Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

81. Xem Di Thư, Quan Huyện Phục Thánh Tăng

18/10/201820:25(Xem: 6947)
81. Xem Di Thư, Quan Huyện Phục Thánh Tăng

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 81:
Xem Di Thư, Quan Huyện Phục Thánh Tăng
Rượt Tử Thi, Giữa Đường Gặp Ban Đầu


Khi Trương Phúc và Lý Lộc được dẫn tới trước kiệu, quan huyện hỏi:

- Hai ngươi tên họ là chi?

Một tên nói:

- Tiển nhân là Trảo thiên dao ưng Trương Phúc.

Tên kia nói:

- Tiểu nhân là Qúa nhai lão thử Lý Lộc.

Quan huyện hỏi:

- Một trong hai người, ai là người giết Hòa thượng?

Lý lộc nói:

- Dạ bẩm quan, Trương Phúc đánh chết ạ! Con chỉ gây lộn thôi.

Trương Phúc nói:

- Dạ bẩm quan, Lý Lộc đánh chết Hòa thượng đó.

Quan huyện nạt:

- Hai tên chết tiệt này, vậy ai đánh chết Hòa thượng hử?

Lý Lộc lật đật thưa:

- Dạ bẩm quan gia, nếu không tin thì cứ xem người nào dính máu thì rõ. Hắn bảo tiểu nhân giết Hòa thượng, sao tay tiểu nhân không dính máu.

Quan huyện lập tức phái người tra xét, quả nhiên trên tay Trương Phúc có dính máu. Quan huyện nói;

Trương Phúc, rõ ràng là ngươi đánh chết Hòa thượng, ngươi còn chối quanh nữa thôi?

Trương Phúc thưa:

- Dạ bẩm quan, Hòa thượng là do tôi đánh chết. Còn vụ trước cửa tiệm họ Cao ở cửa Bắc, một dao giết chết Lưu Nhị Hỗn chính là Lý Lộc đó.

Quan huyện nghe nói rất ngạc nhiên...

Tại sao Trương Phúc, Lý Lộc bị Tế Điên mắng lại làm mặt lạ? Bởi hai người này xuất thân từ du đãng, bên ngoài chỉ nể nhau côn quyền, lấp hiếp người có của, không từ một điều xấu nào! Hai người đều có vợ hẳn hoi. Chúng thường giao lưu với bọn phá gia chi tử. Khi có tiền chúng lại kết thân, khi hết tiền chúng ngoảnh mặt làm ngợ Người ham ăn ngon, chúng rủ nhau đến tiệm ăn ngon. Người ham tiền, chúng tiếp tay để bòn rút. Lâu ngày thân quen, chúng đưa họ về nhà, bảo vợ giả bộ lả lơi để moi hồ bao người tạ Hắn làm như không biết, vẫn làm bộ thân thiết. Phần hắn nếu ngày nào không mượn tiền thì ngày mai cũngcầm thế món cho đó. Phần vợ hắn hôm nay đòi họ sắm vòng vàng, ngày mai đòi họ sắm quần áo. Chúng đua nhau bòn rút tiền thiên hạ.

Việc Lưu Nhị Hỗn bị giết là như vầy: Lưu Nhị Hỗn có cho Lý Lộc mượn mấy trăm lượng bạc. Lý Lộc thấy Lưu Nhị Hỗn có tiền mới dụ về nhà bày tiệc ăn nhậu bất kể. Một mặt, vợ Lý Lộc rù quyến Lưu Nhị Hỗn. Lưu Nhị Hỗn là trai mới lớn, đâu bỏ qua cơ hội mỡ dâng miệng mèo được. Hắn bỏ tiền ra nuôi ăn nuôi mặc cho cả nhà Lý Lộc. Về sau Lưu Nhị Hỗn hết tiền vẫn ở trong nhà Lý Lộc. Lý Lộc ra mặt đuổi thẳng, Lưu Nhị Hỗn nói:

- Tôi chi tiền nuôi cả nhà anh, bây giờ tôi hết sạch, anh lại đuổi tôi đi, không được đâu! Các người ăn gì tôi ăn thứ đó.

Lý Lộc không còn cách nào hơn, đuổi cũng không được, lòng căm giận Lưu Nhị Hỗn lắm. Ngày kia, hắn cùng Trương Phúc kéo vào quán uống rượu. Họ là anh em kết nghĩa, tính tình rất hợp nhau, chẳng có điều gì giấu nhau cả. Lý Lộc nói:

- Trương tam ca, nhà tôi bây giờ thiệt bực mình. Thằng cha Lưu Nhị Hỗn ăn của tôi, uống cũng của tôi, đuổi hắn không đi. Thiệt bực quá đi, tôi định hẹn hắn ra đây, mời hắn uống rượu, chuốc cho nó say mèm rồi cho nó đi đầu thai kiếp khác. Tam ca, anh giúp tôi với, được không? Sau này anh có việc gì cần đến tôi, tôi không dám làm ngơ đâu!

- Được mà!

Hai người cùng nhau bàn tính xong. Hôm sau hẹn Lưu Nhị Hỗn ra quán uống rượu. Lý Lộc ngầm cắp theo một con dao. Hai người thay phiên chuốc rượu Lưu Nhị Hỗn. Phần Lưu Nhị Hỗn trong lòng buồn bực sẵn, thấy rượu càng thêm ưa, uống cho đến say mèm, say như chết không cục cựa đượa nữa. Lý Lộc dìu hắn từ quán rượu về. Trời đã sang canh hai, Trương Phúc cũng cùng đi theo, qua trước cửa đổi tiền họ Cao, thấy bốn bề không có ai vì người đổi tiền đã về hết. Lý Lộc vốn có thù hận với nhà họ Cao về việc đổi tiền. Cửa tiệm đổi tiền cho hắn, hắn cứ bảo là thiếu, hai bên gây gổ nhau luôn. Hôm nay Lý Lộc nghĩ: "Mình giết Lưu Nhị Hỗn trước cửa tiệm, cho tụi nó đến cửa quan về vụ án mà không thấy đầu này, cho biết tay!".

Nói rồi thả Lưu Nhị Hỗn xuống đất. Lưu Nhị Hỗn say khướt, đâu có biết trời đất là gì, bị Lý Lộc cho một dao đầu lìa khỏi cổ. Giết xong, Lý Lộc và Trương Phúc ai về nhà nấy. Bọn chúng thân thiết nhau hơn. Việc này kể như thế là xong, người không biết, quỷ không haỵ Nào ngờ: "Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát". Hôm nay nghe Lý Lộc tố mình, Trương Phúc nghĩ bụng: "Việc đánh chết Hòa thượng, nó trút hết cho mình à?".

Nghĩ càng thêm giận, bèn bẩm ngay với quan huyện:

- Hòa thượng do tôi đánh chết thật, nhưng một dao chém chết Lưu Nhị Hỗn trước tiệm đổi tiền nhà họ Cao là do Lý Lộc.

Trương Phúc đem mọi chuyện tố ra một mạch. Quan huyện nghe xong, hỏi Lý Lộc:

- Sao ngươi cả gan thế?

Lý Lộc há miệng lắp bắp một lát mới nói:

- Bẩm lão gia, việc này là do sự sắp đặt của Trương Phúc, hắn giúp tôi giết đấy ạ! 

Quan huyện nói:

- Hai đứa bây toàn là đồ hư đốn cả! Bây đâu, trước hết hãy còng đầu hai đứa lại, giải về nha, chờ bản huyện khám nghiệm tử thi rồi sẽ liệu.

Vừa sai NGỗ tác khám tử thi, quan huyện sực nhớ lại bức thư của Tế Điên: Hòa thượng dặn ta khi từ cửa Đông trở về, khi nào kiệu vừa dừng xuống đất hãy mở thư ra xem. Để ta mở thư ra xem Hòa thượng viết cái gì trong đó.

Quan huyện bóc thư ra xem, thấy có ghi mấy câu:

Bần tăng nay chắc chết

Gặp lão gia ăng kết,

Dặn Ngỗ tác chớ lay,

Đắp kín toàn thân ngay

Quan huyện coi xong gặc đầu ngầm phục tài tiên tri của Tế Điên. Lập tức ra lệnh cho Ngỗ tác không được cởi y phục của Hòa thượng, di động tử thi, chỉ khám nghiệm vết thương trên đầu mà thôi. Ngỗ tác vâng lời, sau khi xem xét vết thương rồi thưa:

- Bẩm lão gia, vết thương sau ót Hòa thượng dài hai tấc, rộng ba tấc, chỗ vết thương trí mạng, óc và máu hồng còn chảy ra rỉ rỉ.

Quan huyện gật đầu kêu thư ký ghi vào biên bản rồi ra lệnh cho lấy chiếu đắp thi thể Hòa thượng lại và phái quan địa phương canh chừng. Một mặt truyền áp giải Trương Phúc và Lý Lộc về nha môn huyện Long Du.

Sau khi kiệu quan huyện đi về rồi, quan nhân tại địa phương lấy chiếu đắp tử thi lại rồi kéo vào quán Nhị Long Cư nói:

- Chưởng quỹ nè, việc này coi bộ không xong rồi đa! Quan không cứu xét, bọn tôi phải trình lên huyện quan. Do việc gây gổ đánh nhau ở tiệm của ông, ông phải theo bọn tôi lên nha môn mới được.

Chưởng quỹ đáp:

- Thưa quý vị, không có việc gì, tôi vẫn mời quý vị uống rượu, huống chi có cớ sự như hôm naỵ Xin quý vị thương tình che chở chọ Xong việc tôi sẽ có ít nhiều phải quấy với quý vị.

Nói xong kêu phổ ky rót rượu, xào mấy món đồ nhậu bưng ra. Quan nhân ngồi xuống, vừa uống rượu, vừa bàn luận:

- Lưu đầu nè, anh có thấy cái đầu của Hòa thượng không? Sao mới bị có một quyền mà bể nát như thế!

Lưu đầu nói:

- Tôi cũng thấy lạ thiệt.

Chưởng quỹ nói:

- Ông Hòa thượng này chết, thiệt uổng quá! Ổng là thần tài của tiệm tôi đó! Mấy hôm trước tiệm này trống trơn, hôm nay có ông kêu khách vào đến chật phòng. Nếu ông không chết, mỗi ngày tôi không tiếc hai bữa cơm ngon lành đãi ông.

Quan địa phương nói:

- Ông đừng nói bậy, để ta xem lại vết thương của ổng, sao mà chết dễ dàng như vậy.

Người ấy nói xong rồi bèn bước ra giở chiếu đắp Hòa thượng lên, thấy thây ma nhăn răng cười một cái, sợ quá chạy tuốt vào trong quán.

- Cái gì vậy? Vị kia hỏi.

- Thây ma cười với tôi! 

- Đừng nói bậy, đã chết rồi mà còn cười nói cái gì! Tại anh uống rượu nên mắt hoa lên đó. Để tôi ra xem thử!

Nói rồi bước ra ngoài. Vừa giở chiếu lên thấy Hòa thượng trở mình ngồi dậy, hai tau ôm đầu la: "Ôi chao", đứng dậy chạy về hướng Nam. Quan địa phương lật đật chạy theo nói:

- Bắt lại, thây ma chạy đó!

Ai nấy nghe hô: "Thây ma chạy", lật đật kiếm chỗ trốn, vì sợ suông nhằm thây ma sẽ ngã ra chết.

Tế Điên chạy thẳng từ cửa Nam qua cửa Đông, đến góc thành Đông nam lại ngoặc về hướng Bắc, gặp một người đang lững thững đi tới. Người này cao không quá 5 thước, thân hình ngũ đoản, đầu đội chiếc mũ vàng sẫm, mặc tiễn tụ bào màu tía, lưng buộc dây tơ, chân mang giầy mỏng, mày hung mắt ác, lông đen kín cả hai tai, tay đang cầm một túi vải.

Thấy người này Tế Điên nghĩ bụng: " Muốn biện hai vụ án ở huyện Long Du, không bắt thằng cha này thì không ra đầu mối". Nghĩ rồi bèn nói lớn một mình, cốt để cho người ấy nghe:

- Cái xứ Long Du này coi vậy mà khó hơn các nơi khác. Người ở chỗ khác tới, ăn uống không đúng kiểu, người ta cười cho chết.

- Người lùn ấy nghe Hòa thượng nói như vậy, nghĩ thầm: "Cái đất Long Du nàykhông giống các nơi khác, thiệt là "đi một ngày đàng, học một sàng khôn", không đến chỗ này làm sao biết được! Sao mình không đi theo ông Hòa thượng này, ổng vô quán rượu làm cái gì, mình làm cái đó khỏi sợ ai cười".

Nói rồi người đó theo Tế Điên qua đến xóm ở cửa Đông, thấy Hòa thượng tiến vào một quán rượu ở đường phía Bắc, người lùn ấy vào theo. Thấy Hòa thượng đá vào chiếc ghế đẩu một cái, nói:

- Bay đâu! Tiểu tử đem cho ta một bầu rượu!

Người lùn kia thấy vậy tự hỏi: "Quy củ của địa phương này như vậy à?". Hắn ta cũng đá chiếc ghế đẩu một cái rồi kêu:

- Bay đâu! Tiểu tử đem cho ta một bầu rượu.

Người dọn bàn thấy kỳ cục không dám nói với người lùn, bèn đến nói với Tế Điên:

- Lục sư phó, đừng kêu tiểu tử như vậy!

Tế Điên nói:

- Ừ, ta lộn! Chú đem cho ta một bầu rượu, bánh hai lớp có nhân đem một cái.

Phổ ky nghĩ bụng: "Cả đến cái bánh có nhân ông ta nói cũng không trúng". Nghĩ bụng thế, vẫn cứ chạy đi. Kề đến nghe người lùn kêu:

- Tiểu tử, cho ta một bầu rượu ngon, một bánh hai da có nhân.

- Phổ ky nghĩ thầm: "Hai cái ông này, bày cái trò gì vậy?". Tuy nghĩ thế nhưng cũng chạy đi lấy cho Hòa thượng một bầu rượu và một đĩa trên đựng một cái bánh có nhân, rồi cũng lấy cho người lùn kia một bầu rượu và một đĩa bánh y như vậy. Tế Điên cầm chiếc đũa xom vào đĩa bánh, nói:

- Ăn cái này không đúng kiểu, người ta cười cho.

Nói rồi cầm chiếc đũa xom bánh lên.

Anh lùn cũng cầm chiếc đũa xom bánh lên rồi đưa vào miệng cắn. Nào ngờ bánh nóng có dầu khói bốc nghi ngút, làm anh ta phỏng cả miệng. Tế Điên uống liên tiếp 10 bầu rượu, ăn liên tiếp 10 cái bánh. Người lùn kia cũng uống 10 bầu rượu và ăn 10 cái bánh y như vậy. Ăn xong, Tế Điên cầm 10 cái đĩa giả bộ ném xuống đất. Người lùn kia thấy bộ tịch Tế Điên như vậy, tưởng thiệt, cầm 10 cái đĩa ném xuống đất bể nát. Tế Điên cười hà hà, nói:

- Đồ oan gia tiểu tử.

Người kia nghe kêu như vậy giận quá nói:

- Hay cho Hòa thượng, ông mắng ta là oan gia không được đâu nhe!

Tế Điên cầm mấy cái đĩa ném vào người lùn ấy phun máu, người kia giận quá quyết sống chết với tế Điên.
 Chương Trước DS Chương Báo LỗiChương Sau 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2018(Xem: 4434)
40 Năm Ở Mỹ, sách của TT Thích Từ Lực
11/01/2018(Xem: 5089)
Vào những năm đầu của thập niên 2000, khi cây bút đang còn sung sức, tôi viết rất nhiều bài về danh lam thắng cảnh trên quê hương Nha Trang của mình để giới thiệu trên các báo và tạp chí khắp đất nước. Trong số đó, hiển nhiên là có bài viết về ngôi chùa đã lưu nhiều hình ảnh, dấu ấn kỷ niệm vào ký ức tuổi thơ của tôi với tên gọi thân quen mộc mạc: “Chùa Núi Sinh Trung”.
08/01/2018(Xem: 11203)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân. Đang đi ngài bỗng dừng chân Bước quanh lối khác có phần xa thêm Ông A Nan rất ngạc nhiên Vội lên tiếng hỏi. Phật liền giảng ra: "Này A Nan phía trước ta Có quân giặc cướp thật là hiểm nguy Sau ta ba kẻ đang đi Gặp quân giặc đó khó bề thoát qua!"
08/01/2018(Xem: 9383)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà, Tiếc thay chồng vợ tỏ ra Tham lam, độc ác, xấu xa, hung tàn. Hóa thành một vị đạo nhân Phật đi khất thực dừng chân trước thềm Ôm bình bát, đứng trang nghiêm, Anh chồng đi vắng, vợ liền nhảy ra Tay xua đuổi, miệng hét la
07/01/2018(Xem: 7761)
Sau mỗi lần có dịp viếng thăm các chứng tích như tượng đài, lăng mộ, viện bảo tàng, nhà lưu niệm, ..., của những nhân vật mà cuộc đời phần nào liên quan đến đời sống vật chất hay tinh thần, sự thịnh suy ,... của một nhóm người, một dân tộc, một vùng, một quốc gia,..., tôi ra về lòng những bâng khuâng với hai câu : Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? trong bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
21/12/2017(Xem: 3780)
Anh sinh ra và lớn lên ở miền gió cát khô nóng Phan Rang. Là một Phật tử thuần thành, lại được phước báu khi có đến hai người con trai xuất gia, nên nhân duyên đưa đẩy đã trở thành đạo hữu của tôi qua nhiều lần hội ngộ lạ lùng ở các thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Kết tình đạo hữu với nhau đã gần mười năm rồi, mỗi lần gặp mặt, tôi và anh đều tay bắt mặt mừng, trò chuyện thân mật, nhưng người huyên thiên lúc đàm đạo là anh, còn tôi thì cứ chỉ biết gật gù, mỉm cười, họa hoằn lắm mới buông một đôi câu phụ họa. Anh quý mến tôi ở điểm đó.
15/12/2017(Xem: 6341)
Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển. Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
15/12/2017(Xem: 87243)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
29/11/2017(Xem: 6637)
Trong loạt bài Kể Chuyện Đường Xa lần này, người viết đặt thêm tên cho mục này Vòng Quanh Thế Giới, để có cùng tên với loạt phóng sự sẽ đưa lên tvtsonline.com.au với nhạc hiệu mở đầu của bài “Vòng quanh thế giới” người viết sáng tác gần bốn thập niên trước đây. Từ năm 1990, chúng tôi đã bắt đầu viết bút ký với chuyến đi Bangkok (Thái Lan) và loạt bài cuối cùng là chuyến du lịch Âu Châu vào năm 2015.
27/11/2017(Xem: 4866)
Nếu chấp nhận thuyết nhân duyên của Đạo Phật thì có thể dễ dàng, giải thích cho mọi tình huống và mọi sự việc xảy ra trong cuộc đời nầy. Nhân duyên hay duyên sanh cũng tương tự với nhau. Đó là: „Cái nầy có cho nên cái kia có; cái nầy sanh cho nên cái kia sanh. Cái nầy diệt, cho nên cái kia cũng diệt theo“. Không ai trong chúng ta có thể biết trước được việc gì sẽ xảy đến cho mình về sau nầy cả; dầu cho chúng ta có cố gắng làm mọi việc tốt đẹp trong hiện tại; nhưng dư báo trong quá khứ, ai biết được thiện, ác còn lại bao nhiêu mà lường được. Chỉ khi nào nắp quan tài đậy lại trong kiếp nầy, thì lúc ấy ta mới biết được cái quả trong hiện tại là cái nhân như thế nào mà trong quá khứ của chúng ta đã gây ra và chính cái quả của ngày hôm nay sẽ là cái nhân cho ngày sau nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]