Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thất Thập Không Tánh Luận

05/04/201719:03(Xem: 4679)
Thất Thập Không Tánh Luận

Phat Thich Ca 2c

Thất Thập Không Tánh Luận
(
七十空性論Sunyata-saptati)

Bồ-tát Long Thọ trước tác
龍樹菩薩造 
 Pháp sư Pháp Tôn dịch sang Hán ngữ từ Tạng bản
法尊法師譯 

Việt dịch: Quảng Minh


Dẫn Nhập

 

Thất thập không tánh luận (七十空性論, Sunyata-saptati), còn gọi là Thất thập luận (七十論), là luận thư của Phật giáo Đại thừa. Tác giả luận này là Bồ-tát Long Thọ. Nội dung luận này giảng nói đạo lý tự tánh Không của các pháp. Phạn bản của luận này đã thất truyền, chỉ còn Tạng bản (sTonpa nid bdun cu pahi tshig lehur byas pa). Thời Dân Quốc, pháp sư Pháp Tôn (1902-1980) chuyển dịch luận này từ Tạng bản ra Hoa văn.

Nói thêm về Phạn bản. Ngoài luận tụng này, ngài Long Thọ còn viết thêm một thích luận cho luận này. Còn có thêm hai bản thích luận nữa, một của ngài Nguyệt Xứng (月稱, 600-650) soạn, và một của ngài Ba-la-hi-đa (波羅) tạo vào cuối thế kỷ 11. Ba bản thích luận bằng Phạn văn này đã thất truyền. May mắn là cả ba bản thích luận trên đều được chuyển dịch ra Tạng văn. Vào đầu thế kỷ thứ 9, bản thích luận của Long Thọ được luận sư Thắng Hữu cùng luận sư Trí Quân chuyển dịch ra Tạng văn, nhan đề “Thất thập không tánh luận thích” (No. 5231). Cuối thế kỷ 11, bản luận thích của Nguyệt Xứng được Vô Úy Hành và Pháp Danh Xưng chuyển dịch ra Tạng văn, nhan đề “Thất thập không tánh luận thích” (No. 5268). Còn bản luận thích của Ba-la-hi-đa do Tha Thân Tự và Đồng Thắng chuyển dịch ra Tạng văn, nhan đề “Thất thập không tánh luận chú giải” (No. 5269).

Thời cổ đại ở Trung Hoa chưa có luận này. Đến năm 1939, pháp sư Ấn Thuận thỉnh cầu pháp sư Pháp Tôn tại Hán Tạng Giáo Lý Viện, y cứ bản Tạng dịch của Thắng Hữu và Trí Quân mà dịch ra Hán ngữ.

Luận Thất thập này có 73 bài kệ tụng. Như phẩm 7, Quán tam tướng, của Trung Luận, luận này cũng bàn về ba tướng sinh, trú, diệt. Ba tướng sinh, trú, diệt của các pháp hữu vi như huyễn sự, như sóng nắng, như thành Càn-thát-bà, đều không có tự tánh. Trong kinh, Phật nói về ba tướng hữu vi là để chúng sinh nhàm chán thế gian này, chứ không phải nói chúng có tự thể chân thật. Vì các pháp là vô tự tánh nên các pháp là duyên khởi. Duyên khởi là duyên khởi của vô tự tánh, từ đó đạt đến tự tánh Không. Nếu các pháp mà có tự tánh, thì không những là bất không, mà còn không thành duyên khởi. Vì các pháp là tự tánh Không, nên có pháp duyên khởi. Hiểu được lý duyên khởi qua tự tánh Không thì đó là giải thoát, niết bàn.

Nội dung luận này có thể tóm tắt trong 7 điểm:

1. Các pháp hữu vi (sinh, trú, diệt) chỉ là thi thiết giả lập bởi danh ngôn, chúng là vô tự tánh (paramarthatah), là y tha khởi (anutpanna). (1-6)

2. Tất cả các pháp đều là duyên khởi (pratityasamutpanna), hoặc tánh Không (Sunya). Vì vậy, niết bàn đơn giản là bất sinh (anutpada). (7-26)

3. Khía cạnh khác nhau của hiện hữu (bhava) được chứng minh là tương đối. (27-32)

4. Nghiệp (Karma) cũng được hiểu là tánh Không. (33-44)

5. Sắc pháp, kể cả năm uẩn, thì không thể thủ đắc. (45-57)

6. Cái thấy thác loạn là do phân biệt. Thấy được thật tướng duyên sinh của các pháp, thì hết thác loạn, hết vô minh, toàn bộ khổ não chấm dứt. (58-66)

7. Vô tự tánh là tánh Không, Vô sinh, Vô phân biệt v.v… Vì đây không phải là đối tượng của sự nhận thức thông thường, do đó hành giả đôi khi phải dùng đến chánh tín để ngộ giải. (67-73)

Trong Thập nhị môn luận (十二門論, No. 1568), quyển 1, ngài Long Thọ đã dẫn dụng Thất thập luận: “Như trong luận Thất thập có ghi: ‘Pháp duyên khởi thật sự không có sự sinh. Nếu bảo rằng chúng có sự sinh, thì chúng sinh ra ở trong một tâm, hay là ở trong nhiều tâm.’ Pháp Thập nhị nhân duyên ấy thật sự là không có sự sinh.” (tr. 160a21)

(如七十論中:法實無生,若謂為有生,為在一心中,為在多心中。』是十二因法,實自無生. Như Thất thập luận trung thuyết: ‘Duyên pháp thật vô sinh, nhược vị vi hữu sinh, vi tại nhất tâm trung, vi tại đa tâm trung.’ Thị thập nhị nhân duyên pháp, thật tự vô sinh.)

Kệ tụng được ngài Long Thọ trích dẫn ở Thập nhị môn luận tương đương với kệ tụng số 8 của luận Thất thập:

起十二支

有苦即不生

於一心多心

是皆不應理

 

Duyên khởi thập nhị chi

Hữu khổ tức bất sinh

Ư nhất tâm đa tâm

Thị giai bất ưng lý.

 

Duyên khởi mười hai chi

Hữu khổ tức bất sinh

Nơi một tâm, nhiều tâm

Đều là không đúng lý.

 

 

Quảng Minh

4/4/2017

 

 

THẤT THẬP KHÔNG TÁNH LUẬN

七十空性論

 

 

Bồ-tát Long Thọ trước tác
龍樹菩薩造 
 
Pháp sư Pháp Tôn dịch sang Hán ngữ từ Tạng bản
法尊法師譯
 
Việt dịch: Quảng Minh

 

(1)    

生住滅有無

以及劣等勝

佛依世間

非是依真實

 

Sinh trú diệt hữu vô

Dĩ cập liệt đẳng thắng

Phật y thế gian thuyết

Phi thị y chân thật.

 

Sinh, trú, diệt, có, không

Cho đến những hơn kém

Phật thuyết theo thế gian

Chẳng phải theo chân thật.

 

(2)

無我非無我

非故無可

一切所

性空如涅槃

 

Vô ngã phi vô ngã

Phi cố vô khả thuyết

Nhất thiết sở thuyết pháp

Tánh không như niết bàn.

 

Vô ngã phi vô ngã

Phi nên không thế nói

Tất cả pháp được thuyết

Tánh Không như niết bàn.

 

(3)

一切法自性

於諸因

若總若各別

無故爲空

 

Nhất thiết pháp tự tánh

Ư chư nhân duyên trung

Nhược tổng nhược các biệt

Vô cố thuyết vi không.

 

Tự tánh tất cả pháp

Ở trong các nhân duyên

Hoặc chung, hoặc sai khác

Vì không (có) nói là Không.

 

(4)

有故有不生

無故無不生

違故非有無

生無住滅無

 

Hữu cố hữu bất sinh

Vô cố vô bất sinh

Vi cố phi hữu vô

Sinh vô trú diệt vô.

 

Vì có, có chẳng sinh

Vì không, không chẳng sinh

Vì trái, chẳng có không

Sinh không (có), trú diệt không (có).

 

(5)

已生則不生

未生亦不生

生時亦不生

即生未生故

 

Dĩ sinh tắc bất sinh

Vị sinh diệc bất sinh

Sinh thời diệc bất sinh

Tức sinh vị sinh cố.

 

Đã sinh thì chẳng sinh

Sẽ sinh cũng chẳng sinh

Khi sinh cũng chẳng sinh

Sắp sinh là chưa sinh.

 

(6)

有果具果因

無果等非因

非有無相違

三世亦非理

 

Hữu quả cụ quả nhân

Vô quả đẳng phi nhân

Phi hữu vô tương vi

Tam thế diệc phi lý.

 

Có quả: đủ nhân quả

Không quả: chẳng nhân duyên

Chẳng có không trái nhau

Ba đời cũng phi lý.

 

(7)

無一則無多

無多亦無一

以是一切法

起故無相

 

Vô nhất tắc vô đa

Vô đa diệc vô nhất

Dĩ thị nhất thiết pháp

Duyên khởi cố vô tướng.

 

Không một thì không nhiều

Không nhiều cũng không một

Vì thế tất cả pháp

Vô tướng do duyên khởi.

 

(8)

起十二支

有苦即不生

於一心多心

是皆不應理

 

Duyên khởi thập nhị chi

Hữu khổ tức bất sinh

Ư nhất tâm đa tâm

Thị giai bất ưng lý.

 

Duyên khởi mười hai chi

Hữu khổ tức bất sinh

Nơi một tâm, nhiều tâm

Đều là không đúng lý.

 

(9)

非常非無常

亦非我無我

淨不淨苦樂

是故無顛倒

 

Phi thường phi vô thường

Diệc phi ngã vô ngã

Tịnh bất tịnh khổ lạc

Thị cố vô điên đảo.

 

Chẳng thường, chẳng vô thường

Cũng chẳng ngã - vô ngã

Tịnh - bất tịnh, khổ - lạc

Cho nên không điên đảo.

 

(10)

從倒生無明

倒無則不有

以無無明故

行無餘亦無

 

Tùng đảo sinh vô minh

Đảo vô tắc bất hữu

Dĩ vô vô minh cố

Hành vô dư diệc vô.

 

Từ (điên) đảo sinh vô minh

Đảo không thì không có (vô minh)

Do vì không vô minh

Hành không còn cũng không.

 

(11)

離行無無明

離無明無行

彼二互爲因

是故無自性

 

Ly hành vô vô minh

Ly vô minh vô hành

Bỉ nhị hỗ vi nhân

Thị cố vô tự tánh.

 

Rời hành không vô minh

Rời vô minh không hành

Hai làm nhân cho nhau

Cho nên vô tự tánh.

 

(12)

自若無自性

云何能生他

無性故

不能生於他

 

Tự nhược vô tự tánh

Vân hà năng sinh tha

Dĩ duyên vô tánh cố

Bất năng sinh ư tha.

 

Tự nếu vô tự tánh

Làm sao năng sinh tha

Vì duyên là vô tánh

Không thể sinh ra tha.

 

(13)

父子不相即

彼二亦非離

亦複非同時

有支亦如是

 

Phụ tử bất tương tức

Bỉ nhị diệc phi ly

Diệc phục phi đồng thời

Hữu chi diệc như thị.

 

Cha con không tương tức

Cả hai cũng chẳng rời

Lại cũng chẳng đồng thời

Hữu chi cũng như vậy.

 

 

(14)

夢境生苦樂

彼境亦非有

如是起法

所依亦無

 

Mộng cảnh sinh khổ lạc

Bỉ cảnh diệc phi hữu

Như thị duyên khởi pháp

Sở y duyên diệc vô.

 

Cảnh mộng sinh khổ vui

Cảnh ấy cũng chẳng có

Như vậy pháp duyên khởi

Sở y duyên[1] cũng không (có).

 

 

(15)

若諸法無性

應無劣勝等

及種種差別

亦無從因生

 

Nhược chư pháp vô tánh

Ưng vô liệt thắng đẳng

Cập chủng chủng sai biệt

Diệc vô tùng nhân sinh.

 

Nếu các pháp vô tánh

Phải không những kém, hơn

Và chủng loại sai biệt

Cũng không từ nhân sinh.

 

(16)

有性不依他

不依云何有

不成無自性

性應不可滅

 

Hữu tánh bất y tha

Bất y vân hà hữu

Bất thành vô tự tánh

Tánh ưng bất khả diệt.

 

Hữu tánh không nương tha

Không nương làm sao có

Không thành vô tự tánh

Tánh phải không thể diệt.

 

(17)

自他性及滅

無中云何有

故自性他性

性無性皆倒

 

Tự tha tánh cập diệt

Vô trung vân hà hữu

Cố tự tánh tha tánh

Tánh vô tánh giai đảo.

 

Tự tha tánh và diệt

Không có làm sao có?

Nên tự tánh, tha tánh

Tánh, vô tánh đều (điên) đảo.

 

(18)

若諸法皆空

應無生無滅

以於性空中

何滅複何生

 

Nhược chư pháp giai không

Ưng vô sinh vô diệt

Dĩ ư tánh không trung

Hà diệt phức hà sinh.

 

Nếu các pháp toàn Không

Phải không sinh, không diệt

Trong tự tánh Không ấy

Sao diệt lại thêm sinh.

 

(19)

生滅非同時

無滅則無生

應常有生滅

無生則無滅

 

Sinh diệt phi đồng thời

Vô diệt tắc vô sinh

Ưng thường hữu sinh diệt

Vô sinh tắc vô diệt.

 

Sinh diệt chẳng đồng thời

Không diệt thì không sinh

Phải thường có sinh diệt

Không sinh thì không diệt.

 

 

(20)

無生時無滅

不從自他生

是故生非有

無生則無滅

 

Vô sinh thời vô diệt

Bất tùng tự tha sinh

Thị cố sinh phi hữu

Vô sinh tắc vô diệt.

 

Không sinh thì không diệt

Không từ tự tha sinh

Cho nên sinh chẳng có

Không sinh thì không diệt.

 

(21)

有生性應常

無者定成斷

有生墜二失

是故不應許

 

Hữu sinh tánh ưng thường

Vô giả định thành đoạn

Hữu sinh trụy nhị thất

Thị cố bất ưng hứa.

 

Hữu sinh tánh nên thường

Vô sinh chắc thành đoạn

Hữu sinh rơi hai lỗi

Cho nên không chấp nhận.

 

 

(22)

相續故無過

法與因已滅

此如前不成

複有斷滅過

 

Tương tục cố vô quá

Pháp dữ nhân dĩ diệt

Thử như tiền bất thành

Phức hữu đoạn diệt quá.

 

Tương tục nên không lỗi

Pháp cùng nhân (tố) đã diệt

Đây như trên bất thành

Thêm có lỗi đoạn diệt.

 

(23)

涅槃道

見生滅非空

此二互違故

所見爲顛倒

 

Phật thuyết niết bàn đạo

Kiến sinh diệt phi không

Thử nhị hỗ vi cố

Sở kiến vi điên đảo.

 

Phật thuyết đạo niết bàn

Thấy sinh diệt chẳng Không (tánh)

Tướng sinh diệt trái nhau

Cái thấy thành thác loạn.

 

(24)

若無有生滅

何滅名涅槃

自性無生滅

此豈非涅槃

 

Nhược vô hữu sinh diệt

Hà diệt danh niết bàn

Tự tánh vô sinh diệt

Thử khởi phi niết bàn.

 

Nếu không có sinh diệt

Diệt gì gọi niết bàn?

Tự tánh không sinh diệt

Đây đâu chẳng niết bàn.

 

(25)

若滅應成斷

異此則成常

涅槃非有無

故無生與滅

 

Nhược diệt ưng thành đoạn

Dị thử tắc thành thường

Niết bàn phi hữu vô

Cố vô sinh dữ diệt.

 

Nếu diệt nên thành đoạn

Khác đây là thành thường

Niết bàn chẳng có không

Nên không sinh và diệt.

 

(26)

滅若常住者

離法亦應有

離法此非有

離無法亦無

 

Diệt nhược thường trú giả

Ly pháp diệc ưng hữu

Ly pháp thử phi hữu

Ly vô pháp diệc vô.

 

Diệt nếu là thường trú

Rời pháp cũng nên có

Rời pháp nó chẳng có

Rời vô pháp cũng không.

 

(27)

能相與所相

相待非自成

亦非展轉成

未成不能成

 

Năng tướng dữ sở tướng

Tương đãi phi tự thành

Diệc phi triển chuyển thành

Vị thành bất năng thành.

 

Năng tướng cùng sở tướng

Đợi nhau chẳng tự thành

Cũng chẳng đắp đổi thành

Chưa thành (năng tướng và sở tướng) không thể thành (các pháp).

 

(28)

因果受受者

能見所見等

一切法准此

皆當如是

 

Nhân quả thọ thọ giả

Năng kiến sở kiến đẳng

Nhất thiết pháp chuẩn thử

Giai đương như thị thuyết.

 

Nhân, quả, thọ, thọ giả

Năng kiến, sở kiến, v.v…

Tất cả pháp theo đây

Đều nên nói như vậy.

 

(29)

不住相待故

亂故無體故

無性故三時

非有唯分別

 

Bất trú tương đãi cố

Loạn cố vô thể cố

Vô tánh cố tam thời

Phi hữu duy phân biệt.

 

Vì bất trú, tương đãi

Vì tạp loạn, vô thể

Vì vô tánh, ba thời

Chẳng có, chỉ (có) phân biệt.

 

(30)

由無生住滅

三種有爲相

是故爲無爲

一切皆非有

 

Do vô sinh trú diệt

Tam chủng hữu vi tướng

Thị cố vi vô vi

Nhất thiết giai phi hữu.

 

Do không sinh, trú, diệt

Ba thứ tướng hữu vi

Cho nên là vô vi

Tất cả đều chẳng có.

 

(31)

滅未滅不滅

已住則不住

未住亦不住

生未生不生

 

Diệt vị diệt bất diệt

Dĩ trú tắc bất trú

Vị trú diệc bất trú

Sinh vị sinh bất sinh.

 

Diệt, chưa diệt: không diệt

Đã trú thì không trú

Chưa trú cũng không trú

Sinh, chưa sinh: không sinh.

 

(32)

有爲與無爲

非多亦非一

非有無二

此攝一切相

 

Hữu vi dữ vô vi

Phi đa diệc phi nhất

Phi hữu vô nhị câu

Thử nhiếp nhất thiết tướng.

 

Hữu vi và vô vi

Chẳng nhiều cũng chẳng một

Chẳng có không, chẳng cả hai

Đây nhiếp tất cả tướng.

 

(33)

世尊業住

業及果

有情受自業

諸業不失亡

 

Thế Tôn thuyết nghiệp trú

Phức thuyết nghiệp cập quả

Hữu tình thọ tự nghiệp

Chư nghiệp bất thất vong.

 

Thế Tôn thuyết nghiệp trú

Nói thêm nghiệp và quả

Hữu tình thọ tự nghiệp

Các nghiệp không mất hết.

 

(34)

無自性

故業無生滅

由我執造業

執從分別起

 

Dĩ thuyết vô tự tánh

Cố nghiệp vô sinh diệt

Do ngã chấp tạo nghiệp

Chấp tùng phân biệt khởi.

 

Đã nói vô tự tánh

Nên nghiệp không sinh diệt

Do ngã chấp tạo nghiệp

Chấp từ phân biệt khởi.

 

(35)

業若有自性

所感身應常

應無苦異熟

故業應成我

 

Nghiệp nhược hữu tự tánh

Sở cảm thân ưng thường

Ưng vô khổ dị chấp

Cố nghiệp ưng thành ngã.

 

Nghiệp nếu có tự tánh

Thân chiêu cảm phải thường

Phải không khổ dị thục

Vì nghiệp phải thành ngã.

 

(36)

生非有

亦無有

諸行如幻事

陽焰尋香城

 

Nghiệp duyên sinh phi hữu

Phi duyên diệc vô hữu

Chư hành như huyễn sự

Dương diễm tầm hương thành.

 

Nghiệp (từ) duyên sinh chẳng có

Chẳng duyên cũng không có

Chư hành như huyễn sự

Sóng nắng[2], thành Tầm hương[3].

 

(37)

業以惑爲因

行體為惑業

身以業爲因

此三皆性空

 

Nghiệp dĩ hoặc vi nhân

Hành thể vi hoặc nghiệp

Thân dĩ nghiệp vi nhân

Thử tam giai tánh không.

 

Nghiệp lấy hoặc làm nhân

Thể (của) hành là hoặc nghiệp

Thân lấy nghiệp làm nhân

Ba đây đều tánh Không.

 

(38)

無業無作者

無二故無果

無果無受者

是故皆遠離

 

Vô nghiệp vô tác giả

Vô nhị cố vô quả

Vô quả vô thọ giả

Thị cố giai viễn ly.

 

Không nghiệp, không tác giả

Không hai trên (thì) không quả

Không quả (thì) không thọ giả

Cho nên đều viễn ly.

 

(39)

若善知業空

見真不造業

若無所造業

業所生非有

 

Nhược thiện tri nghiệp không

Kiến chân bất tạo nghiệp

Nhược vô sở tạo nghiệp

Nghiệp sở sinh phi hữu.

 

Khéo biết nghiệp là Không

Thấy Chân không tạo nghiệp

Nếu không tạo tác nghiệp

Nghiệp sở sinh chẳng có.

 

(40)

如佛薄伽梵

神通示化身

其所現化身

複現餘變化

 

Như Phật Bạc già phạm

Thần thông thị hóa thân

Kỳ sở hiện hóa thân

Phức hiện dư biến hóa.

 

Như Phật Bạc già phạm

Thần thông bày hóa thân

Phật đã hiện hóa thân

Lại hiện biến hóa khác.

 

(41)

佛所化且空

何況化所化

一切唯分別

彼二可名有

 

Phật sở hóa thả không

Hà huống hóa sở hóa

Nhất thiết duy phân biệt

Bỉ nhị khả danh hữu.

 

Sở hóa (của) Phật còn (là) Không

Huống chi sở hóa (của) hóa (thân)

Tất cả chỉ phân biệt

Hai trên gọi là có.

 

(42)

作者如化身

業同化所化

一切自性空

唯以分別有

 

Tác giả như hóa thân

Nghiệp đồng hóa sở hóa

Nhất thiết tự tánh không

Duy dĩ phân biệt hữu.

 

Tác giả như hóa thân

Nghiệp đồng sở hóa (của) hóa

Tất cả (là) tự tánh Không

Duy lấy phân biệt có.

 

(43)

若業有自性

無涅槃作者

無則業所感

愛非愛果無

 

Nhược nghiệp hữu tự tánh

Vô niết bàn tác giả

Vô tắc nghiệp sở cảm

Ái phi ái quả vô.

 

Nếu nghiệp có tự tánh (thì)

Không niết bàn, (không) tác giả (tạo nghiệp)

Không (tác giả) thì nghiệp sở cảm

Quả ái phi ái không (có).

 

(44)

有或

亦有無

諸佛密意

此難可通達

 

Thuyết hữu hoặc thuyết vô

Hoặc thuyết diệc hữu vô

Chư Phật mật ý thuyết

Thử nạn khả thông đạt.

 

(Trong kinh có chỗ) Nói có hoặc nói không

Hoặc nói cũng có không

Chư Phật mật ý nói

Nạn (vấn) ấy được thông suốt.

 

(45)

色從大種生

則從非真生

非從自性生

彼無非他生

 

Sắc tùng đại chủng sinh

Tắc tùng phi chân sinh

Phi tùng tự tánh sinh

Bỉ vô phi tha sinh.

 

Sắc từ đại chủng sinh

Là từ phi chân (thật) sinh

Phi (chân) từ tự tánh sinh

Kia (: tự tánh) không từ tha sinh.

 

(46)

一中非有四

四中亦無一

依無四大種

其色云何有

 

Nhất trung phi hữu tứ

Tứ trung diệc vô nhất

Y vô tứ đại chủng

Kỳ sắc vân hà hữu.

 

Trong một chẳng có bốn

Trong bốn cũng không một

Dựa không bốn đại chủng

Sắc ấy làm sao có?

 

(47)

最不可取故

由因因亦無

從因生故

有無因非理

 

Tối bất khả thủ cố

Do nhân nhân diệc vô

Tùng nhân duyên sinh cố

Hữu vô nhân phi lý.

 

Gom sắc không thể nắm

Do nhân, nhân cũng không (có)

Sắc từ nhân duyên sinh

Có (mà lại) vô nhân (là) phi lý.

 

(48)

若謂能取色

則無取自體

生心無故

云何能取色

 

Nhược vị năng thủ sắc

Tắc vô thủ tự thể

Duyên sinh tâm vô cố

Vân hà năng thủ sắc.

 

Nếu gọi sắc năng thủ

Thì không (có) tự thể (năng) thủ

Tâm (từ) duyên sinh (ra) mà không (có)

Thế nào năng thủ sắc?

 

(49)

能刹那生心

不取刹那色

云何能通達

過去未來色

 

Năng sát na sinh tâm

Bất thủ sát na sắc

Vân hà năng thông đạt

Quá khứ vị lai sắc.

 

Sát na mà sinh tâm

Không (thể) thủ sát na sắc

Làm sao thông đạt được

Sắc quá khứ, vị lai.

 

(50)

顯色與形色

異性終非有

不應取彼異

許同是色故

 

Hiển sắc dữ hình sắc

Dị tánh chung phi hữu

Bất ưng thủ bỉ dị

Hứa đồng thị sắc cố.

 

Hiển sắc và hình sắc

Dị tánh (của hai sắc) trọn chẳng có

Không nên thủ dị kia

Vì nhận đồng là sắc (pháp).

 

(51)

眼識非在眼

非色非中間

彼依眼及色

偏計即顛倒

 

Nhãn thức phi tại nhãn

Phi sắc phi trung gian

Bỉ y nhãn cập sắc

Biến kế tức điên đảo.

 

Nhãn thức chẳng ở mắt

Chẳng sắc, chẳng trung gian

Kia (: nhãn thức) dựa mắt và sắc

Biến kế tức điên đảo.

 

(52)

若眼不自見

云何能見色

故眼色無我

餘處亦同爾

 

Nhược nhãn bất tự kiến

Vân hà năng kiến sắc

Cố nhãn sắc vô ngã

Dư xứ diệc đồng nhĩ.

 

Nếu mắt không tự thấy

Làm sao thấy được sắc?

Nên mắt, sắc vô ngã

Xứ khác cũng giống đây.

 

(53)

眼由自性空

複由他性空

色亦如是空

餘處空亦爾

 

Nhãn do tự tánh không

Phức do tha tánh không

Sắc diệc như thị không

Dư xứ không diệc nhĩ.

 

Mắt do tự tánh Không

Lại do tha tánh Không

Sắc cũng Không như thế

Xứ khác cũng tánh Không.

 

 

 

(54)

若觸一起

則餘者皆空

空不依不空

不空不依空

 

Nhược xúc câu nhất khởi

Tắc dư giả giai không

Không bất y bất không

Bất không bất y không.

 

Nếu xúc cùng sinh khởi

Thì cái khác đều Không

Không chẳng dựa bất Không

Bất Không chẳng dựa Không.

 

(55)

三非有自性

不住無和合

則無彼性觸

是故受亦無

 

Tam phi hữu tự tánh

Bất trú vô hòa hợp

Tắc vô bỉ tánh xúc

Thị cố thọ diệc vô.

 

Ba (: căn, trần, thức) chẳng có tự tánh

Không trú (thì) không hòa hợp

Tức không có tánh xúc

Cho nên thọ cũng không (có).

 

(56)

彼依外處

而有心識生

是故識非有

如幻如焰空

 

Bỉ y nội ngoại xứ

Nhi hữu tâm thức sinh

Thị cố thức phi hữu

Như huyễn như diễm không.

 

Kia nương nội ngoại xứ

Mà có tâm thức sinh

Cho nên thức chẳng có

Không, như huyễn (sự), sóng nắng.

 

(57)

由依所識生

是故識非有

識所識無故

亦無有識者

 

Do y sở thức sinh

Thị cố thức phi hữu

Thức sở thức vô cố

Diệc vô hữu thức giả.

 

Thức do sở thức sinh

Cho nên thức chẳng có

Thức – sở thức đều không (có)

Cũng không có người biết.

 

(58)

一切無常者

非常無有常

常無常依性

其性豈能有

 

Nhất thiết vô thường giả

Phi thường vô hữu thường

Thường vô thường y tánh

Kỳ tánh khởi năng hữu.

 

Mọi vật đều vô thường

Phi thường (cũng) không có thường

Thường, vô thường dựa tánh

Tánh ấy đâu thể có.

 

(59)

愛非愛顛倒

生貪嗔癡

是故貪嗔癡

非由自性有

 

Ái phi ái điên đảo

Duyên sinh tham sân si

Thị cố tham sân si

Phi do tự tánh hữu.

 

Ái – phi ái: điên đảo

Duyên sinh tham, sân, si

Cho nên tham, sân, si

Chẳng do tự tánh (mà) có.

 

(60)

於彼起貪欲

嗔恚或愚癡

皆由分別生

分別非實有

 

Ư bỉ khởi tham cố

Sân khuể hoặc ngu si

Giai do phân biệt sinh

Phân biệt phi thật hữu.

 

Nơi kia khởi lên tham

Sân khuể hoặc ngu si

Đều do phân biệt sinh

Phân biệt chẳng thật có.

 

(61)

所分別無故

豈有能分別

以是生故

能所別皆空

 

Sở phân biệt vô cố

Khởi hữu năng phân biệt

Dĩ thị duyên sinh cố

Năng sở biệt giai không.

 

Sở phân biệt là không (có)

Đâu có năng phân biệt

Chỉ là do duyên sinh

Năng sở (phân) biệt đều Không.

 

(62)

四倒生無明

見真則非有

此無故行無

餘支亦如是

 

Tứ đảo sinh vô minh

Kiến chân tắc phi hữu

Thử vô cố hành vô

Dư chi diệc như thị.

 

Tứ đảo sinh vô minh

Thấy chân thì chẳng có (vô minh)

Đây (: vô minh) không (có) thì hành không (có)

Những chi khác cũng vậy.

 

(63)

依彼有此生

彼無此不有

有性及無性

爲無爲涅槃

 

Y bỉ hữu thử sinh

Bỉ vô thử bất hữu

Hữu tánh cập vô tánh

Vi vô vi niết bàn.

 

Y kia có đây sinh

Kia không, đây chẳng có

Hữu tánh và vô tánh

(Hữu) vi, vô vi (mà tịch diệt): niết bàn.

 

(64)

諸法因

分別爲真實

即無明

發生十二支

 

Chư pháp nhân duyên sinh

Phân biệt vi chân thật

Phật thuyết tức vô minh

Phát sinh thập nhị chi.

 

Các pháp nhân duyên sinh

Phân biệt làm chân thật

Phật nói đó vô minh

Phát sinh mười hai chi.

 

(65)

見真知法空

則不生無明

此即無明滅

故滅十二支

 

Kiến chân tri pháp không

Tắc bất sinh vô minh

Thử tức vô minh diệt

Cố diệt thập nhị chi.

 

Thấy chân (là) biết pháp không (: các pháp toàn là tánh Không)

Thì không sinh vô minh

Đây tức vô minh diệt

Nên diệt mười hai chi.

 

(66)

行如尋香城

幻事及陽焰

水泡與

夢境旋火輪

 

Hành như tầm hương thành

Huyễn sự cập dương diễm

Thủy bào cập thủy mạt

Mộng cảnh toàn hỏa luân.

 

(Chư) hành như thành Tầm hương

Huyễn sự và sóng nắng

Bọt nước và bóng nước

Cảnh mộng, vòng tròn lửa.

 

(67)

無少自性法

亦非無有法

以從因

法無法皆空

 

Vô thiểu tự tánh pháp

Diệc phi vô hữu pháp

Dĩ tùng nhân duyên khởi

Pháp vô pháp giai không.

 

Không chút tự tánh pháp

Cũng chẳng không có pháp

Vì từ nhân duyên khởi

Pháp – vô pháp đều Không.

 

(68)

以此一切法

皆是自性空

故佛諸法

皆從因

 

Dĩ thử nhất thiết pháp

Giai thị tự tánh không

Cố Phật thuyết chư pháp

Giai tùng nhân duyên khởi.

 

Do đó tất cả pháp

Đều là tự tánh Không

Nên Phật nói các pháp

Đều từ nhân duyên khởi.

 

(69)

勝義唯如是

然佛薄伽梵

依世間名言

施設一切法

 

Thắng nghĩa duy như thị

Nhiên Phật Bạc già phạm

Y thế gian danh ngôn

Thi thiết[4] nhất thiết pháp.

 

Thắng nghĩa chỉ như vậy

Nhưng Phật Bạc già phạm

Dựa danh ngôn thế gian

Thi thiết tất cả pháp.

 

(70)

不壞世間法

真實無可

不解佛所

而怖無分別

 

Bất hoại thế gian pháp

Chân thật vô khả thuyết

Bất giải Phật sở thuyết

Nhi bố vô phân biệt.

 

Không hoại pháp thế gian

Chân thật (thì) không thể nói

Không hiểu điều Phật dạy

Mà sợ (cái) vô phân biệt (bao gồm vô sinh, vô tướng).

 

(71)

依彼有此生

世間不可壞

起即無性

寧有理唯爾

 

Y bỉ hữu thử sinh

Thế gian bất khả hoại

Duyên khởi tức vô tánh

Ninh hữu lý duy nhĩ.

 

Y (pháp) kia có (pháp) đây sinh

Thế gian không thể hoại

Duyên khởi tức vô tánh

Há hữu lý chỉ vậy.

 

(72)

正信求真實

於此無依法

以正理隨求

離有無寂滅

 

Chánh tín cầu chân thật

Ư thử vô y pháp

Dĩ chánh lý tùy cầu

Ly hữu vô tịch diệt.

 

Chánh tín cầu chân thật

Nơi đây không y pháp (: pháp sở y)

Đem chánh lý tùy cầu

Rời có – không: tịch diệt.

 

(73)

了知此

遮遣惡件網

斷除貪嗔痴

趨無染涅槃

 

Liễu tri thử duyên khởi

Già khiển ác kiến võng

Đoạn trừ tham sân si

Xu vô nhiễm niết bàn.

 

Biết rõ duyên khởi đây

Cởi bỏ lưới ác kiến

Đoạn trừ tham, sân, si

Hướng niết bàn vô nhiễm.

 

 

 

4/4/2017



[1] Sở y duyên: là duyên mạnh làm đối tượng y chỉ cho cái khác nương tựa để sinh khởi.

[2] Dương diễm: Sóng nắng là những dợn sóng do hơi nắng bốc lên, làm cho con nai phát sanh ảo tưởng là nước.

[3] Tầm hương thành: thành Càn-thát-bà, thuật ngữ chỉ cho các pháp không thật, ảo hóa. Thần Càn-thát-bà thường dùng ảo thuật mà tạo ra những cảnh thành đô, nhưng những thành ấy trong phút chốc thì tiêu diệt. 

 

[4] Thi thiết: thiết lập và xác định các pháp qua danh ngôn. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2023(Xem: 2240)
Dan Lusthaus là nhà văn và giáo sư người Mỹ chuyên về Phật Giáo. Ông chuyên nghiên cứu về Du-già-hành Tông (Yogācāra – hay còn gọi là Duy Thức Tông). Ông là tác giả của nhiều bài viết và sách. Ông dạy tại Đại Học University of California at Los Angeles (UCLA), Đại Học Tiểu Bang Florida, Đại Học Tiểu Bang Missouri, và vào mùa thu năm 2020 ông là Phó Khoa Nghiên Cứu về Nam Á tại Đại Học Harvard, Massachusetts. Tác phẩm “Buddhist Phenomenology” đã được xuất bản vào năm 2002.
22/12/2020(Xem: 6274)
Duy Thức Học là môn triết học và cũng là môn tâm học. Duy Thức Học được gọi là môn triết học vì môn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh thì rộng lớn bao la không bờn bến và nguyên lý lại nằm trong lãnh vực tánh không, không có hiện hữu và lại còn phức tạp. Duy Thức Học cũng gọi là môn tâm học vì môn học này đứng trên lập trường tâm linh để lý giải vạn pháp mà tâm linh lại sinh hoạt không hiển lộ, khó đưa lên trên bình diện thực tại như khoa học vật lý, nhưng không thể thiếu mặt nó trong mọi sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh. Vì muốn định rõ giá trị sự cấu trúc đa dạng cũng như sự sinh hoạt của vạn hữu vũ trụ nhân sanh trên lãnh vực tâm linh, Duy Thức học thiết lập rất nhiều danh từ chuyên môn để minh giải tường tận mọi mặt từ sự tướng đến lý tánh, từ sai biệt cá thể đến tổ hợp tổng thể và từ cụ thể đơn giản đến chỗ thâm sâu bí ẩn. Trường hợp đây của Duy Thức Học so sánh không khác khoa học vật lý, khoa
06/05/2020(Xem: 5669)
Kính thưa quý đọc giả thân mến, tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân đã được rất nhiều Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni hữu học dịch giải ra Việt Ngữ và cũng đã trình bày qua nhiều lăng kính tư tưởng sáng tạo và nhờ đó nền văn học Duy Thức càng ngày trở nên càng phong phú.
19/05/2018(Xem: 4883)
Tiêu đề trên rút ra từ đoạn kinh TỨ NIỆM XỨ (Trung Bộ Kinh số 10) do ngài Thích Minh Châu dịch: “-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường ĐỘC NHẤT nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ NIẾT BÀN. Đó là Bốn Niệm xứ.” Bài viết này nhắm giải thích 2 ý nghĩa quan trọng của pháp tu TỨ NIỆM XỨ: 1) Là con đường đi đến NIẾT BÀN. 2) Là con đường ĐỘC NHẤT để đi đến đó, không thể đi bằng một con đường nào khác được.
12/05/2018(Xem: 5803)
Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt, Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thànhcâu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lainhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làmnơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa,cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến kháphức tạp.
01/04/2018(Xem: 3979)
YÊU THƯƠNG VÀ TRÁCH NHIỆM THƯỜNG DÂN Nguyên tác: Compassion and Civic Responsibility Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Budapest 2010 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Thực tế, tôi rất vui mừng và cảm thấy vinh dự lớn để đón nhận giá trị này và cũng có cơ hội để nói với những thanh thiếu niên nam nữ. Tôi nghĩ tất cả trông rất rạng rở trong đôi mắt. Một học sinh rất sáng sủa cũng ở đây. (Chỉ vào đầu của ngài và đến một học sinh sói đầu) Tôi nghĩ hai chúng tôi đang tranh đua với nhau. (Cười) Xin lỗi nhe! Vậy thì những thanh thiếu niên này – các cháu là niềm hy vọng căn bản của chúng tôi. Tôi sinh năm 1935, ngay trước thế chiến thứ II; rồi thì chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, sự chia cắt Ấn Độ và nội chiến ở Trung Hoa. Những cuộc chiến tiếp tục cho đến bây giờ, ở châu Phi và Trung Đông.
31/03/2018(Xem: 5611)
Những bài kệ của các thiền sư trong triều đại nhà Lý dưới đây thấy tưởng như là thơ, nhưng không phải hẳn là thơ. Cho nên, nó nên thơ. Nói theo thiền ngôn, thấy vậy chứ không phải vậy nên nó như vậy! Luận theo bạch thoại, thiền sư không làm thơ chỉ ra kệ. Nhưng kẻ nghe kệ tưởng nhầm là thơ ... mộng. Bất chợt, trong khoảng khắc, tâm tư bổng nhiên tịch, tĩnh, tỉnh, tịnh lặng, an nhiên, thanh tịnh nhất. Khi nhậm vận, quan sát những thăng trầm của thế sự trôi qua trước mắt mà trong lòng thanh thản, không còn bận tâm nữa. Khi mà cảnh vui buồn không còn chi phối tâm lòng, được mất không còn tham cầu, thành bại hết hãi sợ. Khi mà quán thấu sinh tử vô thường và khi mà chỉ chiếu kiến nhưng không sở trụ vào sự biến thiên tùy duyên của vạn hữu vô thường đó. Ấy là lúc lấp ló, nhi sinh tánh bất sinh bất diệt của chân tâm.
15/12/2017(Xem: 137898)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
17/10/2017(Xem: 8000)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
06/09/2017(Xem: 7465)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]