Nam Á Đường Lưỡi Bò là lưỡi hái xâm lăng...
19/07/2012(Xem: 4694)
Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh con người và con vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, là rất nhiều con vật được sống sạch sẽ và tươm tất hơn một số con người, lại cũng có số người sống không bằng kiếp vật. Do vậy tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc, những chỗ thấp có thể ví như con người nước thấm trước hết, sau đó [nước từ bi] tràn lên và thấm nhuần hết thảy những chỗ nhô cao hơn (được ví như cõi vật và các loài khác).
15/07/2012(Xem: 5579)
Trong tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số đặc biệt 144 - 145, ra ngày 1-1-2012, có đăng bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn, một bài viết có nhiều điểm liên quan đến vấn đề phiên dịch kinh điển. Với vai trò của một nhà nghiên cứu, dịch thuật kinh điển Phật giáo trong nhiều năm, tác giả Đào Nguyên đã nhận thấy bài viết Cá nghe kinh của tác giả Trần Kiêm Đoàn có một số điểm cẩn phải trao đổi. Nhân đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Nguyên đến quý bạn đọc.
10/07/2012(Xem: 4423)
Từ lâu, khi viết về các vương quốc ở Ấn Độ thời Phật, các học giả đã chú ý đến các yếu tố “dân chủ”trong chế độ các nưóc ấy. Tôi đọc, nhưng thú thực không hào hứng mấy, cứ nghĩ chuyện ấy đã thuộc quá khứ xa xăm. Lý thuyết mà không có thực tế diễn ra trước mắt thì chỉ thỏa mãn được cái đầu, không làm rung động trái tim. Máu tôi chỉ thực sự nóng lên từ khi tôi theo dõi cuộc tranh đấu cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi và sau đó tìm đọc những tác phẩm của bà. Bà đã làm sống lại lý thuyết, bà thở với lời Phật, tranh đấu với hồn Phật.
02/07/2012(Xem: 6019)
Cách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại.
14/05/2012(Xem: 9552)
Đa số tiểu bang của Hoa Kỳ, hôn nhân vẫn được định nghĩa theo hiến pháp qui định là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Tính cho đến tháng 5 năm 2012, chỉ có sáu tiểu bang (Connecticut, Iowa, Massachusetts, Vermont, New York và New Hampshire), và thủ đô Washington DC, đã chấp thuận hôn nhân đồng tính (giữa một người nam với một người nam hoặc giữa một người nữ với một người nữ).
12/04/2012(Xem: 4099)
Bài viết này không đưa ra một đề xuất nào, đối với bất kỳ cơ quan nào, mà chỉ thử dự đoán những gì sẽ xảy ra nếu hiện tượng Duy Tuệ vẫn tiếp tục diễn biến. Việc dự đoán như sẽ được trình bày dưới đây là không mấy khó khăn khi căn cứ trên những gì đã diễn ra, với giấy trắng mực đen, rành rành trên những trang của quyển sách có nhan đề ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiều lầm sau hàng ngàn năm” (sau đây gọi tắt là “Ta là ai?”).
22/03/2012(Xem: 4039)
Những bức hình giúp bạn nhận ra triết lý cuộc sống.
19/03/2012(Xem: 4514)
*Chánh Pháp thời kỳ: là sau Phật diệt độ, mới bắt đầu 500 năm Chánh pháp.( Theo luận Tỳ bà sa Q18. Vì độ cho Nữ giới xuất gia, nên Chánh Pháp bị giảm còn 500) Chánh pháp, có nghĩa là ‘Chứng Pháp’. Thời kỳ này có pháp, có người tu, và có người chứng được pháp đã tu. Có đủ Giáo Hạnh. Chánh pháp tồn tại 500 năm, hết 500 năm là qua thời tượng pháp. *Tượng Pháp thời kỳ: , là sau Chánh pháp, Tượng pháp tồn tại được 1000 năm. Tượng có nghĩa là ‘vẫn giống’ như Chánh pháp, có giáo, có hạnh,có pháp để tu, nhưng ít người chứng ngộ. Hết 1000 năm Tượng-pháp, là vào thời kỳ mạt pháp. *Mạt Pháp thời kỳ : Là thời khởi đầu chuyển thành ‘vi mạt’, Pháp mạt tồn tại Mười Ngàn Năm (10.000). Chỉ có Giáo mà không còn Hạnh! Tệ hơn, nhỏ bé hơn, thời kỳ của hao mòn, teo tóp, suy vi, chánh tà lẫn lộn. Ngày nay, Tuợng pháp hết đã lâu. Mạt Pháp cũng đã trôi qua 1051 năm rồi, nhưng còn kéo dài 8.949 năm nữa thì “Mạt Pháp” chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567