Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè 2021 tại Chùa Phổ Từ

24/06/202118:07(Xem: 6243)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè 2021 tại Chùa Phổ Từ
C H Ù A   P H Ổ – T Ừ
17327 Meekland Avenue, Hayward, CA 94541-1308
ĐT: (510) 481-1577 – Email: [email protected]

Hayward ngày 20 tháng 6 năm 2021 

T H Ô N G   B Á O
KHOÁ TU HỌC MÙA HÈ 2021
 
Thưa quý Phật tử xa gần,

Hôm nay Quý vị và Gia đình có khoẻ không? Tôi xin gởi đến Quý vị chương trình Khoá Tu Học Mùa Hè 2021 ở chùa Phổ Từ, xin mời Quý vị tuỳ nghi tham dự khoá tu để nuôi dưỡng niềm tin vào Chánh pháp và tăng thêm năng lực Tâm linh để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hiện nay chính quyền đã cho phép cơ sở tôn giáo hoạt động với những giới hạn và điều kiện mới. Chánh điện chùa Phổ Từ có thể ngồi được 120 người, đeo khẩu trang là an toàn.

Qua thư này, tôi xin nhờ Quý Vị vui lòng tiếp tay thông báo về Khoá Tu Học Mùa Hè 2021 tại chùa Phổ Từ. Có 3 mục đích mà chúng ta nhắm tới:

- Tìm cách mở rộng và cùng nhau Tu Học để giữ vững niềm tin vào Chánh Pháp trong cơn dịch bệnh lớn lao này; từ đó, mình sẽ vững lòng, và với chương trình Thực Tập Thiền Quán Toàn Cầu, chúng ta sẽ chế tác tình thương yêu rộng lớn của đạo Phật để đem lại Lợi Ích tâm linh cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Thử sinh hoạt online (trực tuyến) để chúng ta cùng rút kinh nghiệm, hỗ trợ cho nhau, nhất là sinh hoạt gíao dục Tuổi trẻ của tổ chức GĐPT tại Hoa kỳ. Làm sao, cho tinh thần của Đoàn sinh và đời sống Gia đình được an vui, cho đến khi mình có thể trở lại Chùa, sinh hoạt với Đoàn như trước.
- Khôn khéo sử dụng tối đa sự thuận lợi của kỷ thuật tân tiến trong thế kỷ 21, khi không mất thì giờ đi xa, và khỏi tốn tiền mua vé máy bay, mà chúng ta vẫn có thể NGHE, THẤY được nhau để học hỏi, thăm viếng và nuôi dưỡng tâm Bồ đề cho nhau.
Ngoài ra, mời Quý Vị tham dự các buổi giảng Phật pháp online (trực tuyến) với chương trình Google Meet hay live stream với facebook của chùa Phổ Từ.
Muốn biết thêm chi tiết của khoá Tu học, xin gọi số (510) 331-6899 (vui lòng để lại lời nhắn, tôi sẽ gọi lại), hay gởi e mail cho tôi là [email protected].


Kính chúc Quý Vị và Gia đình nhiều sức khoẻ, an lành.


  Trân trọng,
  Thích Từ-Lực  



thich tu luc
KHOÁ TU HỌC MÙA HÈ 2021 
 Chùa Phổ-Từ   
17327 Meekland Avenue, Hayward, CA 94541 ĐT (510) 481-1577
Chủ đề“Nuôi dưỡng Niềm tin, Tăng thêm Sức sống” 


 LỊCH TRÌNH SINH HOẠT CHUNG  
 · Thứ Năm, 1-7-2021 
10 giờ sáng                      Hướng dẫn Tổng quát (TT Từ Lực) 
11 giờ 30 trưa                  Cơm trưa trong im lặng (Nghỉ ngơi)
3 giờ chiều                       Ngồi thiền (20 phút) – Kinh nghiệm Tu học 
                                         (DD Pháp Cẩn & SC Tịnh Minh). 
7 giờ tối                           Lễ bái Lương Hoàng Sám. 
  
· Thứ Sáu, 2-7-2021 
10 giờ sáng                      Giảng Phật pháp (SC Tâm Thảo) 
3 giờ chiều                       Ngồi thiền (20 phút) – Pháp đàm (SC Phổ Tường). 
7 giờ tối                           Lễ bái Lương Hoàng Sám – Cúng Thất. 
  
· Thứ Bảy, 3-7-2021 
10 giờ sáng                     Giảng Phật pháp (SC Phổ Châu) 
3 giờ chiều                      Ngồi thiền (20 phút) – Thiền trà (SC Phổ Thanh) 
7 giờ tối                          Tụng kinh Dược Sư. 
  
· Chủ Nhật, 4-7-2021 
9 giờ 30 sáng                  Sinh hoạt “Xa Mặt Nhưng Chẳng Cách Lòng 
                                                (online) 
11giờ             Cầu an - Tụng 21 biến chú Đại bi 
        Hồi hướng và Cầu nguyện 
12 giờ 30 trưa   Cơm trưa thân mật – Hoàn mãn./- 
 

 GHI CHÚTrong khoá tu học mùa Hè năm nay, đặc biệt vẫn còn trong mùa
dịch bệnh nên chúng ta phát tâm lễ bái Lương Hoàng Sám cho nghiệp chướng tiêu
trừ, và tụng kinh Dược Sư cùng chú Đại Bi để cầu nguyện cho mọi người và gia
đình được an vui, bệnh tật sớm tiêu trừ. Có phổ biến qua live stream của
facebook chùa Phổ Từ.  
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT  


 CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT HÀNG NGÀY  
Từ Thứ Tư, 1-7-2021 đến Chủ Nhật, 4-7-2021 
5 giờ sáng              Thức dậy – Vệ sinh cá nhân. 
5 giờ 40                 Ngồi thiền 
6 giờ sáng              Công phu sáng 
                              (Tụng kinh Lăng nghiêm) 
7 giờ sáng              Thể dục 
8 giờ                      Ăn sáng – Nghỉ ngơi. 
10 giờ                    Giảng Phật pháp 
11 giờ 30               Ăn trưa trong im lặng 
                            Nghỉ ngơi 
3 giờ chiều             Ngồi thiền (20 phút) – Tụng kinh 
5 giờ                       Ăn tối 
7 giờ tối                 Công phu tối 
9 giờ                      Sinh hoạt cá nhân 
10 giờ tối               Đi ngủ
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2011(Xem: 5801)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4648)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 9518)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 5182)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4415)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8814)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3705)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10303)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3965)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
23/02/2011(Xem: 6237)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]