Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Doãn Xuân Hương chốn yên hoa gặp Thánh tăng

15/10/201821:15(Xem: 6927)
25. Doãn Xuân Hương chốn yên hoa gặp Thánh tăng

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 25:
Doãn Xuân Hương chốn yên hoa gặp Thánh tăng

Triệu Văn Hội thấy thị động làng trắc ẩn



Có thơ rằng:
Bướm đỗ đầy cành hoa

Hoa tàn bướm cũng xa

Chỉ còn sào yến cũ

Vui đón chủ về nhà.

Tế Điên níu đại hán lại, nói:

- Cha chả, hết cở cho mi rồi, đứng lại một chút coi. Ta đưa mi cầm năm điếu, mi tính giựt chạy hả? Đâu có được! Mạng mi chỉ có năm trăm văn thôi mà lại tính vác năm điếu chạy hả, ta kéo mi vào quan huyện Tiền Đường mới được.

Đại hán kia sợ quá, ráng sức giằng mạnh, co giò chạy tuốt!

Tế Điên hét:

- Ta rượt theo đa!

Đại hán kia chạy bất kể đường sá, chạy đến cửa Hồ Đồng, vừa gặp một người gánh đồ gốm, đại hán không tránh kịp, va phải làm bể 17 cái chén, 2 cái đĩa, tính ra hết 4 điếu 500 tiền. Đại hán không cách nào hơn là phải bồi thường đủ số, tính ra chỉ còn lại 500 tiền.

Phân phát tiền xong, Tế Điên thong thả đi về phía trước, thấy đằng kia có hai vị viên ngoại đi lại, chính là Triệu Văn Hội và Tô Bắc Sơn. Thấy Tế Điên, hai vị viên ngoại bước đến thi lễ, nói:

- Thưa sư phụ, người bị dây dưa đến việc quan ra sao? Nghe nói người bị Thừa tướng bắt trói, bọn tôi thật không an tâm chút nào! Hôm nay định đến chùa Linh Ẩn hỏi thăm tin tức.

Tế Điên nói:

- Việc quan của ta đã xong rồi. Tần Thừa tướng có làm gì ta đâu!

Đoạn đem việc ở tướng phủ thuật lại một hồi. Tô Bắc Sơn hỏi:

- Hôm nay sư phụ uống rượu chưa?

Tế Điên nói:

- Ta định đi uống rượu đây! Hai ông định đi đâu đó?

Tô Bắc Sơn nói:

- Bọn tôi nghe bọn gia nhân truyền miệng là có một cô gái nhà quan không may sa vào chốn yên hoa, không biết việc đó thực hay giả. Hai tôi định đi đến đó thử xem.

Triệu Văn Hội nói:

- Thưa sư phụ, người đi đến Câu Lan viện có gì bất tiện không? Người là bậc xuất gia, đáng lý phải lo việc tu đạo tham thiền, trái lại đến mấy chỗ đó, há chẳng bị người ta cười chê sao?

- Gặp hát vỗ tay, có gì chẳng được? Thôi, ba ta đi đến đó cho rồi.

Tô Bắc Sơn ha hả cười khoái trá! Ba người cùng đi về phía trước, thấy phía Đông có một ngõ hẻm đề: Xóm Yên Hoa. Tiến vào đường hẻm, thấy ở cổng nhà thứ hai ở phía Bắc có treo lồng đèn lớn. Trên cổng có treo đôi liễn, đề:

Canh một mới sang, xô chén, dẹp mâm, bao khoái lạc

Canh ba gà gáy, người xa, rồi việc, hết luôn xôi.

Ba người lại bước thẳng vào trong, người giữ cửa hô:

- Có Triệu lão gia và Tô lão gia, hai vị viên ngoại đến đó a!

Tế Điên ngước mắt nhìn: Cửa vào gắn gương soi, gần đầu tường có một chậu cá trồng hoa sen. Ngay nơi vách đó có bốn câu thơ, đề:

Hạ giới thần tiên thượng đế không

Kẻ nghèo nhờ có quý nhơn đông

Lan phòng tối tối thay người mới

Chớp mắt sao đi đổi khánh phòng.

Đi vào nữa, bên trong lát toàn gạch tàu. Năm gian nhà phía Bắc, trước hiên sau phòng, hai dãy nhà ngang đều có ba gian, mỗi gian đều có phòng ở, trước mỗi phòng đều để một bức bình phong lớn. Ở phòng phía Bắc, trên cột gắn một đôi liễn đề:

Trước sân ca múa, trồng đầy mấy cột tình si.

Trong ao sen trắng, ngát mùi liên lý hương hoa.

Ba người mới bước vào nhà giữa thì từ trên thượng phòng, một vị vú già đi xuống nói:

- Kính chào Tô lão gia và Triệu lão gia! Hôm nay chắc hai ngài rảnh rang mới đến chơi chỗ này đây a?

Nói xong vén cao rèm trúc, rước ba người lên thượng phòng. Nơi đây, sát tường kê chiếc bàn bát tiên kế bên một chiếc ghế dựa. Trên bàn một chậu thủy tinh, bên trong chú cá vàng đuôi phụng tung tăng lội. Kế bên là một mâm trái cây đầy ắp những quả tươi ngon lành. Đối diện treo một tấm gương lớn trên bức họa sơn thủy hữu tình. Trong gương, họa bán thân một mỹ nhân với bốn câu thơ đề:

Trăm nét đan thanh vẻ mỹ miều

Toàn thân chẳng họa, họa ngang eo

Tiếc rằng màu sắc còn non vụng

Không giục khách xuân đến lạc kiều.

Bên dưới ghi: Tích Hoa chủ nhân đề.

Hai bên hình treo hai câu liễn:

Đắc ý khách vào tình chẳng thỏa,

Tri tâm người đến nói quên thôi.

Triệu Văn Hội xem xong gật đầu, nói:

- Quả là nơi dành cho hạng phong nguyệt cùng mình đây mà!

Ba người ngồi vừa xong, mụ tào kê đến nói:

- Kính chào nhị vị lão gia! Hôm nay ngọn gió lành nào đưa hai ngài đến đây? Hèn lâu các ngài biệt tăm biệt tích, chẳng thấy đến?

Tô Bắc Sơn nói:

- Bọn ta nghe gia nhân nói ở đây có một giai nhân mới về, hãy kêu nàng ấy ra đây xem thử.

Mụ tào kê đáp:

- Trong viện chúng tôi toàn là người mới cả, để tôi kêu bọn họ ra mắt các ngài nhé!

Nói rồi ra hiệu một tiếng thì thấy bên ngoài rèm trúc lay động, gót sen đủng đỉnh tiến vào bốn người thiếu nữ, nàng nào cũng lược giắt trâm cài, môi son má phấn, áo hoa đủ màu. Các nàng đến trước Triệu, Tô hai vị viên ngoại, thi lễ xưng tên. Ngó thấy một Hòa thượng kiếc cũng có mặt trong bọn, các cô ả che miệng khúc khích cười.

Tế Điên nói: Tốt, tốt! Này Tô Bắc Sơn, hai ông thấy các cô ả này như thế nào?

Tô Bắc Sơn nói: Cũng được.

Tế Điên nói: Ông xem mấy ả này đều đẹp, chớ dưới mắt ta thì:

Phù dung mặt trắng, khác chi túi thịt đựng xương khô

Đẹp đẽ hồng nhan, chỉ là dao bén giết người khờ.


Nói xong, sẵn giấy viết để trên bàn, thuận tay thảo một bài thơ thất ngôn:

Yên hoa kỹ nữ điểm trang xinh

Đào động đêm đêm thay đổi tình

Một đôi tay ngọc bao người níu

Nửa đóa môi hồng vạn khách in

Son phấn lộng màu bao vẻ đẹp

Ấp e dối giả nét hương tình

Cũ đưa mới rước bao nhiêu ke?

Đêm vắng sầu tuôn chỉ một mình.

Hai vị viên ngoại xem xong đều cười ha hả.

Mụ tào kê lại hỏi: Các lão gia muốn chọn đứa nào trong bọn hầu các ngài?

Đoạn lấy tay chỉ: Đây là Lan Hương, Thu Quế, còn kia là Liên Phương, Tiểu Mai.

Tô Bắc Sơn nói:

- Không phải mấy cô ả này đâu, mà là người mới về nhà mụ kia. Ta nghe nói nhà mụ vừa rước về một người mới vốn là con gái nhà quan sẩy bước vào chốn yên hoa. Bọn ta đến đây cốt để tìm người đó mà thôi.

Mụ tào kê vốn biết hai vị viên ngoại là người nổi tiếng lắm bạc ở Lâm An, vội nói:

- Hai vị không nhắc đến nàng ấy thì thôi, còn nhắc tới thì câu chuyện quá dài, nói hoài khó hết. Nguyên tôi có một đứa con gái được Hoa hoa thái tuế Vương Thắng Tiên đại nhân mua về làm thiếp. Tôi dù được trong vụ này mấy trăm bạc, nhưng chỉ nhờ vào ăn mãi núi cũng phải hết. Tôi mới tìm mua một nàng nguyên quán ở Kim Lăng. Cha nàng mấy năm trước có làm chức Thứ sử, mẹ nàng mất sớm. Nhân bị nghị án ở kinh đô nên đến ngụ tại tiệm Hồ Vạn Thành. Phụ thân nàng tên là Doãn Minh Truyền định đến kinh đô tìm người giúp đỡ, nào ngờ dọc đường bị chúng gạt lấy mất hết mấy ngàn lượng bạc. Công danh chưa có mà tiền bạc sạch trơn, ông ấy buồn rầu sanh bịnh nằm tại điếm hết ba tháng, bao nhiêu tiền còn lại đem tiêu lần hết. Ông ấy lại chết đi, con gái ông ấy là Xuân Hương phải bán mình để lấy tiền chôn chạ Tôi mới đem 350 lượng bạc mua về. Đến chừng về đây, nàng rõ là xóm yên hoa, bèn giận lắm, toan tìm cái chết. Tôi phải dỗ dành hết mức, lại đưa cho tiệm Vạn Thành 100 lượng để đưa riêng nàng. Trước kia Hồ Vạn Thành làm mai mối nói là có nhà quan muốn mua nàng về làm thiếp, nên bây giờ rõ ra là viện Câu Lan, nàng muốn chết mà thôi. Hơn nữa, tôi cũng nhỏ to trình bày cảnh khổ của mình, rằng 350 lượng bạc không dễ gì kiếm được, nàng chết đi càng làm khổ cho tôi thôi. Nàng ta cũng tốt, nói: "Thôi thì tạm ở đây lánh nạn, chừng gặp người tri âm cứu ra, bao nhiêu tiền thối lại cho tôi đủ số". Nàng ta thân viết một bài thơ và dặn tôi rằng nếu gặp được người thân hào, thương gia có vẻ văn nhã hãy đưa cho họ xem.

Tô Bắc Sơn nói.

- Mụ đưa bọn ta xem thử nào!

Mụ tào kê đưa lại, hai vị viên ngoại mở ra xem, rất ngạc nhiên. Thơ đề bốn câu:

Vạn mối sầu tư biết tỏ đâu

Ngoài mặt vui tươi, trong dạ sầu

Tâm Tư uẩn khúc bày trên giấy

Chữ chữ nối thành giọt lệ mau.

Tế Điên và hai vị viên ngoại xem xong, hỏi:

- Nàng Doãn Xuân Hương hiện ở phòng nào? Bọn ta muốn gặp nàng ấy. 

Mụ tào kê nói:

- Nàng hiện ở Đông viện, nguyên là chỗ của con gái tôi. Xin kính mời ba vị!

Ba người cùng theo mụ tào kê qua khỏi cửa có bốn bình phong, tiến vào một trang viện khác. Viện này gồm ba phòng, phòng phía Bắc trước hiên, sau phòng rất ngăn nắp. Ba người vén rèm bước vào, thấy nơi vách Băc có treo bốn bức bình phong, hai bên đều có liễn đối. Bên một bức bình phong vẽ hình một cô gái đứng dựa cửa, gần đó năm sáu cậu thanh niên đứng nhìn cô gái lưu luyến chẳng muốn đi. Bên trên có người đề bốn câu thơ:

Tóc mây dáng phụng hoa cài

Đôi hang răng ngọc hòa hài nét xinh

Thư nhàn bên cửa liếc tình

Ngoài sân ong bướm rập rình xôn xao.

Ở bức bình phong thứ hai vẽ một người con gái đang chải tóc, một chàng trai hình như muốn đi, nàng con gái dáng hình như không muốn cho chàng trai đi. Bức họa rất truyền thần. Bên trên cũng có người đề bốn câu thơ:

Nhân duyên kết chặt dải đồng

Yêu nhau khắn khít khó lòng rời xa

Truyền thần mượn bút vẽ ra

Ấy ai tâm sự nhận là của nhau.

Ở bức bình phong thứ ba vẽ hai người con gái, một vị văn công kéo tay hình như có ý giục đi an nghĩ. Bên trên cũng có bốn câu thơ:

Nhởn nhơ đôi cánh lan huê.

Tiếc rằng nhụy hãy quá non

Mưa gió chưa lần gặp gỡ

Thương nhau bảo hộ chút tình.

Ở bức bình phong thứ tư vẽ một chiếc giường với gối màn giăng rủ, lộ ra đôi nam nữ đang nằm ngủ. Bên trên cũng có bốn câu thơ:

Loan phượng giao kề thoắt đảo điên

Non Vu tột đỉnh giấc mơ tiên

Nhẹ kề má hạnh trâm cài rớt

Thít chặt đôi tay lỏng tóc huyền.

Hai bên treo hai câu liễn:

Xuyên vàng nhà chứa mười hai

Ngọc trai ngõ chất ba ngàn.

Hai vị viên ngoại xem xong, chắc lưỡi:

- Chỗ này quả là một chốn riêng dành.

Vào hẳn trong nhà ngồi xuống, thấy hai bên phòng xá trướng màn treo rủ, trên tường Đông vẽ một bức phú quý mẫu đơn với mấy câu đề:

Có tiền của sống theo sang trọng,

Không tiền lưng chớ nệ nghèo hèn.

Hai bên lại treo đôi liễn:

Nơi danh giá có nhiều ưa thích

Chốn yên hoa chớ luận nhiều lời.

Mụ tào kê vào bên trong, nói:

- Này cô nương, hôm nay có Triệu lão gia và Tô lão gia, từ lâu nghe đồn về cao tài mỹ mạo của cô nương mà đến thăm viếng đây.

Bên trong, tiếng như mật rót đáp lại:

- Té ra là hai vị lão gia đặc biệt đến thăm đây à, để nô tỳ ra chào hỏi.

Theo tiếng rèm lay động, bên trong đi ra một nàng thiếi nữ. Triệu Văn Hội, Tô Bắc Sơn và Tế Điên nhìn lại, quả là một trang thiên hương quốc sắc, ngọc cốt nhu tình, sắc đẹp mê người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 3785)
Trong đời, tôi đã thấy mặt trăng lần nào chưa? Nhìn trăng, tôi nhìn cả đời. Nhưng thấy trăng, tôi không dám nói chắc. Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó, ngày xưa, tôi nằm nhìn mây bay. Nhìn trăng, tôi không thấy trăng. Chỉ thấy lá chuối, chõng tre. Thấy cả tôi với trẻ con hàng xóm nô đùa. Có lần tôi trốn tìm với chúng nó, bị lộ, tôi nhảy bừa vào bụi tre, bất ngờ có đứa con gái đã ngồi sẵn trong đó. Tôi sợ hoảng, toan vọt ra thì nó kéo tay tôi lại, ấn vai tôi xuống, cười đồng lõa. Trong loáng thoáng của cây lá, tôi thấy hai cái răng cửa của nó sáng ngời ánh trăng. Bây giờ, nhìn trăng non, tôi thấy cái miệng và hai cái răng. Tựa như hai cái răng của nó phát ánh sáng và in hình miệng nó lên bầu trời.
16/10/2010(Xem: 3040)
Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em
16/10/2010(Xem: 2858)
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ.
16/10/2010(Xem: 2709)
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm...
15/10/2010(Xem: 3105)
Một danh tướng về già muốn tặng thanh kiếm báu của mình cho một tướng quân ở xa. Ông giao trọng trách đó cho một gia nhân, cũng là một tay kiếm xuất chúng. Cẩn thận như vậy, ông vẫn không yên lòng, nghĩ rằng kiếm sĩ này chưa chắc đã đủ chín chắn để giữ kiếm không bị cướp dọc đường. Thanh kiếm không những quý về chất thép mà còn quý vì chuôi kiếm có nạm vàng và ngọc vua ban.
13/10/2010(Xem: 2515)
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn...
13/10/2010(Xem: 4089)
Vào Thứ Sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa Bình năm 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba. Lưu Hiểu Ba, sinh năm 1955 tại thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, là nhà tranh đấu bất bạo động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Trung Quốc. Ông đã từng tham gia phong trào sinh viên đấu tranh trong biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sau đó liên tục bị sách nhiễu, quản chế tại gia và tù tội. Ngày 8 tháng 12 năm 2008, ông đã bị bắt vì cùng một số nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc công bố Hiến Chương 2008 đòi xóa bỏ chế độ cai trị độc đảng để tiến tới một xã hội dân chủ cho Trung Quốc. Hiến Chương 2008 cho đến nay đã có hơn 8,500 người tham gia ký tên. Vì Hiến Chương 2008, Lưu Hiểu Ba đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù. Hiện ông vẫn còn ngồi tù ở Liễu Ninh, Trung Quốc.
11/10/2010(Xem: 3120)
Không ngờ tôi lại có được duyên lành đi chung với Thầy Trụ Trì Chùa Tâm Giác một đoạn đường khá xa. Tôi vẫn thường hay đến chùa, vãn hay gặp Thầy nhưng lúc nào Thầy cũng „Phật sự đa đoan“ nên tôi có rất ít thì giờ gần gũi và tiếp xúc với Thầy nhiều. Chuyến đi này thật hữu ích cho tôi vô cùng, tôi đã nghe và thấm nhuần được rất nhiều điều về Giáo lý Phật Đà - một niềm tin mà tôi luôn luôn tôn thờ và say mê khi vừa mới lớn cho đến tận bây giờ và cũng nhờ Thầy mà đoạn đường đi về 260 km không còn xa vời vợi nữa.
07/10/2010(Xem: 3250)
Hiện nay, truyền thuyết Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài được lưu truyền dưới nhiều hình thức nghệ thuật khác như kể chuyện, ca dao, truyền kỳ, kịch, khúc nghệ, âm nhạc, v.v
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]