Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vở kịch vui: Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?

03/01/201404:48(Xem: 12204)
Vở kịch vui: Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?

Thien_Tra_Van_Nghe (33)

Vở kịch vui:
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?

***

Biên Soạn: Quảng Hương Phương Giang
Diễn viên: Đh. Nguyên Như, Đh. Tâm Từ,

Đh. Quảng Hương, Đh. Quảng Tịnh

***





***

Người Vợ vừa bật radio và vừa chùi dọn trên bàn.

Từ máy vọng ra: Sau đây xin mời quý vị khán thính giả thưởng thức vở tuồng “Lục Vân Tiên phụng dưỡng Mẹ già”
“Vân Tiên cõng Mẹ chạy vô đụng phải Sư Cô cõng Mẹ chạy ra
Vân Tiên cõng Mẹ chạy ra va trúng Sư Bà lại cõng Mẹ chạy vô...ôôôô…” …đột nhiên không nghe nữa…

QH: (Trong vai người Vợ) Chào! Cái máy ni chắc hắn cũng xấp xỉ tuổi với mình rồi nên muốn nín thở lúc mô là nín. Ừ, mà răng Mạ của Ôn Lục Vân Tiên có phước dữ rứa hè, đẻ Ôn nớ trúng giờ mô mà có hiếu dễ sợ. Cõng Mạ mình chạy ra chạy vô cả ngày, nghe thấy mà bắt thèm!

Dì Nguyên Như: (Từ ngoài cửa đi vào, vừa đi vào vừa nói) Ối dào, Mẹ ông Lục Vân Tiên thấy con giai mình ế vợ như vậy cũng rầu lắm mà không nói ra được chứ ở đó mà thèm thuồng gì mày ơi!

QH: Dạ mời Dì ngồi chơi, chứ ngọn gió mô thổi mà Rồng tới nhà Tôm sớm dữ rứa?
(vừa trò chuyện vừa pha trà mời khách)

Dì NN: Giời ơi, tôm với tép cái gì, bọn nhỏ đi holiday hết, mà vì nhớ đến “thiểu dục” nên tao ráng lội bộ qua đây nhờ chúng mày chở đi Chùa giùm cho đỡ tiền taxi đấy chứ!

QH: Hì, đúng là trưởng tử của Ôn Tâm Phương, tinh tấn có khác hí?
(Mạ ơi có điện thoại tề, Mạ ơi có điện thoại tề, Mạ ơi … tiếng từ trong điện thoại vang ra.

Dì NN: (nhìn dáo dác khắp nơi) Ủa, cái gì kêu vậy?

QH: Dạ điện thoại dành cho người lảng tai. Alô, Quảng Trí hả con? Chứ khi mô con qua đón Mạ rứa? Sáng ni Mạ phải lên Chùa đúng giờ để thọ Bồ Tát giới đó nghe con.

(Quảng Trí: Dạ con biết, nhưng Vợ con… ách xì … nên con phải ở nhà chăm sóc cho vợ con rồi. Thôi Mạ chịu khó tự lo liệu đi Mạ hí?)

QH: Răng? Con nói răng???
(Nghe tiếng cúp máy cái cụp)

QH: Phật ơi, Ngài cho con xin nghỉ tu 1 phút, dạ không được phải từ 5 đến 10’ con nói mới hả hơi, chứ con chịu hết nổi rồi!

Anh Tâm Từ: (trong vai Chồng, từ phía trong nhà đi ra) Dạ thưa Dì mới tới chơi. (quay sang Vợ) Răng, chuyện chi nữa? Tu thì chưa tu tới mô hết mà Mụ cứ đòi nghỉ tu hoài rứa Mụ?

Dì NN: Ối, tu hành mà đụng một chút là xin nghỉ giải lao kiểu này thì Ngài Quảng Ba sẽ liệt mày vào loại Phật tử tơ lơ mơ, cà lơ phất phơ đấy con à.

QH: Dì biết răng không? Bị vì con trai xứ Huế của con có hiếu từ trong bụng Mạ có hiếu ra, rứa mà từ ngày hắn lấy vợ thì hắn chỉ biết có hiếu với vợ hắn thôi Dì nờ. (quay qua chồng) Ông coi, Vợ hắn chỉ mới ách xì thôi rứa mà hắn đã đành đoạn bỏ Mạ đẻ hắn rồi… huống chi…

ATT: Răng mà Mụ cứ hành hạ thằng con trai hoài rứa? Đứa con dâu ni là do Mụ chọn, hắn giống tui, cha mẹ đặt chỗ mô ngồi chỗ nấy, có dám nhúc nhích mô.

QH: Thôi Ông ơi, cha con ông thử đặt không đúng chỗ cũng đứng dậy bỏ đi như thường. Nó nên xin Ôn Bổn Sư đổi pháp danh là “Diệu Cơ” thì đúng hơn.

Dì NN: Con giai sao pháp danh “Diệu Cơ” được chứ?

QH: Là “ZVợ kêu” đó Dì ơi, vợ kêu thì có dám hó hé mô.

ATT: (Quay qua Dì NN) Dì biết không hồi nớ, thằng Quảng Trí thương một O Hà Nội thì Mụ ấy nói ”Mật ngọt chết ruồi” con ơi… rồi một hai bắt thằng con chia tay cho bằng được. Qua một O người cùng xứ Huế, Mụ ấy lại nói “đụng hàng” với Mạ rồi con nờờờờ…

QH: Nì, rứa không phải lúc nớ ông nhỏ to với hắn là “theo kinh nghiệm của Ba, gặp gái Huế mà con chọc hắn giận, hắn mở miệng ra mà nói thì con đau cái đầu. Bác sĩ thì bó tay, còn cho dù con có xức dầu nhị thiên đường suốt cả tuần cũng không hết mô”. Nghe xong thằng con rùng mình, rứa là đường ai nấy đi, chứ mắc mớ chi tui?

ATT: Ít lâu sau, hắn ưng một O Bê Đê (ý quên) Bình Định, Mụ ấy khóc lóc ỉ ôi 3 ngày, 3 đêm, cứ làm như tận thế hay trời sập tới nơi…

Dì NN: Ủa tại sao vậy?

QH: Dạ bị vì con gái Bình Định nổi tiếng múa roi dạy chồng, cho nên con sợ thằng quý tử bị Vợ dạy đến nỗi Mạ hắn nhận không ra hắn đó Dì nờ.



Thien_Tra_Van_Nghe (10)
Thien_Tra_Van_Nghe (11)
Thien_Tra_Van_Nghe (63)


Thien_Tra_Van_Nghe (51)

ATT: Rứa là thằng con một lần nữa gạt nước mắt giã từ tình yêu và hắn tuyên bố quyết liệt… “Hễ áo nàng vàng thì anh về thù hoa Cúc, áo nàng mà xanh thì anh đốt hết lá sân trường” luôn!

Dì NN: Thế cơ à, thằng nhỏ này hay nhỉ? Mới thất tình xong là theo Nhà thơ Mặc Giang học làm thơ liền thế?

ATT: Rốt cuộc thì Mụ ấy chọn một O miền Nam thiệt thà, chất phác. Rứa mà cũng có để cho thằng con được yên mô, suốt ngày cứ đi theo hỏi: “Nếu Mạ với Vợ con rớt xuống sông con cứu ai trước con?”

Dì NN: Hỏi làm gì ba cái câu vớ vẩn thế? Rồi thằng nhỏ trả lời sao?

QH: Dạ khi mô hắn cũng dong (đưa) hai tay lên đầu hàng vô điều kiện hết mới ác ôn

ATT: Gặp tui trả lời là tui cho cả hai vãng sanh hết luôn cho vừa lòng Mụ.

QH: Nì, nói năng chi mà ác ôn dữ chưa tề.

ATT: Rứa chứ tui hỏi Mụ, nếu mình cứu Mạ mình thì người đời chắc chắn cho là thằng chồng ác ôn, mà nếu cứu Vợ thì bị coi là thằng con ác đảng răng? Khi mô thằng con hắn lo cho vợ ông hàng xóm thì lúc nớ Mụ muốn nghỉ tu luôn cũng được, tui không cản mô.

Dì NN: Thằng Tâm Từ nói phải đó con à. Con phải tập thông cảm, buông xả bớt cho thân tâm mình được an lạc chứ cái gì cũng chấp cả thì mình tự chuốc lấy khổ cho mình thôi.

QH: Dạ làm cha làm mẹ trong thời buổi ni, nhất là ở xứ sở ni, con biết thân biết phận nên cứ để mắt nhắm mắt mở cho xong, thậm chí có khi con nhắm nghiền luôn cả hai con mắt chứ có dám mở mô Dì.

ATT: Không ai bắt Mụ nhắm hết. Mụ cứ mở mắt thiệt to mà lo dạy dỗ dâu rể, con cháu cho tụi nó biết theo Phật, lo tu hành, thì tui bảo đảm với Mụ, trong sẽ ấm, ngoài sẽ êm.

Vừa lúc đó QT (trong vai con gái) thất thểu đi vào, áo quần nhớp nhúa, mặt mày lấm lem…

QT: Dạ thưa Mệ mới qua chơi. (quay qua ATTvà QH) Thưa Ba Mạ con mới về.

Dì NN: Giời ạ, đi đâu về mà trông cháu gớm thế!

QT: Dạ thưa Mệ, con lên Chùa Thầy Đạo Hiển phụ làm công quả chuẩn bị cho khóa tu học Phật pháp Úc Châu lần thứ 13 đó.

QH: Ôn Mệ ơi! Ngó xuống mà coi nì, hắn đi làm công quả mà tưởng hắn mới ôm bom đi khủng bố về. Chứ Thầy dạy mi làm chi trên Chùa mà dòm mi thê thảm rứa?

QT: Chào, Thầy nớ còn trẻ trung, phong độ, đẹp trai… ý quên… đẹp Tăng rứa mà than van bắt ớn chứ mô! Hở chút (giả giọng Thầy ĐH) “Đạo Hiển bận rộn quá, ĐHiển lo quá… tiền thâu vô cho khóa tu thì nhỏ từng giọt, từng giọt, mà tiền chi ra thì ào ào…” nghe thảm thiết chịu không nổi, rứa là tụi con đứa mô đứa nấy phải ráng cắm đầu cắm cổ làm… cho nên mới ra thân thể như ri nì!!!

QH: Thiệt là kêu trời không thấu! Thấy con gái nhà người ta “Rất Huế” mình phát ham, nhìn qua con gái mình… ui chao phát khiếp. Lớn đầu rồi mà cứ bơi bơi rứa!

ATT: Cũng tại Mụ đó tề, (chỉ vô QT) quả mìn ni sắp được rinh ra khỏi nhà mình rồi, nhưng năm ngoái hắn theo Mụ đi tu học, ai dè nhằm trúng lúc Ôn Nguyên Tạng giảng chủ đề về Hôn nhân, rồi Ôn nói chi mà… quên rồi hè?

Dì NN: À có phải Thầy ấy nói “Hôn nhân là mồ chôn tình yêu” không nhỉ?

ATT: (vỗ tay cái chát) Dạ đúng rồi, hắn nghe xong tá hỏa tam tinh, về tới nhà là cancelled thằng nớ cái cụp, không một lời từ biệt khiến thằng con nhà người ta kêu gào đòi đi tu cho bằng được.

QT: Tu mô mà tu Ba?

ATT: Cũng may, hắn vô chùa mô vài ba tháng rồi gặp cái O thuyết minh phim ở rạp Đông Ba… (thở ra) chứ hắn mà đi tu thiệt, thì tui với Mụ ăn không ngon, ngủ không yên với nhà người ta mô.
QT: Thôi Ba ơi, thầy Nguyên Tạng nói rồi, ai mà cứ lo thiên hạ đi tu hết thì cũng giống như sợ Bò trắng răng rứa đó. Anh nớ mà tu được, con dám đi đầu xuống đất cho Ba coi. Mới vô Chùa có mấy tháng bỏ chạy mất tiêu, bày đặt hù thiên hạ!!!

QH: Hắn nghe lời Ôn Như Điển dạy “Không nên lấy người ngoại đạo” nên chia tay để cho Ông với tui được vui lòng. Cũng nhờ đi tu học đó ông nờ, ngồi đó mà nói oan!

ATT: Rứa à! Tui có hay biết chi mô. Thôi thì năm ni Mụ nhớ dẫn hắn đi tu tiếp may ra có ai available để giới thiệu cho hắn quen biết Mụ nghe.

QT: Thôi thôi thôi, chừ con quyết định không thèm lấy chồng nữa, cũng không thọ Thập Thiện hay Bồ Tát Giới chi hết, mà con xin mấy Ôn cho con thọ Thích Ca giới luôn, con đã chấm Chùa của Cô Huệ Khiết và Cô Như Như rồi đó nghe (gật gù đắc ý).

QH: Mô Phật! Tau lạy mi! Mi cho hai Cô xin 2 chữ “bình an” để tu hành cho tới nơi tới chốn đi, mi đừng làm hai Cô sợ rồi bỏ Chùa chạy lấy mạng, tội lỗi gánh không nổi mô mi nờ.

Dì NN: Ủa Thọ Thích Ca giới là Thọ gì mà đi Chùa cả đời rồi Bà chẳng hề nghe nói đến thế con?

QT: Dạ là đi tu đó Mệ nờ. Mình phải nói như rứa nghe mới oai. Mệ không thấy quý Thầy, quý Cô đều là họ Thích hết răng?

Dì NN: Thầy Cô nào mà “thích hết răng”, không có răng rồi sao nhai cơm, nhai thức ăn nhỉ???

QT:Hì hì hì (cười với Dì NN)… (Nhìn qua Ba Mạ) Chưa kể Ba Mạ cứ bắt con cái học răng mà phải có chữ Sĩ như là Bác sĩ nì, Nha sĩ nì… hoặc chữ Sư như Luật sư nì, Giáo sư nì … Chừ con chỉ cần đi tu thôi, Ba Mạ muốn sư thì có Nhà sư đây... ý quên Ni Sư tương lai đây (chỉ vô mình), muốn sĩ thì là Tu sĩ đây (chỉ vô mình). Muốn chi có nấy, đã đời chưa? (cười tinh nghịch)

ATT: Nì, muốn đi tu thì phải tu cho đàng hoàng, nghiêm chỉnh, đừng có nói ba lơn, không nên mô hí?

QT: hì hì hì… Con chọc Ba Mạ cho vui thôi chứ tu mô có phải dễ, mặc dù con biết “tu là cõi phúc, tình là dây oan thiệt!” (giọng thểu não) nhưng đường đi đến cõi phúc răng mà trần ai khoai củ, nan giải ghê tề. Trong khi dây oan không cần đi mô hết rứa mà hắn cứ chạy ào ào tới kiếm mình như thường, ngao ngán quá!!!

QH: Mô Phật! Mi mà ngao ngán chi? Trái tim mi khi mô cũng như cái tổ ong rứa, ai mi cũng tội, mi gom mi thương hết, có chừa ai mô?

QT: Dạ, công nhận yêu thì khổ thiệt, nhưng không yêu thì sẽ bị lỗ. Con thà chịu khổ chứ nhất định không để bị lỗ mô.

QH: Nì, câu nớ hắn xưa như trái đất rồi con ơi! Thời buổi ni “Tu thì lỗ thiệt, mà không tu thì chắc chắn sẽ khổ”. Mi coi cả hội trường ni ai ai cũng chẳng thà bị lỗ, chứ có ai muốn khổ mô??? (quay sang Dì NN) Thôi tới giờ rồi, mình đi Dì ơi!

QT: Dạ khoan, anh QTrí nhắn con, Ba Mạ đợi một chút, anh chị qua chở đi Chùa.

QH: Rứa hắn mới nói vợ hắn …

QT: Dạ anh ấy thử Mạ, coi Mạ đã thuộc bài Thầy Viên Tịnh dạy để chút nữa thọ giới chưa? Ngày ni Mạ thọ Bồ Tát Giới, cả nhà mình phải đi theo ủng hộ Mạ, chứ không đi răng được.

ATT: Thấy chưa? Mụ quá có phước, con cái đứa mô đứa nấy cũng đều hiếu nghĩa hết rứa mà chưa vừa lòng, khi mô cũng than thân trách phận, cứ lo nhìn lên.

Dì NN: Đúng đấy, mình phải luôn luôn học gương các Đức Phật của mình, khi nào các Ngài cũng nhìn xuống hết (chỉ lên hình Đức Phật) nên các Ngài lúc nào cũng tràn đầy lòng từ bi, an lạc hết chúng mày ạ.

QT: Mạ yên tâm đi, anh em tụi con đi theo Phật hết rồi, nên biết “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”, con hiếu là con… là con của Ba Mạ đó, bởi rứa khi mô Ba Mạ cũng nặng nhứt hết, number one, không có đối thủ mô, phải không Ba?

ATT: Khổ qúa, mình đã nhiếp tâm tu hành rồi thì không có cái chi coi nặng hết, mọi việc đều nhẹ nhàng là an vui thôi.

QT: Nhưng con nhớ Mệ Nội hồi xưa hay hò: “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời hiếu hạnh làm câu trau mình.” Cho nên chữ Hiếu phải nặng hơn mới được.

QH: Nói thì phải nhớ hí?

ATT: (quay qua Vợ) Nì, chút nữa Mụ Thọ Bồ Tát giới xong thì nhớ giống Bồ Tát cho cha con tui nhờ Mụ hí?



***

Biên Soạn:

Quảng Hương Phương Giang

Diễn viên:

Đh. Nguyên Như, Đh. Tâm Từ,

Đh. Quảng Hương, Đh. Quảng Tịnh
***
Quay phim: Nguyên Nhât Khánh - Ngộ Đại Hùng Jordan Lê

Editor: Ngộ Đại Hùng Jordan Lê


***

Hết



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2011(Xem: 6220)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
26/01/2011(Xem: 4239)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật Đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật Đản, quen nhìn lễ đài với hình tượng đức Phật sơ sinh đứng trên búp sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, tuyên bố: “Ta là bậc cao nhất trên đời, nay là đời sống cuối cùng, không còn tái sinh nữa”.
18/01/2011(Xem: 2630)
Lòng vị tha (altruisme), tâm từ bi (compassion), lòng tử tế (gentillesse) và sự hợp tác (coopération): hơn lúc nào hết đó là những từ thường được đề cập đến trong xã hội ngày nay thông qua các buổi hội thảo, các cuộc nghiên cứu về thần kinh, tâm lý, cũng như về kinh tế học.
11/01/2011(Xem: 6133)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
30/12/2010(Xem: 3462)
Vào tháng 9 năm 1991, Sulak Sivaraksa bị kết án là ‘khi quân’ vì những lời chỉ trích chính quyền của Ông tại Đại Học Thammasat Vọng Các. Bọn quân phiệt Thái hăm dọa bắt nhốt ông, ông đào thoát và từ đó đến nay sống lưu vong. Ông là một nhà hoạt động xã hội tích cực nhất của Á Châu, Ông là sáng lập viên của Tổ Chức Phật Giáo Nhập Thế trên thế giới. Ông hiện dạy tại các Đại Học Mỹ và vừa mới xuất bản cuốn Hạt Giống An Lạc (Seeds of Peace) do nhà xuất bản Parallax. H: Mặc dầu ông xuất thân từ truyền thống Phật Giáo Tiểu Thừa, ông sống theo mẫu mực của lý tưởng Bồ Tát trong Đại Thừa, sống hoàn toàn quên mình. Ở Mỹ từ ngữ Phật Giáo Nhập Thế được đồng hóa với những hoạt động xã hội lấy hứng khời từ Phật Giáo. Có sự khác nhau nào giữa Phật Giáo Nhập Thế và Lý Tưởng Bồ Tát?
28/11/2010(Xem: 8310)
Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên.
26/10/2010(Xem: 3597)
Câu hỏi 1: Ma ở trong tâm, làm thế nào để tâm Phật thắng được tâm ma? Phật thường ở trong tâm thiện. Nếu có người làm ác, phải làm gì để họ theo thiện bỏ ác? Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đã giải thích cho chúng ta vấn đề này. Phật cùng ma là một, không phải hai. Giác ngộ rồi ma liền thành Phật; mê hoặc rồi, Phật biến thành ma. Cho nên, một niệm giác ngộ thì Phật ở tại tâm, một niệm vừa mê, thì ma ở tại tâm. Phật dạy bảo chúng ta phải thường giác ngộ. Một niệm vì chính mình, tự tư tự lợi, chính là ma, tâm này chính là tâm ma. Thay đổi lại ý niệm, vì xã hội, vì chúng sinh, tâm này chính là tâm Phật. Do đó làm thế nào đem cái ý niệm tự tư tự lợi chuyển đổi thành lợi ích xã hội, lợi ích chúng sinh. Đây là mấu chốt vô cùng quan trọng. Người có thể thay đổi được ý niệm, đương nhiên họ có thể đoạn ác hướng thiện.
30/09/2010(Xem: 4691)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
17/08/2010(Xem: 8527)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
05/05/2010(Xem: 13359)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]