Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi lời phát biểu cảm tưởng

về khóa tu Phật thất 2018 tại Bảo Quang Ni Tự

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

-         Kính bạch Chư tôn đức Tăng Ni

-       Kính thưa quý Đạo hữu

 

Khi đã có một con đường trước mặt, mục tiêu tinh thần của cuộc sống thì dẫu khó khăn trắc trở, gần hay xa, con người vẫn muốn tìm về bến giác, tinh tấn tu tập, khai sáng u mê của mình. Đó là lý do vì sao con vẫn hằng mong có cơ hội được tham dự những khóa Huân tu và cảm thấy thật ấm lòng khi được trở về đây dưới mái Chùa thân yêu này.

Con vô cùng ngưỡng mộ tấm lòng nhiệt thành tu tập của các bạn đồng tu. Một khi đã đặt chân vào đây là bỏ lại đằng sau tất cả những ưu tư phiền muộn của cuộc đời, nên những ngày chung sống ở đây là những ngày thật vô cùng an lạc.

Con xin thay mặt tất cả, xin cảm ơn:

-         Chùa Bảo Quang đã tổ chức rất chu đáo khóa Huân tu Tịnh Độ hằng năm, dưới sự hướng dẫn tuyệt vời của Đại Đức Thích Hạnh Giới cùng ánh nến lung linh của đêm Hoa đăng.

-         Cám ơn nhị vị Hòa Thượng: HT. Thích Như Điển và HT. Thích Nguyên Siêu đã ban bố cho chúng con những thời Pháp vô cùng quý báu. Riêng HT. Thích Nguyên Siêu đã không ngại đường xa, vượt đại dương qua 4 chuyến bay để về đây với chúng con.

-       Cám ơn phần tụng niệm không biết mỏi mệt của quý Sư Cô, mà mỗi lần nghe dư âm vẫn còn vang vọng mãi trong tâm tư mọi người.

 

Ngoài ra, hằng ngày chúng con còn có những bữa ăn vô cùng thịnh soạn, các ban ngành đã làm việc hết sức tích cực; còn được quý Sư Cô tiếp đón niềm nỡ, xóa tan những bở ngở lúc ban đầu.

Chúng con luôn luôn cầu mong cho quý Chư Tôn Đức vẫn còn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt chúng con trên con đường tu học.

 

Riêng con, xin cám ơn tất cả đã cho con những ngày hạnh phúc:

-  Cám ơn tấm lòng ưu ái mà quý Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, Sư Cô Tuệ Đàm Châu và Sư Cô Hạnh Trang đã dành cho Nguyên Hạnh.

-  Cám ơn lòng thương yêu của quý bạn đồng tu.


Lễ hội hoa đăng và bế mạc khoá tu niệm Phật, có thể xem clip (do Phật tử Minh Tâm Hạ Trình quay):

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=444246546098383&id=100015391247194

 

Tất cả là những kỷ niệm đẹp mà con sẽ nâng niu gìn giữ để làm hành trang cho cuộc đời về chiều của mình trên lối đi và lối về.

Con nguyện mãi mãi tiếp tục cuộc hành trình làm kẻ lữ hành trên con đường mà con đã định hướng cho đời sống tâm linh của mình: đó là CON ĐƯỜNG VỀ ĐẤT PHẬT.

Một lần nữa con xin cám ơn tất cả.

 

 

Hamburg, tháng 9 năm 2018

Nguyên Hạnh HTD

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/07/2011(Xem: 5781)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
07/07/2011(Xem: 4635)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
01/07/2011(Xem: 9485)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
26/06/2011(Xem: 5148)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
22/06/2011(Xem: 4407)
Kính thưa Thầy Admin và Chư Vị đồng tu, Gần đây qua tập sách "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ khuyên nên niệm Nam Mô A Mi Đà Phật thay vì Nam Mô A Di Đà Phật như trước đây. Điều này nếu không khéo tự nhiên sẽ chia làm 2 nhóm trong cùng một pháp môn tu tịnh độ, chính vì lẽ đó kính mong Chư Tôn Đức lý giải vấn đề trên để hàng Phật tử tại gia yên tâm tu niệm. Vấn đề này có liên quan đến tập sách "Hương Sen Vạn Đức" của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, hiện nay Hòa Thượng đang còn đương chức, nếu như niệm A Mi thật sự có lợi ích hơn niệm A Di thì thiết nghĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên phổ biến rộng rãi điều này một cách chính thức đến với các Phật tử, chứ để tình trạng này kéo dài mà Giáo hội không lên tiếng thì sẽ làm cho các Phật tử thêm hoang mang. Còn một khía cạnh khác nữa là nếu thay A Di bằng A Mi thì không chỉ riêng câu niệm Phật mà các câu trong các bài chú (như chú Vãng Sanh chẳng hạn) đều phải thay đổi lại hết. Rồi liệu các danh hiệu Phật khác có
30/05/2011(Xem: 8786)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
23/05/2011(Xem: 3693)
Hai nhận thức quan trọng được làm rõ là: tha thứ và giận dữ. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi về việc chúng ta có thể tha thứ và vẫn để cho người hành động nhận lấy trách nhiệm, vì họ có thể lựa chọn để không làm việc ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng ta có thể không phải hành động tổn hại mà thực hiện những điều tốt đẹp.
06/05/2011(Xem: 10256)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2011(Xem: 3952)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
23/02/2011(Xem: 6220)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]