Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

163. Liêu Đình Quí ỷ thế hiếp người nghèo

31/10/201818:26(Xem: 6388)
163. Liêu Đình Quí ỷ thế hiếp người nghèo

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 164:
Liêu Đình Quí ỷ thế hiếp người nghèo

Trần Thanh Viễn trợ quyền bị tức ngực




Liêu Đình Qúi dẫn tới mấy mươi tên phỉ đồ vác đao thương gậy gộc đến tiệm đậu hũ kéo cha con Châu Đắc Sơn đè xuống đánh. May nhờ những người hàng phố kéo tới khuyên can. Liêu Đình Qúi bảo bọn ấy đập phá hết đồ đạc, từ cối xay, thùng gỗ tất cả dụng cụ không chừa thứ chi, rồi mới bỏ đi.

Châu Đắc Sơn khắp người bị thương tích, thấy đồ đặc trong nhà bị phá sạch không còn hành nghề được nữa bèn nói:

- Con ơi, chúng ta sống hết được rồi! Đánh thì đánh không lại người ta, thưa lên quan thì chúng ta thân yếu thế cộ Ta lớn tuổi chừng này, chưa bị ai hà hiếp như thế bao giờ! Chúng ta sống không làm gì được hắn, để ta viết một tờ âm trạng chết đi xuống âm phủ đầu cáo hắn. Châu Mậu ơi! Chừng đó con hãy đến huyện Tiền Đường kêu oan để báo cừu cho tạ Bảo mẹ con đến phủ Ninh An tố cáo hắn. Mạng già của ta đây không thiết sống nữa!

Châu Mậu cũng muốn báo thù nên không cản trở chạ Hai cha con đang nói chuyện thì bên ngoài có một người đi vào. Châu Mậu nhìn ra là một người quen, cũng là người không ra gì ở địa phương này. Hắn ta vốn không việc gì mà chẳng làm: kính bọn dao búa, sợ người có tiền, lấn hiếp người già cả. Người này họ Mao, ngoại hiệu là Mao nhượng nhượng (Mao ầm ĩ). Hắn ta ở tại huyện Tiền Đường. Khi họ Liêu mang người tới, hắn không chịu tới, đến khi bọn họ đi rồi, hắn mới đến tiệm đậu hũ, nói:

- Hay a, ai dám tới đây phá tiệm đậu hũ vậy? Chuyện này xảy ra thiệt như tát vào mặt ta đấy. Bộ không biết họ Mao ta ở đây sao? Hồi nãy không có ta ở nhà, nếu có ở nhà, đố khỏi bị ta chém vài đứa.

Hắn đang khoa chân múa tay la lối ầm ĩ thì từ bên ngoài Tế Điên bước vào tát hắn một bạt tai. Mao nhượng nhượng la ầm ĩ:

- Hay cho ông Hòa thượng, ông dám đánh ta hả?

- Ta đánh là phải đấy, ai bảo người ở đây nói dóc làm chi?

- Hay cho ông Hòa thượng, chúng ta phải đưa việc này lên quan mới được.

- Ngươi ra đây.

Mao nhượng nhượng bước ra bị Tế Điên níu lại đánh cho ba thoi, hắn nói:

- Để tôi đánh ông chớ.

Nói rồi hươi quyền đánh lại. Tế Điên đếm: một nè, hai nè, ba nè, rồi nói:

- Bây giờ ta đánh người nè!

Nói rồi bước tránh ra, vật Mao nhượng nhượng xuống đánh ba thoi. Đánh xong ba thoi lại bảo:

- Bây giờ ngươi đánh ta đi!

Nói rồi chính mình nằm xuống cho hắn đánh. Mao nhượng nhượng muốn đánh hơn số đó nhưng bị Tế Điên vật xuống. Mọi người nhìn thấy như vậy cũng không ai khuyên can và đều nói Hòa thượng chơi thật công bằng, đánh Mao nhượng ba thoi xong, Hòa thượng kêu hắn đánh lại ba thoi; hắn đánh ba thoi xong liền bị Hòa thượng đè hắn xuống đánh. Mọi người đang chăm chú xem hai bên trao đổi ba thoi thì nghe có người ở một bên nói: 

- Thôi đừng đánh, có tôi tới đây!

Ai nấy nhìn lại thấy người mới đến tướng tá rất đẹp, mình cao hơn chín thước, tam đình nở rộng, đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi bằng đoạn màu đen bên trên có gắn sáu miếng kiếng, mình mặc tiễn tụ bào cùng màu, lưng buột dây loan đái, mang giày đến mỏng, bên ngoài khoác một áo choàng lớn anh hùng bằng đoạn đen trên thuê ba đóa hoa phú quý màu lam, mặt giống như giấy ô kim, mày ta mắt lớn, dưới cằm một bộ râu cước tua tủa trước ngực. Người này thiết diện thiên vương Trịnh Hùng. Trịnh Hùng sau khi chia tay với Tế Công ở Mã Gia Hồ huyện Thường Sơn, trở về nhà mình, không việc gì cũng lên huyện Tiền Đường chơi. Bởi Trịnh Hùng có một người bạn họ Trần Thanh Viễn là Tiêu đầu của Đông lộ bảo tiêu cục, tánh tình rất trung hậu, nhà cũng ở thành Lâm An này. Hôm ấy Trần Thanh Viễn rảnh việc dẫn gia nhân đi dạo chơi, đi đến ngoài cổng huyện Tiền Đường thấy một người mại võ múa quyền ở đó. Người xem đông chật rất là nhiệt náo. Trần Thanh Viễn nhìn thấy người mãi võ này đã được danh nhân truyền dạy nên quyền cước rất tinh thông. Đại khái là người này không quen đi lại trong giang hồ, cũng không biết nói tiếng lòng giang hồ, có thế nào nói thế ấy. Trước khi múa quyền, cất lời rao:

- Thưa quý vị, tại gia là người phương xa, không quen nghề mãi võ, chỉ nhân vì đi thăm bạn hữu tại quý địa phương không gặp mà tiền lộ phí đã tiêu dùng hết rồi. Hồi còn ở nhà, tại hạ có luyện qua một vài đường quê dốt, tại hạ cũng không biết hàng đệ tử của bậc danh sư ở đâu mà gởi thiếp đến hầu để bái phỏng. Các vị Ở đây có tiền giúp cho tiền, ai không tiền thì đứng trợ Oai, giúp đỡ kẻ không may.

Lẽ ra phải có một vài lời lẽ giang hồ rao nói rõ ràng mới phải.

Trần Thanh Viễn dòm thấy người mãi võ ấy không biết dùng tiếng giang hồ nào nên luyện mấy bài quyền mà không một ai bỏ tiền ra cả, bèn nghĩ: "Người quân tử đến chỗ nào cũng làm cho người được tốt đẹp. Ta hãy bước vào giúp anh ta múa một bài quyền, cho mấy điếu tiền, để giúp đỡ anh ta khá khá một chút". Nghĩ rồi mới kêu gia nhân là Trần Thuận, bảo:

Ngươi hãy vào tiệm tiền Hằng Nguyên bên trong cửa Tiền Đường lấy cho ta năm điếu tiền. Lát nữa sau khi ta giúp anh ta múa quyền xong, ngươi bứt xâu tiền ra thảy vào nhé, mãi võ có quy luật là không được ném cả xâu tiền vào.

Trần Thuận gật đầu, đi đến tiệm tiền lấy năm điếu về. Trần Thanh Viễn bước vào diễn trường nói:

- Này bạn, để tôi giúp bạn múa một bài quyền nhé!

Người mãi võ vội chấp tay nói:

- Xin hỏi: tử đệ thái gia họ gì?

- Tôi họ Trần. Nhận thấy bạn không phải là người chuyên mãi võ chốn giang hồ mà.

- Biết làm sao hơn! Tôi không còn cách nào khác. Bạn tìm không gặp, phải lâm vào cảnh túng quẫn! Tử đệ gia, ngài giúp tôi, là tôi phải tiếp quyền với ngài hay chỉ đứng một bên báo danh ngài với mọi người thôi?

- Bạn chẳng cần tiếp quyền. Ngay lúc đó từ bên ngoài một người bước vào, nói:

- Bạn hãy chờ tôi với, tôi cũng muốn tiếp một tay đây. Hai chúng ta cùng đấu quyền nhé!

- Cũng được.

Nói rồi nhìn lại, người này cao tám thước, đầu đội khăn trùm phấn lăng bằng đoạn, mình mặc tiễn tụ bào cùng màu, lưng thắt day loan đái, đi giày đế mỏng, ngoài khoác áo choàng anh hùng cùng màu phấn lăng trên thuê hoa mẩu đơn màu lam, mặt giống như thoa dầu, đầu đầy những nốt trái lộ vẽ gian trá. Trần Thanh Viễn vừa cùng người ấy chạm quyền bỗng cảm thấy trước ngực bị tức, lật đật bước ra khỏi vòng, nói:

- Này bạn, hãy dừng tay lại, tôi cảm thấy tức ngực quá!

- Nào ngờ tên tiểu tử ấy chẳng biết qui củ, cười ha hả, nói:

- Theo ta thấy, tài năng như ông chỉ có thể quét dọn giúp thôi.

Trần Thanh Viễn nghe thế, tức giận nói:

- Mi là cái thá gì mà dám đến làm nhục ta! Tại ta bị tức nghẹn mi không biết sao?

- Té ra mi là kẻ bất tài lại muốn đến chàng ràng hả?

Mọi người nhìn thấy hai bên sắp đánh nhau vội chạy tới khuyên can, có người lôi người kia đi. Trần Thanh Viễn kêu gia nhân đem năm điếu tiền cho người mãi võ và hỏi:

- Thưa quý vị, quý vị có biết người mới vừa rồi là ai, họ gì không? Tôi phải tìm hắn mới được! Tên này không biết lịch sự là gì hết.

Mọi người cũng khuyên giải:

- Xin đại gia nên trở về đi, không cần phải tìm hắn làm chi, cũng không biết hắn ở đâu nữa.

Mọi người đều không dám nói ra về hắn, Trần Thanh Viễn cũng không biết làm sao, ngực càng tức hơn, đành phải trở về nhà. Tìm gia nhân Trần Thuận, nhưng không thấy đâu đành thuê một cỗ xe về nhà, ngực càng khó chịu hơn. Giây lát Trần Thuận về tới, Trần Thanh Viễn hỏi:

- Trần Thuận, ngươi đi đâu vậy? Ta cùng người ta đánh nhau, ngươi sợ người ta đánh tới ngươi nên ngươi chạy trước phải không?

- Lão gia đừng hiểu lầm! Tiểu nhân thấy tên côn đồ mặt trắng bỏ đi mà lão gia lại không biết tên họ hắn nên ngầm theo dõi đó chớ.

- Được, ngươi có hỏi thăm rõ ràng chưa?

- Tiểu nhân hỏi thăm rõ rồi. Tên đó là chủ của Vạn Trân lầu, tên là Tôn Thái Lai, ngoại hiệu là Ma diện hổ, hắn là phỉ côn đồ ở địa phương này, kết giao với quan trưởng khuấy động nha môn, hà hiếp người lương thiện, không từ điều xấu nào, rất nổi tiếng ở địa phương, không ai dám động đến hắn.

Được, để ta hết bệnh rồi sẽ đi kiếm hắn! bệnh làm thở không được, Trần Thanh Viễn nhờ người xem mạch uống thuốc cũng chưa bớt. Hôm ấy Thiết diện thiên vương Trịnh Hùng tới thăm, hai người là anh em kết nghĩa. Trần Thanh Viễn nói:

- Huynh trưởng tới đây hay quá! Anh nắn nắn giùm tôi, sao tôi khó thở quá!

- Tại sao lại khó thở?

- Anh đừng nhắc lại làm chi!

Trần Thanh Viễn mới đem việc trợ quyền ở diễn trường nói lại. Trịnh Hùng nói:

- Hiền đệ cứ lo dưỡng thương đi, ngu huynh sẽ báo thù cho chú. Tôn Thái Lai căn cứ vào vai vế của hắn mà dám coi thường chú em của ta à!

- Huynh trưởng không nên ra mặt đối đầu với hắn làm chị Huynh trưởng ở địa vị cao quí mà để cho hắn xúc phạm đến coi sao được. Để tôi mạnh lại sẽ tìm hắn sau.

- Tiểu đệ đừng lo, bởi không biết chú bị tức ngực, nếu biết ta mời Tế Công Phật sống ở chùa Linh Ẩn đến cho chú tí thuốc linh đơn uống vào sẽ khỏi ngay thôi. Mẹ của ta mù mắt bao nhiêu năm không thấy được mà Tế Công trị còn được, huống chi thứ bịnh lặt vặt này.

Gia nhân Trần Thuần hỏi:

- Thưa Trịnh đại quan nhân, người mà quan nhân vừa nhắc tới đó có phải là ông Hòa thượng kiếc ở chùa Linh Ẩn không?

- Phải đó.

- Hồi nãy tôi ra cổng Tiền Đường mua đồ, thấy ông Hòa thượng đang đánh nhau với Mao nhượng nhượng ở trước tiệm đậu hũ của lão Châu, mỗi bên đánh nhau ba thoi.

- Để ta đi xem thử. Hiền đệ Ở nhà đợi ta nhé! Ta phải đi đến Vạn Trân lầu tìm cái thằng đó mới được.

Trịnh Hùng nói rồi đứng dậy đi ra. Trần Thanh Viễn kêu gia nhân kéo lại mà không được. Trịnh Hùng đi thẳng đến cổng Tiền Đường gặp Tế Điên đang đánh nhau với Mao nhượng nhượng. Trịnh Hùng nói:

- Đừng đánh nữa! Thưa sư phó, tại sao lão nhân gia lại đánh với hắn?

Mao nhượng nhượng nghe Trịnh Hùng gọi ông Hòa thượng kiếc bằng sư phó, hắn sợ quá lật đật đứng dậy lủi chạy mất. Nguyên, Trịnh Hùng tiếng tăm vang dội thành Lâm An, nay thấy Trịnh Hùng bước tới hành lễ Tế Điên và nói:

- Sư phó sao lại đánh nhau với tên vô danh tiểu tốt như vậy?

- Ta tính đập bể cái nồi sắt rồi lượm một ít đem bán lấy tiền uống rượu.

- Sư phó muốn uống rượu, đệ tử có tiền đây!

- Một mình ta không đi uống rượu đâu.

- Sư phó đi đâu? đệ tử xin đi cùng.

- Ta lên Vạn Trân lầu.

- Đệ tử tính lên Vạn Trân lầu đây.

- Được.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4434)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5089)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11203)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9383)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7761)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3780)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6341)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87244)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6637)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4866)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]