Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát thức quy củ tụng Trang chú

05/04/201709:47(Xem: 6394)
Bát thức quy củ tụng Trang chú

Phat Thich Ca-2a

Bat Thuc Quy Cu_Quang Minh

LỜI NÓI ĐẦU 

Bát thức quy củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức họcDuy thức trong Bát thức quy củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học. Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánhtam lượng và tam cảnh

Tác phẩm chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn chỉ vỏn vẹn 12 câu tụng, và như thế toàn tác phẩmchỉ có 48 câu tụng. Đoạn một, nói về năm thức trước; đoạn hai, nói về ý thức, tức thức thứ sáu; đoạn ba, nói về thức Mạt na, tức thức thứ bảy; đoạn bốn, nói về thức A lại da, tức thức thứ tám. Mỗi đoạn đều chỉ rõ về thể tánhhành tướng, hoạt dụng và quả vị của mỗi thức.

Vạn pháp duy thức, là nói các pháp toàn là duy thức: một là, vì các pháp không có gì thật cả; hai là, vì các pháp đều liên hệ đến 8 thức; ba là, vì chủ thể nhận thức bao giờ cũng có đối tượng nhận thứcThức A lại da được gọi là căn bản y vì các pháp nhiễm tịnhđược bao quát và phát sanh. Thức mạt na và ý thức được gọi là nhiễm tịnh y và phân biệt y của các pháp nhiễm tịnh, vì các pháp do ý và ý thức mà thành nhiễm tịnh. Năm thức trước chỉ nhận thức 5 cảnh mà không có phân biệt vọng chấp. Trong sự phân biệtvọng chấpý thức đóng vai chính, 5 thức trước đóng vai phụ, thức Mạt na là đạo diễnthức A lại da là nhà sản xuất. Cốt lõi của sự tu là làm sao chuyển hóa sự vọng chấpphân biệt của ý thức thành trí vô trần, tức cái trí giác ngộ thực tướng không thật của trần cảnh

Quá trình chuyển vọng quy chân này đòi hỏi ý thức mà tâm sở tuệ làm chính, cùng với các tâm sở biệt cảnh khác và các tâm sở thiện giằng co mãnh liệt chống lại những vọng tưởng điên đảo do phiền não căn bản và phiền não tùy thuộc dẫn dắt. Ý thức luôn phát triển theo bản năng tự ngã của thức Mạt na mà vốn được xây dựng trên căn bản của kiến và ái. Qua đó, tu tập là chế ngự và cắt đứt sự phát sanh liên tục cái ý thức tự ngã hay ngã chấp

Tin có thức A lại da là tin vào thể tướng dụng của Tâm: thể của Tâm là năng tánh huân tập các pháp tạp nhiễm hay thanh tịnh, tướng của Tâm là biểu hiện của các tâm vươngvà các tâm sở, dụng của Tâm là nhiễm ô có thể hủy diệt, thanh tịnh có thể thích ứng. Nói cách khác, tu tập là bội trần hiệp giác, là bỏ nhiễm ô mà thành thanh tịnh, là chuyển bỏ 8 thức mà thành tựu 4 trí, mà thuật ngữ Duy thức gọi là chuyển thức

Tác phẩm này còn có một giá trị đặc thù là 51 tâm sở được định nghĩa một cách rõ ràngvà chính xác. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho người bước đầu học Duy thức. Quy là một loại thước tròn. Củ là một loại thước vuông. Thước là dụng cụ đo đạc, làm ni tấc để thiết lập các vật dụngNếu không có quy củ thì người thợ mộc khó bề làm đúng. Hiệp cả pháp (bát thức) và dụ (quy củ), nên gọi là Bát thức quy củ. Bài tụng giảng về tám thức, thuyết minh hành tướng của mỗi thức một cách rõ ràngthiết thực, mẫu mực như cái thước đo hình tròn, hình vuông, nên gọi là Bát thức quy củ tụng

Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm 19/9/Đinh Hợi (29/10/2007) 

Phật tử Quảng Minh




pdf-icon

Bát thức quy củ tụng Trang chú_Quảng Minh dịch














Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2023(Xem: 2239)
Dan Lusthaus là nhà văn và giáo sư người Mỹ chuyên về Phật Giáo. Ông chuyên nghiên cứu về Du-già-hành Tông (Yogācāra – hay còn gọi là Duy Thức Tông). Ông là tác giả của nhiều bài viết và sách. Ông dạy tại Đại Học University of California at Los Angeles (UCLA), Đại Học Tiểu Bang Florida, Đại Học Tiểu Bang Missouri, và vào mùa thu năm 2020 ông là Phó Khoa Nghiên Cứu về Nam Á tại Đại Học Harvard, Massachusetts. Tác phẩm “Buddhist Phenomenology” đã được xuất bản vào năm 2002.
22/12/2020(Xem: 6271)
Duy Thức Học là môn triết học và cũng là môn tâm học. Duy Thức Học được gọi là môn triết học vì môn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh thì rộng lớn bao la không bờn bến và nguyên lý lại nằm trong lãnh vực tánh không, không có hiện hữu và lại còn phức tạp. Duy Thức Học cũng gọi là môn tâm học vì môn học này đứng trên lập trường tâm linh để lý giải vạn pháp mà tâm linh lại sinh hoạt không hiển lộ, khó đưa lên trên bình diện thực tại như khoa học vật lý, nhưng không thể thiếu mặt nó trong mọi sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh. Vì muốn định rõ giá trị sự cấu trúc đa dạng cũng như sự sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh trên lãnh vực tâm linh, Duy Thức học thiết lập rất nhiều danh từ chuyên môn để minh giải tường tận mọi mặt từ sự tướng đến lý tánh, từ sai biệt cá thể đến tổ hợp tổng thể và từ cụ thể đơn giản đến chỗ thâm sâu bí ẩn. Trường hợp đây của Duy Thức Học so sánh không khác khoa học vật lý, khoa
06/05/2020(Xem: 5668)
Kính thưa quý đọc giả thân mến, tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân đã được rất nhiều Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni hữu học dịch giải ra Việt Ngữ và cũng đã trình bày qua nhiều lăng kính tư tưởng sáng tạo và nhờ đó nền văn học Duy Thức càng ngày trở nên càng phong phú.
19/05/2018(Xem: 4883)
Tiêu đề trên rút ra từ đoạn kinh TỨ NIỆM XỨ (Trung Bộ Kinh số 10) do ngài Thích Minh Châu dịch: “-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường ĐỘC NHẤT nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ NIẾT BÀN. Đó là Bốn Niệm xứ.” Bài viết này nhắm giải thích 2 ý nghĩa quan trọng của pháp tu TỨ NIỆM XỨ: 1) Là con đường đi đến NIẾT BÀN. 2) Là con đường ĐỘC NHẤT để đi đến đó, không thể đi bằng một con đường nào khác được.
12/05/2018(Xem: 5802)
Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt, Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thànhcâu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lainhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làmnơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa,cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến kháphức tạp.
01/04/2018(Xem: 3976)
YÊU THƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM THƯỜNG DÂN Nguyên tác: Compassion and Civic Responsibility Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Budapest 2010 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thực tế, tôi rất vui mừng và cảm thấy vinh dự lớn để đón nhận giá trị này và cũng có cơ hội để nói với những thanh thiếu niên nam nữ. Tôi nghĩ tất cả trông rất rạng rở trong đôi mắt. Một học sinh rất sáng sủa cũng ở đây. (Chỉ vào đầu của ngài và đến một học sinh sói đầu) Tôi nghĩ hai chúng tôi đang tranh đua với nhau. (Cười) Xin lỗi nhe! Vậy thì những thanh thiếu niên này – các cháu là niềm hy vọng căn bản của chúng tôi. Tôi sinh năm 1935, ngay trước thế chiến thứ II; rồi thì chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, sự chia cắt Ấn Độ và nội chiến ở Trung Hoa. Những cuộc chiến tiếp tục cho đến bây giờ, ở châu Phi và Trung Đông.
31/03/2018(Xem: 5610)
Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ. Nói theo thiền ngôn, thấy vậy chứ không phải vậy nên nó như vậy! Luận theo bạch thoại, thiền sư không làm thơ chỉ ra kệ. Nhưng kẻ nghe kệ tưởng nhầm là thơ ... mộng. Bất chợt, trong khoảng khắc, tâm tư bổng nhiên tịch, tĩnh, tỉnh, tịnh lặng, an nhiên, thanh tịnh nhất. Khi nhậm vận, quan sát những thăng trầm của thế sự trôi qua trước mắt mà trong lòng thanh thản, không còn bận tâm nữa. Khi mà cảnh vui buồn không còn chi phối tâm lòng, được mất không còn tham cầu, thành bại hết hãi sợ. Khi mà quán thấu sinh tử vô thường và khi mà chỉ chiếu kiến nhưng không sở trụ vào sự biến thiên tùy duyên của vạn hữu vô thường đó. Ấy là lúc lấp ló, nhi sinh tánh bất sinh bất diệt của chân tâm.
15/12/2017(Xem: 137896)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
17/10/2017(Xem: 7999)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
06/09/2017(Xem: 7465)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]