Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 5

27/06/201101:54(Xem: 2412)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 5

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn 5)

Hỏi:Ở trong ba cõi, trên trời dưới đất, cõi này phương khác,sáu đường bốn châu, quầnsanh muôn loài, tất cả đều học Phật, chẳng biếtthuở xưa Phật trước học ai mà chứng Bồ-đề, đời tônlà Phật ?

Câuhỏi này nói gọn cho dễ hiểu: Hiện giờ tất cả chúng tatôn sùng Phật, học theo đức Phật. Vậy khi xưa Phật họcai mà thành Phật ?

Ðáp:Phật vốn không học, do tỏ ngộ trí tự nhiên vô sư, phápthân rộng lớn, tròn đồng thái hư, chân không trong lặngnhiệm mầu, lặng sáng không gì trên, cao vượt khỏi ba cõi,ngang khắp mười phương, suốt cả xưa nay, nghiễm nhiên thườngtrụ, vô vi vô tướng, chánh giác Bồ-đề, chẳng sanh chẳngdiệt, ứng hiện còn mãi, tuyệt không gì sánh bằng, đờitôn là Phật. Lại nói: Phật là tánh giác, chúng sanh là tìnhmê. Phật giác ngộ pháp tánh tròn sáng, lóng trong, nhất nhưkhông tịch; chúng sanh thì mê tình vọng khởi mãi mãi thọthân trong ba cõi. Nên kinh Lăng Nghiêm nói: "Thanh tịnh sẵnvậy, tại sao chợt sanh núi sông, quả đất ?".

Hỏixưa đức Phật học ai, đáp rằng đức Phật không học ai,Ngài tỏ ngộ trí tự nhiên vô sư rồi Ngài nhận ra Pháp thânrộng lớn tròn đồng thái hư, thường trụ chẳng sanh chẳngdiệt, nên người đời tôn xưng Ngài là Phật.

Nhưchúng ta đã biết, ngày xưa đức Phật lúc còn làThái tử, Ngài rời hoàng cung để đi tu, Ngài cũng tìm tớicác vị đạo sĩ để tu. Ðầu tiên Ngài gặp nhóm đạo sĩBạt-già, nhóm này tu khổ hạnh để cầu sanh về cõi Trờichớ không cầu giác ngộ, giải thoát. Thái tử thấy cáchtu của họ không đúng với mục tiêu mình nhắm, nên Ngàibỏ đi. Ngài tìm đến núi Tần-già gặp đạo sĩ A-la-lam,chỉ trong một thời gian ngắn Thái tử đã thâu nhiếp hếtpháp yếu của A-la-lam chứng từ sơ thiền đến vô sở hữuxứ định. Nhưng hướng tu của A-la-lam không đạt đến chỗgiải thoát như ước nguyện của Thái tử, nên Ngài từ giãra đi, tìm đến đạo sĩ lừng danh là Uất-đầu-lam-phất.Ở Uất-đầu-lam-phất Ngài tu không bao lâu đạt được tầngThiền cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng định. Pháp tuUất-đầu-lam-phất không khác đạo sĩ A-la-lam, nên Thái tửcũng từ giã vị này vào rừng tu khổ hạnh một mình. Tháitử tu khổ hạnh trong rừng theo sử kể lại đến sáu năm,thân thể còn da bọc xương mà vẫn không đạt được mụcđích, cho nên Ngài từ bỏ. Sau cùng Ngài ăn uống lại bìnhthường rồi đến dưới gốc cây Bồ-đề ngồi Thiền, saubốn mươi chín ngày đêm Ngài chứng đạo tức là tỏ ngộpháp thân. Như vậy sự tỏ ngộ của Ngài không có ai dạy,nên Ngài tuyên bố ta học đạo không có thầy. Do thiền địnhmà trí vô sư Ngài sáng tỏ, tức là ngộ được Pháp thânthành Phật. Ðiều này cho chúng ta thấy rằng mục đích củaThái tử đi tu là giải thoát sanh tử, muốn đạt được điềuđó phải nhận ra Pháp thân bất sanh bất diệt. Thế nhưngcác vị đạo sĩ dạy tu cuối cùng chỉ chứng đến phi tưởngphi phi tưởng định, nên Ngài không chấp nhận từ giã họra đi. Vì giác ngộ thành Phật tức là ngộ được trí vôsư hay Pháp thân không sanh không diệt tròn sáng trùm khắp.Từ đó Ngài tuyên bố thoát ly sanh tử, không còn sanh trởlại trong tam giới nữa. Mục tiêu mà Ngài tìm kiếm bao nămđã được khám phá. Như vậy thành Phật, tỏ ngộ trí vôsư, hay chứng pháp thân tên gọi tuy khác nhưng chỉ có mộtkết quả là giác ngộ giải thoát.

NơiThái tử có trí vô sư, vậy nơi chúng ta có không? - Trí vôsư ai ai cũng có, muốn chứng được chúng ta phải thiền địnhnhư Thái tử Tất-đạt-đa khi xưa. Chúng ta tu chủ yếu làgạn lọc hết vọng tưởng cho tâm an định. Khi tâm an địnhtrí vô sư hiển hiện rõ ràng, chúng ta thấy biết đúng nhưthật. Thấy biết như thế không ai dạy chúng ta cả, PhậtTổ, thầy bạn chỉ trợ duyên thôi, chính chúng ta phải tựtu, chớ không ai tu thế được. Chúng ta học nơi sách vởthì sách vở chỉ là phương tiện, còn tu để phát minh trívô sư mới là đạt đến chỗ cứu cánh. Như những nhà báchọc muốn có những phát minh mới, họ phải đóng cửa phòngthí nghiệm, ngồi trong đó nghiền ngẫm suốt tháng suốt năm,cho tới một lúc nào đó họ phát minh ra điều mà họ đangtìm kiếm. Vậy sự phát minh đó ai dạy? Nếu có người dạythì không gọi là phát minh, không có người dạy mà biếtlà do trí vô sư phát sáng chớ gì? Như vậy bất luận làngười thế gian hay người tu nếu dồn hết tâm lực vào mộtviệc, tâm an định thì trí vô sư nơi mình hiện sáng, chớkhông có gì lạ hết. Ai có trải qua những kinh nghiệm nàythì không có nghi ngờ. Nếu ngộ lớn thì nhận ra pháp thân,ngộ nhỏ thì chợt hiểu nghĩa lý thâm sâu của câu kệ haybài kinh mình học từ lâu mà không hiểu. Lúc đó đâu cóthầy dạy, chỉ do tâm định rồi phát sáng, đó là trí vôsư đã có sẵn nơi mỗi người, không phải là cái mới lạhay ai cho, cũng không phải một mình Thái tử mới có mà chínhlà cái có sẵn nơi mỗi người. Thái tử ngộ trí vô sư nênngười đời mới tôn Ngài là Phật. Trí vô sư chỉ cho Phậtpháp thân, Phật pháp thân mới không sanh không diệt. Còn PhậtThích Ca ở Ấn Ðộ thì có sanh có diệt, nếu Ngài không diệtthì ngày nay chúng ta gặp Ngài. Như vậy, tất cả chúng taai cũng có Phật pháp thân và ai cũng có sắc thân phàm thếtục, sắc thân phàm thế tục thì tạm bợ sanh diệt, phápthân thì bất sanh bất diệt thoát ly sanh tử mới là tốithượng, ai nhận ra Phật pháp thân và hằng sống với phápthân gọi là chứng quả Phật. Còn nếu mang thân này mà khôngngộ được Phật pháp thân, dù cho tài giỏi tới đâu cũngchưa phải là Phật. Sau đây Ngài dẫn kinh Lăng Nghiêm: Bảnthể vốn thanh tịnh, tại sao chợt sanh ra núi sông, quả đất,con người muôn vật. Thì đây trả lời:

Dạyrằng:

Chântánh lóng trong, vốn không có mờ tối. Vọng từ không dấylên mà cảm đến gió thức. Song do gió thức thổi cho tâmđộng, nhân tâm lay động mà kích phát thêm gió cảnh. Nhângió cảnh nổi dậy mãnh liệt nên khởi vọng niệm. Do mộtniệm vọng sanh mà ba cõi bắt đầu thành lập. Ba cõi bêntrong là sắc thân của ta; ba cõi bên ngoài tức là trời đất,thế giới, núi sông, quả đất, hết thảy muôn vật.

Ðứngvề mặt chân tánh thì bản thể lóng trong không mờ tối,nhưng vọng từ tâm rỗng lặng dấy khởi, do đó sanh ra gióthức, gió thức thổi làm cho tâm động, do tâm dao động kíchphát thêm gió cảnh, nhân gió cảnh nổi dậy mãnh liệt nênkhởi vọng niệm. Tại sao tâm đang yên lặng lại chợt sanhgió thức ? Ví dụ như chúng ta đang ngồi yên, tâm không suynghĩ gì hết. Bất chợt nhớ đến chuyện hôm qua, vừa dấyniệm nhớ là thức phân biệt theo liền, nào là chuyện hômqua hay dở, tốt xấu, đúng sai, thành ra có vọng tưởng nhấtđịnh. Ðó là gặp gió cảnh thổi tới làm tâm dao động.Tâm dao động rồi khởi suy nghĩ thêm về việc xảy ra hômqua hay dở, đúng sai, tốt xấu... Vọng niệm dấy khởi liênmiên, nên vọng sanh ra ba cõi. Ba cõi bên trong là sắc thân,ba cõi bên ngoài là trời đất núi sông muôn vật. Như vậyđể thấy rằng có lúc tâm mình rất yên tỉnh, chợt có mộtniệm dấy lên tức là gió thức nổi dậy, nếu chúng ta chạytheo niệm phân biệt thì gió nghiệp cảnh thổi đến làm chotâm ta dao động nhiều hơn.

Vídụ chúng ta đang ngồi yên chợt nhớ hôm qua cô A nói mìnhcâu: Cô đó giả bộ tu hành. Vọng niệm này vừa dấy lênchúng ta liền phân biệt cô A nói như vậy là khinh khi mình.Niệm phân biệt tiếp theo là động lực thúc đẩy mình đứngdậy đi kiếm cô A để trách móc. Do đó sanh ra đủ thứ chuyệnlôi thôi. Như vậy để thấy rằng chúng ta ai cũng sẵn cótâm thể thanh tịnh, nhưng chợt bất giác để vọng niệmdấy khởi, mà vọng niệm dấy khởi thì có đủ thứ âm thanhhình tướng, đủ chuyện phải quấy, hơn thua, vui buồn, sướngkhổ v.v... Nếu người biết tu ngay lúc vừa dấy niệm biếtnó là hư dối, không theo thì lần hồi vọng niệm sẽ thưadần. Ðối với cảnh bên ngoài cũng bớt tâm phân biệt trởvề với cái tâm nguyên thủy sẵn có của mình. Tóm lại khởiniệm phân biệt, nên tạo nghiệp đi trong sanh tử. Niệm khởikhông theo thì sống với tâm như như dứt sanh tử, rất đơngiản. Thế nên biết thì thấy ý nghĩa của sự tu hành, khôngbiết thì thấy cực nhọc, ngồi lâu đau chân, gục lên gụcxuống không ích lợi chi cả. Tuy nhiên, tu đạt tới chỗ thôngsuốt rồi thì công phu nhẹ nhàng và tâm lúc nào cũng sángsuốt an vui.

Giảirằng:

Thanhtịnh đến tột cùng thì sáng thông, đạt tịch và chiếuthì bao gồm cả hư không, rồi nhìn trở lại thế gian, giốngnhư việc trong mộng. Pháp thân trong trẻo và lặng lẽ vốnkhông có nhơ sạch riêng khác, chân tánh lắng trong, đâu cóThánh phàm sai biệt. Ðều bởi có mê ngộ, đến nỗi khiếnthành chẳng đồng. Kinh nói: Bốn đại vốn không, năm uẩnchẳng phải có. Từ không mà khởi vọng, rồi vọng sanh mọithứ sắc. Ðã trái với lẽ không sanh không hóa, lại hằngcó hóa, có sanh. Trọn là buông tâm phóng chạy, hoàn toàn khônggiác tánh hồi quang, lấy huyễn làm chân, trái không theo sắc.Bản tánh chân như từ ban sơ, vốn tròn sáng, rỗng lặng vôvi, từ khi huyễn có sắc thân, vọng thức, mà kết nhân kếtquả, vọng sự vọng lý, vọng tạo vọng làm, vọng nghiệpvọng duyên, vọng năng vọng sở, vọng tưởng vọng chấp,thấm thêm vào sự mê hoặc mà thành thân, đi đi lại lại,theo nghiệp thọ báo. Thức thần đã theo nghiệp, rồi theonghiệp thọ thân, ra nơi này vào nơi kia, bỏ kia sanh đây,lên xuống trong sáu đường, qua lại nơi ba cõi lành dữ chẳngđồng, muôn loài sai khác, giàu sang nghèo hèn, tùy hạnh nghiệpmà sanh, chẳng phải không nhân mà mong được quả. Thế gianmộng huyễn, há được dài lâu ? Muốn chứng chân thường,hãy xuất gia theo Phật, học đạo vô thượng, vượt cao lênquả thù thắng. Ðạo vô thượng, tức là pháp tánh chân như.Nếu ngộ pháp tánh chân như, trong trẻo tròn đầy, rỗng rangvắng lặng, thì vọng tình dần dần dứt sạch, chánh giáctrong sáng tròn thành, không xưa không nay, vượt cao lên ba cõi,chẳng sanh chẳng diệt, ngang khắp mười phương, tròn đồngthái hư, bình đẳng như vậy, hằng chứng Bồ-đề.

Thanhtịnh đến tột cùng thì sáng thông, đạt tịch và chiếuthì bao gồm cả hư không, rồi nhìn trở lại thế gian, giốngnhư việc trong mộng.Nếu tâm thanh tịnh thì thấu suốt lý tịch và chiếu. NgàiVĩnh Gia Huyền Giác nói "tỉnh tỉnh lặng lặng phải, tỉnhtỉnh vọng tưởng sai". Tỉnh tỉnh là chiếu, lặng lặng làtịch. Ngược lại "lặng lặng tỉnh tỉnh phải, lặng lặnghôn trầm sai". Lặng lặng là tịch, tỉnh tỉnh là chiếu.Ðó là gốc của sự tu, nếu thiếu một trong hai cái thì sựtu không đạt kết quả. Tịch mà chiếu, chiếu mà tịch. Chúngta ngồi Thiền tỉnh sáng mà không vọng tưởng thì đúng,còn tỉnh táo mà vọng tưởng đủ thứ thì sai. Ngược lạinếu ngồi Thiền tâm lặng lẽ mà tỉnh sáng thì đúng, nếutâm lặng lẽ nhưng mơ mơ ngủ gục thì sai. Như vậy chiếumà tịch hoặc tịch mà chiếu thì đúng, nếu chiếu mà loạntưởng hoặc tịch mà hôn trầm vô ký thì sai. Tự mình xétlại công phu của mình thì biết đúng sai, không nên để lệchhai yếu tố chính đó. Chúng ta rà soát lại pháp mình đangtu thì không lầm lẫn. Nếu đạt được tịch và chiếu thìbao gồm cả hư không, nhìn lại thế gian thấy như việc trongmộng.

Nhữngpháp hữu vi hữu hình thì hữu hoại, vô thường chi phốikhông chừa một ai, từ những cảnh vật chung quanh cho đếnthân này, chẳng khác nào nằm ngủ mê, mộng thấy đủ thứ,khi thức dậy thì không có gì cả. Ðó là lẽ thật mỗi ngườichúng ta nên chiêm nghiệm cho kỹ để lo tu.

Phápthân trong trẻo và lặng lẽ vốn không có nhơ sạch riêngkhác, chân tánh lắng trong, đâu có Thánh phàm sai biệt. Ðềubởi có mê ngộ, đến nỗi khiến thành chẳng đồng. Kinhnói: Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải có. Từ khôngmà khởi vọng, rồi vọng sanh mọi thứ sắc. Ðã trái vớilẽ không sanh không hóa, lại hằng có hóa, có sanh. Trọn làbuông tâm phóng chạy, hoàn toàn không giác tánh hồi quang,lấy huyễn làm chân, trái không theo sắc.

Ýđoạn này nói rằng chúng ta có tánh giác sáng suốt mà bỏgiác chạy theo mê, tức là bối giác hiệp trần. Pháp thânhay chân tánh của chúng ta vốn trong trẻo lặng lẽ, khôngnhơ sạch không Thánh phàm, bởi có mê có ngộ nên chẳng đồngnhau. Thân tứ đại chẳng thật có, năm uẩn sắc, thọ, tưởng,hành, thức vốn không. Do từ cái thể chân không không giữtự tánh, nên khởi vọng tưởng thành ra có đủ thứ sắc,như vậy đã trái với cái lẽ không sanh không hóa của phápthân, cho nên sanh sanh hóa hóa liên tục. Chúng ta mãi buôngtâm chạy theo ngoại cảnh, không chịu xoay lại tánh giác củamình - tức là không hồi quang phản chiếu. Chúng ta lầm chocái sắc thân bốn đại năm uẩn tạm bợ giả dối này làthật, bỏ cái thể không, chạy theo hình sắc bên ngoài. Nhưtrước có nói chúng ta chạy theo âm thanh sắc tướng mà quênmình có cái hay nghe hay thấy không tướng mạo, không có gìphá hoại được nó.

Bảntánh chân như từ ban sơ, vốn tròn sáng, rỗng lặng vô vi,từ khi huyễn có sắc thân, vọng thức, mà kết nhân kếtquả, vọng sự vọng lý, vọng tạo vọng làm, vọng nghiệpvọng duyên, vọng năng vọng sở, vọng tưởng vọng chấp,thấm thêm vào sự mê hoặcmà thành thân, đi đi lại lại, theo nghiệp thọ báo.

Ðoạnnày Ngài nói cũng hết tình hết lý. Từ ban sơ bản tánh củachúng ta vốn tròn sáng rỗng lặng, nhưng khi huyễn có sắcthân rồi thì sanh vọng thức, kết nhân kết quả và sanh rađủ thứ vọng sau này. Ngài thấy thân là huyễn, còn chúngta thấy thân huyễn hay thật? Trả lời được điều nàylà xác định rõ rệt hướng đi của mình. Nếu thấy thânhuyễn thì đang đi trên con đường giác ngộ, nếu thấy thânthật thì đang đi trên con đường mê lầm. Tuy nhiên nhiềukhi chúng ta tự mâu thuẫn với mình, miệng thì nói tôi muốnđi đường giác ngộ, nhưng ý lại tham đắm sắc thân, vìcho sắc thân là thật. Như vậy, tu thì muốn giác ngộ, màthấy sắc thân này là thật, ý muốn nó tồn tại lâu dài,thế là mê. Do đó chúng ta thường bị cái mâu thuẫn làmkhổ mình: đi tu thì nguyện đi theo con đường giác ngộ củaPhật Tổ, mà cứ quay đầu nhìn theo hướng mê của phàm phu,làm sao thấy đường giác mà đi ? Cho nên tiến không nổimà lùi cũng không xong. Có người tu năm bảy năm mà chẳngthấy an lạc chỉ thấy toàn phiền não ! Thỉnh thoảng tôinghe một số người tu kể người này sân giận nhiều, ngườikia lắm phiền não, người nọ hay cãi lẫy với huynh đệ,ít nghe họ nói đến tâm định trí sáng, thấy thân này nhưhuyễn, mọi việc xảy ra không còn dính mắc. Nếu nói chuyệnđang đi trên đường giác ngộ như ý nguyện ban đầu củamình thì vui lắm. Như vậy muốn tu tiến chúng ta phải khẳngđịnh hướng nhắm của mình, đi đường nào phải hướngtheo lối ấy. Việc này rất dễ và đơn giản, chúng ta nhấtđịnh phải chọn một bỏ một: hoặc thấy thân này huyễn,hoặc thấy thân này thật.

Thấythân huyễn là thấy bằng tâm chớ không phải nói suông bằngmiệng. Thấy thân huyễn thì bị mắng chưởi thậm tệ cũngkhông buồn, được khen ngợi tâng bốc cũng không mừng, khổvui được mất không làm động tâm v.v... Nếu miệng nói thântôi huyễn hóa, nhưng ai chê một câu là mặt bí xị ý khôngvui, ai khen một lời là mặt mày hớn hở, nhớ mãi không quên,đó là thấy thân tôi thật. Cứ lấy cây thước tám gió đolòng mình thì biết rõ ta thấy thân huyễn hay thật. Chúngta phải mạnh dạn chọn một bỏ một, để khẳng định hướngđi của mình. Trong số Tăng Ni ở đây (Thiền Viện Trúc Lâm),khi đi tu ai cũng phát nguyện đi trên con đường giác ngộcho đến ngày viên mãn, quyết chí như vậy thật là phi thường.Song vào chùa một thời gian cạo tóc, thọ giới xong, lý đángphải tu tiến, nhưng thỉnh thoảng cũng có người sụt lùi,hoặc lọt hẳn xuống hố mê. Tôi thấy thương quá đưa gậykéo họ lên, đẩy đi một hồi lại lọt xuống nữa. Cứkéo lên lọt xuống hoài, thật khổ cho kẻ rơi xuống mà cũngnhọc nhằn cho người kéo lên ! Thế nên tôi mong quí vị pháttâm đi tu phải giữ tâm nguyện như lúc ban đầu thì thànhđạo có dư. Muốn thế phải thật sự thấy thân như huyễn.Chúng ta sống mấy mươi năm tưởng chừng dài lắm, thậtra ngày qua ngày, hết sáng tới tối, loay hoay nhìn lại mấychục năm thấy như giấc mộng. Nếu thấy thân này như huyễn,cuộc sống như giấc mộng thì không có chuyện phiền nãoxảy ra. Tại không chịu hồi quang phản chiếu, cứ phóng tâmchạy theo cảnh, nên mới sanh ra các thứ: vọng sự vọng lý,vọng tạo vọng làm, vọng nghiệp vọng duyên, vọng năng vọngsở, vọng tưởng vọng chấp, thấm sâu vào tạng thức trởthành mê hoặc, do hoặc tạo nghiệp, mà có thân thọ báo đitrong tam giới.

Thứcthần đã theo nghiệp, rồi theo nghiệp thọ thân, ra nơi nàyvào nơi kia, bỏ kia sanh đây, lên xuống trong sáu đường,qua lại nơi ba cõi lành dữ chẳng đồng, muôn loài sai khác,giàu sang nghèo hèn, tùy hạnh nghiệp mà sanh, chẳng phải khôngnhân mà mong được quả. Thế gian mộng huyễn, há đượcdài lâu ? Muốn chứng chân thường, hãy xuất gia theoPhật, học đạo vô thượng, vượt cao lên quả thù thắng.

ÐâyNgài nói thêm, nếu chúng ta mê muội thì thần thức sẽ theonghiệp thọ thân trong ba cõi sáu đường, tùy theo nghiệp đãtạo mà thọ quả báo tốt xấu khác nhau. Thế nên, trên thếgian từ thân người cho đến cảnh sống chung quanh không aigiống ai cả. Trong đoạn này có một câu. Muốn chứng chânthường, hãy xuất gia theo Phật,tôi xin sửa "Muốn chứngchân thường hãy khéo tu học Phật" cho phù hợp với hoàncảnh hiện tại. Vì người tại gia hay xuất gia nếu khéotu học Phật đều có lợi ích. Theo quan niệm của quần chúng,muốn giác ngộ giải thoát thì phải xuất gia, cạo tóc mặcáo nhuộm vào chùa ở. Như thế thì những người lỡ có giađình con cái muốn giác ngộ giải thoát phải làm sao ? Bỏgánh nặng cho người khác gánh để đi tu phải không ? Mộtngười cho đến một ngàn người như thế thì ai lo cho giađình, ai lo xây dựng xã hội đất nước ? Con cái lớn rồinó tự lo liệu còn có thể được, nếu con mới năm ba tuổibỏ lại cho vợ hoặc chồng nuôi làm sao nuôi nổi ? Có nhữngtrường hợp ban đầu ham tu quá bỏ vợ con vô chùa, tu mộtthời gian thấy vợ con nheo nhóc rồi hoàn tục lo cho vợ con.Như vậy đạo đời gì cũng dở dang không trọn vẹn. Cho nêntôi khuyên quí vị đã lỡ có gia đình, muốn giác ngộ giảithoát hãy noi theo gương ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ, Ngài làmquan, thê thiếp nhiều, mà lúc sắp tịch, quí bà khóc lóc,Ngài vẫn tự tại ra đi không chút lưu luyến. Tu như Ngàimới giỏi, học tu theo Phật mà không xa lánh gia đình xã hội,tu như vậy không ai than phiền trách móc mìnhchi cả. Nếu ai cũng vô chùa tu hết thì nguy lắm.

Ðạovô thượng tức là pháp tánh chân như. Nếungộ pháp tánh chân như, trong trẻo tròn đầy, rỗngrang vắng lặng thì vọng tình dần dần dứt sạch, chánh giáctrong sáng tròn thành, không xưa không nay, vượt cao lên ba cõi,chẳng sanh chẳng diệt, ngang khắp mười phương, tròn đồngthái hư, bình đẳng như vậy, hằng chứng Bồ-đề.

Ðoạnnày nói về kiến tánh tức là nhận được bản tánh củamình, nên mới diễn tả bản tánh tròn sáng trong trẻo lặnglẽ. Nhưng vì dấy niệm tạo nghiệp mà có sanh tử. Nếu biếtthân sanh tử là huyễn hóa, cảnh vật không thật thì trởvề thể tánh trong sáng tròn lặng ấy. Ngược lại thì cứchìm đắm không biết chừng nào ra khỏi.

ThânPhật siêu ba cõi,
Tịchquang đầy thái hư.
Hiệnhình trăng trong nước,
Mãilàm thầy trời người.
Âm:
Phậtthân siêu tam giới,
Tịchquang mãn thái hư.
Hiệnhình thủy trung nguyệt,
Vĩnhtác thiên nhân sư.
ThânPhật siêu ba cõi, tịch quang đầy thái hư. ThânPhật tức là Pháp thân vượt ra ba cõi: dục giới, sắc giớivà vô sắc giới, lặng lẽ sáng suốt đầy cả thái hư. Tịchlà lặng, quang là sáng tức là tỉnh, ai ngồi Thiền mà tâmlặng và tỉnh là đang sống với Pháp thân của chính mình.Hiệnhình trăng trong nước, mãi làm thầy trời người.Báothân hay ứng thân do Pháp thân ứng hiện, giống như có bóngmặt trăng hiện trong nước là do mặt trăng thật trên hưkhông. Ví dụ đêm rằm trời không mây, chúng ta nhìn vào hồnước trong thấy có bóng mặt trăng hiện dưới đáy nước,mặt trăng dưới đáy hồ nước là bóng chớ không phải mặttrăng thật ? Nếu thật thì ta thử vớt xem có vớt đượckhông ? Nếu nói không thì sao có mặt trăng dưới nước ?Thấy có mặt trăng mà vớt không được, cho nên không phảithật có. Thấy rõ ràng có bóng mặt trăng nên không phảithật không. Cũng vậy hóa thân, báo thân của Phật hiện rađể làm thầy trời người đó là từ pháp thân ứng hiện,giống như bóng mặt trăng hiện trong nước, không phải thậtcó cũng không phải thật không. Cho nên Phật Thích Ca đã thànhPhật, thân ba mươi hai tướng tốt sáng chói như vàng ròngmà vẫn bị vô thường chi phối, ngày nay chỉ còn một chútít xá lợi Phật thờ trong các bảo tháp rải rác trên khắpthế giới mà thôi.

Hỏi:Hai ngôi Phật và pháp, ngôi nào trước, ngôi nào sau ? Nếunói Phật có trước, Phật nàynươngtheo pháp nào mà được thành đạo nên gọi là Phật ? Nếubảo pháp có trước, pháp này do Phật nào nói nên gọi làpháp?

Lạihỏi: Thế nào là Phật pháp trước sau ?

Ðáp:Phật vốn có trước pháp, cũng có sau pháp.

Hỏi:Thế nào là Phật pháp trước sau?

Ðáp: Nếu y cứ chân như thật tế, thì chân Phật không hình,tròn đồng thái hư, đối diện ở trước mắt, lặng sángkhông gì trên, đâylà Phật thật không hình tướng, Phật có trước.

Ðoạnnày nêu lên câu hỏi: Phật có trước hay pháp có trước,nếu Phật có trước thì Phật nương pháp nào tu để đượcthành Phật ? Nếu nói pháp có trước thì pháp này do Phậtnào nói ? Câu trả lời không dứt khoát: Phật có trước phápmà cũng có sau pháp. Hỏi: Thế nào là Phật pháp trước sau? Ðáprằng: Nếu y cứ Phật pháp thân thì Phật có trước.

Lạinói:
Tacó một thân Phật,
Ngườiđời ít kẻ biết.
Khôngmột giọt tro bùn,
Khôngmột điểm màu sắc.
Vàngròng khó đúc thành,
Gỗđá khó chạm khắc.
Thợtrời tạo chẳng nên,
Trộmđất trộm chẳng được.
Nướclửa chẳng can chi,
Nghiễmnhiên gió chẳng khác.
Lặngsáng đầy thái hư,
Ðoannghiêm rất kỳ đặc.
Trònsáng có một thân,
Hóathân ngàn trăm ức.
Âm:
Ngôhữu nhất khu Phật,
Thếnhân thiểu giả thức.
Vônhất trích hôi nê,
Vônhất điểm thái sắc.
Hoànkim nan đào dung,
Mộcthạch nan tạc khắc.
Thiêncông tạo bất thành,
Ðịađạo thâu bất đắc.
Thủyhỏa bất thường can,
Nghiễmnhiên phong bất thắc.
Tịchquang mãn thái hư,
Ðoannghiêm thậm kỳ đặc.
Viênminh hữu nhất khu,
Hóathân thiên bá ức.
Ngàinói thêm bài kệ để giải thích ý nghĩa Phật có trước:Tacó một thân Phật, người đời ít kẻ biết.Ai cũng cómột vị Phật mà ít ai biết đến vị Phật đó. Khôngmột giọt tro bùn, không một điểm màu sắc.Vị Phậtđó không do tro bùn làm nên, cũng không có điểm màu sắcgì cả. Vàng ròng khó đúc thành, gỗ đá khó chạm khắc.Dùng vàng ròng đúc không được vị Phật này, dùng gỗ khắcchạm cũng không được. Thợ trời tạo chẳng nên, trộmđất trộm chẳng được.Thợ khéo ở trên trời cũngkhông tạo được, mà kẻ trộm ở dưới đất cũng khôngăn cắp được vị Phật này. Nước lửa chẳng can chi,nghiễm nhiên gió chẳng khác.Vị Phật này vào nước khôngchìm, gặp lửa không cháy, gió thổi chẳng rung rinh. Lặngsáng đầy thái hư, đoan nghiêm rất kỳ đặc.Phật phápthân lặng lẽ rỗng sáng tròn đầy như thái hư, rất trangnghiêm và kỳ đặc. Tròn sáng có một thân, hóa thân ngàntrăm ức.Thể thì tròn sáng cómột, khi ứng hóa thì có trăm ngàn muôn ức thân.Phậtpháp thân là Phật thật có sẵn nơi mọi người, chớ khôngriêng của ai. Về sau, người đời không nhận được Phậtpháp thân, nên mới dùng phương tiện đắp thành tượng Phật.Tượng Phật là Phật có hình tướng phỏng theo dáng hóa thânhoặc báo thân mà đắp, chớ Phật thật thì không có thân.

NênThiền sư Xuyên Lão nói: "Phật vàng chẳng độ lò đúc, Phậtgỗ chẳng độ lửa, Phật đất chẳng độ nước".

Tụng:
BaPhật hình nghi chẳng phải chân,
Conngươi trong mắt trước mặt xem.
Nếuhay biết được trong nhà báu,
Hoanúi chim kêu một dáng xuân.
ỨngPhật, Hoá Phật, đều không thật,
Bónghình muôn thứ thảy là quyền.
Cáigì có tướng đều hư vọng,
ChânPhật không hình vốn tự nhiên.
Âm:
TamPhật hình nghi tổng bất chân,
Nhãntrung đồng tử tiền diện nhân.
Nhượcnăng thức đắc gia trung bảo,
Ðềđiểu sơn hoanhất vạn xuân.
ỨngPhật, Hóa Phật giai vô thật,
Ảnhtượng thiên bang tổng thị quyền.
Phàmsở hữu tướng giai hư vọng,
ChânPhật vô hình bổn tự nhiên.
NênThiền sư Xuyên Lão nói: "Phật vàng chẳng độ lò đúc, Phậtgỗ chẳng độ lửa, Phật đất chẳng độ nước.Câu này Thiền sư Xuyên Lão lặp lại câu nói của ngài TriệuChâu. Ngài Triệu Châu nói: Phật vàng không độ đượclò đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất khôngđộ được nước, Phật thật ngồi ở trong.Tượng Phậtbằng vàng nếu để vào lò đúc thì không độ được lòđúc, mà bị lò đúc nung chảy ra nước; tượng Phật bằnggỗ đem để vào lửa bị lửa đốt thành tro. Tượng Phậtbằng đất đem để vào nước, nước thấm ướt, đất rãra. Bây giờ có thêm Phật xi-măng, Phật thạch cao không độđược cáicái búa, vì búađập vào thì xi-măng bể, thạch cao bể. Chỉ có ông Phậtngồi ở trong điện Tỳ-lô của mỗi người, là không cóthứ gì làm tiêu hoại được. Khi Phật ấy hóa hiện thânra thì độ được tất cả mọi chúng sanh. Ngài Xuyên Lãotụng thêm:BaPhật hình nghi chẳng phải chân, con ngươi trong mắt trướcmặt xem.Ba hình chỉ cho Phật bằng vàng, Phật bằng gỗ,Phật bằng đất. Phật được tạc bằng một trong ba chấtloại ấy dù có khéo đẹp thế mấy cũng không thật. Phậtthật ở trong thân giả của mỗi người giống như con ngươisáng nằm trong mắt ở trước mặt. Phải ngay đó mà nhậnchớ đừng tìm kiếm ở đâu xa.

Nếuhay biết được trong nhà báu, hoa núi chim kêu một dáng xuân.Nếu biết được mình có kho báu, tức là nhận được tánhPhật chân thật của mình thì nhìn hoa dại mọc ở kẽ đátrên núi, nghe tiếng chim hót trên cành cây, thấy đâu đâucũng là cảnh xuân tươi đẹp. Ai biết trở về tánh Phậtchân thật của chính mình thì tất cả cảnh, tất cả hiệntượng bên ngoài đều tươi sáng đẹp đẽ như hoa chim trongmùa xuân.

ỨngPhật, Hóa Phật đều không thật, bóng hình muôn thứ thảyđều quyền.Phật ứng thân, Phật hóa thân đều khôngphải Phật thật, vì có hình có bóng tất cả đều là quyềnlà tạm không phải thật. Cái gì có tướng đều hư vọng,chân Phật không hình vốn tự nhiên.Chỉ có vị Phậtchân thật không hình tướng là tự nhiên sẵn vậy. Ngài XuyênLão tụng như thế để nhắc chúng ta nhớ trở về với vịPhật thật của mình, không mắc kẹt nơi âm thanh, sắc tướnggiả dối bên ngoài.

Hỏi:Thế nào Pháp có trước ?

Ðáp:Nếu y cứ pháp tánh tịch diệt, thì chân kinh không quyển,rỗng trơn bặt dấu vết, nghĩa ấy như sao trời sáng rực,lặng lẽ quên lời, biển chân giáo sóng bủa mênh mông, baola pháp giới, lặng lẽ sáng soi tự tại, suốt tột xưa nay,dọc ngang khắp trời đất, đây là chân kinh không quyển,pháp có trước. Nếu y cứ pháp tịch diệt, đó là pháp trướcPhật sau.

Thôngthường ai cũng hiểu theo lịch sử thì, đức Phật Thích Casau khi thành đạo nói pháp trong bốn mươi chín năm, dạy chomọi người tu hành hiện còn ghi chép trong Tam tạng kinh điển,pháp đó có sau, Phật có trước, vì Phật thành đạo rồimới nói pháp. Nhưng ngài Chân Nguyên lại nói pháp có trước,nên ở đây nêu câu hỏi: Thế nào là pháp có trước ?Ðây giải thích pháp có trước là pháp tánh tịch diệt sẵncó của tất cả chúng ta, do ngộ được pháp đó mới thànhPhật, nên nói pháp có trước, Phật có sau. Pháp này cũnggọi là chân kinh không quyển. Bởi vì pháp này chỉ cho thểchân thật không có tướng mạo, nên không có dấu vết củavăn tự, không có lời ghi chép, không có sách in thành quyển,đó là cái tịch diệt sẵn có muôn đời.

Kinhnói :
Cácpháp từ xưa nay,
Tướngthường tự vắng lặng.
Phậttử hành đạo rồi,
Ðờisau được làm Phật.
Âm:
Chưpháp tùng bản lai,
Thườngtự tịch diệt tướng.
Phậttử hành đạo dĩ,
Laithế đắc tác Phật.
Tấtcả chư Phật đều nhân nơi pháp tánh tịch diệt mà đượcthành Phật. Nên kinh Lăng Già nói: "Lìa tướng văn tự, lìatướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên, dứt mọi hí luận,mới có thể chứng Phật". Nên biết, pháp tánh tịch diệtlà thầy chư Phật, đây là pháp trước Phật sau. Vì vậykinh nói: "Có Phật không Phật, pháp tánh vẫn thường trụ.Có kinh không kinh, pháp thân vẫn hằng như vậy". Một phápmà có ngàn tên, ứng với duyên mà lập hiệu, chân Phật,chân kinh, pháp tánh pháp thân vốn đồng một thể, không cótướng khác. Nếu có người huệ lớn, trí bậc thượng, chóngngộ chân không, pháp tánh như vậy, chân Phật không hình,chân kinh không quyển, chân đạo không lý, chân pháp khônglời, sẽ sớm được viên chứng quả Bồ-đề.Cácpháp từ xưa nay, tướng thường tự vắng lặng, Phật tửhành đạo rồi, đời sau được làm Phật.Các pháp từ xưa tới giờ,tướngnóthườngvắnglặng, người Phật tử đời này hành đạo rồi, đời sausẽ được làm Phật. Ngày xưa có một Thiền tăng nghe haicâu kệ đầu: "Các pháp từ xưa nay tướng thường tự vắnglặng", Ngài nghi ngờ tại sao các pháp từ xưa đến nay tướngthường tự vắng lặng? Ngài ôm ấp thắc mắc mãi trong lòng.Một sáng mùa xuân đang ngồi trước cửa chùa, thấy muônhoa đua nở và nghe chim hoàng oanh đậu trên cành hót líu lo,Ngài hoát nhiên ngộ đạo, liền đọc tiếp hai câu thơ:
Xuânđến trăm hoa nở,
Hoàngoanh hót trên cành.(1)

Ngàingộ là vì nhận ra rằng, các pháp thể tánh nó vốn lặnglẽ, mà tướng của nó thì tùy duyên, duyên hợp thì muônsự muôn vật hiện tiền, như hoa nở chim hót khi mùa xuânđến. Ngộ đạo là thấy cùng tột bản thể của sự vật,cũng như nhận ra thể tánh của chính mình, đồng thời cũngbiết rõ tướng dụng sinh động của các pháp không lầm lẫn.Người học đạo thấu suốt cùng tột chỗ này thì khôngnhững đời sau thành Phật mà ngay hiện tại cũng đã giácngộ.

Tấtcả chư Phật đều nhân nơi pháp tánh tịch diệt mà đượcthành Phật. Nên kinh Lăng Già nói: "Lìa tướng văn tự, lìatướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên, dứt mọi hí luận,mới có thể chứng Phật".Chứng Phật quả là không mắckẹt ở văn tự, không mắc kẹt ở lời nói, cũng không mắckẹt ở cái tâm duyên theo cảnh, dứt hết những bàn luận suông mới chứng được Phật quả. Chứng Phật quả là ngộđược pháp tánh tịch diệt, pháp tánh ấy lìa tất cả tướngvăn tự, ngôn ngữ, tâm duyên, hí luận. Nên biết pháp tánhtịch diệt là thầy chư Phật, đây là pháp trước Phật sau.Phật do ngộ pháp tánh tịch diệt mà thành Phật, nên nóipháp có trước, Phật có sau. Vì vậy kinh nói: Có Phật,không Phật, pháp tánh vẫn thường trụ, có kinh không kinh,Pháp thân vẫn hằng như vậy.Dù cho có Phật ra đời haykhông Phật ra đời, pháp tánh vẫn thường trụ không biếnđổi. Dù có kinh hay không có kinh, Pháp thân vẫn hằng nhưvậy. Pháp tánh hay Pháp thân không rời nhau. Một pháp màcó ngàn tên, ứng với duyên mà lập hiệu, chân Phật, chânkinh, Pháp tánh, Pháp thân vốn đồng một thể, không có tướngkhác.Nói thì có nhiều tên như chân Phật, pháp tánh, phápthân... nhưng thể của nó thì đồng không khác.

Nếucó người huệ lớn, trí bậc thượng chóng ngộ chân không,pháp tánh như vậy, chân Phật không hình, chân kinh không quyển,chân đạo không lý, chân pháp không lời, sẽ sớm đượcviên chứng quả Bồ-đề.Nếu người có trí tuệ lớn bậc thượng thì mau ngộ đượclý chân không. Ðây nói chân Phật không hình, chân kinh khôngquyển, chân đạo không lý, chân pháp không lời. Bây giờchúng ta thấy tượng Phật đúc bằng đồng hay thạch cao,xi-măng, hoặc gỗ, đó là Phật tượng, có tướng giả dối.Còn chân Phật thì không hình tướng, vì Phật thật là Phậtpháp thân bất sanh bất diệt. Còn Phật hóa thân như PhậtThích Ca ở Ấn Ðộ sống tám mươi năm cũng là Phật sanhdiệt. Chân kinh không quyển là chỉ cho pháp tánh, không phảiquyển kinh bằng giấy mực chữ nghĩa. Chân đạo thì khôngcó lý lẽ còn lý lẽ không phải là chân. Chân pháp khôngcó lời, lời nói ngôn ngữ là do niệm khởi; niệm khởi lờinói là tướng sanh diệt không phải là chân. Người ngộ đượcnhư thế thì chứng quả Phật viên mãn.

Phápthân thanh tịnh Phật vô tướng,
Tịchquang tròn lặng đồng hư không.
Hìnhnghi chẳng mượn dùng tiếng cầu,
Dungmạo dính gì với sắc pháp.
Muônpháp đồng về biển tánh chân,
Mộttrần chẳng nhiễm vốn nguồn linh.
Rànhrành hiển hiện chân thân Phật,
Lồlộ Như Lai đối mặt luôn.
Âm:
Thanhtịnh pháp thân vô tướng Phật,
Tịchquang viên trạm đẳng hư không.
Hìnhnghi phi giả dĩ thanh cầu,
Dungmạo khởi quan ư sắc pháp.
Vạntượng đồng qui chân tánh hải,
Nhấttrần bất nhiễm bổn linh nguyên.
Ðườngđường hiển hiện Phật chân thân,
Lộlộ Như Lai thường đối diện.
Phápthân thanh tịnh Phật vô tướng, tịch quang tròn lặng đồnghư không.Pháp thân tức Phật thân không tướng mạo, nhưng ánh sánglặng lẽ trùm cả hư không. Hình nghi chẳng mượn dùngtiếng cầu, dung mạo dính gì với sắc pháp.Hình tướngkhông thể dùng tiếng mà cầu được, dung mạo không dínhdáng gì với sắc pháp. Tóm lại: Pháp thân thanh tịnh lặnglẽ, hằng giác hằng tri không có tướng mạo nên không dínhdáng gì với mọi hình sắc, âm thanh.Muônpháp đồng về biển tánh chân, một trần chẳng nhiễm vốnnguồn linh.Biển pháp tánh chân thật là thể của muôn pháp, nên muônpháp thảy đều trở về đó. Nếu không nhiễm một tí bụitrần ấy là trở về nguồn linh của chúng ta. Rành rànhhiển lộ chân thân Phật, lồ lộ Như Lai đối mặt luôn.Người trở về nguồn linh thì chân thân Phật hiện rõ ràng,không bị che khuất, cho nên nói: Như Lai luôn luôn đối diệnở trước mắt. Như Lai là tên khác của Pháp thân, Pháp thânthường hiển lộ ngay trước mắt của mọi người. Trong nhàthiền có một từ ngữ kiến tánh, kiến tánh tức là nhậnra Pháp thân hay thấy tánh, nhưng thấy bằng cách nào, bằngcái nhìn của con mắt phải không ? Thấy tánh tức là nhậnra nơi mình có tánh thấy chân thật, nếu không có tánh thấythì chúng ta không thể nhận thấy được tất cả ngườivật chung quanh. Tuy nhiên, người sáng mắt thấy người thấyvật biết mình có tánh thấy, vậy người mù mắt không thấycảnh vật họ có tánh thấy không ? Họ không thấy sự vậtnhưng họ thấy tối đen, cái nhận biết của họ hiển lộở các cơ quan khácnhư mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm v.v...

Trongkinh Lăng Nghiêm đức Phật dạy Ngài A-nan về tánh thấy quaví dụ nắm tay và con mắt. Phật dạy người không có bàntay thì tuyệt nhiên không có nắm tay, còn người mù mắt thìkhông phải hoàn toàn không thấy. Cho nên Phật bảo ngài A-nan:

-Ông thử ra đường hỏi những người mù anh thấy cái gì? Chắc chắn người mù trả lời: thấy trước mắt tối đen.

NgàiA-nan bạch Phật:

-Người mù thấy tối đen sao gọi là thấy ?

Phậtdạy:

-Người mù thấy tối đen so với người sáng mắt ở trongphòng tối, hai cái tối ấy có khác nhau không ?

-Không khác.

-Nếu người mù khi chữa lành bệnh, mắt sáng thấy đượccảnh vật, cũng giống như người mắt sáng ở trong nhà tốicó đèn sáng, họ cũng thấy cảnh vật.

Nhưvậy, ai cũng có cái thấy hết, nhưng người sáng mắt thìnhìn thấy người thấy vật rõ ràng, người mù thì thấyở trước tối đen. Tánh thấy lúc nào cũng hiện tiền trướcmắt mình, nhưng không bao giờ mình dùng mắt thấy nó được,song biết mình có tánh thấy là khi mình thấy người vậtbên ngoài. Vì nó không có hình tướng làm sao thấy đượcnó ? Như vậy thì mọi người đều có cái hay thấy, tứclà có tánh thấy, mà có tánh thấy là một phần Pháp thânhiển lộ, đó là Như Lai lồ lộ ngay trước mặt. Nên nhớlồ lộ trước mặt không phải Phật hiện trước mặt mìnhthấy bằng mắt, mà Như Lai lồ lộ ở sáu căn của mình,tại mình không chịu nhận. Chúng ta có thói quen hễ thấyngười thì khởi nghĩ người đó tên gì, đẹp xấu, tánhtình dễ chịu hay khó chịu, dòng suy tư kéo đi một mạch,cái thấy không dừng ngang chỗ thấy, mà cái thấy theo dòngnghĩ tưởng nên quên mất tánh thấy, nên chư Tổ dạy chúngta đối duyên xúc cảnh thấy như mù, nghe như điếc. Nếuthấy người thấy vật mà không khởi niệm đẹp xấu, nghemà không phân biệt dở hay đó là thấy như mù nghe như điếc.Giả sử chúng ta thấy có một người đi ngang qua, nếu khôngđể ý phân biệt, có ai đó hỏi: Cô có thấy người đi ngangqua không ? - Có. Nhưng hỏi: Người ấy đẹp hay xấu, cao haythấp... ? Ðáp: Không biết. Như vậy là thấy tức như khôngthấy. Chúng ta thì không như thế mà thấy cái gì là phảiphăng tìm cho ra gốc rễ, đó là chạy theo vọng tưởng phânbiệt, mà quên Như Lai ở nơi mình đang hiển lộ.

Nếuluận về pháp văn tự đó là Phật trước, pháp sau. Vì sao? Bởi chư Phật lúc tột ban đầu tu hành, là tự chứng cănbản trí tuệ, pháp tánh tịch diệt mà được thành Phật.Ðến khi thành Phật xong, mới nương nơi hóa thân trăm ứcở cõi biến hóa, vận dụng thần thông, thị hiện mọi thứ,sau đó nói rộng các thứ ngôn từ, các thứ thí dụ, cácthứ cơ quan, các thứ nghĩa lý, sắn bìm lá bối, kết tậpvăn tự, nương sự mà đặt tên, kinh này luận nọ, sắp xếpthứ tự rồi gom lại làm từng quyển, thành tạng kinh mườihai bộ, rồi để lại lời dặn dò, lưu truyền ở đời,mở rộng phương tiện chỉ đường, chỉ lối mà tiếp hóachúng sanh.

Nếucăn cứ vào ba tạng giáo điển thì Phật có trước, phápcó sau, vì đức Phật Thích Ca thành Phật rồi mới thuyếtpháp giáo hóa chúng sanh. Pháp do Phật nói được ghi chép lạithành pho thành quyển, đó là Phật trước pháp sau. Trong đoạnnày có những từ ngữ hơi khó hiểu đó là"sắn bìm lá bối".Ngày xưa ở Ấn Ðộ ghi chép những lời Phật dạy trên lábối rồi kết lại thành thiên. Sau này con ngườivăn minh tiến bộ, sản xuất giấy mực, những lời Phậtdạy được in trên giấy thành quyển hẳn hoi, lưu truyềncho chúng ta học đến ngày nay. Chữ sắn bìm là chỉ cho nhữngdây leo, ý nói những lời Phật dạy dù được ghi chép đểlại thành ba tạng Kinh, Luật, Luận, cũng chỉ là phương tiệnđể cho chúng sanh nương theo tu hành, nó không phải là Phápthân chân thật của chúng ta.

LờiPhật dạy được kết tập lại thành tạng gồm mười haibộ.

1-Khế kinh: Là những lời Phật dạy đúng với chân lý đượcghi lại bằng văn xuôi.

2-Ứng tụng: Khi có duyên cớ gì đó, Phật phát lên những lờitụng.

3-Ký biệt: Thọ ký riêng từng đệ tử tu hành bao nhiêu kiếpthành Phật ở đâu...

4- Trùngtụng: Khi giảng xong bài kinh, Phật lập lại ý trên bằngbài tụng.

5- Tựthuyết: Phật tự kêu các Tỳ-kheo lại thuyết giảng, khôngchờ thưa hỏi.

6-Nhân duyên: Tùy theo nhân duyên mà Phật giải thích về nhânduyên các pháp.

7-Thí dụ: Khi giảng muốn cho dễ hiểu Phật cho ví dụ.

8-Bổn sự: Kinh kể lại những đời quá khứ của Ngài.

9- Bổnsanh: Kinh Phật kể lại những đời quá khứ của đệ tử.

10-Phương quảng: Những bài kinh có ý nghĩa rộng lớn.

11-Vị tằng hữu: Kinh nói lên điều chưa từng có ở đệ tử.Ví dụ ngài A-nan là thị giả chưa từng có. Phật cần cáigì vừa ngó là Ngài biết đem tới liền.

12-Luận nghị: Kinh bàn luận, phán đoán đúng sai, chân giả đểcho người học nắm vững để tu.

Mườihai bộ kinh không phải là mười hai bộ riêng biệt, mà làmười hai thể loại nói kinh của Phật, trong một quyển kinhcó nhiều thểloạinhưkinhPháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm... Trong kinh có mỗi phần riêng nóivề lý nghĩa riêng gọi là một bộ. Kinh điển có mấy ngànquyển, Phật nói không ngoài mười hai thể loại này.

Chúngsanh ban đầu nương theo kinh giáo mà xuất gia học đạo, minhtâm kiến tánh, thành công chứng quả, đây là Phật trướcpháp sau. Nếu người lượng cao, đủ đại trí tuệ, liềnchóng ngộ trí tự nhiên, không Phật, không kinh, không thầy,Pháp thân vốn rỗng lặng, cùng Phật bình đẳng, quán thậttướng của thân, quán Phật cũng vậy. Bởi, quán thật tướngcủa thân, tức là Pháp thân rỗng rang diệu hữu, Phật vàta đều vô tướng, trong lặng nhiệm mầu, nhất như, trònđồng thái hư, chân không bình đẳng. Dù học ngàn kinh muônluận, rốt ráo cũng không vượt ngoài lý này, cuối cùng làviên chứng Phật Pháp thân.

Chúngsanh nương theo Pháp Phật dạy tu hành ngộ đạo chứng quảPhật cũng gọi là Phật trước pháp sau. Nếu người nào cótrí tuệ rộng lớn, chóng ngộ trí vô sư không Phật khôngkinh, không thầy, Pháp thân vốn rỗng lặng, cùng Phật bìnhđẳng. Chúng ta học tất cả Kinh tất cả Luận và tu đểchứng được Pháp thân,Pháp thân thì không cònngôn ngữ, không còn giáo lý để học, chỉ là thể tánh tịchdiệt sẵn có của tất cả chúng ta. Phật chứng được Phápthân, chúng ta tu cũng chứng được Pháp thân, đó là chỗbình đẳng rốt ráo.

*


(1)Pháp Hoa Giảng giải (Thích Thanh Từ) trang 112
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn3)

VI-

Ðạt-maTây đến một chữ không,
Toàny tâm địa để dụng công.

Chínnăm ngó vách không lời nói,

Mộtsớm truyền tâm Huệ Khả thông.

Âm:

Ðạt-maTây lai nhất tự vô,
Toànbằng tâm địa dụng công phu.
Cửuniên diện bích vô ngôn thuyết,
Nhấtđán truyền tâm Huệ Khả sư.
Ðạt-maTây đến một chữ không, toàn y tâm địa để dụng công.Chínnăm ngó vách không lời nói, mộtsớm truyền tâmHuệ Khả thông.Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa không truyền dạy mộtchữ, nên nói một chữ không, Ngài chỉ nương nơi pháp môntâm địa để chỉ dạy người dụng công tu. Trong nhà Phậtthường nói tâm địa, tâm là tâm con người, địa là đất.Tâm địa chỉ cho tâm chân thật của chúng ta giống như mặtđất, tất cả người vật trên thế gian đều nương nơiđất mà đứng vững sanh tồn. Cũng thế tất cả những điềuthấy nghe, hiểu biết cũng đều lưu xuất từtâm, tâm tạo thành tất cả cho nên nói là tâm điạ.Suốt chín năm ở chùa Thiếu Lâm Tổ ngồi ngó vách khôngnói một lời, một hôm ngài Thần Quang tìm tới cầu chỉdạy, Tổ truyền cho pháp an tâm, Ngài ngộ cho nên được đổitên là Huệ Khả, nên nói Huệ Khả thông. Thần Quang trướckhi gặp Tổ đã dụng công tu hành đáng kể, nhưng chưa ngộ.Nghe Tổ Bồ-đề-đạt-ma từ Ấn Ðộ sang ở tại chùa ThiếuLâm, bèn đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Tổvẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Ngàitự nghĩ: "Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nayta chưa được một trong muôn phần của các Ngài". Hôm ấynhằm tiết Ðông nên tuyết rơi nhiều, Thần Quang vẫn đứngyên ngoài tuyết chấp tayhướng về Tổ ? Ðến sáng tuyết ngập đến đầu gối màgương mặt Ngài vẫn thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình,xoay ra hỏi:-Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết ý muốn cầu việc gì ?

NgàiThần Quang thưa:

-Cúi xin Tổ từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.

Tổquở:

- Diệu đạo vô thượng của chưPhật,dù nhiều kiếptinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn điều khó nhẫn,còn không thể được, huống là dùng một chút khó nhọc nàymà cầu được sao ?

ThầnQuang nghe dạy lén lấy con dao chặt cánh tay để trước Tổtỏ lòng thiết tha cầu đạo của mình. Tổ khen:

-Chư Phật xưa vì pháp quên thân mạng, nay ngươi chặt cánhtay để cầu pháp, tâm cầu đạo như thế cũng khá đó. Tổnhận làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả.

Câuchuyện Thần Quang chặt tay cầu đạo thực hư chúng ta chưakiểm chứng được. Nhưng hình ảnh đứng trong tuyết lạnhthấu xương, quên thân cầu đạo của Ngài là tấm gươngsáng cho kẻ hậu sanh như chúng ta noi theo. Ngài quên thân cầuđạo mới ngộ, do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâmấn cho Ngài làm Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa. Câucuối bài kệ là muốn nhắc lại lịch sử truyền thừa Tổvị này.

VII-

Mộtđiểm đèn tâm đuốc tuệ sanh,
Truyềnnhau bốn mắt đã phân rành.
Nốihương tiếp lửa luôn sáng mãi,
Soikhắp đất trời độ hữu tình.
Âm:
Nhấtđiểm tâm đăng tuệ cự sanh,
Tươngtruyền tứ mục thái phân minh.
Liênphương tục diệm quang vô tận,
Phổchiếu càn khôn độ hữu tình.
Mộtđiểm đèn tâm đuốc tuệ sanh, truyền nhau bốn mắt đã phânrành.một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh.Nốihương tiếp lửa luôn sáng mãi, soi khắp đất trời độ hữutình.VIII-Ở trên nói Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấncho ngài Huệ Khả làm vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa, cho nênkhi được truyền tâm ấn ngài Huệ Khả suy tôn Tổ Ðạt-malà Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa. Sự truyền tâm đó tượngtrưng bằng ngọn đèn hay cây đuốc. Ðèn tâm, đuốc trí tuệcho nên câu đầu nói Tuy nhiên người nào ngộ cũng được thắp sáng đèn tâm,đuốc tuệ chớ không riêng gì ngài Huệ Khả. Ðèn tâm đuốctuệ được truyền bằng bốn mắt nhìn nhau. Khi xưa, ở hộiLinh Sơn Phật đưa cành hoa sen lên nhìn khắp đại chúng, nhìntới Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp nhìn Phật mỉm cười, liềnđược truyền tâm, sau này Thiền sư Chân Nguyên hỏi "Bao nămdồn chứa ngọc trong đãy, hôm nay tận mặt thấy thế nào,là sao ?". Thiền sư Minh Lương đưa mắt nhìn thẳng vào Ngài,Ngài nhìn lại, liền cảm ngộ, được truyền tâm. Còn bâygiờ thầy trò nhìn nhau hoài sao chẳng được truyền tâm ?Lỗi đó tại đâu ? Tại cây đuốc của chúng ta chưa cháy,tại tâm nghĩ suy của chúng ta chưa dừng.Người ngộ được bản tâm rồi đem cái thấy cáingộ của mình tiếp nối chỉ dạy cho người sau, cho nên gọilà nối hương tiếp lửa. Bởi vì đạo đức ví như mùi hương,mùi hươngđạođứckhông bị gió thổi cuốn theo chiều gió. Cho nên trong kinh nóimùi hương của thế gian thì theo gió thổi đi, còn mùi hươngcủa đạo đức thì gió hướng nào cũng không ngại hết,mùi hương đức hạnh dù ngược gió mà vẫn bay khắp cảmuôn phương. Như vậy chỉ có hương đạo đức là không ngạigió, nối hương là nối mùi hương đạo đức. Tiếp lửalà mồi đèn tiếp đuốc để cho nó sáng mãi ở cõi nhângian. Vì đạo Phật lấy sự giác ngộ làm chủ yếu, và víánh sáng giác ngộ như ánh sáng của ngọn đuốc, của mặttrời mặt trăng. Cho nên thế gian này có người giác ngộthì thế gian có ánh sáng, nếu không người giác ngộ thìthế gian sẽ tối tăm. Do đó bổn phận của người tu làphải tu cho sáng đạo, rồi chỉ dạy mọi người để đèntrí tuệ luôn luôn được thắp sáng ở cõi thế gian nhiềutăm tối này. Nên nói ánh sáng trí tuệ soi khắp để độchúng hữu tình.
ChânPhật, chân kinh thảy ở tâm,
Khobáu nhà mình chớ chạy tầm.

Cóai thử hỏi đâu là Phật ?
Ngaykhi hỏi đáp tại mắt, âm (lời).
Âm:
ChânPhật chân kinh tổng tại tâm,
Tựgia bảo tạng mạc tha tầm.

Hữunhân thí vấn Phật hà tại,
Ứngđối đương thời tại nhãn âm.
ChânPhật, chân kinh thảy ở tâm, kho báu nhà mình chớ chạy tầm.Cóai thử hỏi đâu là Phật ? Ngay khi hỏi đáp tại mắt, âm(lời).Phật thật kinh thật đều ở trong tâm, đó là kho báu củamình đừng chạy ra ngoài để tìm kiếm. Chúng ta có thói quenhễ nói đến Phật thì nghĩ rằng Phật thờ ở chùa, nóiđến kinh thì chỉ thấy kinh là những pho sách ghi chép lờiPhật dạy để trong tủ. Nhưng Phật ngồi trên bàn, kinh đểtrong tủ có phải là chân Phật chân kinh mà ngài Chân Nguyênnói ở đây không ? Phật ngồi trên bàn là Phật tượng, nhìnPhật tượng chúng ta phải nhớ lại ông Phật thật của mình,ông Phật của mình thì giác và linh động nói năng đi lạilà Phật thật. Còn Phật tượng thì ngồi im lìm không nóinăng hoạt động, sao gọi là Phật thật được ? Kinh nằmtrong tủ thì ghi chép những lời Phật dạy, nương lời dạyấy chúng ta tu ngộ được bản tâm, mở sáng mắt tuệ. Bảntâm và mắt tuệ không phải là giấy mực chữ nghĩa. KinhViên Giác nói rằng: Kinh là ngón tay chỉ mặt trăng, nươngtheo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng, chớ ngón tay khôngphải là mặt trăng. Cũng thế kinh ghi lại những lời Phậtdạy để chúng ta đọc ngộ được bản tâm, nhưng nếu chúngta chỉ đọc lời Phật mà không ngộ bản tâm thì chưa phảilà chân kinh. Chân kinh chân Phật đều là tự tâm. Vì Phậtlà giác, mà giác là tâm mình giác, Phật tượng vô tri khônggiác. Tâm bất sanh bất diệt hằng tri hằng giác, mà kinh bằnggiấy mực văn tự không trigiác, nên không phải là chân kinh.ChânPhật chân kinh, kho báu gốc từ tâm mình mà ra chớ không phảiở ngoài. Như vậy muốn thấy Phật thật thấy kinh thật,thì ngay nơi tâm mình là kho báu vô tận ai ai cũng sẵn đủ.Quay lại kho báu nhà mình thì có đầy đủ tất cả chớ chạytìm ở đâu cho nhọc.Nếu hỏi đâu là Phật thì đáp: Lời hỏi mắtnhìn, ngay khi hỏi đáp là Phật. Thiền sư Huệ Hải khi đếnchỗ Mã Tổ Ðạo Nhất, Mã Tổ hỏi:

-Ông đi đâu ?

Sưthưa:

-Con đến cầu Phật pháp.

Tổbảo:

-Kho báu nhà mình không đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cáigì ?

Sưthưa:

-Thế nào là kho báu nhà mình ?

Tổbảo:

- Chínhkhi ngươi hỏi ta đó là kho báu của ngươi,đầy đủ tất cả, tự do sử dụng đâu nhờ tìm cầu bênngoài.

Cáithưa hỏi là kho báu, vì lời nói phát xuất từ tâm, nên mớiphát ra âm thanh, phát ra cái nhìn đều từ tâm Phật, nhưngtại sao chúng ta không chịu nhận ? Bởi vì từ thuở bé chođến lớn chúng ta có thói quen hễ mắt thấy sắc, tai nghetiếng thì phân biệt đẹp xấu hay dở. Mũi lưỡi thân ýcũng lại như vậy. Chúng ta luôn luôn chạy theo phân biệt,phân biệt rành rẽ thì gọi là người khôn. Ví dụ hôm nayPhật tử cúng dường cho chư Tăng một bữa ăn. Ăn xong Phậttử đó hỏi: Thưa Thầy thức ăn hôm nay ngonkhông ? Phải trả lời như thế nào ? Nếu nói ngon thì họvui, còn nói tôi ăn chỉ biết ăn thì họ buồn. Bởi vì họcố tình nấu cho ngon để cúng dường cho quí thầy, thế mànói ăn chỉ biết ăn thì họ buồn, nếu nói ngon thì họ rấtlà hoan hỷ. Cho nên khi ăn phải biết ngon hay dở, lại ngonnhiều ngon ít nữa. Như vậy tất cả sinh hoạt ở thế gianđều huân tập cho chúng ta thói quen phân biệt rành rẽ, màphân biệt thì đã rơi vào tìnhthức chúng sanh, chớ không phải là tâm Phật giác ngộ.Nếutâm giác ngộ thì thấy nghe hay biết rất rành rẽ mà khôngcó tình thức phân biệt xen vào, điều này nói nghethì dễ nhưng rất khó làm. Vì, môi trường gia đình xã hộiluôn luôn tạo cơ hội thuận tiện lôi cuốn chúng ta chạytheo thức tình phân biệt. Do đó, ông Phật của chính mìnhẩn khuất mất tiêu. Như vậy Phật cũng rất gần ta mà cũngrất xa ta. Nếu tỉnh Phật ở ngay lời hỏi câu đáp, ngaynơi bốn mắt nhìn..., nếu mê chạy theo tình thức phân biệthay dở, khen chê tốt xấu thì không bao giờ nhận ra kho báucủa chính mình. Chủ yếu bốn câu kệ này Ngài chỉ cho chúngta nhận ra Phật thật kinh thật ngay nơi tâm mình, đó là khobáu sẵn có của chính mỗi người. Kho báu đó không có xalạ mà ngay nơi lời hỏi câu đáp, ngay nơi mắt thấy tai nghecủa chính mình, đừng nên chạy đi đâu tìm kiếm nhọc nhằn.

IX-

Chânkinh chẳng đổi vốn như thường,
Chưatừng mở miệng hiện tỏ tường.
Nghĩtoan nắm bắt lầm qua mất,
Mộtchữ vô sanh thẳng thừa đương.
Âm:
Chânkinh bất dịch bổn như thường,
Vịtằng khai khẩu hiển đường đường.
Bấtkhả nghĩ trì sai thác quá,
Vôsanh nhất cú trực thừa đương.
Chânkinh chẳng đổi vốn như thường, chưa từng mở miệng hiệntỏ tường.Nghĩ toan nắm bắt lầm qua mất, một chữ vô sanh thẳngthừa đương.X-Chân kinh làchỉ cho tâm Phật xưa nay nó vốn như vậy không hề thay đổi.Nó đã có sẵn không đợi nói, không đợi đọc tụng mớicó kinh, mà kinh đã hiện đầy đủ không có ẩn giấu chútnào cả. Cho nên nói "chưa từng mở miệng hiện tỏ tường".Vừa khởi nghĩ tìm chân kinh, thì lầm quamất. Chỉ ngay tâm phẳng lặng hiện tiền hằng giác hằngtri không khởi diệt là tâm vô sanh luôn luôn bảo nhậm ngaynơi đó mà sống đừng quên, thế nhưng chúng ta quen sốngvới tâm sanh diệt, cho nên thấy cái đồng hồ liền hỏihiệu gì, sản xuất ở đâu tốt hay xấu, bền hay không bền...Thấy không nhớ mình có cái hay thấy, mà khởi lên nhiềuniệm là sanh chớ không còn vô sanh. Ví dụ có người đi từtrên chùa xuống tới cổng nội viện, bất thần có ngườikêu tên chửi, lúc đó vị ấy có tỉnh giác vô sanh đượckhông ? Có ngoại duyên chạm đến là sanh liền. Có khi sanhnhững cái tốt đẹp hiền lành, cũng có khi sanh những thứdữdằn xấu xa. Cho nên sống với cái vô sanh không phải chuyệnđơn giản dễ làm. Ngồi một mình ở một mình khả dĩ giữđược, còn khi đối duyên xúc cảnh rất khó giữ. Bởi vìgặp cảnh thì niệm sanh diệt dấy khởi khó dừng được,cho nên chủ yếu của sự tu hành là đừng để cái sanh diệtchi phối, luôn luôn sống với cái tâm vô sanh đó là cái gốccủa sự tu.
Khôngvăn không chữ đấy chân kinh,
Mộtquyển trường không quá phân minh.
Miệngnói còn xa ba ngàn dặm,
Tainghe thêm tiến chục vạn trình.
Âm:
Vôvăn vô tự thị chân kinh,
Trườngkhông nhất quyển thái phân minh.
Khẩutuyên thượng cách tam thiên lý,
Nhĩthính tăng dao thập vạn trình.
Khôngvăn không chữ đấy chân kinh, một quyển trường không quáphân minh.Miệngnói còn xa ba ngàn dặm, tai nghe thêm tiến chục vạn trình.XI-Chân kinh thìkhông có văn tự chữ nghĩa, tuy không văn tự chữ nghĩa, nhưngquyển kinh này rất là rành rẽ, trùm khắp cả hư không.Kinh này vì không văn tự chữ nghĩa, nên mở miệng nói thìxa ba ngàn dặm, nếu dùng tai nghe thì càng xa hơn đến mườivạn trình, tức là mười vạn cây số. Như vậy không dùngngôn ngữ để diễnđạt chân kinh, không dùng tai ngheđể nghe chân kinh mà chỉcó tâm vô sanh là hiển bày chân kinh rồi. Tóm lại, ý bốncâu kệ nói chân kinh vốn không ngôn ngữ không văn tự, nótrùm cả hư không. Dùng ngôn ngữ không diễn đạt được,dùng tai nghe lại càng xa hơn. Chỉ sống với tâm vô sanh làđầy đủ chân kinh.
ChânPhật chân kinh vốn một đồng,
Tịchquang tròn lặng suốt hư không.
Thậttế nhất như gồm mọi lý,
Tạmbày muôn pháp độ quần mông.
Âm:
ChânPhật chân kinh bổn nhất đồng,
Tịchquang viên trạm đẳng hư không.

Thậttế nhất như bao chúng lý,
Quyềnkhai vạn pháp độ quần mông.
ChânPhật chân kinh vốn một đồng, tịch quang tròn lặng suốthư không.Thậttế nhất như gồm mọi lý, tạm bày muôn pháp độ quần mông.

XII-
Phật thật kinhthật vốn đồng một thể, ánh sáng lặng lẽ của nó xuyênsuốt hư không. Như vậy nói chân Phật chân kinh tuy hai tênmà chỉ là một pháp thân thanh tịnh trongsáng trùm khắp cả hư không chớ không có gì lạ.Bờ mé chân thật thì nhất như không lý lẽ, nhưng bao trùmmọi lý lẽ, nên tạm bày ra muôn pháp để hóa độ ngườimê muội. Thế nên Tổ Qui Sơn nói: "Thật tế lý địa bấtthọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp".Nghĩa là chỗ chân thật thì không dính một mảy bụi, màtrong cửa vạn hạnh (cửa phương tiện) thì không xả bỏmột pháp nào. Ðể thấy rằng mọi phương tiện đều y cứnơi thể chân thật mà lập, lập phương tiện là vì kẻ mêmuội giáo hóa cho họ thức tỉnh.
Lýmầu Phật pháp không văn tự,
Cơhuyền đạo Tổ chẳng ngữ ngôn.
Rộngtiếp người sau thông một tuyến,
Thượngcăn mắt thấy đạo tâm còn.
Âm:
Phậtpháp diệu lý vô văn tự,
Tổđạo huyền cơ mạc ngữ ngôn.
Hoằngtiếp hậu lai thông nhất tuyến,
Thượngcăn mục kích đạo tâm tồn.
Lýmầu Phật pháp không văn tự, cơ huyền đạo Tổ chẳng ngữngôn.Lý nhiệm mầu củaPhật pháp thì không dùng văn tự, cơ huyền của chư Tổ thìchẳng dùng ngôn ngữ. Nghĩa là lý nhiệm mầu của Phật phápchỉ dùng tâm ấn tâm, chớ không dùng văn tự giải thích,và cơ huyền đạo của chư Tổ thì không dùng ngôn ngữ, vìngôn ngữ là đầu mối của sự phân biệt. Thế nên các Ngàithường dùng hành động để chỉ thẳng cho người học đạonhận ra cái chân thật. Nếu có tạm mượn ngôn ngữ đểchỉ thì ngôn ngữ ấy không làm cho người học đạo mắckẹt vào phân biệt đối đãi.Sauđây là những câu chuyện không dùng ngôn ngữ của các Thiềnsư. Có người tới hỏi Thiền sư Ðả Ðịa: Thế nào làPhật ? Ngài cầm cây gậy đập xuống ba cái. Ðó là ngônngữ gì ? Ngài Lâm Tế đến hỏi Tổ Hoàng Bá: Thế nào làđại ý Phật pháp ? Ba lần hỏi ba lần bị đánh. Ðó làngôn ngữ gì ?Nhữngcơ huyền như thế không có ngôn ngữ, nhưng người hỏi khéonhận thì nhận được cái chỗ không ngôn ngữ. Không khéonhận thì khóc lóc khổ sở hoặc ra về tay không.

Rộngtiếp người sau thông một tuyến, thượng căn mắt thấy đạotâm còn.Vì rộng độ người sau nên lập bày phương tiện,người thượng căn nếu nhận được cái chân thật thì tâmđạo của họ còn mãi không bao giờ mất. Tóm lại bài kệnày ý nói, lý mầu của Phật pháp không dùng văn tự, phươngtiện chỉ bày chỗ huyền diệu của chư Tổ không dùngngữngôn, nhưng vì độ người sau cho nên tạm lập bày phươngtiện, người thượng căn nhân phương tiện đó nhận ra cáichân thật thì đạo tâm không bao giờ mất.

XIII-

Tâmtông Bát-nhã ai lãnh ngộ,
Rõràng tự tánh tức Như Lai.
Kẻkẻ viên thành đồng chứng Phật,
Ngườingười đầy đủ chẳng cầu ai.
Âm:
Bát-nhãtâm tông thùy lãnh ngộ,
Liễuminh tự tánh tức Như Lai.
Cácá viên thành đồng chứng Phật,
Nhânnhân cụ túc bất cầu ai (tha).
Tâmtông Bát-nhã ai lãnh ngộ, rõ ràng tự tánh tức Như Lai.Kẻkẻ viên thành đồngchứngPhật,người người đầy đủ chẳng cầu ai.

XIV-
Tâm tông là tông chủ đích chỉ thẳng về tâm, chỉ thẳnglý Bát-nhã tột cùng, hỏi ai lãnh ngộ chỗ không có ngườikhông có pháp. Thì rõ ràng tự tánh mình tức là Phật, tứclà Như Lai, tức là Bát-nhã.Nếu nhận được tự tánh của mình là Phật thì ai ai cũngthành Phật quả hết, và mọi người sẵn đủ tánh Phậtthì không còn cầu xin, không còn trông cậy vào người khác.Ý bốn câu kệ này nói người ngộ được tâm tông Bát-nhãthì biết rõ tự tánh mình là Phật và tất cả mọi ngườiđều sẽ thành Phật, mọi người đều sẵn đủ tánh Phậtnên không cầu xin ai cả.
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện biển,
Cơduyên Phật Tổ lưới giáo bao.
Mộttông vô trụ tâm ấn Phật,
Muônpháp hữu vi bọt nước xao.
Âm:
Kinh,Lụctrùng trùng phương tiện hải,
PhậtTổ cơ duyên giáo võng bao.
Vôtrụ nhất tông Phật tâm ấn,
Hữuvi vạn pháp thủy phù bào.
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện biển, cơ duyên Phật Tổ lướigiáo bao.Mộttâm vô trụ tâm ấn Phật, muôn pháphữu vi bọt nước xao.XV-Câu này phá chấp niệm muốn đọc hết Kinh hếtLục. Ngài nói, Kinh lời dạy của Phật, Lục là lời dạycủa Tổ. Kinh Lục chỉ là phương tiện, nhiều như biển cả.Còn cơ duyên của Phật Tổ giáo hóa chúng sanh là lưới giáobao trùm tất cả. Nói về Kinh Lục của Phật Tổ chúng tathấy Ðại Tạng Kinh chữ Hán trên năm ngàn quyển,nhưng chúng ta giỏi lắm đọc được vài trăm quyển là cùng.Còn Lục của chư Tổ thì Thiền tạng gom lại có một trămlẻ một quyển. Phương tiện thì nhiều. Nhưng:Chỉ một tâm vô trụ đólà tâm ấn của chư Phật, còn các pháp hữu vi sanh diệt vínhư bọt nước ngoài biển cả bị sóng vỗ là tan ngay. Tómlại ý bài kệ nói Kinh Lục là phương tiện truyền bá củaPhật Tổ nhiều như biển, cơ duyên giáo hóa của Phật Tổlà lưới giáo bao trùm tất cả mọi người. Phương tiệntuy nhiều nhưng người học đạo ngộ được tâm vô trụ,tâm vô trụ là tâm ấn của chư Phật. Người ngộ đượctâm ấn của chư Phật thì thấy các pháp hữu vi chỉ là vôthường tạm bợ như hòn bọt ngoài biển cả.
Bathuở Như Lai truyền diệu chỉ,
Haingười bốn mắt đối nhìn nhau.
Nguồnlinh nước pháp sa giới chảy,
Ðuốctuệ sáng thông cõi cõi nào.
Âm:
Tamthế Như Lai truyền diệu chỉ,
Nhịnhân tứ mục nhãn tương giao.
Linhnguyên pháp thủy lưu sa giới,
Tuệchúc quang thông sát hải dao.
Bathuở Như Lai truyền diệu chỉ, hai người bốn mắt đốinhìn nhau.Nguồnlinh nước pháp sa giới chảy, đuốc tuệ sáng thông cõi cõinào.Chonên Tổ sư Ðại Huệ nói: "Học đạo vốn không nhiều pháp,chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép. Ðời nay nếu chẳnglãnh ngộ cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh, đờiđời chẳng rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thânngười, chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài quân ma,mầm linh giống trí, đồng tử đi xuất gia, theo Phật tu hành,một nghe ngàn ngộ". Giả sử tham học như trên mà chưa triệt,vẫn kết chủng duyên Phật; tu mà chưa thành, còn hơnquả trời người. Chúngsanh phải gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếu chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡngtrông Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy. Nếu tự mìnhchẳng đoạn trừ nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến cứuđộ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện nơiđời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng sanh? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đếnnay, chẳng thể thành Phật ? Phải biết tự tu, tự độ, Phậtchẳng thể độ. Nên biết,phân nửa ở Phật, phân nửa ở ta, xét cho tường tậnlý này. Hãy gắng sức tự tu chớ ỷ lại vào tha lực.Ba đời chưPhật truyền yếu chỉ qua bốn mắt nhìn nhau. Nếu bốn mắtnhìn nhau mà nhận ra yếu chỉ nhiệm mầu của đạo thì:Nguồn sáng suốt nhiệm mầu chảy khắp hết hằngsa cõi nước và ánh sáng của ngọn đuốc trí tuệ thông hếttất cả chỗ. Ý bài kệ nói rằng: ba đời chư Phật truyềndiệu chỉ nếu người nào qua bốn mắt nhìn nhau mà ngộ đượcthì nguồn sáng suốt chảy khắp sa giới và ánh sáng trí tuệchiếu soi tất cả cõi. Chúng ta thấy ngài Chân Nguyên ngộở chỗ bốn mắt nhìn nhau nên kết thúc mười lăm bài kệ,ở bài kệ thứ mười lăm Ngài chỉ thẳng: Bốn mắt nhìnnhau là cái gốc nhận ra tâm mìnhlà Phật. Sau đó truyền bá mãi không cùng tận.

Sauđây là dẫn lời ngài Ðại Huệ, một Thiền sư nổi tiếngở Trung Hoa đời Tống. Ngài nói rằng: Học đạo vốn khôngnhiều pháp, chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép,Ðời nay nếu chẳng lãnh ngộ cũng gieo đượctrí Bát-nhã trên đất tánh, đời đời chẳng rơi vào đườngác, kiếp kiếp chẳng mất thân người.Chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loàiquân ma.Mầm linh giống trí, đồng tử xuất gia theo Phật tuhành, một nghe ngàn ngộ.nghĩa là người học đạo lấy cái ngộ tự tánh làm cănbản. Bởi vì chúng ta tu mà không nhận ra tự tánh sẵn cócủa mình thì chưa giác ngộ, cho nên nói lấy tin ngộ làmkhuôn phép. Người chỉ tinngộ tự tánh, tuy ngay trong đời này chưa lãnh ngộ như nhữngngười căn cơ nhạy bén, cũng gieo được trí Bát-nhã trênđất tánh của mình. Người nhận được bản tánh thì đờiđời không rơi vào đường ác, kiếp kiếp tái sanh vẫn đượclàm người. Người tin mình có tự tánh thì đời sau khôngsanh vào nhà ngoại đạo tà kiến, cũng chẳng kẹt vào quânma. Người tin mình có tự tánh đãsẵn có mầm linh, sẵn hạt giống trí nên còn bé (đồng tử)đã theo Phật xuất gia tu hành, một nghe ngàn ngộ tức lànghe một câu mà ngộ cả ngàn câu.Nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu nghĩa là sao ? Nhưchúng ta tu Thiền khi nghe một câu nói của một vị Tổ màngộ, thì một ngàn câu của chư Tổ ta đều thông suốt. Nhưvậy chỉ cần ngộ một câu là mọi câu đều thông suốt,cho nên nói một nghe ngàn ngộ. Cũng như các vị tham công ánmà ngộ thì giải được tất cả các công án.

Giảsử tham học như trên mà chưa triệt, vẫn kết chủng duyênPhật, tu mà chưa thành, còn hơn quảtrời người.Chúngsanh phảigắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếuchẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng trôngPhật đến cứu độ, không có lẽ ấy.Nếutự mình chẳng đoạn nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đếncứu độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiệnnơi đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúngsanh ? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đếnnay chẳng thể thành Phật ?phải biết tự tu tự độ,Phật chẳng thể độ. Nên biết, phân nửa ở Phật, phânnửa ở ta, xét cho tường tận lý này, hãy gắng sức tựtu chớ ỷ lại vào tha lực.NgàiChân Nguyên nói: Giả sửngườitham học nhưtrên mà chưa thấu triệt vẫn có chủng duyên với Phật, tuytu chưa thành chánh quả nhưng vẫn hơn quả vị ở cõi trờicõi người. Chúng ta tu làphải tự độ mình, chớ Phật không thể độ được. Ởđây nói như thế cũng hơi cực đoan, đoạn sau sẽ bù lại.Nếu mình chẳngthật tâm tu, trai giới không giữ, mà cứ trông cầu Phậtđến cứu độ thì không bao giờ có Phật đến cứu.Nếu tu mà cứ mong Phật tớicứu độ thì ở đây Ngài nói, Phật ra đời ứng thân vôsố sao Phật không độ cho mọi người hết mê ? Thực tếthì chúng sanh còn nhiều mê lầm, vậy thì trông cậy Phậtđộ bằng cách cầu xin khấn nguyện có được như ý không? Chắc chắn là không. Cho nên Ngài nhắc chúng ta phải tựtu tự độ chớ Phật không thể độ mình được. Tuy nhiênphân nửa ở Phật phân nửa ở ta. Câu này có an ủi chúngta một chút. Phân nửa nào ở Phật, phân nửa nào ở ta ?Ví dụ đứa học trò đến trường học, nó học được lànhờ thầy dạy, nếu nó không học thì không thuộc bài. Nhưvậy thầy giáo dạy là phân nửa của thầy, nó học thuộcbài là phân nửa của nó. Nhờ phân nửa của thầy và phânnửa của nó mà làm thành cho đứa học trò. Cũng vậy đứcPhật đem chánh pháp truyền bá chỉ dạy, chúng ta hiểu rồiphải nỗ lực thực hành, phân nửa của Phật cộng với phânnửa của chúng ta thì mới viên mãn sự tu hành, chớ khôngphải cực đoan một bên. Như vậy khi tu chúng ta tha thiếtlạy Phật cầu gia bị, mà cũng phải học hiểu lời dạycủa Ngài, ứng dụng tu thì mới được thành tựu viên mãn.Ngài khuyên chúng ta phải xét cho kỹ lý này để nỗ lựctu hành, không nên ỷ lại vào kẻ khác. Một người học tròỷ lại vào ông thầy thì người học trò đó sẽ hư. Cũngvậy, người tu mà cứ ỷ lại nơi Phật không chịu tu thìsẽ không đạt kết quả.

Xưađức Phật Bổn Sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phậtcòn tại thế, lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấyGiới làm thầy. Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Tựtánh xưa nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, nhưnhư đó là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng khôngcó lý khác. Nên biết người có trí phải lập chí, phướchuệ song tu, chân như riêng chứng. Niệm niệm từ bi, cửacửa lợi ích, thường nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiệntiếp dẫn người sau. Người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏngộ, nếu chưa thành mong khiến cho chóng thành. Kinh nói: tàithí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp thí nhưmặt trời sáng đầy khắp mười phương. Tự tánh nếu mê,phước làm sao cứu? Thân người khó được, Phật pháp khógặp, Thánh tăng khó thấy, chánh pháp khó nghe, lòng tin khósanh, bạn lành khó hội ngộ. Phước duyên kim cải, mừng đãhợp nhau. May thay như rùa mù gặp được bộng cây. Chúng tabỏ sự nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ? Chớ tham đắmdanh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên mình, lô�i nướctrèo non, kính lễ thưa hỏi.

Xưađức Phật Bổn sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phậtcòn tại thế lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấyGiới làm thầy.Phật tức là tâm, tâm tức là Phật, tự tánh xưanay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như như đólà chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không có lýkhác.Nên biếtngười có trí phải lậpchí,phước huệ song tu, chân như riêng chứng, niệm niệm từ bi,cửa cửa lợi ích.Thườngnói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện tiếp dẫn người sau,người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ ngộ, nếu chưa thànhthì mong khiến cho chóng thành.Ðây là dẫn lời Phật dạy trong kinh DiGiáo. Ngài nói Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. VậyPhật mà Ngài nói đây không phải Phật ở Ấn Ðộ, mà làPhật tâm của mỗi người chúng ta. Phật tâm của chúng taxưa nay vốn rỗng lặng, nhiệm mầu, tròn sáng, như như khôngđộng, ấy mới là chân Phật. Dẫu cho Phật Thích Ca còn tạithế cũng như vậy chớ không có lý nào khác. Ngài dạy rằng người có trí tuệthì khi tu hành phải lập chí cho vững, phải phước huệ songtu, phải chứng ngộ chân như của chính mình. Mỗi niệm mỗiniệm phải phát khởi tâm từ bi, phải khéo vận dụng phươngtiện thiện xảo đểlàm lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ quên và bỏ họ.Ngài dạy rằng muốn làmlợi ích cho người sau, thì phải nói pháp nhiệm mầu củakinh Bát-nhã cho họ hiểu. Người chưa ngộ thì giúp cho họtỏ ngộ, người chưa thành tựu công phu làm cho họ thànhtựu công phu. Nhưng muốn thực hiện được điều nói trên,trước hết chúng ta phải tỏ ngộ, phải thành tựu công phutu hành. Nếu chúng ta chưa tỏ ngộ chưa thành tựu công phutu hành mà giúp cho người tỏ ngộ, thì e rằng không có kếtquả. Ðó là điều tối quan trọng trong việc lợi tha. Nếukhông hiểu chỗ này, nhiều khi chúng ta nhiệt tình quá, muốnlàm cho người ngộ mà chính mình chưa ngộ, dù có làm thếmấy cũng không tới đâu.

Kinhnói: tài thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, phápthí như mặt trời sáng đầy khắp mười phương.Tự tánh nếu mê phước làm sao cứu.Ngàidẫn lời trong kinh nói người bố thí tiền của, giống nhưngọn đèn sáng để ở trong căn phòng, tuy có ánh sáng nhưngchỉ sáng trong phạm vi nhỏ hẹp. Còn pháp thí tức là đemPhật pháp giảng dạy cho mọi người nghe, thì lợi ích rấtnhiều, như ánh sáng mặt trời soi khắp mười phương. Vídụ như chúng ta có một trăm ngàn đồng đem ra bố thí, thìchỉ giúp được một vài gia đình qua cơn thiếu thốn, vậychỉ cứu được cái khổ tạm thời. Còn nếu chúng ta thâmnhập Phật pháp thì một buổi giảng, một hai ngàn ngườinghe, hiểu, ứng dụng tu lợi ích rất nhiều. Hơn nữa họnghe Phật pháp họ tu, để hết khổ an vui lâu dài thì chúngta sẽ cứu được cái khổ vĩnh viễn. Như vậy bố thí phápPhật không có giới hạn nên ví như mặt trời soi sáng mườiphương. Bố thí tiền của có giới hạn nên ví như ngọnđèn có ánh sáng soi trong một phạm vi nhỏ hẹp. Hiểu rõnhư thế nên người tu hành phải thâm nhập chánh pháp, đemra giảng dạy để cứu khổ vô minh cho chúng sanh, đó mớilà việc quan trọng. Còn chúng ta làm ra tiền để giúp đỡngười nghèo, đó chỉ là việc thiện nhỏ thôi. Bởi vì sứcngười có chừng mực, tiền của có giới hạn, biết bao nhiêutiền của mà chia cho đủ, chỉ có bố thí pháp là khắp cùngkhông giới hạn. Ngài nói nếu người mê không nhận ra tự tánh, tức tánhPhật của mình thì dù có làm việc phước thiện bao nhiêuđi nữa, cũng không cứu được họ. Cho nên muốn cứu mìnhthì trước hết phảinhậnra tự tánh. Ví dụ như có người còn rất nhiều tham sânsi, phiền não đủ thứ, nhưng họ có nhiều tiền đem ra bốthí giúp đỡ người này người kia. Tuy làm việc bố thílà có phước, nhưng vẫn không cứu được cái mê của họ,vì họ chưa nhận ra tánh giác của chính mình. Cho nên ngườitu mà mê tự tánh là điều đáng sợ, chúng ta không nên xemthường. Có nhiều người nói tôi tu sơ sơ, hoặc tôi tu phướclà đủ rồi, cho nên suốt đời lo giúp người này, cứu khổngười kia, mà quên cứu mình, chuyện giác ngộ đối vớihọ rất là xa xôi.

Thânngười khó được, Phật pháp khó gặp, Thánh tăng khó thấy,chánh pháp khó nghe, tín tâm khó phát sanh, bạn lành khó hộingộ.Ngài nói được sanh thân làm người là cái khó thứnhất. Cho nên Phật tử đã được thân người, sáu căn đầyđủ, mà gặp chuyện buồn khổ đòi tự tử là không hiểuđạo, chẳng những mang tiếng ngu, mà còn bị người ta chêcười, Phật tử mà không xứng đáng là con Phật. Phật tửgặp chuyện buồn tự tử còn bị người đời chê ngu, khôngxứng đáng là đệ tử Phật, huống nữa là người xuấtgia. Người xuất gia gặp chuyện buồn đòi tự tử có thểtha thứ được không ? Người xuất gia hiểu đạo, biết thânnày khó được, nương thân giả tạm để tu hành như ngườinương bè qua sông, qua chưa tới bờ mà đòi phá bè là chuyệnlàm của kẻ ngu. Người tu mà đòi tự tử là ý phạm giớisát, mình tự sát mình đáng ăn đòn không biết bao nhiêu gậy.Chúng ta tu nếu chưa được an lạc thì phải khéo léo chuyểnhóa nội tâm cho được an lạc. Hơn nữa được thân ngườirất khó mà tự tử là hủy hoại thân, người hủy hoạithân là người đáng chêtráchnhất.Cho nên ở trong chùa mà nói tự tử thật là khó nghe.

Cáikhó thứ hai là Phật pháp khó gặp. Song có người nói muốngặp Phật pháp, thì đến các nhà phát hành kinh sách thỉnhbao nhiêu cũng có, sao nói khó gặp ? Kinh Phật để lại rấtnhiều, nói Phật pháp khó gặp là khó chỗ nào ? Chúng ta đừnghiểu rằng gặp Phật pháp là thấy được quyển kinh Phật,mà gặp ở đây là nghe Phật pháp nhận hiểu để ứng dụngtu, đó mới là khó. Hiểu Phật pháp là khó, còn xem kinh bằngmắt là chuyện dễ. Thế mà có người cầm quyển kinh Phậtlên xem thì buồn ngủ, ngồi trong giảng đường nghe giảngthì ngủ gục, còn xem truyện, xem tiểu thuyết thì quên ănbỏ ngủ, xem truyền hình suốt ngày, nhất là xem phim chưởngđấm đá với nhau, suốt ngày không biết chán. Như vậy vớingười không biết tu gặp kinh Phật xem bằng mắt cũng làchuyện khó, huống là nhận hiểu Phậtpháp bằng tâm để ứng dụng tu lại càng khó hơn.

Cáikhó thứ ba là Thánh tăng khó gặp. Ðiều này dĩ nhiên, nhấtlà ở thời kỳ mạtpháp,phàm Tăng thì dễ kiếm, chớ Thánh tăng thì rất khó gặp.

Cáikhó thứ tư là chánh pháp khó nghe. Người đời thường nói"Thuốc đắng đã tật lời thật trái tai". Chánh pháp là phápchân chánh đúng đắn nói lên lẽ thật của con người vàsự vật. Ví dụ có người thấy chúng ta liền khen thầy làngười có phước tướng, thông minh... nói như vậy rất làdễ nghe và cảm thấy vui trong lòng. Nếu họ nói thầy làcái túi da hôi thúi, là cái bô đựng đồ dơ được đậykín và sơn vẽ bên ngoài. Nói như vậy là nói sự thật màngười nghe cảm thấy khó chịu không vui. Chánh pháp khó nghelà khó ở chỗ đó. Vì chánh pháp luôn nói lên sự thật màmọi người muốn che đậy.

Cáikhó thứ năm là tín tâm khó phát sanh. Tại sao khó ? Giả sửtôi nói tụng kinh chừng bảy biến thì được phước nhiều,đó là điều dễ tin, nếu tôi nói quí vị hãy tin tâm mìnhlà Phật, đó là điều khó tin. Bởi vì có nhiều người khinghe nói tâm mình là Phật thì lắc đầu từ chối con khôngdám tin đâu, con không có phần chỉ mong cầu phước báo ởcõi nhơn thiên thôi. Tin tâm mình là Phật ít người dám tincho nên nói lòng tin khó phát sanh.

Cáikhó thứ sáu là bạn lành khó hội ngộ, tức là bạn lànhkhó gặp. Trước hết chúng ta phải phân biệt thế nào làbạn lành, thế nào là bạn dữ. Giả sử ở trong Thiền Viện,nếu có một sư huynh thấy mộtsư đệ đang ngồi Thiền bỏ đi xuống, hôm sau hỏi lý dosư đệ đáp rằng đau bụng. Vài ba lần như thế và lầnnào cũng trả lời có lý do. Sư huynh biết sư đệ này đangmang bệnh lười biếng cho nên rầy rà: đệ tu hành gì màlười biếng quá, cưng chiều cái thân này lắm,phải nỗ lực vượt qua chớ ! Nghenhưthếsưđệ nọ hết muốn gần sư huynh. Nhưng nếu có mộtsư huynh khác nghe sư đệ nói đau bụng, thì lấy dầu xoa,nghe than buồn ngủ thì bảo đi ngủ, nghe nói đau chân thìbảo thôi đừng rán, coi chừng bệnh à... Một người rầyquở, một người săn sóc an ủi, chúng ta thử xét ai là bạnlành ? Nếu trong Thiền Viện năm chục chúng mà có ba chụcvị thương sư đệ giống như vị sư huynh thứ hai thì sưđệ tu có tiến không ? Chắc chắn là không tiến. Như vậyngười khó khăn rầy rà để thúc đẩy mình tiến lên đólà bạn lành. Người dễ dãi chìu chuộng theo cái sở thíchcủa mình, làm cho mình tu không tiến đó là bạn chẳng lành.Tổ Qui Sơn có dạy "Gần gũi bạn lành như đi trong sươngmóc, tuy thấy chẳng ướt áo, nhưng lần lần thấm nhuận.Lân la đứa dữ ắt nhiễm lấy hung hăng gây ra nhiều tộilỗi, quả báo ngay trước mắt". Song theo thường tình thìbạn dữ dễ gần hơn bạn lành. Ðó là chuyện trong chùa.Sau đây là chuyện ngoài đời. Ví dụ có một Phật tử namđi ngang qua quán rượu, có người bạn đang ngồi uống rượutrong quán kêu vô nài ép bảouống,Phật tử ấy từ chối, bị người bạn chê cười cho rằngđàn ông mà không có chí khí của kẻ nam nhi, giống như đànbà. Giả sử lúc đó Phật tử kia nhận lời mời của ngườibạn uống rượu say sưa. Nhưng có người bạn thứ hai canrằng: Bạn là Phật tử đã thọ qui giới uống rượu làphạm giới cấm của Phật. Quí vị xét coi người ép uốngrượu và người la rầy khuyên can không cho uống rượu, ngườinào là bạn lành ? Quí vị thích người nào hơn ? Dĩ nhiênlà thích người ép uống, nhưng người đó đem đến điềukhông tốt cho mình. Như vậy bạn chẳng lành dễ gần hơnlà bạn lành, cho nên nói bạn lành khó hội ngộ. Chúng talà người học đạo phải biết rõ ai là bạn lành, để gầngũi được thấm nhuần những điều tốt, ai là bạn chẳnglành phải khéo dùng phương tiện để chuyển hóa họ, nếukhông đủ đạo lực thì không nên gần nhiều, gần nhiềusẽ có hại cho việc tiến tu. Xét qua sáu điều khó đượcNgài nêu ở trên, đa số chúng ta đều có đủ. Như vậy làquá tốt, nếu người nào chưa đủ thì hãy rán tạo nhânduyên cho đủ.

Phướcduyên kim cải, mừng đã hợp nhau.Người ta thường nói cây kim hạt cải, hai cái đó gặp thìhút vào nhau, ý muốn nói mừng cho mình đã có phước duyêntốt, hội đủ những điều kiện tốt, những điều khó thựchiện được mà mình thực hiện được như: Phật pháp khógặp mà mình gặp, chánh pháp khó nghe mà mình được nghe v.v...

Maythay như rùa mù gặp bô�ng cây.Chúng ta bỏ sựnghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ?Chớtham đắm danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quênmình lội nước trèo non kính lễ thưa hỏi.thưahỏi chỗ thâm áo của Phật pháp, có như thế mới không uổngmột đời tu. Nếu đi tu vì mục đích an nhàn, sung sướngcho bản thân thì chưa phải là người thật tâm xuất gia cầuđạo giải thoát.Câu chuyện rùa mù gặpbộng cây, trong kinh A-hàm đức Phật có kể: Có một cái bộngcây trôi giạt ngoài biển cả, sóng gió đưa đẩy nay ở bênÐông, mai qua bên Tây. Có con rùa mù ở dưới đáy biển, mộttrăm năm nó trồi đầu lên một lần, nó muốn tìm bộng câyđể chui vào. Vậy rùa mù tìm được bộng cây dễ hay khó? Rất khó. Ý đức Phật nói con người sau khi mất thân này,muốn được thân trở lại khó như rùa mù tìm gặp bộngcây vậy. Ngày nay chúng ta được thân này thật là có nhiềuphúc duyên, nếu không chịu nỗ lực tu hành theo lời Phậtdạy, khi mất thân này rồi sẽ ra sao ? Chúng ta bỏ nhà,bỏ cha mẹ thân bằng quyến thuộc vào chùa tu, mục đíchcầu cái gì? Phải xét kỹ, cầu no ấm sung sướng, hay cầugiác ngộ, giải thoát khổ sanh tử cho chính mình và chúngsanh ? Ðây là câu hỏi mỗi người phải tự trả lời. Ngài răn nhữnglời hết sức thực tế và tha thiết vô cùng. Chúng ta đitu đừng tham đắm danh lợi vì danh lợi làm chướng ngạisự tu hành. Ði tu thì phải cầu thầy sáng, để hướng dẫnmình tu đúng chánh pháp Phật dạy. Chọn bạn lành để trợnhững duyên tốt cho đường tu được tiến bộ hanh thông.Phải vì Phật pháp quên thânmạng, phải vượt suốibăngrừng để tìm những bậc đạo cao đức trọng mà

Hỏi:Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó.Thế nào là hai việc khó ?

Dạyrằng : Sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ? Ðây là haiviệc thật rất khó. Song này các người, do hai việc này màbỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham tìm minhsư, bạn tốt, cúi đầu lễ bái thưa hỏi: Kính mong Ðạiđức từ bi, mở rộng phương tiệnchỉ bày cho sáng tỏ lý này, sớm được ngộ đạo.

Hỏi:Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân ngườinày sanh từ đâu đến ?

Ðáp:Vốn từ vô vi đến.

Lạihỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết, chết đi vềđâu ?

Ðáp:Lại từ vô vi đi.

Hỏi:Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó. Thế nàolà hai việc khó ?sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ?Song này các người do hai việcnày mà bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, thamtìm minh sư, bạn tốt, cuối đầu lễ bái thưa hỏi: Kínhmong Ðại đức từ bi, mở rộng phương tiện cho sáng tỏlý này, sớm được ngộ đạo.Câu hỏi này nghe hơi khó hiểu. Thếgian không việc khó, lại nói thếgian có hai việc khó, nếu không việc khóthìlàm gì có hai việc khó ? Ý Ngài muốn nói rằng trên thếgian không có việc gì khó, nhưng xét kỹ có hai việc khó,đó là Ðâylà hai việc rất khó, vì hai điều này là hai điều thắcmắc lớn lao của con người. Tất cả chúng ta đều thắcmắc mình từ đâu đến đây và sau khi chết mình sẽ vềđâu ? Ðó là hai câu hỏi mà tất cả chúng ta không ai giảiđáp được. Chính hai điều này khi xưa đức Phật Thích Calúc còn là Thái tử, Ngài cũng thắc mắc như chúng ta. Và,Ngài quyết phăng tìm cho ra manh mối, bằng cách từ bỏ hoàngcung vượt thành đi tu. Ngày nay chúng ta là người tu theo đứcPhật cũng phải quyết tâm tìm cho ra manh mối. Muốn thựchiện điều đó Ngài dạy: Muốn giải quyết hai mốinghi trên, người học đạo phải lội suối trèo non, tìm thầysáng bạn lành cầu chỉ dạy cho mình tu, khi ngộ đạo thìgiải quyết được hai mối nghi trên. Khi xưa Thái tử Sĩ-đạt-tangồi tu dưới cội Bồ-đề trong suốt bốn mươi chín ngàyđêm. Ðêm cuối cùng khoảng canh hai Ngài chứng được túcmạng minh, biết được đời sống vô số kiếp về trướcnên giải quyết được câu hỏi "ta từđâu đến đây". Khoảng canh ba Ngài chứng được thiênnhãn minh, thấy rõ con người sau khi chết theo nghiệp dẫnđi luân hồi trong lục đạo, kẻ đi lên, người đi xuốngv.v... Như vậy muốn giải đáp câu hỏi thứ nhất ngườitu phải chứng túc mạng minh, giải đáp câu hỏi thứ hai phảichứng thiên nhãn minh. Ngày nay chúng ta tu còn mờ mịt thật làkhó giải quyết được hai mối nghi "sanh từđâu đến,chết đi về đâu".

Hỏi:Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân ngườinày sanh từ đâu đến ?

Ðáp:Vốn từ vô vi đến.

Lạihỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết chết đi vềđâu ?

Ðáp:Lại từ vô vi đi.

Ðếntừ vô vi đến, đi cũng từ vô vi đi. Nhưng vô vi là cái gì? "Vô vi" là từ ngữ của đạo Lão, khi Phật giáo du nhậpvào Trung Quốc, nói đến lý bất sanh bất diệt, các Ngàimượn từ vô vi của đạo Lão để dùng. Nhà Phật dùng từvô vi, là đối lại từ chữ hữu vi. Phàm tất cả sự vậtcó hình tướng ở thế gian có sanh có diệt là hữu vi, phápkhông sanh diệt gọi là vô vi. Hỏi rằng: khi cha mẹ chưa sanhta từ đâu đến ? Ðáp: từ vô vi đến tức là từ chỗ bấtsanh bất diệt đến. Hỏi sau khi chết rồi đi về đâu ? Ðáprằng: trở về chỗ bất sanh bất diệt. Câu đáp này hơigượng một chút, không sát nghĩa lắm. Sauđâytôi giải thích kỹ hơn về câu đáp sanh từ vô vi đến. KinhLăng Nghiêm nói: Chân như không giữ tự tánh hốt nhiên mộtniệm vô minh dấy khởi, tất cả tướng sanh diệt dấy khởitheo nên đi vào sanh tử. Từ chân mà khởi vọng niệm đi vàosanh tử nghe khó hiểu quá. Song tôi ví dụ cho dễ hiểu: Hiệngiờ chúng ta đang mở mắt tỉnh táo, nhưng một lúc sau nghemỏi mệt, gió mát thổi qua chúng ta thiu thiu ngủ gục. Vậythử hỏi ngủ gục đó từ đâu đến ? Có phải từ cái tỉnhtáo hồi nãy đến không ? Nếu không có cái tỉnh làm gì cócái mê, cái mê ngủ gục từ cái tỉnh. Nếu ai đánh thứcchúng ta tỉnh lại thì không còn mê nữa. Như vậy cái mênó đến lúc nào chúng ta không dự biết trước được, cóai biết mình sửa soạn buồn ngủ không ? Chỉ quên cái tỉnhlà bị cái mê xâm chiếm, mê xâm chiếm thì ngủ say mộngmị đủ thứ. Cũng vậy, nếu chúng ta quên tự tánh chân nhưthì sẽ dấy sanh vọng niệm, vì vọng niệm dấy khởi nênsanh ra đủ thứ khổ đau. Cho nên hỏi sanh từ đâu đến ?Ðáp từ vô vi, tức là quên cái không sanh diệt nên dấy niệmsanh diệt rồi đi vào trong sanh tử, chịu sanh tử khổ đau.Khi chết trở về vô vi tức là trở về chỗ không sanh diệt.Nghe như thế có người hiểu lầm cho rằng không tu chết cũngtrở về chỗ không sanh diệt. Hiểu như thế là sai lầm, chúngta phải tu dứt hết mầm sanh diệt mới được trở về chỗkhông sanh diệt, nếu không tu thì vẫn tiếp tục đi trong sanhtử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]