Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp môn trì danh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc.

22/04/201311:24(Xem: 6879)
Pháp môn trì danh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc.

PHÁP MÔN
Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Tác giả:Huỳnh Lão cư sĩ

Hải Huyền Viên Giáodịch

PL. 2545

---o0o---

LỜI NGƯỜI DỊCH

Đạo Phật có rất nhiều pháp môn, nhiều tông phái để tu trì như: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông v.v... Một cách giản dị, tôi suy nghĩ như thế này: Thiền quán muốn có kết quả, Mật tông muốn có linh nghiệm... thì dù bất cứ một môn nào, tông nào, điều trước nhất là “Phật tại tâm” ta phải đựơc sáng lên. Muốn thế thì nên nhất tâm niệm Phật; Trong Kinh Di Đà sớ sao có câu: “Niệm Phật tức là niệm tâm, sanh kia không lìa sanh đây”. Hơn nữa Pháp môn niệm Phật, theo kinh nói, là pháp môn rất thích ứng cho chúng sinh trong thời pháp nhuợc ma cường (mạt pháp), dễ hành trì, đạt hiệu quả, quan trọng là cần chuyên tâm.

Một duyên may hi hữu, tôi gặp được quyển “Pháp môn trì danh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc” này, của một vị pháp hữu biếu, quyển nguyên bản chữ Hán được in từ Đài Loan, quyển này tác giả là Hùynh Lão cư sĩ (giới thiệu trong lời tựa), nhưng chỉ đề là “niệm Phật hành nhơn” (tức là người tu hành pháp môn niệm Phật). Càng đọc, tôi càng thấy thích thú say sưa, nội dung có thứ lớp, dễ hiểu, khả thi; người muốn tu, đọc đó, dễ bước vào pháp môn để hành trì. Tôi nghĩ rằng cần phải được dịch ra để mọi người cùng đọc, cùng học, cùng thực hành, cùng nguyện cầu pháp giới chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chưa biết đã có ai dịch hay chưa, không ngại chính mình văn thô chữ thiển, nhưng sự nhiệt tình đang trỗi dậy trong lòng, mạo muội làm chiếc cầu nối, nối liền giữa tác giả và rộng rãi những người hữu duyên, tôi quyết định dịch quyển sách này. Ngưỡng mong sự hỉ xả chỉ dạy của chư vị cao minh, đồng nguyện cầu pháp giới chúng sinh cùng hít thở hương sen Cực Lạc.

Mái hiên tây, tịnh thất chùa Đại Giác

Bảo Lộc – ba tháng mùa hè – 2000

Người dịch kính bái.

LỜI NÓI ĐẦU

Niệm Phật tu hành bằng chơn tâm là biết được tánh trọng yếu của vấn đề niệm Phật, không quản ngại công tác nhiều, sự tình bề bộn, tuy thân bận rộn mà tâm không bận rộn, không để việc đời vướng mắc mà bị chuyển đổi. Như gương chiếu hình, hình hiện lên không chỗ nương cậy, hình mất đi không lưu dấu; cả ngày công việc đoanh vây, mà vẫn thong dong ngoài vật. Bởi vậy, hàng ngày lợi dụng những lúc: ngủ dậy, trước khi ngủ, trước và sau khi ăn, trước khi làm việc, sau khi làm việc, lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi... Tùy thời tùy chỗ mà niệm Phật. Lúc công tác dụng tâm suy nghĩ, tạm thời gác câu niệm Phật, công việc xong rồi lại tiếp tục câu Phật hiệu. Niệm Phật nhiều để thành thói quen niệm Phật, trong tâm có Phật thì sẽ được nhất tâm bất loạn; hiện đời này chứng được “niệm Phật tam muội” càng hay. Đó là: không làm các việc ác, vưng làm các pháp lành, tự thanh tịnh nơi ý, ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh thì lúc mệnh chung mới có thể biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ, thần trí trong sáng thì chánh niệm hiện tiền, tâm không điên đảo, ngồi hoặc nằm niệm Phật mà vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Cuộc sống hiện đời yên ổn, tốt đẹp, tự tại, vui vẻ.

Niệm Phật tu hành không chơn là không niệm Phật nhiều, hoặc cho rằng lúc mạng mất tâm còn mời người đến trợ niệm là được; lòng ham muốn phần nhiều chỉ là thành gia, lập nghiệp, mua xe, mua nhà... các điều bận rộn. Bận rộn mãi với miếng ăn, thức uống, chơi bời, dục lạc hưởng thụ bèn nói rằng không có thời gian niệm Phật. Lúc bình thường thì không biết niệm Phật, trong tâm không có Phật. Ba nghiệp thân, miệng, ý lại không thanh tịnh, lúc mệnh chung bệnh khổ rất nhiều, thần trí hôn mê, ác nghiệp hiện ra trước mặt, bàng hoàng lo sợ, sáu thần không chủ, tình ái lại không bỏ được, tà nghiệp hiện tiền, tâm sanh điên đảo, không biết niệm Phật, càng không thể nói là chuyên nhất niệm Phật được, có người trợ niệm cũng uổng vậy. Bởi vì sao? Vì thần trí của người hôn mê, tà niệm hiện tiền, tâm sanh điên đảo, không biết niệm Phật. Người không dựa vào chính mình được, dựa vào người khác cũng dựa không được. Người nhà cũng không biết thời gian người mệnh chung, người nhà chỉ trông nom bệnh tình của người, đến lúc mời đoàn trợ niệm (ban hộ niệm) đến để trợ niệm, có người trợ niệm chẳng vãng sanh, lúc không có người trợ niệm thì đã chết rồi! Người không như lời dạy, không như pháp thì nhân như thế, quả như thế đó!

Cho là việc đời bận rộn ư! Vì lúc hưởng thọ dục lạc, há có thể chẳng e dè thấy nhân sâu xa; chợt vì cái vui khoảnh khắc, chuốc lấy họa ương nhiều đời.

Cần phải biết rằng, giả như giàu có, vàng ngọc đầy nhà, gia thế rạng rỡ, cũng khó tránh khỏi lúc suy tàn già bệnh; có đủ ngàn điều khoái lạc,vô thường đến lúc kề bên, một khi mất thân người rồi, khổ ơi là khổ! Hãy xem người xưa mấy ai có được tốt đẹp trọn đời? Chỉ có niệm Phật tu hành - vãng sanh thế giới Cực Lạc. Lìa khổ được vui - chơn lạc - mới là đường chánh.

Tácgiả.

 

TỰA

Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện nơi đời, dạy ngay cho chúng ta con đường ra khỏi sanh tử. Song pháp của Phật thì mênh mông như biển cả, rộng lớn sâu xa, các pháp môn, hạnh môn rất nhiều. Cần phải xét ngay chỗ cứu cánh, nghiền ngẫm thấu triệt, đối với kẻ phàm phu hời hợt thật chẳng dễ vậy. Đức Như Lai thương xót chúng sanh thời mạt pháp, nghiệp dày phước mỏng, khó thành đạo nghiệp, không vì sự thưa thỉnh mà tự nói “pháp môn niệm Phật”, các kinh đều rộng khen, chư Phật đều tôn vinh công đức bất khả tư nghì này. Đức Phật chỉ thẳng cho chúng sanh cửa ngõ giải thoát, phương tiện tối thắng nương vào: tự lực, Phật lực và tha lực mà thành tựu. Song pháp môn này tuy dễ thực hành được, nhưng kẻ phàm phu ngay trong khi thực hành chỉ cầu phước báo thế gian: tiêu tai, cầu phuớc... mà không biết việc thành Phật, tác Tổ của pháp xuất thế, không biết Phật là thế nào? Đức Phật A Di Đà là như thế nào mà thành tựu được trang nghiêm thanh tịnh, mà phát tâm học tập nơi Phật, thành Phật độ chúng sanh, càng không biết niệm Phật như thế nào để đạt đến “nhất tâm bất loạn”, “niệm Phật tam muội” hiện đời này thành Phật, lìa khổ được vui.

Quyển sách này tác giả là Huỳnh Lão Cư Sĩ vì từ bi, thương cảm đối với việc: khó được thân người, khó nghe Phật pháp, khó gặp thiện tri thức, nên đặc biệt soạn ra quyển: “Trì danh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc pháp” chỉ thẳng vào tâm con người, vào chơn tâm niệm Phật tu hành. Như thế nào là niệm? Như thế nào là tu chứng? Để cùng lúc phá trừ một hạng người học Phật tu hành muốn cắt xén tâm tốt, có người ngã mạn cầu thần thông cảm ứng, có người cầu khai ngộ, có người đem tâm vọng tưởng làm chỗ tôn thờ, “dục tốc bất đạt”, cho đến nỗi tạo thành tập khí tồi tệ, tẩu hỏa nhập ma so ra đều là như thế. Quyển sách này mở bày việc cần biết để tu hành, phân đoạn giản dị, rõ ràng, dễ hiểu, trực tiếp ngay một mũi kim mà thấy máu, nương nơi pháp Phật mà tuần tự lần tiến tới, đi vào quy củ, chánh tri, chánh kiến, loại trừ tâm bệnh của chúng sanh, đoạn dứt phiền não. Như thế là học tập tu hành và diệt khổ ngay trong sinh hoạt thuờng ngày. Không đi vào cực đoan, sạch trừ sự hấp tấp trong tâm, Phật tánh mới có thể hiển hiện ra lần hồi cái tâm thanh tịnh của tự tánh. Tâm thanh tịnh tức là Phật, là tâm là Phật. Đây là một quyển sách hay để làm gương soi, nên lưu truyền rộng khắp, mong những người có tâm cùng nhau hoằng dương, đồng nguyện, đồng thực hành, đồng về tịnh độ của Phật A Di Đà.

Ngày 16 - tháng Giêng năm Dân quốc thứ 87

Nhà tịnh ở Phật đường Bảo Quang

DUY NHẤTđề.

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2013(Xem: 5014)
Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh tịnh. Nhất tâm là gì? Ngay trong hai đến sáu giờ, hay một ngày từ sớm đến tối trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ức Phật niệm Phật, trong lòng chân thật có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ thứ gì thì gọi là nhất tâm. Sự việc này khó! Bạn muốn hỏi tôi, tôi tu bằng cách nào? Tôi niệm bằng cách nào? Tôi nói với bạn, trong tâm của tôi chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra là không có bất cứ thứ gì, cách niệm của tôi là như vậy.
01/01/2013(Xem: 7844)
Đã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v...Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên. Để giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan. Là một tôn giáo, có một triết học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân sinh quan.
10/08/2012(Xem: 8428)
Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay hằng ở trong vòng sanh tử, chưa từng được thoát ly. Khi ở cõi này, lúc thế giới khác. Khi sanh thiên cảnh lúc sống dưới nhân gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn muôn nẻo! Cửa quỷ sớm đi rồi chiều lại, âm ty nay thoát bỗng mai vào. Lên non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy. Khóc than trong lửa, rên xiết trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm, giây phút khổ đau trong thế kỷ. Lúc ấy dù biết tội khổ, nhưng ăn năn sao kịp!
16/03/2012(Xem: 2700)
Ở Phần trước chúng ta đã học tập qua phát tâm Bồ Đề, tiếp theo kinh văn là “nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, tại trong Chú giải Kinh Vô Lượng Thọ, trước tiên Ngài đã trích dẫn Kinh A Di Đà Yếu Giải nói cho chúng ta biết là, trong toàn bộ Phật pháp thì Trì Danh Hiệu Phật là pháp thẳng tắt nhất, viên đốn nhất. Những lời khai thị này rất là quan trọng, khiến cho chúng ta trước tiên chân thật xây dựng quan niệm chính xác. Quý vị đều biết trong Phật pháp thì Từ Bi Vi Bổn, Phương Tiện Vi Môn [từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa]. Không chỉ là Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa khi còn tại thế giảng kinh hơn 300 hội, thuyết pháp 49 năm đều là pháp phương tiện, mà thậm chí đến tám tướng thành đạo, vô số thị hiện vẫn là pháp phương tiện.
26/09/2011(Xem: 2585)
I) Niệm và niệm Phật: Niệm: Là nhớ nghĩ đến Là chú tâm, là tỉnh giác,là quán chiếu… Phật: Là tự tâm trong sáng, thanh tịnh, thường tịch quang, Như Lai tạng tánh, Phật tánh…v..v…. Niệm Phật: Niệm Phật không phải chỉ là đọc, tụng ê a danh hiệu ông Phât nào đó; Mà niệm Phật là hành giả có tâm ý nhớ nghĩ đến, chú tâm, tỉnh giác mà quán chiếu tự tánh, Phật tánh của mình.
17/09/2011(Xem: 3979)
KỆ KHAI CHUỖI Tay lần trăm tám hột châu, Dứt trừ tội lỗi, buồn rầu tiêu tan, Xa lìa khổ ác ba đàng, Thế gian phiền lụy hóa toàn liên hoa. Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
15/09/2011(Xem: 2638)
Niệm Phật Tam Muội như tấm gương chiếu soi vạn tượng. Tám muôn bốn ngàn pháp môn đều là ảnh tượng, Tam thừa và Ngũ thừa từ đấy mà vào, có thể nói đây là chỗ chí yếu của Hải Tạng, là cửa mầu vào đạo, như gặp mẹ thì biết con, được gốc thì biết ngọn. Muốn lấy lưới, nắm được chóp lưới dở lên là toàn lưới lay động. Cầm cổ áo nhấc lên thì toàn áo đều lên. Vì thế, Kinh Hoa Nghiêm có thí dụ như dùng gân của con sư tử làm dây đàn cầm, một lần đánh lên âm thanh làm lấn áp hết các âm thanh và các dây đờn khác đều bị đứt đoạn.
14/09/2011(Xem: 2972)
Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng tưởng hàng ngày của chúng ta, các thứ nghiệp phiền não thương ghét, tham lam, giận hờn của chúng ta, nếu còn một mảy may không dứt thì tức là còn gốc rễ sanh tử. Nay muốn tham thiền đốn ngộ liễu thoát sanh tử, hãy tự suy nghĩ xem có thể một niệm dứt ngay phiền não của nhiều kiếp như chặt đứt một cuộn chỉ hay chăng ?
28/08/2011(Xem: 5643)
Album nhạc: Bao La Tình Thầy (tiếng hát của Ni Sư Chúc Hiếu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]