Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

200. Các yêu đạo xúm đốt chùa Linh Ẩn

31/10/201820:04(Xem: 7341)
200. Các yêu đạo xúm đốt chùa Linh Ẩn

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 200:
Các yêu đạo xúm đốt chùa Linh Ẩn

Ác Cao Trân quen buột miệng rêu rao




Xích phát linh quang Thiệu Hoa Phong từ Vạn Thành điếm ở Ngũ Lý Bia chạy đi dẫn theo Ngũ điện chân nhân, Thất tinh chân nhân, Bát quái chân nhân, Hắc mao sái Cao Thuận, Thiết bối tử Cao Trân, thuận theo đường lớn thẳng đến thành Lâm An. Khi đến Lâm An, tối lại họ kéo đến chùa Linh Ẩn. Trong đêm tối dò xét, họ thấy trong chùa lặng trang, trống rỗng, không có tiếng người nói chó sủa gì cả. Chúng tăng đều an nghỉ hết. Thiệu Hoa Phong nói:

- Các vị hãy chất củi cỏ để phóng hỏa. Hôm nay đốt chùa Linh Ẩn để báo thù cho ta, rồi bắt Tế Điên kết thúc tánh mạng hắn, mới hả được nỗi tức giận trong lòng ta.

Các đạo sĩ gật đầu, chạy ra Vân Tòng quán cách chùa Linh Ẩn chín dậm vác về nhiếu củi và cỏ chất đống hai bên Đại Hùng bửu điện, bỗng nhiên trong đại điện có tiếng hét lớn:

- Hay cho mấy tên đạo sĩ lộn sòng này, lớn mật dữ a! Phen này tụi bay chạy đâu cho biết? Để Hòa thượng ta bắt bọn bay đây!

Các đạo sĩ nghe giọng của Tế Điên, lại nghe bốn bên đại điện có tiếng hô vang:

- Hay cho đạo sĩ! Chúng ta đợi ở đây lâu rồi, mau bắt yêu đạo, đừng cho chạy thoát!

Các đạo sĩ nghe la hồn bay ngàn dặm, quay đầu chạy tuốt. Chạy khỏi chùa, Thiệu Hoa Phong nói:

- Không xong rồi! Té ra Tế Điên đang ở trong chùa, chúng ta phải chạy mau! Hắn ta đã trở về chùa rồi thì chúng ta phải mau đi về Thường Châu cướp lao phá ngục, cứu người chúng ta ra, giết quan Tri phủ rồi đến viện Di Lặc, hội họp các thủ hạ đông đủ, ta tự lập làm Thường Châu vương.

Mọi người sợ quá cố sức chạy vì sợ Tế Điên rượt theo sau. Sự thật lúc nãy trong chùa không có Tế Điên mà là Tiểu Ngộ Thiền. Bốn phía nóc nhà là bọn Kim mao hải mã Tôn Đắc Lượng, Hỏa nhãn giang trư Tôn Đắc Minh, Thủy dạ xoa Hàn Long, Lãng lý toản Hàn Khánh, trước đây họ Ở phủ Thường Châu vâng lịnh Tế Điên đến giữ chùa Linh Ẩn. Bốn người ở bốn góc đại điện, chia làm bốn mặt hư trương thanh thế, khi la lên các đạo sĩ chẳng biết là bao nhiêu người nên sợ quá đành kéo nhau chạy đi. Hôm sau bốn vị anh hùng Tôn Đắc Lượng v. v... từ tạ ra về, còn Tiểu Ngộ Thiền thì vẫn ở lại giữ chùa.

Phần các đạo sĩ đêm đó ra khỏi chùa Linh Ẩn, chạy tứ tán bất kể Đông Tây Nam Bắc, chỉ có Thiết bối tử Cao Trân sợ mê đi, muốn chạy về phủ Thường Châu đánh lẽ chạy về hướng Nam lại chạy sang hướng Bắc. Chạy được 30 dặm, mệt đến mồ hôi ướt đẫm cả người, Cao Trân ngừng bước nhìn lại phương hướng, muốn đi về phủ Thường Châu phải đi về hướng Nam, đi theo đường cũ mỗi lúc một xạ Định quay trở lại hướng Nam để đuổi theo Thiệu Hoa Phong, chắc là không kịp rồi. Quay trở lại, đi và về cũng mất hơn 70 dặm thì làm sao đuổi kịp? Đại khái là nhóm Thiệu Hoa Phong chắc lên viện Di Lặc, mình lên viện Di Lặc sẽ gặp họ. Cao Trân nghĩ như vậy rồi, trời sáng bèn kiếm quán rượu ăn uống rồi theo đường lớn mà đi. Cứ như vậy, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống. Một hôm đến địa phận phủ Thường Châu, còn cách viện Di Lặc vài ba chục dặm, Cao Trân đang cắm đầu xăm xăm đi tới, thì nghe có tiếng người nói:

- Đi đâu đó, tiểu tử?

Nghe hỏi, Cao Trân sửa soạn chạy, ngước đầu nhìn lên thì thấy trước mặt mình một người mình cao hơn tám thước, tam đình nở rộng, đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi màu xanh trên có gắn sáu miếng kính, mình mặc tiễn tụ bào cùng màu, lưng buộc dây loan đái, áo chẽn màu thúy lam, mang giầy đế mỏng, mặt như bùn xanh, lại giống như da bí đao. Cặp chân mày đỏ trên đôi mắt con ngươi đôi. Lông áp tai màu đỏ liên kết với bộ râu quai nón cũng đỏ lòm. Thanh cương đao thấp thoáng bên hông dưới chiếc áo cừu anh hùng màu đậu xanh. Cao Trân nhìn thấy nhận ra người này chính là Lập địc ôn thần Mã Diêu Hùng. Xưa nay Cao Trân rất sợ Mã Diêu Hùng. Biết Mã Diêu Hùng là người thật thà, bất chấp đạo lý, Cao Trân vội bước tới hành lễ, nói:

- Té ra là Mã đại ca!

- Tiểu tử, mi đi đâu vậy?

Cao Trân nghĩ thầm: "Nếu mình nói thiệt là đi phủ Thường Châu, anh ta sẽ cật vấn mình không cho mình đi, chi bằng nói dối anh ta mới được". Tên tiểu tử này đảo mắt một vòng, tùy cơ ứng biến, buột miệng nói:

- Tôi đang tìm anh đây, không ngờ chưa tìm mà gặp.

- Mi tìm ta có việc gì?

- Tôi cho anh hay một tin là bạn anh Phi thiên hỏa tổ Tần Nguyên Lượng bị người ta hại rồi, chết một cách rất khổ sở.

- Bị ai hại thế?

- Bị Lôi Minh, Trần Lượng hai người làm hại, chết một cách thê thảm, mắt bị móc mất, bụng bị xé banh.

Cao Trân biết Mã Diêu Hùng là người thật thà, ắt sẽ tìm Lôi Minh, Trần Lượng để thí mạng. Trước đây phá Từ Vân quán có Lôi Minh và Trần Lượng, ta cho bọn họ đối địch với nhau, ai thích ai thì cứ giết. Một khi tức giận đi tìm thì ta mới đi được. Nào ngờ Mã Diêu Hùng nghe nói, hỏi vặn lại:

- Tiểu tử mi nói đó có thiệt không? Mi có thấy Lôi Minh, Trần Lượng hại không?

- Chính tôi thấy mà!

- Được Lôi Minh, Trần Lượng đã hại Tần đại ca của ta, ta phải đi tìm họ! Mi đi đâu đó?

- Tôi không có việc gì.

- Vậy thì theo ta!

- Đi đâu vậy?

- Đi với ta kiếm Lôi Minh và Trần Lượng để hỏi cho ra nhẽ. Nếu Lôi Minh, Trần Lượng không giết Tần đại ca của ta thì tiểu tử mi bày chuyện cho anh em ta chống đối nhau, ta lấy tánh mạng mi đó.

- Tôi không đi, tôi có việc riêng.

Mã Diêu Hùng trợn mắt nói:

- Tiểu tử, mi nếu không chịu đi với ta, ta sẽ bửa óc mi ra. Mi có đi không?

Cao Trân đâu có dám cãi, lật đật nói:

- Đi chớ!

Mã Diêu Hùng muốn đi lên phía Bắc. Cao Trân hỏi:

- Lên phía Bắc làm gì?

- Tìm Lôi Minh, Trần Lượng.

- Tìm Lôi Minh, Trần Lượng phải xuống phía Nam, hai người đó ở phủ Thường Châu kìa. Để tôi dẫn anh đi tìm.

- Được.

Hai người đi về hướng Nam. Cao Trân nghĩ thầm: "Ta gạt hắn đi đến viện Di Lặc mới dễ dàng bắt hắn được". Đang đi về phía trước thấy có một tòa tửu quán, Cao Trân nghĩ thầm: "Ta phải đưa hắn vào viện Di lặc, thảng như hắn không chịu đi thì ta phải làm sao đây? Nếu hắn động thủ thì ta đâu phải là đối thủ! Tại sao mình không mời hắn uống rượu, phục rượu hắn rồi dẫn hắn về viện Di Lặc?". Nghĩ rồi bèn nói:

- Mã đại ca, chúng ta uống tí rượu, ăn cái gì đó rồi hãy đi nhé?

Mã Diêu Hùng gật đầu. Hai người thấy bên kia đường có một tòa tửu quán, bèn vén rèm bước vào, tìm một chiếc bàn ngồi xuống. Phổ ky chạy đến lau quét bàn ghế, hỏi:

- Hai vị đại gia cần rượu và thức ăn chi?

Cao Trân nói:

- Đem trước cho ta bốn bầu rượu trắng, bốn đĩa thức ăn chiên xào hầm rán.

- Vâng! Phổ ky đáp.

Giây lát, rượu và thức ăn dọn lên. Cao Trân rót rượu cho Mã Diêu Hùng đầy tràn. Hai người cùng uống rượu. Mã Diêu Hùng nói:

- Lời của tiểu tử mi, ta không tin! Việc Lôi Minh, Trần Lượng hại Tần Nguyên Lượng có phải chính mắt mi trông thấy không? Tại sao vậy? Chúng ta cùng Lôi Minh, Trần Lượng là anh em kết nghĩa, ta nghi việc đó chắc không thể có!

- Tôi không nói dóc đâu! Lôi Minh, Trần Lượng có việc đó tại vì chia của không đều cho Tần Nguyên Lượng mà xảy ra.

- Chúng ta tìm Lôi Minh, Trần Lượng hỏi xem, nếu không có việc này ta chẻ đầu mi ra đấy; nếu có việc đó ta thưởng cho mi 100 lượng bạc.

Đương nói tới đó, vừa hay từ ngoài bước vào ba người. Người đi đầu mình cao tám thước, tam đình nở rộng, đầu đội mũ tráng sĩ sáu múi, mình mặc tiễn tụ bào bằng đoạn tía, lưng buộc dây loan đái, quần chẹt, mang giày đế mỏng, bên ngoài khoác một áo choàng anh hùng bằng đoạn màu lam, mặt như gan dê sống, mày to mắt sáng, râu ba chòm đen nhánh phất phơ trước ngực. Người đến chẳng ai khác là Phi thiên hỏa tổ Tần Nguyên Lượng. Theo sau một người râu đỏ mặt xanh chính là Lôi Minh. Theo sau nữa là một người mặc áo thúy lam, tuấn phẩm hơn ngưởi, chính là Thánh thủ bạch viên Trần Lượng. Thiết bối tử thấy vậy sợ quá, hồn vía lên mây.

Ba người này từ đâu tới?

Nguyên Lôi Minh, Trần Lượng về phủ Trấn giang đến nhà Trần Lượng. Nào ngờ chú của Trần Lượng không có ở nhà, ông ta đi kết toán sổ sách. Lão quản gia Trần An thấy Trần Lượng trở về với Lôi Minh bèn hỏi:

- Thiếu đại gia, mấy lúc nay đi những đâu?

- Ta đến Lâm An dạo chơi một chuyến, đến chùa Linh Ẩn vái Tế Công làm thầy, muốn xin xuất gia.

- Thiếu đại gia thiệt là quá lắm! Cậu thường vắng nhà, người trong nhà cũng không nói với ai là cậu sống bằng nghề lục lâm. Nay lại còn muốn xuất gia nữa, muốn cánh họ Trần dứt tuyệt lửa hương sao? Mạnh Tử nói: "Bất hiếu có ba, vô hậu là lớn nhất". Cậu lại không ba anh bốn em, thì ai mà tiếp nối hương lửa? Người sanh ra, trên đời phải làm rạng rỡ tổ tông, gia môn hiển đạt, vinh thê ấm tử mới là chánh lý. Vô cớ cậu lại muốn xuất gia, cái đó thiệt là bậy dữ đa!

Trần Lượng nói:

- Ngươi há không nghe: "Một con đắc đạo, chín họ lên trời" hay sao?

- Lời nói đó không đúng đâu!

Quản gia tìm đủ mọi cách để khuyên can, cả đến em gái Trần Lượng thấy anh mình không đồng ý cũng không bằng lòng. Trần Lượng không nghe theo, bèn thương lượng với Lôi Minh:

- Chúng mình lên Lâm An tìm Tế Công đi. Tôi ở nhà bực bội quá chịu không được!

- Cũng được! lôi Minh nói:

Hai người từ nhà ra đi thuận theo đường lớn về phía Lâm An. Hôm đó đang đi trên đường, gặp Tần Nguyên Lượng. Tần Nguyên Lượng cũng là người ở huyện Đơn Dương, phủ Trấn Giang, sau khi trở về nhà, cảm niệm ơn cứu mạng của Tế Công, muốn đến Lâm An tìm Tế Công để cảm tạ. Ba người gặp nhau chào hỏi xong, Trần Lượng hỏi:

- Tần đại ca, anh đi đâu đó?

- Ta muốn đến Lâm An kiếm Tế Công để cảm tạ.

- Được đấy, thôi chúng ta cùng đi! Hai đứa tôi cũng đi kiếm Tế Công đây.

Ba người cùng đi một đường. Hôm nay đến quán rượu này, họ cảm thấy đói bụng. Tần Nguyên Lượng nói:

- Lôi, Trần hai hiền đệ, chúng ta vào uống tí rượu ăn cơm rồi hãy đi!

Ba người bước thẳng vào quán, nào ngờ gặp Lập địa ôn thần và Cao Trân ở đó. Cao Trân thấy Lôi Minh, Trần Lượng và Tần Nguyên Lượng cùng bước vào, sợ quá, quăng mình ra cửa sổ chạy trốn. Mã Diêu Hùng thấy vậy, tức giận lồng lên nói:

- Tiểu tử này, mi dám ly dán bọn ta hử?

Nào ngờ bốn người đuổi theo Cao Trân lại vướng phải họa sát nhân. 
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4434)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5089)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11204)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9383)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7764)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3781)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6341)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87244)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6637)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4866)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]