Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển thứ 11

16/04/201318:26(Xem: 4655)
Quyển thứ 11

ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC LUẬN

(Siksasamuccaya)

Thích Như Điển dịch

---o0o---

Quyển thứ mười một
Thứ tự Kinh văn số 1636
Bắt đầu dịch từ ngày 26 tháng 11 năm 2004
Nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.

Thanh Tịnh

(Papasodhanam Astamah Paricchedah).

Phẩm Thứ Tám. Phần thứ hai

Luận rằng:

Lại nên biết nói về những việc làm hối lỗi. Như Kinh Kim Quang Minh (Suvaranapraphasottama-Sutra) có kệ nói rằng:

Thập phương trụ thế

Lưỡng túc Thế Tôn

Vì tâm bi mẫn

Chứng biết cho con

Nếu con trước tạo

Bao tội nghiệp dày

Trước thập lực nầy

Sám hối từ nay

Lúc chưa biết Phật

Chưa biết mẹ cha

Ngay cả thiện ác

Con tạo tội tầy

Tự ỷ chủng tộc

Và cậy tài sản

Buông lung ngày tháng

Con tạo tội nầy

Tâm lời nói thảy

Tạo ác nghiệp thay

Mà chẳng thể thấy

Con tạo tội nầy

Do ngu làm ác

Phiền não che tâm

Chẳng trí tuệ nhân

Gần ác tri thức

Vui chơi đắm say

Hoặc nơi ưu si

Tiền lại chẳng đủ

Con tạo tội nầy

Tham cùng siểm trá

Sanh ra keo kiệt

Chẳng gần Thánh Nhơn

Con tạo tội nầy

Gốc dục sanh sợ

Ở trong quá khứ

Chẳng được tự tại

Con tạo tội nầy

Gốc dục si oán

Động đến tâm nầy

Đói khát quẫn bách

Con tạo tội nầy

Ăn uống y phục

Do chỉ ba loại

Tạo thành nhiệt não

Con tạo tội nầy

Thân ngữ ý nghiệp

Ba loại tạo ác

Hình tướng như thế

Con đều sám hối

Như nơi Phật pháp

Cùng chúng Thanh Văn

Chẳng khởi tôn trọng

Con tất sám hối

ở nơi Duyên Giác

Cùng với Bồ Tát

Chẳng sanh cung kính

Con đều sám hối

Hoặc kẻ có đức

Pháp Sư thuyết pháp

Chẳng đón nghinh tiếp

Con đều sám hối

Do khinh chánh pháp

Mà thường vô trí

Chẳng kính cha mẹ

Con đều sám hối.

Mười phương ba đời Phật

Quán sát hộ niệm con

Tâm chở thương vô duyên

Ai nhận con sám hối

Con ở nơi trăm kiếp

Trước đã tạo tội ác

Tâm thường hay ưu sầu

Nguyện mong được tiêu sạch

Tâm lại hay yếu đuối

Sợ những điều tội lỗi

Ở nơi bốn oai nghi

Chưa từng được an lạc

Chư Phật đều đại bi

Trừ những khổ thế gian

Làm nên nguyện nhiếp thọ

Giải thoát những sợ lo

Con xưa tạo các tội

Trước Như Lai sám hối

Nơi Phật nước đại bi

Tẩy rửa phiền não dơ

Lại như tội ác này

Tất cả đều sám hối

Nếu đã gây tội rồi

Tất chẳng thể che dấu

Nếu nghiệp chưa làm đến

Tất cả chẳng tạo lại

Ở thân nghiệp ba loại

Nơi ngữ nghiệp có bốn

Cùng ý nghiệp ba độc

Tất cả đều sám hối

Luận rằng:

Bồ Tát ở chỗ tội phạm, muốn biết nặng nhẹ. Như Kinh Ưu Ba Ly Sở Vấn (Upali-pariprccha) chép rằng: “Đối với căn bản tội mà nói,vậy thế nào là trọng? Phật bảo: Nầy Ưu Ba Ly! Đối với Đại Thừa Bồ Tát; như phạm hằng hà sa số tội tham cùng tội sân, nên đối với Bồ Tát Thừa vì đó mà có so sánh hai tội nầy. Sân thuộc về trọng tội. Vì sao vậy? Nầy Ưu Ba Ly! Kẻ khởi sân hận là lìa bỏ chúng sanh, mà kẻ khởi sự tham lam là yêu mến bảo hộ chúng sanh. Nầy Ưu Ba Ly, nếu yêu mến bảo hộ chúng sinh, tức chẳng tạo phiền não. Đối với Bồ Tát chẳng có hoạnh tai lo lắng. Cho nên nầy Ưu Ba Ly! Nếu có kẻ phạm vào tội tham thế nào đi nữa đều gọi là vô tội. Điều nầy nghĩa là sao? Sự yêu mến bảo hộ chúng sanh là thêm điều tốt đẹp hơn trước, cho nên ta nói chỗ sâu xa có lòng từ bi lân mẫn. Phật bảo nầy Ưu Ba Ly! Bồ Tát nếu chẳng có phương tiện thiện xảo tức là sợ phạm vào tội tham. Nếu Bồ Tát có phương tiện thiện xảo tức sợ phạm vào tội sân; mà chẳng sợ phạm vào việc yêu thương tham đắm khác. Vì sao vậy? Kẻ có phương tiện thiện xảo là đầy đủ bi và trí hai loại, nên chẳng xả lìa chúng sanh. Nếu xả lìa chúng sanh, chỉ có một trí tuệ hiểu rõ về sự khổ không, hoặc chỉ có lòng bi mẫn. Chẳng phải thời gian lâu dài làm cho năng lực phiền não được tiêu diệt giảm dứt”.

Như Kinh Phương Tiện Thiện Xảo chép: “Nầy Thiện nam tử! Giống như kẻ đang giữ ánh sáng, làm cho họ bị trói buộc ở năm nơi, mà nơi chơn ngôn Vua đến cầu pháp ,liền có thể qua khỏi. Do thần lực sáng sủa của chơn ngôn, mà tất cả có thể đoạn trừ những pháp bị trói chặt. Nầy Thiện nam tử! Làm Bồ Tát phương tiện thiện xảo thọ năm dục lạc lại cũng như thế, mà ở nơi chỗ làm chẳng loạn chánh hạnh, nghĩa là nếu ở trí lực thì biến tất cả thành trí tâm. Thanh tịnh những dục lạc sẽ sanh vào cõi Phạm Thế (Trời)”.

Luận rằng:

Ý nghĩa của sân si là gì? Nghĩa là tội lớn của căn bản tánh. Do đây nói rộng ra chẳng sanh phương tiện bi mẫn. Kẻ làm việc giận dữ thật chẳng lợi ích. Gọi là sự mất mát, mà chấp nhận kia tức là trưởng dưỡng phiền não; giảm mất lòng bi mẫn, đây là điều mất mát. Người đoạn gốc như thế sau đây có thể thấy rõ. Nếu Bồ Tát đối với chúng sanh mà mất tâm bi mẫn, tức thời đối với chúng sanh đó giảm mất sự lợi ích lớn lao tương tục. Cho nên phẩm Thánh Đế (Aryasatyaka parivarta) chép rằng: “Nên biết như cha thấy con mà khởi lòng bi mẫn, nghĩa là nếu lìa bỏ thế gian, bỏ sự lợi lạc bi mẫn, tức sẽ xa lìa những bậc trí. Lại nữa chư Bồ Tát siêng ham muốn làm giảm thiểu những lợi lạc. Cho nên nói tham có hai việc khó khăn. Kẻ đắm trước dục lạc giống như người vô trí, sai trái với cha mẹ. Ước muốn hạ liệt sanh khổ não tổn giảm, mất mát. Lại nữa nếu kẻ tham đắm dục lạc, hay hủy phạm cấm giới, xa lìa cảnh người; nên mong cầu dục lạc rồi rơi vào sự khổ não. Do cái thấy không chơn thật nên sự khổ não như là sự khổ não của chính mình. Tuy nhiên chẳng tự tu tập nên khởi sanh hai loại mất mát”.

Như Kinh Nguyệt Đăng chép: “Phật bảo A Nan, giả sử có người từ chân đến đầu bổng nhiên trở thành bị lửa đốt cháy. Lại có người đến nói như thế nầy: Ta khuyên thân ngươi cùng thọ ngũ dục, ca vũ vui chơi. Phật bảo A Nan, Ý ông nghĩ sao? Người ấy có thể khuyên được thân nầy cùng với ngũ dục ca múa vui vẻ chăng? – A Nan bạch rằng: Chẳng được, bạch đức Thế Tôn. Phật bảo A Nan! Người nầy đối với ca vũ, kịch múa do phân biệt mà khởi lên, nên khuyên thân nầy cùng thọ ngũ dục, ca vũ múa hát. Còn Như Lai thì không phải vậy. Ngày xưa khi tu hạnh Bồ Tát thấy các chúng sanh ở ba đường ác khổ và tham lam vô cùng nên tâm chẳng hoan hỷ”.

Luận rằng:

Thế gian có những người con chẳng nhìn nhận cha mẹ . Lại lầm mê mắc bệnh khổ về ơn lớn nầy. Tuy thấy mình vui hoặc gần gũi hay không gần gũi mà lòng thương lại chan chứa ẩn sâu. Giữ gìn pháp lành chớ nên hành tà dục với chúng sanh làm lợi ích hoặc làm tổn hại. Nghĩa là sự trói chặt ham thích của người dục lạc, thì sai trái. Đầy đủ phạm hạnh phải làm sự lợi ích vậy. Nếu Tỳ Kheo nhập vào hành xứ nầy, phải biết cung dưỡng đối đãi như mẹ con. Chẳng nên như kia mà như kẻ phạm hạnh, để thành tựu chúng sanh chẳng bị xa lìa.

Như Kinh Vô Tận Ý chép rằng:” Đúng lúc hoặc chẳng đúng lúc xả bỏ việc làm trái; như thấy chúng sanh tăng thêm lợi ích, hoặc ở nơi học xứ”. Ngoài ra Kinh Phương Tiện Thiện Xảo chép: “Xưa kia có vị Phạm Chí sáng suốt sống đến bốn mươi hai ngàn tuổi nghiêm trì phạm hạnh. Nơi bảy bước đi rồi phát sanh lòng thương tưởng; phạm vào cấm giới rồi thọ khổ nơi địa ngục, chẳng chịu xả bỏ rồi làm cho mạng chung. Nầy Thiện nam tử! Vị Phạm Chí sáng suốt ấy bèn chấp hai bên tả hữu mà nói rằng: Chị gái nầy khởi lên sự ham muốn. Đây là điều chính.

Nầy Thiện nam tử! Như thế ẩn sâu nơi chỗ dục khởi tâm đại bi, trong mười ngàn kiếp thọ khổ luân hồi, sau đó mới trở lại để tu phạm hạnh. Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát phương tiện thiện xảo được sanh cõi Phạm Thế.

Kinh cũng chép:”Nếu có Bồ Tát vì một chúng sanh mà phát khởi căn lành, nơi sắc tướng như kẻ kia rơi vào, trong trăm ngàn kiếp thọ khổ địa ngục bị thiêu đốt. Thế Tôn! Bồ Tát ấy khởi lên tội như thế, chẳng bị khổ nơi địa ngục, nghĩa là do vì một chúng sanh lại chẳng xả lìa căn lành vậy.

Kinh lại chép:”Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát phương tiện thiện xảo mặc tội cực trọng. Hoặc lúc gặp ác tri thức khuyên thành tựu việc chứng đạt Niết Bàn, mà sau đó lại chẳng bị đốt cháy như người kia. Vì sự hóa độ chúng sanh; cho nên ta chẳng khởi tâm như thế, mà như sự luân chuyển để hóa độ chúng sanh. Giả sử nếu là có tội, thì như pháp hành đây nên chẳng bị tội”.

Nầy Thiện nam tử! Nếu kẻ xuất gia Bồ Tát biết phân biệt tạo bốn trọng tội rồi, đó là Bồ Tát đầy đủ phương tiện thiện xảo vậy. Tùy theo đó mà khởi tâm sám hối, nên nói là vô tội.

Như Kinh Bảo Vân chép: “Kẻ tạo tội cực vô gián, nghĩa là làm cho người chết, mà luật Thanh Văn (Sravaka-vinaya) gọi là căn bản tội. Lại nữa như cắt lông cừu, khởi lên tâm bi mẫn nên nói là vô tội. Kẻ tham nầy; Nếu Bồ Tát khởi lòng tham lam giống in sanh vào con đường lành; là chẳng nên sân giận. Như nói phương tiện thiện xảo Bồ Tát ưa làm sự tham lam ám muội; đối với sắc đẹp của người nữ luôn luôn theo đuổi, và muốn nhiều người sanh thân nữ để có cơ hội nhàm chán thân nữ, khi xả bỏ thân nữ rồi liền được tướng trượng phu, thành thân cao đẹp. Phật bảo A Nan! Ngươi thấy việc ấy có công đức không? Tự bỏ chúng sanh chỉ làm như thế, mà khởi sự tham lợi mạnh mẽ, có thể xa lìa chỗ khổ để sanh vào cõi trời, người, cho đến Dược Vương Đại Sĩ. Vì sao mà Bồ Tát khởi sân? Nếu phát khởi phiền não làm sao có thể thí cho người khác được những niềm vui kỳ diệu?”

Luận rằng:

Nếu vì điều ấy mà nghe như thế. Đối với chúng sanh làm lợi ích phương tiện thiện xảo mà khởi tham lam ấy là vô tội. Bồ Tát phương tiện thiện xảo như thế, tạo thêm việc lợi ích, mà chẳng bỏ chúng sanh. Như Kinh chép:”Tuy chưa được vào Thập Địa, Lục Độ, Vạn Hạnh, mà đối với điều cực thiện được tương ưng. Cho nên không dễ sân vậy”.

Lại nữa Kinh Ưu Ba Ly Sở Vấn chép: “Phật bảo nầy Xá Lợi Tử! Bồ Tát có hai tội lớn. Thế nào là hai ? – Nghĩa là tâm sân cùng với si đầy đủ. Cho nên Xá Lợi Tử, trước hết phải chí thành sám hối mười tội lỗi và năm điều tệ hại. Lại càng phải nên sám hối. Nghĩa là giữ gìn mắt, quán tâm, khó chế ngự dừng nghỉ. Hoặc đối với mỗi chúng sanh gồm luôn hai loại. Xá Lợi Tử! Lại cũng nói là có năm tội nặng về ngũ vô gián, là điều Bồ Tát nầy phạm. Hoặc lúc đối với người phụ nữ mà nhiễm hạnh phi pháp dứt bỏ mệnh căn, trộm vật nơi tháp Phật hoặc của tứ phương Tăng. Bồ Tát lúc bấy giờ như phạm tội, nên hướng về trước ba mươi lăm đức Như Lai ngày đêm một lòng sám hối rằng: Con tên là...Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Kim Cang Tiêu Phục Hoại Tán Phật (Vajrapramardi)

Nam Mô Bảo Diệm Phật (Ratnarsis)

Nam Mô Long Tự Tại Vương Phật (Nagesvararaja)

Nam Mô Dõng Mãnh Quân Phật (Virasena)

Nam Mô Cần Dũng Hỷ Phật (Viranandi)

Nam Mô Bảo Hoả Phật (Ratnssri)

Nam Mô Bảo Nguyệt Quang Phật (Ratnacandra-prabha)

Nam Mô Bất Không Kiến Phật (Amoghadarsin)

Nam Mô Bảo Nguyệt Phật (Ratnacandra)

Nam Mô Ly Cấu Phật (Nirmala)

Nam Mô Dõng Thí Phật (Suradatta)

Nam Mô Phạm Đức Phật (Brahma)

Nam Mô Phạm Thí Phật (Brahmadatta)

Nam Mô Thủy Vương Phật (Varuna)

Nam Mô Thủy Thiên Phật (Varunadeva)

Nam Mô Hiền Kiết Tường Phật (Bhadrasri)

Nam Mô Chiên Đàn Kiết Tường Phật (Candanasri)

Nam Mô Vô Biên Uy Đức Phật (Anantaujas)

Nam Mô Quang Kiết Tường Phật (Prabhasasri)

Nam Mô Vô Ưu Kiết Tường Phật (Asokasri)

Nam Mô Na La Diên Phật (Narayana)

Nam Mô Hoa Kiết Tường Phật (Kusumasri)

Nam Mô Tịnh Chiếu Minh Du Hí Thần Thông Phật

Nam Mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật

Nam Mô Tài Kiết Tường Phật (Dhanasri)

Nam Mô Niệm Kiết Tường Phật (Smrtisri)

Nam Mô Thiện Danh Xưng Kiết Tường Phật

(Sutparikirtitanamadheyasri)

Nam Mô Nhơn Đà La Võng Tràng Vương Phật

(Indra-ketudhvajaraja)

Nam Mô Thiện Du Bộ Kiết Tường Phật (Suvikrantasri)

Nam Mô An Tường Hành Phật (Vicitrasamkrama)

Nam Mô Thắng Du Bộ Phật (Vikrantagamin)

Nam Mô Phổ Biến Quang Nghiêm Kiết Tường Phật

(Samantavabhasavyuhasri)

Nam Mô Bảo Liên Hoa Thắng Du Bộ Phật(Ratnapad-mavikramin)

Nam Mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật

(Ratnapadmasupratisthitasailendraraja)

Như thế hiện tiền cho đến tất cả thế giới Như Lai; Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Chỉ có Phật Thế Tôn quán sát hộ niệm. Con ở đời nầy hoặc đời khác. Cho đến vô thỉ trở lại đây sanh tử luân chuyển tạo các nghiệp chướng tội. Hoặc tự làm hoặc bảo kẻ khác làm ; hoặc thấy làm mà vui theo. Hoặc lấy trộm đồ ở tháp; hoặc vật của tứ phương Tăng. Năm vô gián và con đường mười nghiệp chẳng lành. Tự mình làm hoặc bảo người khác làm hoặc thấy người khác làm mà vui theo. Do nghiệp nầy mà hủy báng giới cấm; nên đọa vào địa ngục; hoặc bàng sanh; cảnh giới Diệm Ma. Hoặc sanh biên địa, hạ tiện, hoặc sanh nơi Trường Thọ Thiên. Giả sử được làm người các căn không đầy đủ. Đắm trước nơi tà kiến lìa khỏi nơi Phật xuất thế. Những nghiệp chướng ấy, Phật bậc chân thật huệ, chân thật nhãn, chân thật chứng minh, chân thật số lượng. Tất cả đều biết đều thấy. Nay con tất cả xin sám hối chẳng dám che giấu. Nếu con hủy phạm cấm giới nguyện Phật Thế Tôn quan sát ai mẫn cho con ở đời nầy; hoặc ở kiếp khác. Cho đến từ vô thỉ lại đây sanh tử luân chuyển, thậm chí ở nơi bàng sanh. Hoặc bố thí một mắn cơm, giữ gìn một tịnh giới, hoặc tu phạm hạnh về các thiện căn. Hóa độ chúng sanh phát tâm Bồ Đề và trí vô thượng tất cả căn lành. Xưng tán như thế rồi lại chẳng phải chẳng hồi hướng đến tối thượng tối thắng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề quả. Con nay lại như quá khứ, vị lai, hiện tại ở chỗ chư Phật mà hồi hướng. Có kệ rằng:

Sám trừ tất cả tội

Các phước đều tùy hỉ

Và khuyến thỉnh chư Phật

Diễn thuyết vô thượng đạo

Quá khứ và vị lai

Hiện tại người trong đời

Vô biên công đức hải

Tất cả quy mạng lễ.

Nầy Xá Lợi Tử! Bồ Tát ở trước ba mươi lăm đức Như Lai như thế mà sám hối rồi, thì chư Phật tùy theo sự biết mà ủng hộ, tội được thanh tịnh. Do tội thanh tịnh rồi, liền ở trước chư Phật Thế Tôn, như thế mà giải thoát, lợi ích chúng sanh, hiện thành tướng tốt. Do đây mà kẻ ngu phu sanh nơi khác được sự hóa độ, liền sanh nghi hoặc. Cho đến tất cả Thanh Văn cùng chúng Duyên Giác cũng chẳng có thể làm cho kẻ đã tạo những tội ác được vào thanh tịnh địa. Nếu chư Bồ Tát đối với danh hiệu của chư Phật Như Lai mà thường hay trì tụng ngày đêm ba thời, chuyển hóa chánh pháp ra khỏi tội kia, được Tam Ma Địa. Gọi đây là hối quá và việc làm đối trị “.

Luận rằng:

Đọc tụng kinh điển thâm sâu tội kia được diệt như Kinh Năng Đoạn Kim Cương (Vajracchedika) Bát Nhã Ba La Mật Đa nói:”Lại nữa Tu Bồ Đề! HoặcThiện nam tử Thiện nữ nhơn ! Thọ trì đọc tụng kinh nầy; có kẻ khinh chê. Vì sao vậy? Vì người nầy đời trước đã tạo các tội nghiệp; đáng đọa vào đường ác. Do thấy việc như thế mà người đời nay khinh chê vậy. Tội nghiệp đời trước liền được tiêu trừ, được Phật Bồ Đề vậy”.

Luận rằng:

Tin hiểu tánh không được tội ác thanh tịnh. Kinh Như Lai Tạng (Tathagatakosa-Sutra) chép: “Phật bảo: Nầy Ca Diếp! Có mười đường bất thiện nghiệp. Đó là đại tội. Tối trọng là kẻ sát sanh. Nghĩa là hoặc giết cha, đoạn mệnh Duyên Giác. Tối nặng là lấy đồ vật, là đoạt lấy tài vật của Tam Bảo. Tối nặng là dục tà hạnh, nghĩa là khởi tâm ô nhiễm với mẹ và Vô Học Ni. Tối nặng là vọng ngữ, nghĩa là nói ta đây là Như Lai. Tối nặng là lưỡng thiệt, nghĩa là với Thánh Chúng nói lời ly gián. Tối trọng là ác khẩu, là hủy báng Thánh Hiền. Tối trọng của ỷ ngữ , là xảo quyệt phù phiếm, loạn các pháp dục. Tối trọng của tham là đối với chánh đạo mà khởi tâm xâm phạm tài lợi. Tối trọng của sân là nơi ngũ vô gián tội chẳng có tâm bi mẫn. Tối trọng của tà kiến, là rộng nói chỗ chấp trước, thâm hiểm ác kiến.

Nầy Ca Diếp! Nếu một chúng sanh có đủ mười nghiệp bất thiện như thế là tội trọng. Như Lai do nhân duyên mà tuyên nói pháp yếu, vì làm cho ngộ nhập vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ mệnh, vô tác, vô thọ. Kẻ tạo là huyễn hóa; mà các pháp tánh là phiền não tánh. Nhập các pháp giải thoát, tự thể sẽ sáng tỏ. Tin hiểu nơi pháp, có nhiều loại thanh tịnh. Ta chẳng nói có chúng sanh đọa nơi ác thú đó!”

Kinh Tịnh Chư Nghiệp Chướng chép: “Lại nữa Văn Thù Sư Lợi! Nếu Bồ Tát quán phi luật là luật; tức thấy tội chẳng phải tội. Quán cảnh giới luân hồi tức là cảnh giới Niết Bàn. Nghĩa là thấy các phiền não là duyên sanh , nên biết người nầy được nghiệp thanh tịnh”.

Lại nữa Kinh Đệ Lý Tam Muội Da Vương chép về những việc đối trị đó rằng: :”Nếu nhắm mắt lại để quán nhân duyên đối với chư Phật và Bồ Tát; thì tụng một trăm chữ Minh tám ngàn biến rồi; khi mở mắt ra liền thấy Phật và Bồ Tát. Liền lìa được tội cấu. Hoặc đi nhiễu tháp Phật bên phải, tụng đọc tám ngàn biến trước tháp tượng kinh điển. Tùy theo mỗi trường hợp như nghi thức có nói rộng”.

Lại nữa Kinh Tôn Na Đà La Ni (Cundadharani) chép: “Nếu niệm tụng rồi, cho đến trong mộng thấy được tướng thì tội kia liền mất. Nếu thấy thiên nữ mang sữa và đồ ăn đến liền lìa được tội kia. Hoặc thấy mặt trời, mặt trăng mọc lên giữa hư không trong đó lửa cháy mạnh, trâu nước , người to cao lớn đen thấy sợ mà chạy. Hoặc trong mộng thấy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni Chúng; hoặc cây nhũ mộc, hoa trắng, bò trắng, đỉnh núi, thuyền bè, đại điện đường; nơi tòa Sư Tử ngồi nghe diệu pháp , nên biết đó là tất cả tướng làm tội sẽ tiêu diệt”.

Lại nữa như trong phẩm Như Lai Hình Tượng (Tathagatabimba-parivarta) nói về việc làm đối trị rằng: “Giống như có người bất tịnh nơi thân hôi thối khó ưa, lấy nước tẩy rửa cho hương thơm vào, mùi hôi liền tiêu sạch. Như thế tạo tội ngũ vô gián là đầy đủ những việc làm trong con đường mười nghiệp bất thiện. Nếu được tín giải của Như Lai mà tạo những hình tượng Phật liền được lìa xa những tội kia. Do vô tội ấy mà trí huệ thù thắng đủ tâm Bồ Đề . Do sự thù thắng ấy, mà xuất gia kiên trì tịnh giới”.

Như Kinh Hoa Tích Đà La Ni (Puspakutadharani) chép rằng : “Lúc bấy giờ Sư Tử Du Hí Như Lai đương ở đời, trải qua trăm ngàn năm bố thí những diệu lạc. Lúc ấy đức Như Lai sau khi vào Niết Bàn bắt đầu làm pháp xá lợi. Nếu có người phát tâm Bồ Đề mang một cành hoa đến cúng dường Phật; chấp tay xưng danh hoặc dùng nước trong sạch; hay dùng hoa tẩm hương , đèn hoa cho đến thân hành đi một bước mà xưng rằng: Nam Mô Phật. Đối với đức Sư Tử Du Hí Như Lai chớ nên nghi hoặc. Trong một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp chẳng thể đọa vào ác đạo; tức chẳng có nơi nào như ở đây”.

Lại nữa Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương chép rằng: “Nếu trì ngũ giới, thập giới Bồ Tát bốn giới trọng. Xuất gia Tỳ Kheo hai trăm năm mươi giới. Tỳ Kheo Ni năm trăm giới (ba trăm bốn mươi tám giới). Như ở chỗ thọ, hoặc có hủy phạm, sẽ đọa vào đường ác; nếu có người chuyên niệm danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Như đây mà cúng dường , người ấy quyết định chẳng đọa vào đường ác”.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn bảo Ngài A Nan rằng :”Nếu ta xưng tán đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai có công đức, cũng vì cảnh giới thậm thâm của chư Phật . Ngươi chẳng nên nghi hoặc mà sanh thật tín chăng?”

Lúc bấy giờ Ngài Huệ Mạng A Nan Đà bạch Phật rằng :”Kính bạch đức Thế Tôn: Con đối với kinh Như Lai thuyết chưa bao giờ sanh nghi hoặc. Vì sao vậy? – Vì tất cả thân ngữ ý của Như Lai đều tập trung những thiện hạnh, chẳng có phần nào là không thanh tịnh cả. Kính bạch đức Thế Tôn! Mặt trời mặt trăng là rất cao tột; đầy đủ ánh sáng có thể chiếu dọi xuống mặt đất. Diệu Cao Sơn Vương lại có thể khuynh động; mà lời chư Phật cuối cùng không thể thay đổi được. Kính bạch đức Thế Tôn! Chỉ có lòng tin của chúng sanh không đủ khi nghe nói đến cảnh giới thậm thâm của chư Phật, liền nói rằng: Do đâu mà chỉ niệm danh hiệu của một đức Như Lai, mà liền được công đức thù thắng như thế? Do sự chẳng tin nầy, liền sanh tâm hủy báng. Ở trong đêm dài đánh mất sự lợi lạc”.

Phật bảo A Nan rằng: “Nếu nghe tên vị Phật kia mà đọa vào ác thú, thì chẳng thể nào như thế được. Nầy A Nan! Đây là cảnh giới thậm thâm của chư Phật. Khó có thể tín hiểu được. Nầy A Nan! Ngươi là kẻ tín giải nên biết tất cả đức Như Lai nhờ uy thần mà kiến lập ; chẳng phải các Thanh Văn, Duyên Giác chưa chứng nơi các địa; duy trừ những bậc Nhất Sanh Sở Hệ Đại Bồ Tát. Cho nên Kinh kia lại nói rằng: Nếu có tịnh tín Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn, Ưu Ba Sắc Ca (Ưu Bà Tắc), Ưu Ba Tư Ca (Ưu Bà Di) , đầy đủ tám phần trai giới, trong một năm ba năm thọ trì học xứ nầy. Do thiện căn đây mà nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới của đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Nếu được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai người này khi lâm chung có tám vị Đại Bồ tát đều dùng thần thông đến chỉ đường . Lại có nhiều màu sắc, mà trong đời hy hữu khó có; những hoa sen quý tự nhiên hóa sanh; hoặc là ở nơi thiên thượng . Khi sanh về đó như thế mà đầy đủ thiện căn. Ở nơi vô cùng tận đó lại chẳng sợ bị đọa vào ác đạo. Ở cõi trời kia hết rồi lại sanh làm người, làm Chuyển Luân Thánh Vương, thống lãnh cả bốn châu thiên hạ”.

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Hết quyển thứ mười một

---o0o---

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]