Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

77. Tiệm Đức Hưng, Ban Đầu Gặp Hung Tăng

17/10/201821:17(Xem: 7114)
77. Tiệm Đức Hưng, Ban Đầu Gặp Hung Tăng

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 77:
Tiệm Đức Hưng, Ban Đầu Gặp Hung Tăng
Quán Bồng Lai, Tế Điên Tìm Dam Tặc


Sài đầu nghe Tế Điên bảo hung thủ kia kìa, bèn ngước nhìn ra ngoài, nghe sau tiếng lớn "A Di Đà Phật", một hòa thượng từ ngoài đi vào. Người này mình cao 9 thước, đầu to cổ ngắn, tóc bỏ xõa tết thành một dây vàng, màt to mắt lớn, hai mắt sáng lấp lánh, mặc một tăng y màu lam, dưới cạnh sườn một giới đao lủng lẳng. Phổ ky nói:

- A, đại sư phụ đã về rồi, chúng tôi đã chuẩn bị cơm rượu xong đây.

- Được rồi.

Nói xong, vị hòa thượng ấy đi thẳng lên Bắc thượng phòng. Sài đầu nói với Tế Điên:

- Sư phụ, vị hòa thượng này tướng tá hung ác quá!

- Mặc kệ người ta, bọn mình lo ăn uống cái đã.

Ba người kêu cơm rượu ăn uống xong, Tế Điên nói:

- Này phổ ky, chú nói giùm ta một tiếng với các khách trọ như thế này: Có một vị đại sư phó và hai vị đại gia ở Đông phối phòng cấm các khách trong các phối phòng không được ho hen. Nếu ho mà ông nghe được thì đến trước phòng người đó ho suốt đêm, ngủ không được ráng chịu.

- Tôi không mắc mớ gì làm chuyện như vậy.

- Ta không bảo ngươi nói không đâu. Nói đi ta cho tiền.

Nói rồi móc ra một cục bạc hơn hai lượng cầm taỵ Phổ ky thấy vậy nói:

- Nếu thiệt Hòa thượng cho tôi thì tôi nói.

- Ừ, cho ngươi đó, Hòa thượng ta có tiền khoái chí rộng rãi lắm.

Phổ ky nhận được bạc bèn đi rao:

- Qúy vị khách trọ nghe đây! Ở Đông phối phòng chúng ta có một vị Hòa thượng và hai vị đại gia. Vị Hòa thượng nói: Người trong các phối phòng cấm không được ho hen. Nếu ho mà ông nghe được thì đến trước phòng người đó ho suốt đêm, ngủ không được ráng chịu!

Tế Điên lại kêu:

- Phổ ky, người trở lại rao thêm như vầy: Qúy vị khách trọ nghe đây! Qúy vị hãy ngủ cho thiệt tình, hễ phòng nào túm tụm rì rầm, Hòa thượng biết được đến ngủ chung ráng chịu!

Phổ ky nói:

- Tôi không dám nói mấy câu đó đâu! Nói ra người ta đánh tôi chết!

- Nếu ngươi chịu nói, ta cho thêm vài lượng nữa.

- Hòa thượng cho bạc thì tôi nói.

Sài đầu nói:

- Sư phụ lúc này có tiền xài sang quá!

- Ta thích chi rộng rãi như vậy.

Nói rồi lấy cục bạc đưa cho phổ kỵ Phổ ky được bạc lại đi rao thêm một lần nữa. Có người khách trọ Ở phòng kế bên nghe rao, lật đật kêu phổ ky cho đổi phòng. Phổ ky hỏi:

- Tại sao phải đổi phòng?

- Tôi bị bệnh lao, hay ho, cho tôi đổi phòng khác tiện hơn.

- Có gì đâu, ông ngủ sao cứ ngủ, tôi nói chơi như vậy để được hưởng ít lượng bạc thôi. Ông Hoà thượng đó dở điên dở khùng, ông để ý tới ổng làm chi!

Nói rồi phổ ky đi ra phía trước, Tế Điên cùng hai vị Ban đầu cũng ngủ nốt. Tới canh hai, đầu Tế Điên lệch sang một bên, lăn bình trà xuống đất bể nát, nước trà văng tứ tung. Tế Điên la lên:

- Không xong, không xong. Nó giết người, nó giết người. Mau cứu tôi với.

Tiếng la làm chưởng quỹ, phổ ky hết hồn, lật đật chạy tới hỏi:

- Cái gì vậy? cái gì vậy?

Tế Điên nói:

- Tôi mắc đi cầu.

- Mắc đi cầu sao ông lại la nó giết người làm cho chúng tôi sợ hết hồn chi vậy?

- Tôi không la như vậy, mấy người đâu chịu tới. Dắt ta đi cầu đi!

Phổ ky nói:

- Ông muốn đi cầu thì ra ngoài nhà tranh đằng kia kìa, tôi không đi với ông đâu.

- Ngươi cầm đèn lồng cho ta đi cầu đi. Đưa ta đi cầu xong rồi ta đưa ngươi 5 lượng chứ không làm công không đâu!

- Thiệt vậy hả?

- Ta gạt chú hồi nào!

Phổ ky bèn đưa Tế Điên ra nhà tranh. Tế Điên nói:

- Ngươi cứ đứng ngoài này giơ cao đèn lên nhé. Cấm không được thò đầu chõ mặt vào xem đấy, nếu dòm vô là mất bén 5 lượng bạc, ta chẳng cho ngươi đâu!

- Ừ mà!

Tế Điên bước vào nhà tranh, bèn sử dụng nghiệm pháp, nhảy tường ra ngoài, thẳng tới Bồng Lai quán. Vào tới trong rừng thấy Lục Thông đang đánh túi bụi vào áo anh hùng của Hoa Vân Long, bèn lấy tăng bào trùm kín đầu, đến trước mặt Lục Thông hù một tiếng làm cho Lục Thông sợ hãi chạy bò càng. Tế Điên hù ba mặt cho Lục Thông chạy tuốt lên Bồng Lai quán rồi đủng đỉnh theo sau. Đến trước Bồng Lai quán, để Lục Thông vào xong, chờ cho bên trong hết chộn rộn, Tế Điên mới lại gõ cửa, hỏi:

- Xin cho hỏi, Hoa Vân Long có trong này không?

Tiếng gọi cửa ấy làm cho Hoa Vân Long hồn vía lên mây, hết lòng năn nỉ mọi người xin giùm cho hắn, rồi cùng Lục Thông chui trốn phía sau viện.

Dương Minh kêu đạo đồng cầm đèn và mọi người cùng ra cửa rước Tế Điên vào. Cửa vừa mở, mọi người đều bước ra hành lễ, Tế Điên cười hà hà, nói:

- Mấy con đều ở đây cả à?

Dương Minh đáp:

- Vâng, sư phụ từ đâu lại đây?

- Ta từ huyện Long Du tới đến.

- Mời sư phụ vào bên trong ngồi.

Tế Điên gật đầu và tiến vào trong miếu, đạo đồng đóng cửa lại. Mọi người đều tiến về phía Tây phối phòng. Tế Điên thấy trên bàn có rượu và thức ăn để sẵn, bèn đến chiếc ghế dựa phía Bắc quay về hướng Nam mà ngồi xuống. Dương Minh Minh nói:

- Mời sư phụ uống rượu.

Nói rồi rót một ly đưa cho Tế Điên. Phần Khổng Qúy ngồi trên chiếc ghế thấp trước mặt Tế Điên. Ông ta vốn là người lùn thấp, muốn ngồi ghế phải thót lên mới ngồi được. Tế Điên ngước mắt lên hỏi:

- Xin lỗi, đạo hữu tên họ là chi?

Khổng Qúy lật đật tuột xuống ghế, đứng nói:

- Đệ tử họ Khổng tên Quý, người ta đặt cho tiểu hiệu là Oải cước chân nhân.

- Ngồi xuống, ngồi xuống đi, đừng câu nệ mà.

Khổng Qúy lại thót lên ngồi xuống. Tế Điên lại hỏi:

- Vậy đạo hữu xuất gia được bao nhiêu năm?

Khổng Qúy lại lật đật nhảy xuống, thưa:

- Đệ tử vừa mới xuất gia được 7,8 năm nay.

- Cứ ngồi nói chuyện mà.

Khổng Qúy lại thót lên ghế ngồi xuống. Tế Điên hỏi:

- Đạo hữu có bao nhiêu đồ đệ?

Khổng Qúy lại nhảy xuống, thưa:

- Dạ được 4 tiểu đồng.

- Đừng câu thúc lễ nghi! Ngồi xuống, ngồi xuống đi mà!

Trần Lượng dòm thấy bộ dạng Khổng Qúy tức cười quá mới nói:

- Khổng nhị ca, anh cứ ngồi mà thưa chuyện đi. Tại anh không biết tánh sư phó đó chứ. Ông hay đùa lắm! Thấy anh thân thể lùn thấp, mỗi lần nói chuyện nhảy lên nhảy xuống, ổng ráp tâm đùa cợt với anh đấy!

Tế Điên cười hà hà, nói:

- Cái tên Trần Lượng này. Ngươi đoán được ý ta hết trơn rồi còn gì!

Bên ngoài Hoa Vân Long năn nỉ Lục Thông:

- Lục Thông ơi, em làm ơn trả lại áo anh hùng cho anh đi.

Lục Thông là người mắt phàm lòng thật, nghe Hoa Vân Long năn nỉ quá cũng siêu lòng, bèn trả áo lại cho Hoa Vân Long. Hoa Vân Long nói:

- Lục đệ, em ngồi xuống đi để anh đứng lên vai em lén nhìn qua kẹt cửa sổ nhìn mặt ông Hòa thượng một chút.

- Ừ, dòm một cái rồi xuống nhé, không chịu xuống ta nắm chân ném ra ngoài chết chịu nghe!

Tên giặc đứng lên vai Lục Thông vạch cửa sổ phòng Bắc nhìn ra ngoài, thấy Tế Điên ngồi quay mặt về phía Nam. Hắn nghĩ: "Ta cho ông biết: Thương ngay dễ tránh, tên lén khó phòng. Sẵn dịp này mình cho ông một phiêu toi mạng khiến ông không còn theo mình rượt bắt. Nghĩ rồi bèn rút phiêu ra nhằm ngay ót Tế Điên ném tới. Tế Điên né người qua, mũi tên trượt qua tay vịn trên ghế Khổng Quý, làm cho ông này hết hồn nhảy xuống đất niệm lia lịa:

- Vô lượng Phật, Vô lượng Phật.

Tế Điên nói:

- A, cái thằng chết bằm này, mi muốn mưu hại Hòa thượng ta hả? Lục Thông, ngươi hãy nắm gìo nó lại, đừng cho nó chạy đi nhé!

Lục Thông ở ngoài hô lớn:

- Nắm được rồi!

Tế Điên đứng dạy định ra ngoài Khổng Qúy lật đật đứng dậy năn nỉ:

- Sư phụ, lão nhân gia bắt hắn ở đâu mà chẳng được, cần gì phải bắt hắn ở đây. Nếu bắt hắn tại miếu này đưa lên quan thì cả tôi cũng bị liên lụy vì bị cho cùng là một phe với hắn. Xin sư phụ từ bi, từ bi cho!

Dương Minh cũng ráp lại năn nỉ:

- Thưa sư phó, hôm nay lão nhân gia nể mặt chúng tôi mà tha thứ cho hắn một phen. Khổng Qúy đã xuất gia được mấy năm rồi, để bị liên lụy vào tội nghiệp.

Tế Điên nói:

- Thôi được, ai nấy đều năn nỉ xin tha cho hắn. Hôm nay nể mặt mọi người, ta không bắt hắn ở đây. Lục Thông, con nắm giò nó ném ra ngoài tường cho nó rớt xuống khe núi, chồn sói ăn cho rồi!

Lục Thông là một thằng khờ, bảo sao thì làm vậy, hắn nắm chân Hoa Vân Long ném ra ngoài tường, không cần biết có bị chết không!

Lục Thông ném Hoa Vân Long xong bèn bước vào Tây phối phòng. Hắn thấy một ông Hòa thượng mặt mày dơ dáy, tóc dài cả hai tấc, tăng bào rách tươm, áo tay ngắn lại thiếu bâu, lưng buộc dây nhung, chân mang đôi dép cỏ. Lục Thông hết dòm lên lại dòn xuống, không biết đó là loại người gì. Dương Minh bảo:

- Lục Thông, em đến lạy chào sư phụ đi!

- Sao không giống sư phó (ông thầy tu)?

Tế Điên nói:

- A, cái thằng này, mi nói ta không giống sư phó hả? Mi thấy như vầy chưa?

Nói rồi kéo tăng bào lên chùm đầu, hù một tiếng Lục Thông sợ quá chạy tuốt ra ngoài. Dương Minh hỏi:

- Cái gì vậy?

Lục Thông đáp:

- Ghê quá!

Dương Minh bảo:

- Em mau đến dập đầu lạy sư phụ đi!

Lục Thông lúc đó mới quỳ xuống làm lễ. Tế Điên nói:

- Mi sợ ta không?

- Sợ lắm sư phụ đừng nhát tôi.

Dương Minh nói:

- Mời sư phụ uống rượu.

Tế Điên uống một chén rồi ho một tiếng. Dương Minh nói:

- Sư phụ làm sao thế?

- Ta thấy thần sắc năm người các ngươi không tốt, chắc phải gặp tai nạn hung hiểm lắm chứ chẳng không. Trong vòng một tháng, các ngươi sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng đấy.

Bọn Dương Minh nghe nói thất kinh, lật đật nài nỉ:

- Thưa sư phụ, xin lão nhân cứu giùm tụi con.

- Các ngươi phải nghe lời Hòa thượng ta may ra mới cứu được. Trong vòng tháng này các người không được bước ra Bồng Lai quán họa may mới xu cát tỵ hung được. Nếu không nghe lời ta trong tháng này bước ra khỏi Bồng Lai quán, tánh mạng bị nguy nan, Hòa thượng ta không cứu được, chừng đó đừng trách Hòa thượng ta xấu bụng nhé!

Dương Minh và Khổng Qúy nói:

- Xin vâng, chúng con xin nghe lời sư phụ dạy bảo, trong tháng này không ra khỏi Bồng Lai quán. Xin sư phụ Ở lại chơi ít ngày rồi hãy đi.

- Ta có việc, chút nữa phải đi ngaỵ Ta đi rồi các ngươi nhớ lời ta dặn đó.

- Ai nấy đều vâng hứa, cùng đưa Tế Điên ra cổng. Tế Điên ra cổng còn căn dặn một lần nữa rồi mới đi xuống núi. Vừa mới vào thành, tới ngã tư đường, Tế Điên thấy một đám quan binh đằng kia đi lại dẫn theo hai người bị trói: chíng là Sài Nguyên Lộc và Đỗ Chấn Anh. Tế Điên án linh soi xét, biết rõ nguồn cơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4434)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5089)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11203)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9383)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7761)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3780)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6341)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87244)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6637)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4866)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]