Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

137. Tiểu Giang Khẩu chủ tớ gặp người quen

20/10/201815:27(Xem: 6476)
137. Tiểu Giang Khẩu chủ tớ gặp người quen

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 137:
Tiểu Giang Khẩu chủ tớ gặp người quen

Tên ác nô kêu giặc hại chủ nhân


Quản thuyền Khương Thành nghe Tiến Phúc nói những điều kiện như trên, mới hỏi:

- Chủ nhân của chú hiện ở đâu?

- Hiện ngụ Ở Vạn Thịnh điếm. Nếu ông muốn, tôi sẽ đưa ông đến gặp mặt.

- Khương Thành có ngoại hiệu là Hỗn hải long, quen tánh hại người. Ông ta có ba người con tên là Khương Long, Khương Hổ, Khương Báo, và có một đứa cháu họ tên là Khương Bưu. Trên thuyền chỉ có năm người trong gia đình ông ta, gọi Khương gia ngũ hổ, chớ không có ai khác xen vào. Thường ngày ông ta không có buôn bán chi, chỉ chuyên môn rước khách lẻ loi hoặc hai ba người mà có nhiều hành lý hoặc bao túi to phồng, đưa họ đi nửa đường rồi giết quách thả xuống sông, tóm lất hành lý của họ. Hôm nay nghe Tiến Phúc nói, lẽ nào ông ta không thích?

Khương Thành nói:

- Tính như vậy là được rồi! Để ta cùng chú đi đến khách điếm gặp họ.

Tiến Phúc cùng Khương Thành đi đến Vạn Thịnh điếm gặp Vương Toàn và Lý Phúc. Tiến Phúc nói:

- Thưa công tử! Tôi đã thuê thuyền xong rồi. May gặp chiếc thuyền này người ta đi phủ Thai Châu, thuận tiện là chở hành hóa, không có chở ai, ngày mai nhổ neo. Tôi đưa vị quản thuyền đến gặp công tử đây!

Vương Toàn nhìn xem đó là một ông già, bèn hỏi:

- Đáp thuyền đi phủ Thai Châu, chúng tôi phải trả bao nhiêu?

- Đại gia chẳng cần nói giá tiền. Thuyền của chúng tôi là thuyền chở hàng, không có chở khách, ngày mai sẽ rời bến, có đi thêm một vài người cũng chẳng là bao. Khi đến nơi, đại gia muốn cho bao nhiêu cũng được. Đại gia thấy thế nào?

Vương Toàn nghĩ bụng: "Thế thì tốt quá" Bèn nói:

- Ông đã nói như thế, thì ngày mai chúng tôi sẽ quá giang thuyền của ông.

Rồi kêu Tiến Phúc:

- Ngươi không cần phải đi đâu nữa nhé!

Khương Thành nói:

- Xin đại gia hôm nay lên thuyền chọ Sáng sớm ngày mai chúng tôi sẽ rời bến.

Vương Toàn lòng muốn gấp về nhà, hận chẳng được về tức khắc, nên nghe nói như thế lật đật bảo tính tiền phòng, và kêu Tiến Phúc đi mua một ít thức ăn đem theo đi đường. Uống rượu xong, kêu Lý Phúc thu dọn đồ đạc đi theo Khương Thành cùng xuống bến đò. Giây lát Tiến Phúc cũng mang thức ăn và rượu về tới. Hôm sau, trời vừa rựng sáng, thuyền mở neo nhổ sào trương buồm ra đi. Vương Toàn, Lý Phúc thức dậy, uống trà xong đi ra phía trước thuyền nhìn ngắm, thấy thế nước cuồn cuộn, sóng dồn nhấp nhô, Vương Toàn bảo Lý Phúc dọn thức ăn, uống rượu để giải buồn. Thuyền đang băng băng về phía trước, vừa đến địa phận Tào Nga giang trời sắp đứng bóng.

Ở địa phận này, đồng cỏ hoang vu không người qua lại, dưới sông cũng không có thuyền bè tới lui. Tiến Phúc từ sau lái cầm một con dao bước ra phía trước thuyền thộp ngực áo Vương Toàn, nói:

Này Vương Toàn, mi tưởng đại thái gia thật lòng muốn theo mi về nhà để làm đầy tớ chắc! Đừng có nằm mộng nghe con! Đại thái gia sẽ giết mi, đem chia hai vàng bạc châu báu với quản thuyền là xong chuyện. Mi cũng đáng tội chết! Cái gì ngon cũng đã ăn rồi, cái gì đẹp cũng đã mặc rồi, còn oan ức gì nữa!

Lý Phúc lúc đó hét lên một tiếng, té nằm chết giấc luôn. Vương Toàn sợ đến run bây bẩy, lập tức nói:

- Ngươi… ngươi… cái thằng nô tài này! Mi thiệt muốn phản ta hả?

Tiến Phúc cười ha hả, nói:

- Ta muốn phản đó!

Lập tức giơ cương đao lên, chỉ nghe soẹt một tiếng, ánh sáng lóe chớp, máu tươi phun có vòi, đầu người lăn long lóc trên ván thuyền. Vương Toàn không bị chết, mà đầu Tiến Phúc lại văng đi! Làm sao Tiến Phúc cầm dao giết người mà đầu hắn lại rơi lăn lóc như thế? Trong việc này có một đoạn duyên cớ: Phàm là người tốt ắt có báo ứng tốt. Lời thường có nói: Hại người trước hết là hại mình. Lời nói đó thiệt không sai chút nào! Tên tiểu tử Tiến Phúc cũng đáng chết thật. Vương Toàn dùng ơn lễ nghĩa đối xử với nó, lại còn muốn đem nó về nhà nuôi dưỡng trở lại; nó chẳng những không biết lấy ơn báo đáp, trái lại sanh tâm mưu hại. Đó cũng là việc báo ứng tuần hoàn, rõ ràng lắm rồi.

Nguyên lúc nó đưa dao lên chưa kịp chém xuống, thì bị Khương Long lia ngang một dao kết thúc tánh mạng. Việc đó cũng bởi như thế này: Hỗn hải long Khương Thành tự nghĩ: "Tại sao chuyện làm ăn này lại phải chia cho hắn một nửa chứ? Chi bằng mình giết quách hắn đi cho xong! Một là bao nhiêu vàng bạc mình tóm gọn, hai nữa cũng bớt được một người phanh phui". Nghĩ xong mới kêu Khương Long giết Tiến Phúc đi. Tiến Phúc chỉ lo nói chuyện với Vương Toàn mà không để ý đến phía sau, khi Khương Long giết Tiến Phúc, Vương Toàn sợ quá bất tỉnh luôn. Khương Long xách đầu người đi ra phía trước thì đúng lúc Lôi Minh, Trần Lượng cũng vừa đến đó. Lôi Minh thấy từ xa có một người cầm dao từ phía sau lái đi ra trước, đó là Tiến Phúc, còn thấy đầu người bị xách đi ra, cũng chính là đầu của Tiến Phúc. Lôi Minh nhảy vọt về phía thuyền, nhưng không tới, bị lọt xuống sông. Trần Lượng vừa nhảy xuống, đặt chân lên thuyền chưa vững, thì bị Khương Long nhắm ngay đầu Trần Lượng chém một dao. Nếu Trần Lượng né qua thì sẽ lọt ngay xuống sông. Trần Lượng cúi đầu xuống, chân trước đạp lên thuyền, mượn sức nhún mình nhảy tót lên đầu thuyền. Khương Long lại chém thêm một dao, Trần Lương thân thể rất là linh hoạt, vội vàng né tránh, chừng đó mới rút dao ra trả đòn. Khương Long hô to lên một tiếng:

- Chữ hợp ơi! Gió to rồi! Mau bắt thằng này!

Hỗn hải long Khương Thành, Khương Hổ, Khương Bưu nhất tề xách dao xông ra vây chặt Trần Lượng. Trần Lượng nghĩ thầm: "Không xong rồi! Một người khó địch với bốn tên, hảo hán khó đánh với song quyền". Trên thuyền đã chật hẹp mà Trần Lượng lại không biết bơi lội, sợ té phải xuống nước.

Trong lúc nguy cấp đó, thấy ở trên mặt nước phía chánh Đông đi tới một vị Hòa thượng kiếc, tăng y rách nát, tay vắn thiếu bâu, lưng buộc dây nhung khật khà khật khưỡng, chân trần mang đôi dép cỏ, thất thơ thất thưởng đi trên nước như đi trên đất bằng. Khương Long, Khương Hổ thấy vậy ngạc nhiên quá sức! Trần Lượng nhìn thấy, lại định bụng là Tế Điên.

Thật ra người đến không phải là Tế Điên mà là Ngộ Thiền. Ngột Thiền từ đâu đến? Khi tả một lạc bút, khó đưa hai sự kiện một lần. Tế Điên sau khi sai Lôi Minh, Trần Lượng đi rồi, vẫn ở lại thư phòng ăn uống như thường. Quan Tri phủ hỏi:

- Bạch Thánh tăng, hai vị đồ đệ đi đâu vậy?

- Ta sai họ đi có chút việc.

Nói rồi cùng quan phủ uống rượu bàn luận sự đời. Một lát sau, cánh cửa gió mở ra, Ngộ Thiền từ bên ngoài bước vào nói:

- Sư phụ thấy con đi có nhanh không?

- Ừ, mau đó! Con đã đưa thuốc đến rồi à?

- Vâng, con đã đưa đến rồi! Con có đem về xâu chuỗi ngọc đây! Đại nhân xem thử coi có phải không?

Quan Tri phủ Cố Quốc Chương tiếp lấy nhìn xem, quả đúng là vật ở nhà, mới nói:

- Thiệt là thần tiên có khác! Thiếu sư phụ cực khổ quá!

Tế Điên nói:

- Đồ đệ, con khoan nghĩ đã, làm tiếp cho thầy việc này! Ta sai sư đệ con là Lôi Minh, Trần Lượng đi đến Tào Nga giang để cứu sư bá con là Vương Toàn và nghĩa bộc Lý Phúc. Con hãy đến tiếp cứu để đưa họ về đến nhà an toàn.

- Xin vâng!

Ngộ Thiền nói rồi quay mình chạy đi. Vừa đến trang viện gặp vị quản gia chạy tới níu lại nói:

- Này thiếu sư phụ, hồi nảy ông lắc đầu biến mất như làn khói, làm tôi sợ hết hồn ném bể cái chảo đi. Tôi chưa thấy được rõ ràng, vậy ông biến lại cho tôi xem có được không?

- Vậy thì ông đi cùng với tôi ra khỏi nha môn đi.

Quản gia cùng đi theo ra khỏi nha môn, Ngộ Thiền nói:

- Ở đây có nhiều người quá, ông theo tôi đến chỗ nào không có người ta, tôi sẽ cho ông xem!

Quản gia đi theo ra đến cửa phía Tây, nói: 

- Thiếu sư phụ, ông biến đi!

- Ông xem kìa phía sau có người chạy theo ông kìa!

Quản gia ngoái đầu nhìn lại, không thấy ai, ngoái lại nhìn Hòa thượng cũng đâu mất. Quản gia nghĩ thầm: "Cái ông Hòa thượng này thiệt quậy, xí gạt mình! Bảo mình đi theo ra tận cửa Tây mà không cho mình thấy!" Không còn cách nào hơn đành lủi thủi trở về. Ngột Thiền đi đến Tào Nga giang, đạp trên sóng nước mà đi. Ông ta vốn là rồng nên đi trên nước cũng giống như đi trên đất bằng. Khi đến nơi, nhìn kỹ, thấy Trần Lượng sắp sửa thua, Ngộ Thiền bèn há miệng phun ra, năm tên giặc đều bị té ngã hôn mê, tức thì lặn xuống nước xách Lôi Minh đem lên bờ sông xốc nước cho tỉnh lại. Kế mới lên thuyền, ôm Vương Toàn, Lý Phúc và cả đồ đạc đem lên bờ để chung với hai người. Lúc đó, Vương Toàn, Lý Phúc hãy còn chưa tỉnh. Trần Lượng định chắc là Tế Điên đến cứu mình, nên lật đật đến trước hành lễ, nói:

- Đa tạ sư phụ đến kịp thời cứu mạng! Nếu không tánh mạng bọn con đi đứt rồi.

Ngộ Thiền nói:

- Ta không phải là sư phụ. Ta là tiểu sư huynh Ngộ Thiền, sư phụ bảo phải gấp rút đến cứu các người. Mệnh lệnh của sư phụ, ta đâu dám chậm trễ! Sư phụ dặn hai sư đệ phải theo bảo hộ ngầm sư bá Vương Toàn về nhà cho được an toàn. Ta phải đốt thuyền giặc. Hôm nay ta mở hội Vu Lan đặc biệt, đốt thuyền thiệt và người thiệt đây.

Nói rồi Ngộ Thiền chất củi dẫn hỏa lên thuyền giặc rồi đốt thuyền. Lửa cháy ngất trời đốt năm tên giặc cháy đầu phỏng trán. Những tên giặc này tội ác đầy mình, không có một chút việc tốt nào đáng được nghi, nên trước hết cho gặp Hỏa Đức Tinh Quân. Thuyền đã cháy đến đáy, vỡ tan chìm xuống lòng nước, họ lại gặp Long Vương ở đáy nước, rồi lại gặp Diêm La ở âm phủ sau. Ngộ Thiền đốt thuyền giặc rồi trở về. Phần Trần Lượng thấy Lôi Minh từ từ ói nước ra tỉnh lại, mới hỏi:

- Nhị ca, anh khỏe chưa?

- Lão tam ơi, ta nhớ mình rớt xuống sông mà! Chú làm sao cứu được ta vậy? Còn chiếc thuyền đã ở đâu rồi?

- Không phải là tôi cứu đâu, mà là sư phụ phái tiểu huynh Ngộ Thiền đến cứu đó!

Bèn đem những việc vừa rồi kể lại cho Lôi Minh nghe. Lôi Minh chừng đó mới hiểu, lồm cồm đứng dậy, cởi đồ ra vắt cho ráo, phơi lên nhánh cây kế đó. Trần Lượng nói:

- Này nhị ca! Sư phụ bảo chúng ta phải theo ngầm bảo vệ sư bá Vương Toàn đấy.

Lôi Minh gật đầu đồng ý, bèn náu mình ở gốc cây phía xa để quan sát, thấy Vương Toàn và Lý Phúc bắt đầu tỉnh lại. Vương Toàn mở mắt ra nhìn thấy trời tối, sao mọc đầy trời. Nhìn lại thấy Lý Phúc cũng đang ở một bên, Vương Toàn nói:

- Chao ơi, này Lý Phúc! Chủ tớ chúng ta còn sống hay đã chết rồi?

Lý Phúc mở mắt ra nhìn thấy đồ đạc vẫn còn đầy đủ bên mình, mới nói:

- Thưa công tử, đây chắc thần linh hiện đến cứu tính mạng của chủ tớ chúng ta đó!

- Ta sợ bắt chết đi được! Tại sao chiếc thuyền đâu mất, thiệt là kỳ quái!

- Thưa công tử, ta nhân cơ hội này nên đi đi! Trong đêm tối, ở giữa cảnh hoang dã này, đường vắng người thưa, thảng như gặp việc không may như vừa rồi, cũng là điều đáng lo đấy!

Nói rồi hai người lật đật thu dọn đồ đạc, chủ tớ khởi hành. Lôi Minh lúc đó cũng mặc lại y phục xong, cùng Trần Lượng đi theo ở phía xa xa để ngầm bảo hộ, nhưng Vương Toàn, Lý Phúc vẫn không biết phía sau có người đi theo mình. Lôi Minh, Trần Lượng đi theo hai người vào trong núi gặp phải ngã ba đường. Chủ tớ Vương Toàn đi theo hướng nào mà mất tiêu không thấy dấu vết. Lôi Minh, Trần Lượng bèn tiến vào con đường giữa, nơi đó có núi cao chớn chở, càng đi đường càng lồi lõm, mặt trăng bị che khuất, cũng không thể nhìn rõ sự vật chị Ngọn lớn che khuất ngọn nhỏ, càng đi càng thêm lạc lối. Trần Lượng nói:

- Này nhị ca, thôi đừng đi nữa! Chúng ta hãy đứng lại nhìn rõ phương hướng đã!

Hai người đứng lại ở đỉnh lớn, cũng không nghe thấy một tiếng gà gáy chó sủa, bỗng nhiên nghe có tiếng chuông vang lại. Hai người theo tiếng chuông mà đi tìm đến gần, té ra là một ngôi miếu cổ. Nào ngờ hai vị anh hùng hôm nay đi nhằm vào núi Bát Quái, lại gặp cái họa chết người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3785)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
16/10/2010(Xem: 3040)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2858)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2709)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3105)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2515)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4089)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3120)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3250)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]