Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ về pháp thoại “Thiền Tập Chánh Niệm” của TT. Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp- Giáo Dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan Thích Đạo Nguyên được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom ngày 27/8/2022.

28/08/202206:51(Xem: 4003)
Vài cảm nghĩ về pháp thoại “Thiền Tập Chánh Niệm” của TT. Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp- Giáo Dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan Thích Đạo Nguyên được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom ngày 27/8/2022.



Vài cảm nghĩ về pháp thoại
“Thiền Tập Chánh Niệm”
của TT. Thích Đạo Nguyên

Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp- Giáo Dục
của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan,

được trực tiếp livestream
và trên hệ thống Zoom ngày 27/8/2022.



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,
Kính thưa quý đạo hữu gần xa đã và không tham dự buổi pháp thoại.
Kính bạch Giảng Sư,


Từ khi nhận được thông báo, và trước vài ngày bắt đầu buổi pháp thoại con đã có nhiều ý tưởng vẫn vơ rằng hiện nay có nhiều thiền tập về Chánh Niệm quá và không hiểu phải tập phương pháp gì mới thêm nữa đây trong khi hầu như con đã bị ảnh hưởng trong đầu về cách học của mình nhiều năm qua theo lời dạy của Sư Phụ mình (HT Viên Minh)

“Thiền gì không quan trọng, quan trọng là tâm thiền có đủ thanh tịnh trong sáng để thấy rõ thực tại hay không mà thôi.”

“Con không cần ngồi thiền kiểu đều đặn theo lập trình nào mà chỉ ngồi khi cần ngồi vậy thôi. Và khi ngồi chẳng cần nói là thiền định, thiền tuệ hay thiền để giữ sức khoẻ gì cả, chỉ là ngồi nghỉ ngơi thư giãn giúp thân tâm có cơ hội tự động điều chỉnh thay vì cứ bị cái "ta" điểu chỉnh hoài không dứt. "Cơ hội tự động điều chỉnh" theo vận hành hoàn hảo của pháp sẽ giúp sức khoẻ tốt hơn nhiều so với cố ý giữ gìn sức khoẻ.( trích hỏi đáp trung tâm hộ tông)

Hơn thế nữa trên các bài tham luận trên mạng rất nhiều giải thích đôi lúc con hoang mang hơn trong khi tự trong thâm tâm con chỉ nghĩ đến Thiền chánh niệm là một phương pháp rèn luyện tâm trí giúp giảm bớt những suy nghĩ ganh đua, buông bỏ phiền não, làm dịu cả tâm trí và thể xác.”

Và Chánh niệm tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xẩy ra trong giây phút hiện tại, một cách vô tư không phê phán hoặc so sánh.
Chánh niệm không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẫn tránh những trạng thái tâm không tốt cũng không đeo bám theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu.

Chánh niệm (mindfulness) là “sự ý thức chủ động về thực tại, những gì xảy ra bên trong và bên ngoài chúng ta, trong mỗi giây phút” – theo Mark Williams, giáo sư tâm thần học tại Oxford Mindfulness Center thuộc khoa tâm thần học tại Đại học Oxford.

Như vậy Chánh niệm là “sự ý thức chủ động về thực tại, những gì xảy ra bên trong và bên ngoài chúng ta, trong mỗi giây phút”. Con đã chấp nhận và đồng ý với lời khuyên “Trong vòng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, chúng ta thường xuyên bị bủa vây trong các luồng suy nghĩ, các ám ảnh về quá khứ, hay lo âu về tương lai. Thực hành chánh niệm giúp chúng ta tập trung “ở đây, bây giờ” với một tâm thái thư giãn, không phán xét.”.

Và hôm nay sau khi nghe những lời trình bày dưới hình thức một nhà tâm lý học trị liệu của Giảng Sư con đã học thêm được một phương pháp hít thở thật nhẹ nhàng và dễ dàng đúng theo tinh thần Tâm Thiền của Thầy con đã dạy khi được biết rằng các nhà tâm lý học Úc Châu đã tán thán phương cách của TT Giảng Sư.
“Khi hít vào thật sâu tôi là một bông hoa
Khi thở ra nhẹ nhàng tôi luôn luôn tươi mát” (3 lần)

Có nghĩa là Bắt đầu bằng cách hít vào một hơi thở sâu… và khi thở ra, xả bỏ mọi sự căng thẳng nên ta rất tươi mát
Và sau buổi pháp thoại chấm dứt con thật hoan hỷ khi áp dụng và nhận ra …quả thật phương pháp thiền tập Chánh Niệm của Ngài đã mang lại năng lượng cho một ngày làm việc mệt mỏi.

Giờ đây, con kính xin phép tường thuật lại toàn bộ bài pháp thoại với những gì đã được nghe với sự chú tâm theo dõi, kính trân trọng .

Đại Đức Thích Nghiêm Tịnh người điều hợp chương trình thật khéo léo khi giới thiệu sơ lược về hành trạng của Giảng Sư TT Thích Đạo Nguyên, ngoài chức vụ Tổng Vụ Trưởng Ban Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội vừa là trụ trì chùa Trí Đức Tại Tân Tây Lan hơn 15 năm qua vừa là một nhà tâm lý trị liệu và dạy miễn phí Anh Ngữ cho người mới di dân có nhu cầu hội nhập.

Sau đó TT Giảng Sư đã thuật lại nguyên nhân vì sao mà TT đã chữa được cơn bịnh trầm cảm do đa đoan công việc để đáp ứng với sự hoà nhập nếp sống mới tại Tân Tây Lan sau khi được HT Trường Sanh bảo lãnh dù rằng TT Giảng Sư đã xuất gia từ lúc 11 tuổi tại chùa Thiền Tôn (Tổ đình mà Ngài Thiền Sư Liểu Quán đã tạo lập) đồng thời được tiếp tục theo đuổi cao cấp Phật Học tại đại học Vạn Hạnh .

TT Giảng Sư đã truyền trao tất Car kinh nghiệm của mình về Thiền tập Chánh Niệm trước mỗi khi có áp lực đè nặng khiến lo lắng và đã giải thích chữ Chánh Niệm thật thỏa đáng với phương cách nhận định của riêng Ngài.

Trước hết theo Hán tự chữ Niệm ( nhớ nghĩ ) gồm bộ kim nằm ở bên trên và chữ Tâm nằm ở phía dưới có nghĩa là chú tâm ngay tại đây và bây gi
Sau đó Ngài giải thích Chánh Niêm là yếu tố thứ bảy trong Bát Chánh Đạo, thật ra Chánh Niệm rất quan trọng vì khi có nhớ nghĩ chân chánh sẽ có tư duy chân chánh.

Ngoài ra chánh niệm là một loại năng lượng có rất nhiều công năng :

1- nhận biết những gì đang xảy ra nơi cơ thể mình và xung quanh mình
2- sẽ làm dừng lại mọi cơn giận, lo lắng, sợ hãi vì một khi Chánh niệm xuất hiện sẽ hoà lẫn và ôm ấp mọi ý nghĩ ta.

Thật là một sự hài hoà và chính xác đúng như những gì con đã học hỏi nhiều năm qua, nhưng một điều quan trọng nhất trong các pháp môn vẫn là phải thực tập thường xuyên

Bài pháp thoại được kết thúc trong khoảng 45 phút nhưng có hai câu hỏi từ MC Đại Đức Thích Nghiêm Tịnh và một câu hỏi trên Facebook đã đượcTt Giảng Sư giải thích thật hợp lý.

1- Thiền tập Chánh Niệm về hơi thở lát từ kinh nào?
Đáp : từ Kinh An Ban Thủ Ý nhưng có thay đổi chi tiết

2- Người có đứa con bị bịnh Tự Kỷ ám thi, phải đối phó thế nào khi tính tình đứa con thường xuyên có cơn giận dữ?
Đáp: nếu là con trẻ thì mình không thể dạy được, chỉ nên gặp bác sĩ, nhưng theo Đạo Phật nếu người Mẹ có năng lượng bình an, sẽ có thể truyền năng lượng ấy cho con để làm giảm bớt cơn giận.

Buổi pháp thoại đã kết thúc hoàn mãn và được thông báo có sự thay đổi ngày trực tuyến bắt đầu vào tháng 9, theo đó các buổi giảng vào đêm thứ tư để tránh sự trùng hợp sinh hoạt Phật sự nơi các chùa, tự viện vào tối thứ bảy.

Thật là một sự chỉnh đổi rất thích đáng với sinh hoạt trong tuần cho lẫn người nghe pháp và người giảng pháp. Hy vọng số người tham dự sẽ đông hơn con số 40, 50 và nhiều hơn nữa….
Kính tán thán,

tt dao nguyen
tt dao nguyen (3)tt dao nguyen (4)tt dao nguyen (5)tt dao nguyen (6)tt dao nguyen (7)tt dao nguyen (8)tt dao nguyen (9)




Lời kết :

Quả đúng như Thiền sư HT Thích Nhất Hạnh có viết: “Hãy trở lại với giây phút hiện tại, và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc. Đó là chánh niệm.”
Thiền tập Chánh Niệm do Giảng Sư chỉ dạy là một bài tập cho tâm trí. Với việc thiền, ta thực hành và nuôi dưỡng chánh niệm, một trạng thái xuyên suốt trong cuộc sống thường nhật.và rất đơn giản chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh trong nhà, chỗ làm việc, chọn một tư thế thoải mái, tập trung vào hơi thở và cảm giác cơ thể.để làm giảm căng thẳng và nhờ vậy mà thực hành chánh niệm còn được áp dụng trong điều trị bệnh tâm lý rất hiệu quả không liên quan gì đến tôn giáo căn cơ của mỗi người, rất thực tế .

Kính chúc Thượng Toạ Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên tứ đại thường an, pháp duyên vô ngại tiếp tục chủ đạo những buổi hoằng pháp thật lợi lạc cho Phật tử,



Hãy thư giản …
giữa hoàn cảnh, sinh hoạt vội vã,
Hít sâu tận hưởng cảm nhận tinh thần
Như đóa hoa, hòn núi, mặt nước trong ngần
Và nhẹ nhàng thở ra …
vững chãi, bình yên, tươi mát !!


Thực tế Chánh niệm là năng lượng ôm ấp
Thay vì lãng tránh, kìm nén buồn phiền
Lâu dần…..quả bom nổ chậm phát triển tự nhiên
Mời thực tập thường xuyên …tập trung hơi thở!


Kính đa tạ Giảng Sư đã ân cần tháo gỡ
Mọi cơn giận, lo lắng, sợ hãi vu vơ
Giữa người và người ngay hiện tại bây giờ
Một niềm tin …về cuộc sống tuyệt vời sâu sắc !

Huệ Hương
Melbourne 28/8/2022



*****************************

 

Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)

3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)

6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)

8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 

11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)

14/ Thập Thiện Nghiệp Đạo (TT Thích Viên Tịnh)
15/ Bồ Tát Đạo (SC Thích Nữ Nguyên Khai)
16/Hướng dẫn nghi lễ Phật giáo (TT Thích Nhuận Chơn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2024(Xem: 1932)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
25/08/2024(Xem: 1690)
- TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư ký GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, bậc Thầy đã giúp con, Phật tử Huệ Hương nhìn lại được điểm mạnh và những thiếu sót khiếm khuyết để khắc phục và tiến bước trên đường tu tập Phật Pháp qua những buổi pháp thoại và pháp đàm. -TT Thích Hạnh Tấn, chủ nhiệm ban Giáo lý Hoằng Pháp Âu Châu —Sư Cô Giảng Sư Thích Nữ Giác Anh với buổi pháp đàm trên hệ thống trực tuyến đêm 22/8/2024 của ban Truyền bá Giáo Lý Hoằng Pháp Âu châu với chủ đề “Chuyện về Tha lực”
20/08/2024(Xem: 1565)
Video thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Thông Phương HT.Thích Thông Phương - Phó Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, Trụ trì các Thiền viện: TVTL Phụng Hoàng Đà Lạt, TVTL Yên Tử và TVTL Chánh Giác-Tiền Giang.
17/08/2024(Xem: 1198)
Bài pháp thoại được tổ chức vào lúc khắp nơi các tự viện đang chuẩn bị cho Lễ Hội Vu Lan , nhưng đối với con nghe pháp thoại luôn mang lại niềm vui trong sự tu tập cho nên dù bận rộn đến đâu con vẫn cố gắng tham dự và có lẽ đã được đáp trả cho nên sau khi bài pháp thoại hôm nay kết thúc , một niềm hỷ lạc vô biên đã tràn về vì con đã nhận ra rằng trong sự tu tập, càng nghe pháp thoại thường xuyên, là được trở về với sự sống trong mỗi giây phút, trở về với cái an lạc có sẵn trong tâm thức của mình và phải chăng niềm Pháp lạc sâu hay cạn là tùy cách ta nghe pháp thoại.
16/08/2024(Xem: 3923)
Video Books Kinh Trung Bộ, Trường Bộ & Ương Ưng Bộ của Hòa Thượng Thích Minh Châu
10/08/2024(Xem: 2068)
Mười bước đến cõi Tây Phương Những điều học được sau buổi pháp đàm trên Zoom Hoằng pháp Âu Châu tối 8/8/2024 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng trong chủ đề “ Tịnh Độ Cực Lạc “ và “Tịnh Độ Nhân Gian”.
21/06/2024(Xem: 2683)
Sự Du Nhập Tịnh Độ Tông Vào Nhật Bản (HT Thích Như Điển giảng ngày 20/6/2024)
16/06/2024(Xem: 1019)
Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp. Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp. Từ ngày Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội cây bồ đề nơi Bồ Đề Đạo Tràng đến lúc nhập Niết bàn nơi Câu Thi Na, Ngài chưa khi nào dừng lại con đường hoằng pháp.
06/05/2024(Xem: 2583)
Thật là một niềm hoan hỷ vô cùng đến với con khi cả mấy tháng qua trong năm 2024 con mới lại được nghe một bài pháp thoại có thể nói mang hết những điều cốt lõi của Đạo Phật mà theo kinh nghiệm của các hành giả tu tập lâu năm cho rằng chỉ cần học và tiêu hoá trọn vẹn 10 bài kinh đầu của Trung Bộ Kinh là có thể chuyển được cái tâm và cái hành của mình trên đường Đạo.
25/04/2024(Xem: 1766)
Hôm nay là ngày 22, tháng giêng, năm Giáp thìn, nhằm ngày 02, tháng 03, năm 2024, tại Wangreen Resort, vùng Nakhon Nayok, vương quốc Thái Lan. Tôi chia sẻ đến với quý vị Pháp thoại này, vì tôi thấy các thành viên có mặt trong Pháp hội này, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của quê hương Việt Nam, tôi rất xúc động và vui mừng, vì biết rằng : “Chánh pháp của đức Thế tôn vẫn còn tồn tại không phải chỉ là hình thức, mà còn tồn tại ngay trong lòng của những người con Phật và Chánh pháp của đức Thế tôn tồn tại ngay trong lòng những người con Phật tha thiết bằng tất cả niềm tín thành tu học, nên chúng ta mới có Pháp hội này. Vì vậy, bài Pháp thoại cho tất cả chúng ta hôm nay với đề tài: “Pháp học, pháp hành của người Đệ tử Phật từ tinh yếu đến phát triển”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]