Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Cư Sĩ Thời Phật

31/08/201113:33(Xem: 5963)
10. Cư Sĩ Thời Phật

Đường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

10. CƯ SĨ THỜI PHẬT

Mỗi khi muốn khích lệ các tỳ kheo tu tập, đức Thế tôn thường nhắc đến hai vị tỳ kheo lý tưởng là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Nhưng khi thuyết giảng cho cư sĩ về một mẫu người tại gia lý tưởng, đức Đạo sư lại nêu danh hai cư sĩ uyên bác của Ngài, đó là ưu bà tắc Citta và Hatthaka. Kinh Tăng Chi Bộ, tập I, kể những bậc thuyết pháp đệ nhất trong đó ba vị được liệt kê đầu tiên là tỳ kheo Tunna, tỳ kheo ni Dhammadinna và ưu bà tắc Citta. Trong kinh tạng Pali, không một cư sĩ nào vượt hơn Citta về phương diện thuyết pháp.

Để tiện việc phát âm, và để phù hợp với độc giả người Việt, ta hãy gọi Citta là cư sĩ Tâm trong câu chuyện về đời ông.

Cư sĩ Tâm là một thương gia giàu có sở hữu cả một khu làng tên Niga Pathaka và một khu rừng rộng lớn. Ông cúng khu rừng này cho Tăng đoàn của Phật xây dựng một tinh xá lớn ở đây.

Một hôm cư sĩ Tâm mời một số các vị Trưởng lão trong tinh xá về nhà dùng cơm. Sau bữa ăn, cư sĩ thỉnh vị Thượng tọa thuyết giảng những lời Phật dạy về sự sanh khởi của các pháp. Vị Thượng tọa không giảng được. Sau ba lần cư sĩ cầu thỉnh, một vị hạ tọa tỳ kheo trẻ tuổi nhất trong đoàn tên Isidatta, đứng lên xin phép vị Thượng tọa để giảng cho cư sĩ. Vị Thượng tọa chấp thuận, và Isidatta tỳ kheo trẻ bắt đầu giải thích rành mạch sự sanh khởi các pháp. Ông giảng rằng mọi pháp khởi lên đều do từ 18 "giới": đó là sáu nội xứ hay căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý), 6 ngoại xứ hay trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) và sáu thức (sáu cái biết của 6 căn ở trên).

Sau thời pháp, các tỳ kheo ra về. Trên đường về tinh xá, vị Thượng tọa tỳ kheo khen ngợi hạ tọa tỳ kheo về thời pháp vừa rồi:

- Lành thay, hiền giả đã trình bày gọn và rõ. Lần khác, nếu có dịp, hành giả cứ tự do trình bày.

Vị Thượng tọa chẳng những không ôm lòng ganh tị với tỳ kheo trẻ, trái lại Ngài cảm thấy hỷ lạc khởi lên trong tâm trước sự uyên bác của người sư đệ. Vị sư đệ, về phần ngài, cũng không tỏ lộ chút nào hãnh diện hay kiêu căng trước những lời ca tụng. (Tương ưng bộ kinh 41,2)

Vào một dịp khác, cư sĩ Tâm hỏi: "Do nhân gì mà những tà kiến xuất hiện?" Thượng tọa tỳ kheo cũng không đáp được, và Isidatta xin thay ngài để trình bày. Tỳ kheo Isidatta bảo: tà kiến khởi lên là do tin tưởng thật có một cái Tôi (gọi là ngã kiến hay thân kiến). Cư sĩ Tâm hỏi: ngã kiến hay thân kiến do đâu mà có? Tỳ kheo đáp, kẻ phàm phu do không học tập Phật Pháp, thường xem năm uẩn - tức những yếu tố vật lý (sắc) và tâm lý (bốn uẩn còn lại) nơi một con người - là cái "tôi" và "của tôi", do đó tạo nên một cái ngã tưởng tượng, đó gọi là thân kiến hay ngã kiến.

Cư sĩ Tâm rất hoan hỷ với lời giải thích ấy, và hỏi quê vị Tỳ kheo ở đâu. Khi vị Tỳ kheo cho biết ở Avanti, cư sĩ hỏi:

- Vậy tôn giả có biết một người tên Isidatta ở đấy không? Y là bạn thư từ với tôi. Tôi thường viết thư đàm luận Pháp với y, và khuyên y xuất gia. Không biết y nghĩ sao về lời khuyên ấy, lâu nay tôi mất liên lạc.

Đôi bạn chưa hề gặp nhau, nên khi cư sĩ Tâm biết vị tỳ kheo chính là Isidatta đã liên lạc thư từ với mình dạo trước, ông rất vui mừng. Cư sĩ xin được cúng dường các thứ cần dùng cho Tỳ kheo Isidatta, nhưng vị này cảm ơn và đi biết không bao giờ trở lại. Ngài đã chứng A La Hán.

Vào những dịp khác, cư sĩ Tâm là người trả lời những câu hỏi về Pháp do các Tỳ kheo đặt.

Một ngày nọ, một nhóm Tỳ kheo Thượng tọa đang ngồi trước cổng tinh xá thảo luận vấn đề: những kiết sử (sự buộc trói) là một hay khác với các dục trưởng dưỡng (sắc thanh hương vị xúc). Nếu các dục trưởng dưỡng chính là trói buộc, thì chỉ cần xa chúng là hết trói buộc. Nhưng nếu dục trưởng dưỡng khác với trói buộc, thì dù xa lánh chúng, cũng không chắc đã hết trói buộc.

Cư sĩ Tâm tình cờ đi qua, nghe lọt sự bàn cãi của chư tăng về vấn đề, liền xin gia nhập cuộc thảo luận. Khi được phép phát biểu, ông tuyên bố:

- Bạch chư Đại Đức, con tin và biết chắc chắn rằng: kiết sử và các dục trưởng dưỡng là hai chuyện khác nhau, không những trên danh từ mà cả về ý nghĩa. Như cái ách buộc chung cặp bò đen trắng, con bò đen không phải là cái trói buộc con trắng, con bò trắng cũng không phải là cái trói buộc con đen, nhưng cả hai đều bị trói buộc bởi cùng một sợi dây giàm của cái ách. Cũng vậy, căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) không trói buộc được trần, trần cũng không trói buộc được căn, nhưng cả hai căn và trần đều bị Dục tham trói buộc vào cái ách khổ.

Chúng tỳ kheo rất hoan hỉ với giải đáp của cư sĩ đa văn ấy, và cho rằng vị ấy đã đắc Pháp nhãn.

Đức Phật cũng dạy, sáu nội ngoại xứ (6 căn 6 trần) là những vật bị trói buộc, nhưng chỉ có Dục tham là xiềng xích trói buộc chúng. Bởi thế, thật vô ích nếu chỉ xua đuổi ngoại cảnh, tránh né sắc thanh hương vị xúc, hay chỉ cố gắng đè nén nội căn (như bưng tai nhắm mắt), bởi vì chính Dục tham mới là yếu tố trói buộc.

Ví dụ của cư sĩ Tâm rất xác đáng: Bò đen dụ cho sáu nội căn vì khó biết khó thấy. Bò trắng dụ cho sáu ngoại trần, vì hiện rõ dễ thấy.

Một dịp khác, cư sĩ Tâm đàm luận với một lãnh tụ giáo phái lõa thể là Nathaputta (Ni kiền tử). Ông này bảo:

- Bạn có tin rằng có một cảnh giới hoàn toàn không có tư tưởng?

- Không, tôi không tin có một chuyện như thế.

Vị lõa thể rất hài lòng trước câu trả lời ấy, vì không hiểu được ý nghĩa thực của nó. Ông tưởng sẽ chinh phục được cư sĩ nổi danh này theo giáo phái mình, phấn khởi tuyên bố:

- Đúng thế, thưa bạn. Tôi cũng nghĩ rằng, dừng lại dòng tư tưởng tuôn chảy thì chẳng khác nào lấy tay ngăn giòng nước sông Hằng lại. Quả thế, không thể nào làm ngưng dòng tâm thức.

Cư sĩ Tâm hỏi:

- Theo ý bạn, lòng tin và sự thực chứng bằng kinh nghiệm, cái nào đáng giá hơn?

- Dĩ nhiên là sự thực chứng bằng kinh nghiệm có giá trị hơn chứ.

- Vậy thì tôi đã biết, đã thực chứng một điều rằng, trong bốn thiền, thì ba thiền sau là không có tư tưởng. Bởi thế đối với tôi, không phải là chuyện tin tưởng nữa, mà là thực chứng bằng kinh nghiệm, lời dạy của Thế tôn.

Khi ấy lõa thể ngoại đạo cực lực thống trách cư sĩ Tâm, vì lúc đầu đã nói "không tin có chuyện ấy". Cư sĩ Tâm hỏi:

- Lúc đầu, bạn khen tôi đúng, bây giờ bạn lại chê tôi ngu. Vậy thực sự, tôi ngu hay đúng?

Lõa thể không trả lời.

Một lần khác, cư sĩ Tâm gặp lõa thể Kassapa và hỏi:

- Bạn thực hành lõa thể như vậy đã bao lâu?

- Ba mươi năm.

- Bạn đã chứng đắc những trạng thái hỉ lạc hay có trí tuệ siêu phàm chưa?

- Chưa. Còn bạn, bạn đã quy y Phật bao lâu?

- Ba mươi năm.

- Thế bạn đã chứng được cái gì?

- Tôi đã chứng bốn thiền, và nếu tôi chết trước khi đức Thế tôn nhập Niết bàn, thì chắc chắn Đấng Đạo sư sẽ nói về tôi như sau: Cư sĩ Tâm không còn bị trói buộc vào cõi nào trong dục giới.

Điều ấy khiến vị lõa thể hiểu rằng cư sĩ đã chứng quả Bất hoàn, thứ ba trong bốn quả thánh. Vị khổ hạnh rất đỗi kinh ngạc khi thấy một cư sĩ tại gia lại có thể đạt một trình độ tu chứng cao như vậy. Ông suy rằng, ở cương vị xuất gia ông sẽ càng dễ chứng hơn nhiều. Do đó ông nhờ cư sĩ giới thiệu đến Phật để xin xuất gia thụ giới. Chẳng bao lâu ông chứng quả A La Hán,

Cư sĩ Tâm còn dẫn dắt ba người bạn nữa xuất gia đắc quả, một người trong đó là Isidatta đã nói. Cả ba đều vượt hơn cư sĩ về quả chứng.

Khi cư sĩ bệnh nặng, chư thiên xuất hiện khuyên ông hãy trú tâm vào ngôi vị Chuyển luân vương trong đời kế tiếp. Ông trả lời:

- Không, tôi không làm vua Chuyển luân. Tôi đang hướng đến cái gì còn cao cả hơn, hạnh phúc hơn ngôi vị ấy. Tôi đang hướng đến Niết bàn.

Quyến thuộc vây quanh ông trong lúc ấy, vì không trông thấy chư thiên nên tưởng ông nói nhảm. Ông trấn an mọi người:

- Ta đang nói chuyện với phi nhân, các ngươi đừng sợ.

Rồi ông dặn dò:

- Sau khi ta chết, các con cháu hãy luôn luôn đặt niềm tin vững chắc vào Pháp, và giữ sự cúng dường hầu hạ Đấng Đạo sư cùng thánh chúng của ngài.

Nói xong, ông nhắm mắt an tường nhập định.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 972)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 702)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 1879)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
21/10/2023(Xem: 2008)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 24437)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
03/08/2023(Xem: 2082)
Sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau chùa bỗng nghe tiếng ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn lật đật lại gần sư thưa: – Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó khóc dữ quá. Một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
09/06/2023(Xem: 2783)
Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự.
08/05/2023(Xem: 2311)
Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thôi hy sinh lo cho con”. Ông làm đủ nghề lao động, bà thì lớp nào giữ trẻ, lớp nào coi sóc người già, để bù thêm vào tiền lương còm cõi của ông.
05/05/2023(Xem: 2422)
Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú.
03/05/2023(Xem: 128046)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567