Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trúc Lâm một chiều mưa nặng hạt tại Houston, Texas

22/04/201612:20(Xem: 11935)
Trúc Lâm một chiều mưa nặng hạt tại Houston, Texas

Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn. Khi đêm đến chim chóc tứ phương bay tụ về đây để trú ngụ qua đêm và tiếng kêu của chúng giống như một bầy chim vỡ tổ. Đó là ngày 17 tháng 4 năm 2016, nhằm ngày Chủ nhật như mọi ngày Chủ nhật khác ở xứ nầy, nhưng khác xa những ngày lễ Phật hằng tuần khác mà tôi đã tham dự. Có nhiều người Phật Tử Việt Nam, Mỹ, Hoa, Mễ… lẫn Thiên Chúa Giáo và những người không thuộc tôn giáo nào đã ngồi thật yên lặng dưới những cơn mưa nặng hạt của chiều hôm ấy, vì lẽ trong Chánh điện không còn sức dung chứa nữa.

 

Nói đến nước Mỹ thì không ai là không trầm trồ khen ngợi về mọi phương diện, và mùa Hè năm 2016 nầy, trong lúc An Cư Kiết Hạ, tôi sẽ viết chi tiết về nước Hoa Kỳ như đã viết về nước Nhật và nước Úc trong hai năm qua. Lần viết tùy bút nầy, chỉ xin ghi lại những cảm nhận nhiệm mầu của một chuyến Hoằng Pháp của Phái đoàn Âu Mỹ năm nay, nhằm ghi lại những sự kiện mà chính bản thân chúng tôi và nhiều Thầy Cô trong Phái đoàn đã trải nghiệm. Vì lẽ những chuyện xảy ra nó không phải chỉ cho một vài người, mà cho cả hằng trăm, hằng ngàn người đã chứng kiến sự kiện lụt lớn bất thường vào đêm 17 tháng 4 đến rạng sáng ngày thứ Hai 18 tháng 4 năm 2016 tại Houston, Texas. Khi nói đến tiểu bang nầy, ai trong chúng ta cũng liên tưởng đến cao bồi  Texas, đến giá dầu xăng rẻ khủng khiếp so với Âu Châu, cùng đồng ruộng bạt ngàn, với diện tích rộng gấp ba lần nước Việt Nam và ngang tầm với tiểu bang New South Wales của Úc… Có rất nhiều chuyện để nói, để viết và để kể ra. Vì đi lần nầy đến Hoa Kỳ của tôi là lần thứ 49, kể từ năm 1978 đến nay, đã  có không biết bao nhiêu lần đi và lần đến, nhưng lần nầy đã để lại trong lòng tôi thật nhiều sự linh thiêng cảm ứng nhiệm mầu.

 

Sáng ngày 17.4.2016 cũng là một buổi sáng đặc biệt, vì lẽ chưa bao giờ chúng tôi giảng pháp từ sáng sớm vào lúc 6 giờ, sau khi trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm như vậy. Thượng Tọa Thích Chúc Thiện Trụ Trì chùa Liên Hoa tại San Antonio đã dành cho chúng tôi hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để nói  về lịch sử truyền thừa của Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh. Thế nhưng hôm đó tôi lại tán thán về công đức trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm của Khóa Tu Bát Quan Trai của hơn 50 Phật Tử tại chùa Liên Hoa và nói về hình ảnh của những chiếc dép, đôi giày ngay ngắn được sắp thẳng hàng như người Nhật, chỉ có khác một điều là những đôi giày của người Nhật khi bước vào nhà hay điện Phật thì họ tự để quay ra cửa, còn người Việt Nam của chúng ta thì để hướng vào bên trong nhà hay bên trong chùa. Lâu nay báo chí Việt cũng như các nước trên thế giới đều viết và nói về sự ngăn nắp của người Nhật, sự đúng giờ giống như người Đức. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, sạch sẽ, ngăn nắp, không đổ lỗi cho người khác v.v… Đó cũng lại là hai nước mà chính bản thân tôi đã sống, đã tu, đã hành Phật sự từ năm 1972 đến nay, kể ra cũng gần nửa thế kỷ rồi. Do vậy niềm hãnh diện về hai quốc gia nầy, tôi cũng đã có nhiều lần bày tỏ bằng cách nầy hay cách khác, qua lối diễn tả của mình khi giảng pháp hay lúc viết bài v.v… Đây là một niềm vui và cũng là một niềm hãnh diện.

 

Từ San Antonio, Thầy trò chúng tôi được một người Phật tử Ấn Độ gốc Iran chở cho đi trên chiếc xe 5 chỗ ngồi, hướng về ngôi chùa Từ Bi Quan Âm Đạo Tràng tại Cypress, Houston, Texas do Thượng Tọa Thích Phước Tâm Trụ Trì. Đúng 11 giờ trưa chúng tôi phải bắt đầu giảng pháp, nhưng hôm đó trời mưa nặng hạt quá, nên chiếc xe của Bình và của Phật Tử gốc Ấn nầy không thể đi nhanh hơn được nữa, vì lẽ ở phía trước chúng tôi những lùm mây như chụp phủ chúng tôi, như nghiến răng chờ đợi một giây phút hãi hùng nào đó. Bầu trời đen nghịt và mưa vẫn rơi liên hồi. Lúc đến chùa, mọi người đã đứng sắp hàng chờ cung nghinh Phái đoàn từ lâu. Chúng tôi cảm thấy thẹn lòng, vì nhìn đồng hồ, thấy đã đến trễ 3 phút. So với chặng đường dài gần 200 Miles mà chúng tôi phải vượt qua trên 3 tiếng đồng hồ, nếu là ở Đức, chúng tôi chỉ cần một nửa hay hơn một nửa của khoảng thời gian này.

 

Từ 11 giờ đến 13:30 trưa ngày 17.4.2016 là giờ giảng của chúng tôi, Thầy Viên Giác, Thầy Thánh Trí, Ni Sư Minh Huệ và Ni Sư Tịnh Vân. Hôm đó tôi nói về “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam”; Thầy Thánh Trí chia sẻ một số kinh nghiệm tu tập của mình; Thầy Viên Giác hát hai bài ca do Thầy ấy sáng tác; Ni Sư Tịnh Vân nói tiếng Anh cho những giới trẻ tham gia trong buổi giảng nầy. Không khí thật trẻ trung, vui vẻ dường như chẳng có gì xảy ra ở bên ngoài cả. Trời vẫn sáng, người vẫn qua lại nhộn nhịp ở sân chùa. Sau đó thì Phái đoàn chúng tôi trở về lại chùa Trúc Lâm để bắt đầu cho buổi giảng vào chiều cùng ngày. Nhưng sáng hôm sau ngày 18.4.2016 thì nước đã ngập lên khắp sân chùa, tràn vào Chánh Điện như hình ảnh bên dưới. Ai biết được ngày mai là gì? Do vậy mà Đức Phật đã nói “Vô Thường” là như thế.


Truc Lam Houston (4)Truc Lam Houston (5)Truc Lam Houston (6)

(Hình ảnh ngày hôm sau Từ Bi Quan Âm Đạo Tràng bị ngập lụt)

Truc Lam Houston (1)Truc Lam Houston (2)Truc Lam Houston (3)

 

Chùa Trúc Lâm tại Houston do Cậu Chín, thường gọi là Uncle Nine sáng lập. Cách đây chừng gần 10 năm Cậu Chín đã quy y Tam Bảo với tôi và Tăng Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ, một năm sau, Cậu Chín xin xuất gia. Việc nầy tôi có thỉnh ý với Trưởng Lão Thích Chơn Điền, Ngài Trụ Trì chùa Quan Âm tại Houston; Ngài vốn là Sư Thúc của tôi, về việc xuất gia của Cậu Chín thì Ngài bảo rằng: “Hãy dùng phương tiện mà độ sanh. Mình không độ cho người Mỹ, người Hoa và đặc biệt là người Mễ được, trong khi ấy Cậu ấy độ được những người nầy tin theo Phật Giáo, thì mình cũng nên hỷ xã, cho Chú ấy chỉ thọ Sa Di Bồ Tát Giới mà thôi”. Tôi vâng lệnh Trưởng Lão Thích Chơn Điền và cách đây 6 năm đã cho Cậu Chín thọ Sa Di Bồ Tát Giới có Tam Sư Thất Chứng và Sư Ông Thích Chơn Điền làm Chứng Minh Đạo Sư trong giới đàn nầy. Pháp Danh của Thầy ấy là Thiện Phẩm, Pháp Tự là Hạnh Hoa và Pháp Hiệu là Giác Liên. Nguyên Thầy Thiện Phẩm là một người xem bói rất tài tình, có thể nói thông thạo  trên 10 ngôn ngữ. Đó là: tiếng Anh, tiếng Việt, Quang Thoại, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam, Lào, Thái, Miên, Tây Ban Nha… Mỗi ngày như vậy có cả hằng trăm người đứng sắp hàng rút thẻ tại văn phòng để được xem quẻ và chữa bịnh. Sáng từ sớm tinh sương Thầy ấy đã sang chùa Trúc Lâm lễ Phật. Đúng 6 giờ sáng thì ra văn phòng làm việc. Hai giờ chiều về chùa chữa bịnh. Đến tối thì làm lễ và giảng pháp cho Phật Tử bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngày lại tháng qua, năm nầy qua năm nọ đều như thế cả. Đặc biệt là ngày thứ Hai từ lúc 4 giờ chiều có cả hàng ngàn người Mỹ, Mễ, Hoa, Việt đến chùa Trúc Lâm để nghe Thầy ấy giảng pháp.

Năm nay Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi đến đây từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 4 năm 2016 và sự kiện đặc biệt bị lụt lội tại Houston rơi vào khoảng trong thời gian nầy và những phép nhiệm mầu đã xảy ra, ít ai trong đoàn có thể hình dung ra được, chỉ biết cảm nhận mà thôi!

 

Từ tối thứ Sáu ngày 15 đến Chủ nhật ngày 17 tháng 4 năm 2016, trong ba đêm nầy có tổng cộng độ 2.000 người đến tham dự lễ Phật, nghe pháp thoại bằng tiếng Anh, Hoa và Việt ngữ  cũng như làm lễ chú nguyện và phóng sanh. Suốt trong 3 đến 4 tiếng đồng hồ như vậy mọi người đã lắng nghe chúng tôi, Thượng Tọa Thông Triết, Thượng Tọa Hạnh Bảo, Thầy Pháp Trú, Thầy Thiện Đạo, Thầy Thánh Trí, Thầy Hạnh Tuệ, Thầy Viên Giác, Ni Sư Minh Huệ và Ni Sư Tịnh Vân giảng. Sau khi giảng xong mọi người được dùng cơm chay thân mật do chính các Phật tử người Mễ và người Hoa mang đến cúng dường. Một số người không vào Chánh Điện được thì họ ngồi ngoài trời mưa như vậy để thể hiện lòng kiên trì cầu pháp và sự chú nguyện của chư Tăng. Thật là hiếm thấy trên chặng đường đi hoằng pháp khắp đó đây của tôi lâu nay, mà nay mới được gặp. Họ không phải là người Việt Nam mà là người Mỹ, người Mễ và người Hoa. Thật là vi diệu vô cùng.

 

Tối ngày 17.4.2016 trời mưa tầm tã suốt đêm, dông tố phũ phàng, sấm sét thắp sáng cả một bầu trời Houston như chưa bao giờ từng xảy ra như vậy. Ai ai cũng lo, cũng ngại, không biết rồi ngày mai sẽ ra sao đây, khi mà buổi lễ đặc biệt vào chiều mai ngày 18.4 (thứ Hai) chưa xảy ra. Nằm trong phòng, vạch cửa sổ nhìn ra ngoài vườn trúc, thấy nước chảy lênh láng như có sóng tràn dâng, cộng thêm với bão và tiếng gầm của trời đất, ai trong chúng tôi cũng lo ngại. Sau buổi thiền tọa và công phu khuya, trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm hôm ấy, những giọt mưa lại càng nặng hạt hơn nữa, khiến cho chư Tăng khó mà rời khỏi Chánh Điện để trở về lại nơi ngơi nghỉ của mình, nên sáng hôm đó phải dùng toàn mì gói. Đột nhiên Thầy Thiện Phẩm xuất hiện và báo tin việc cúng dường trai Tăng trưa ngày 18.4. Tiện đó một trong Quý Thầy mới hỏi Thầy Thiện Phẩm rằng: “Nếu chiều nầy mưa thì sao?” Thầy ấy bảo rằng: “Bạch Quý Thầy, sau khi cúng dường trai Tăng, thì trời sẽ nắng cho đến tối”. Một Thầy khác bảo rằng: “Đài và báo cho biết là trời sẽ mưa suốt cho đến hết ngày mai. Nếu Thầy Thiện Phẩm dự đoán đúng như vậy thì tôi sẽ đi lễ bái Đức Quan Âm liền.”

 

Đúng như vậy, sau ngọ trai hôm ngày 18.4.2016 trời Houston và hình như chỉ riêng vùng chùa Trúc Lâm, đã bắt đầu hừng sáng, tạnh mưa, trong khi những nơi khác vẫn còn cấm xe chạy ra vào thành phố và cũng có những buổi phóng sự trực tiếp truyền hình thật là đặc biệt về sự kiện nầy như sau: Có một người lớn tuổi cố lái chiếc xe vào vùng nước ngập, bị lạc tay lái và xe bắt đầu chìm dần xuống hố sâu bên cạnh đường đi. Một phóng viên trẻ bảo ông ta hãy ra khỏi xe lập tức. Người ấy mở cửa trước của xe bước ra, nước ùa vào bên trong xe, tiếng ông ta vọng hỏi lại phóng viên đài truyền hình CNN là: “Tôi phải làm gì đây?”, trong khi tay vẫn cố bám lấy cánh cửa của xe hơi. Phóng viên bảo rằng: “Ông hãy buông tay ra và bơi về phía tôi”. Ông ta vẫn chần chờ… cuối cùng Ông ta bơi theo hướng của phóng viên và đã được phóng viên truyền hình trẻ dìu ông lên chỗ khô ráo, trong khi chiếc xe chìm dần vào dòng nước chảy. Đây là một phóng sự trực tiếp truyền hình, giống như là phóng sự chiến trường của một thuở xa xưa nào đó tại quê mẹ của chúng ta. Thế là một mạng người được cứu sống và chiếc xe bị chìm sâu theo dòng nước, thuận với lẽ vô thường như Đức Phật vẫn thường hay dạy cho chúng ta.

Chua_Truc_Lam_TX (31)Trưởng Lão Thích Chơn Điền (năm nay Ngài 91 tuổi) 


Bốn giờ chiều bắt đầu buổi lễ, có sự chứng minh của Trưởng Lão Thích Chơn Điền (năm nay Ngài 91 tuổi) thì trời đã hoàn toàn hết mưa, hết gió, bầu trời Houston dường như chưa bao giờ có sự kiện lụt lội, sấm sét đã xảy ra trước đó mấy tiếng đồng hồ. Sau khi niêm hương bạch Phật, chúng tôi tụng Kinh Khánh Đản, mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Kế tiếp tôi đã giảng bằng tiếng Việt về ý nghĩa Đản Sanh của Đức Phật, được Thầy Pháp Trú dịch ra tiếng Anh rất lưu loát, tiếp đó được dịch ra tiếng Tây Ban Nha bởi một nữ Phật tử người Mễ. Mọi người làm lễ tắm Phật và tất cả ra bên ngoài sân để tiếp tục nghe Pháp của Thầy Thiện Phẩm giảng. Sau khi dùng chiều, chư Tăng Ni cũng ra bên ngoài sân và bắt đầu tụng một bài Tâm Kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt, sau đó là phần thuyết giảng chính của Thầy Pháp Trú cũng như Thầy Thiện Đạo bằng tiếng Anh, có phiên dịch ra tiếng Tây Ban Nha và xen vào đó là những lời bình luận bằng nhiều ngôn ngữ của Thầy Thiện Phẩm. Buổi lễ chấm dứt sau phần chú nguyện rảy nước của chư Tăng đến những người hiện diện. Ngày hôm ấy đã có độ 2.500 Phật tử về chùa Trúc Lâm tham dự. Nếu không có sự kiện bão lụt tại Houston thì số người tham dự chắc rằng không dừng lại ở đó, mà con số bình thường của mỗi thứ Hai theo như Thầy Thiện Phẩm cho biết là 5 đến 6.000 người.

Chua_Truc_Lam_TX (106)Chua_Truc_Lam_TX (108)Chua_Truc_Lam_TX (109)

Sự nhiệm mầu nầy, ai có thể nghiệm mới biết, còn những người ở xa hay nghe, đọc qua tường thuật như thế nầy, chắc rằng sẽ không cảm nhận sâu xa được. Tôi cố viết lại một vài sự kiện để giới thiệu cho mọi người biết rằng, đã có những điều linh nghiệm như vậy. Còn tin hay không, đúng hay sai…tự mỗi người hãy tự thể nghiệm đối với chính bản thân mình thì sẽ rõ.

 

Sáng sớm ngày hôm sau Bình và một Phật tử người Ấn Độ đưa chúng tôi lên phi trường Houston để bay đi Oklahoma, nơi có ngôi Thiền Viện Chánh Pháp, do Thượng Tọa Thích Thông Triết Trụ Trì, để tiếp tục chuyến hoằng pháp của Phái đoàn kỳ nầy. Tại phi trường tôi bắt chuyện với mấy khách hành hương người Mỹ, phải ở lại tại phi trường suốt hai ngày đêm vừa qua để chờ chuyến bay vào chiều nay. Vì tất cả những chuyến bay từ tối ngày 17 và suốt ngày 18 đều bị hủy bỏ, sáng ngày 19.4.2016 mới bắt đầu bay lại. Quả thật Phái đoàn chúng tôi đã gặp nhiều phước báu vô ngần, vì những chuyện gì đã xảy ra trong hai ngày qua, quả thật như một giấc mộng, ai trong chúng tôi cũng chỉ biết cảm nhận, chứ không thể luận bàn gì tiếp tục nữa.

 

Ngồi trên chuyến bay nhỏ của United Airline hướng về Oklahoma, khởi đi từ Houston, tôi thấy trên trời có ánh thái dương dọi chiếu vào khung cửa sổ của máy bay thật ấm áp; những đóa bạch vân đang bay lờ lửng giữa không trung, như đón chào khách bồng lai từ tiên giới trở về nơi trần thế. Gió vẫn yên, mây vẫn bay, sấm sét đã ngưng từ lâu rồi, nên máy bay hạ cánh tại phi trường Oklahoma một cách an toàn vào buổi sớm mai ngày 19.4.2016 sớm hơn dự định của những người đi đón cả 30 phút.

 

Lần nầy tôi ghi lại những trải nghiệm của mình nhân một chuyến Hoằng Pháp đầy ý nghĩa và gián tiếp giới thiệu một vài sự kiện cũng như hình ảnh mà nhiều người ở xa muốn tìm hiểu đến. Như là một món quà lưu niệm để gửi đến mọi người khắp nơi trên thế giới đã theo dõi cũng như ủng hộ việc Hoằng Pháp của Phái đoàn từ xưa cho đến nay.

 

Viết xong bài nầy vào sáng ngày 21 tháng 4 năm 2016 tại Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma, Hoa Kỳ.

Viết xong bài nầy vào sáng ngày 21 tháng 4 năm 2016 tại Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma, Hoa Kỳ.

 

 

 

Hình ảnh phái đoàn

tại Chùa Trúc Lâm, Houston, Texas

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2011(Xem: 3641)
Tôi xin thưa ngay, con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tính bổn lai không”.Tuy nhiên, nghiệp nhân đã gây, tất nhiên phải có nghiệp quả.
23/02/2011(Xem: 5689)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
26/01/2011(Xem: 4005)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2356)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 5530)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3202)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 7417)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3345)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4199)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 7783)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567