Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 1

27/06/201101:54(Xem: 2349)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 1

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI
III-KỆ KIẾN TÁNH

(Ðoạn1)

Mộtđiểm rỗng rang thể vốn không,
Muônđiều tạo hóa ấy cơ đồng.
Baola thế giới ngoài trời đất,

Lặngánh hàn quang cõi cõi trong.

ỞThánh chẳng thêm phàm chẳng bớt,

Vuôngtròn tùy món mặc dung thông.

Nghìnsông nước lắng trăng in bóng,

Hoanở khắp nơi rực sắc hồng.

Âm:
Nhấtđiểm hư vô thể bổn không,
Vạnban tạo hóa giá cơ đồng.
Baola thế giới càn khôn ngoại,

Trạmtịch hàn quang sát hải trung.

TạiThánh bất tăng phàm mạc giảm,
Phươngviên tùy khí nhậm dung thông.

Thủytrừng nguyệt hiện thiên giang ấn,

Sắcánh hoa khai đại địa hồng.

Trướckhi học bài kệ Kiến Tánh tôi giải sơ về từ Kiến TánhThành Phậtcho quí vị hiểu. Có nhiều người nghe nóikiến tánh thành Phật lầm cho rằng: Kiến tánh thì thành Phật,nên đâm ra hoang mang. Tại sao ngày xưa đức Phật tu hành khổhạnh đến ba vô số kiếp mới thành Phật, ngày nay chúngta tu kiến tánh là thành Phật liền ? Chữ kiến tánh vớichữ thành Phật đi liền với nhau hay có một ẩn ý nào trongđó ? Nếu ngày nay chúng ta tu mà kiến tánh thành Phật liềnthì trái với giáo lý của Phật. Vì trong Kinh có ghi, sau khiđức Phật Thích Ca ra đờiở thế giới Ta bà, này trải qua một thời gian thậtlâu dài mới có đức Phật Di Lặc ra đời. Hiện tại PhậtDi Lặc chưa ra đời, người tu Thiền nói kiến tánh liềnthành Phật thì Phật ra đời nhiều lắm. Như vậy thì tráihẳn với giáo lý Phật dạy. Nếu chúngta không hiểu tường tận ý này thì sẽ lúng túng.

ChữKiến tánh đây là nhận được tánh Phật của chính mình,tánh Phật là Phật nhân, nếu mình nhận được Phật nhânthì tương lai sẽ có Phật quả, nên nói thành Phật. Phậtgọi tánh Phật đó là Phật nhân, hay nói cách khác là Phậtpháp thân. Còn Phật thành đạo dưới cội Bồ-đề hay tronghội Long hoa mai kia là Phật quả hay là Phật báo thân. Nhưvậy kiến tánh thành Phật là nhận ra Phật nhân, nhưng đếnPhật quả thì phải còn nhiều đời nhiều kiếp tu nữa mớiđược thành, chớ không phải kiến tánh liền thành Phật.Nếu kiến tánh liền thành Phật thì chư Tổ gọi là Phậtchớ đâu gọi là Tổ. Bây giờ chúng ta gọi Tổ Ðạt Ma,Tổ Huệ Khả, chớ đâu gọi Phật Ðạt Ma, Phật Huệ Khả...Như vậy các Ngài kiến tánh là nhận được Phật nhân, nhưngphải vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát mới thành Phật quả. Hiểunhư thế chúng ta mới không hoang mang về việc chư Tổ kiếntánh mà không thấy vị nào thành Phật. Tôi tạm ví dụ chodễ hiểu: Người nông dân có một số lúa giống thì nhấtđịnh sẽ có lúa ăn. Sẽ có lúa chớ không phải có lúa ănliền, vì có lúa giống cònphải cày cấy gieo mạ, bón phân, lúa ra bông, lúachínrồi mới có lúa ăn. Như vậy người nông dân có lúagiống thì biết chắc rằng sẽ có lúa ăn, nếu người ấysiêng năng cày cấy đúng cách. Lúa giống ví dụ nhưPhật nhân, có Phật nhân thì sẽ có Phật quả, vì từ Phậtnhân đến Phật quả, phải trải qua một thời gian khó nhọctu hành, chớ không phải thành Phật liền trong hiện tại.

Nhưvậy nội dung quyển Kiến tánh thành Phật chỉ thẳng mọingười chúng ta có tánh Phật, người nhận được tánh Phậtgọi là kiến tánh. Tại sao nói kiến tánh? Nếu không khéochúng ta lại mắc kẹt trên ngôn ngữ. Theo nghĩa thông thườngkiến là thấy, như tôi thấy cây viết, thấy bình hoa, thấyđồng hồ v.v... nhưng tôi có thấy được con mắt, thấy đượccái mặt của tôi không ? Con mắt cái mặt còn không thấy,huống là các bộ phận bên trong. Như vậy tánh Phật khôngthể dùng mắt thấy được mà sao đây nói kiến tánh ? Kiếntánh ở đây không phải thấy bằng mắt, mà chữ kiến dùngđây như chữ chánh kiến, tức là nhận định chân chánh,nên nhận được tánh Phật gọi là kiến tánh. Nhưng tạisao lại dùng chữ kiến ? Ví dụ tôi thấy cái hoa hồng nàylà màu đỏ, có người khác nói cái hoa hồng này màu trắnghay màu đen, tôi có chịu không ? Tôi thấy tận mắt cái hoanày màu đỏ thì dù có ai dùng bao nhiêu thứ lý luận cũngkhông thay đổi được cái thấy của tôi. Cũng vậy, khi chúngta nhận được bản tánh của mình rồi không còn ngờ vựcgì nữa, thì dù ai có dùng lý luận khác để lay chuyển cũngkhông được, đó gọi là kiến tánh.

Ngàèại Mai Pháp Thường đến tham vấn Mã Tổ, Sư hỏi:

-Thế nào là Phật ?

MãTổ đáp:

-Tức tâm là Phật.

Ngaycâu đó Ngài liền lãnh hội. Ngài về cất am ẩn tu ở núèại Mai.

Saunày Mã Tổ nghe Sư ở núi, bèn sai vị Tăng đến hỏi:

-Hòa thượng gặp Mã Tổ đã được cái gì về ẩn núi này?

Sưđáp:

-Mã Tổ nói với tôi "tức tâm là Phật" tôi bèn đến ở núinày.

VịTăng:

-Gần đây Mã Tổ nói phi tâm phi Phật.

Sưđáp:

-Ông già lừa người chưa có ngày xong, mặc ôngphi tâm phi Phật, tôi chỉ biết "tức tâm là Phật".

VịTăng về thuật lại với Mã Tổ, Mã Tổ tuyên bốgiữa đại chúng: - Trái Mai đã chín.

Nhưvậy là chính ngài Ðại Mai nghe Mã Tổ nóivà Ngài đã nhận ra rồi, nên sau này Mã Tổ nói khác đi cũngkhông lay chuyển được niềm tin của Ngài. Câu chuyện trêncho chúng ta thấy rằng, khi một người đã nhận được bảntánh của mình, lòng tin đã vững chắc rồi, dù có bao nhiêungôn ngữ lý luận nói khác đi cũng không làm cho người ấylay chuyển đổi thay, đó gọi là kiến tánh. Kiến tánh lànhận ra tánh Phật chân thật của mình không còn ngờ vựcgì nữa. Nên nhớ rằng kiến tánh không phải thấy bằng mắt,vì tánh Phật của mình con mắt không thể nhìn thấy được,mà chính cái nhận định của mình đúng đắn tường tậnkhông nghi ngờ thì gọi là kiến tánh.

Nhưvậy bài kệ Kiến tánh là bài kệ nói về việc nhận ra bảntánh Phật:

Mộtđiểm rỗng rang thể vốn không, muôn điều tạo hóa ấy cơđồng.Nghĩa là nơi chúng ta ai ai cũng có một điểm sáng,nó không có hình tướng cho nên rỗng rang không giới hạn,thể của nó vốn không, nơi mọi người đồng nhau không khác.Những hiện tượng tạo hóa lập bày ở thế gian, đứng trênbản thể rỗng rang sáng suốt mà nhìn thì nó đồngnhau không khác.

Baola thế giới ngoài trời đất, lặng ánh hàn quangcõi cõi trong.Người đời thường nói trời đất trùm cả muôn sự muônvật, nhưng ở đây nói cái điểm rỗng rang hay Phật tánhcủa mỗi người trùm cả trời đất, chớ nó không ở trongtrời đất cho nên nói "bao la thế giới ngoài trời đất".Sát hải chỉ cho thế giới nhiều như biển cả, cũng khôngngoài cái tánh rỗng rang của chính mình. Cái điểm sáng đólà ánh sáng mát mẻ soi khắp muôn cõi.

ỞThánh chẳng thêm, phàm chẳng bớt, vuông tròn tùy món mặcdung thông.Ðiểm linh quang này ở Thánh chẳng thêm ở phàmchẳng bớt, nơi Bồ-tát cũng như nơi phàm phu cái tánh sángđó cũng như vậy không tăng không giảm. Nhưng tại sao cácNgài thì sáng suốt thành Thánh còn chúng ta thì mê muội phàmphu ? Bởi vì các Ngài nhận được tánh sáng đó và hằngsống với nó nên thành Thánh, chúng ta thì có mà quên đi nênlà phàm, chớ chẳng phải không có hoặc kém hơn các Ngài.Tánh giác thì dung thông không ngăn ngại, tùy theo món đồvuông thì nó vuông, tròn thì nó tròn, tùy theo món đồ mànó hội nhập. Món đồ là ví dụ, chớ sự thật thì tánhgiác ở nơi trời, nơi người thì nó như trời như người,ở nơi con vật thì nó giống như con vật. Tùy hình tướngchúng sanh phàm phu thấp kém, hay Thánh hiền nó vẫn bao dungtrong đó, nó không nhỏ lại hay lớn hơn mà dung thông, tùytheo nghiệp của chúng sanh mà ứng hiện.

Nghìn sông nước lắng, trăng in bóng, hoa nở khắp nơi rựcsắc hồng.Một nghìn con sông mà nước lóng trong thì cómột nghìn cái bóng trăng hiện. Nhưng dưới nước có nghìnmặt trăng mà trên chỉ có một mặt trăng. Như vậy mặt trănglà một mà bóng mặt trăng thì có cả nghìn cả muôn, đểnói rằng pháp thân thì không hai mà ứng hóa thân thì vô số.

Giống như hoa nở nơi này nơi nọ, cũng chỉ một sắc hồnghoặc sắc trắng. Cũng vậy, pháp thân thì không hai mà ứngthân, hóa thân thì đầy khắp, mọi nơi đều có. Ðó là nóivề tánh giác. Tánh giác này có nhiều tên, có Kinh còn gọilà Phật tánh, nhà Thiền thì gọi là tánh, tánh này là tâmthanh tịnh bất sanh bất diệt chớ không có gì khác. Qua bàikệ này Ngài chỉ cho chúng ta biết ai cũng có sẵn tánh giác,chỉ tại chúng ta mê không chịu nhận mà thôi.

Hỏi:- Thế nào là Phật ?

Ðáp:- Phật là tiếng Phạn ở Ấn Ðộ, Trung Hoa dịch là Giác.Giác tức là bản tánh linh giác. Song bản tánh linh giác nàyvốn chân thật rỗng rang và trong lặng (chơn không trạm tịch),tròn đồng với thái hư, nghiễm nhiên sáng rỡ, trùm khắpcả pháp giới. Bản tánh ấy, hay ứng cơ tiếp vật, nhướngmày chớp mắt, giơ tay giở chân, chỉ một thể tròn sáng,mà sáu căn vận dụng thì tánh giác này ứng hiện.

Hỏithế nào là Phật ? Ở đây giải thích Phật là Giác, Giáclà bản tánh linh giác của mỗi người, bản tánh ấy rỗngrang trong lặng... Ðoạn này ngài Chân Nguyên chỉ thẳng khônggiấu giếm tí nào hết. Bản tánh đó ai cũng có nhưng làmsao biết được ? Ngài Chân Nguyên nói rõ: hay ứng cơ tiếpvật, hay nhướng mày chớp mắt, giơ tay giở chân đều gốctừ tánh linh giác mà ra. - Như vậy trong chúng ta ai cũng biếtnhướng mày chớp mắt, đưa tay lên giở chân bước đi, làđã có tánh linh giác rồi. Tuy nhiên ai ai cũng có tánh linhgiác nhưng ít ai dám nhận, người không dám nhận là thiếu,có mà không nhận thì coi như không có. Chúng ta biết ăn biếtnói biết đi biết đứng là do có tánh linh giác, nhưng khinói năng đi đứng chúng ta lại không nhớ tánh linh giác củamình, chỉ nhớ cái suy nghĩ tính toán thôi ! Nếu chúng ta đitừ đầu đường đến cuối đường, không một vọng niệmnghĩ suy dấy lên, thì lúc đó chúng ta đang sống với cáilinh giác; vì có linh giác mới biết đi, nếu không, làm saobiết đi ? Thế mà chúng ta lại không chịu, khi đi mà trongđầu cứ lẩm nhẩm chuyện hôm qua hôm kia, tính toán đủthứ chớ không nhớ mình đang đi. Nếu đi biết mình đangđi thì chúng ta thấy rõ ràng cái lăng xăng lộn xộn đó khôngthật, cái biết đi mới là thật. Thế mà chúng ta nhận cáilăng xăng lộn xộn, bỏ cái biết đi. Ngài Chân Nguyên lạinói thêm, sáu căn vận dụng thì tánh giác ứng hiện. Nhưvậy trong chúng ta ai nói rằng mình vô phần ? Nếu vô phầnthì hết ăn hết nói hết cử động, đó là một điều hiểnnhiên rõ ràng. Ngài tâm đắc Kinh Lăng Già, nên Ngài dẫn rađây.

Vìvậy, trong Kinh Lăng Già quyển hai, Phật bảo Ðại Huệ vàcác Bồ-tát rằng: "Pháp tánh không tịch, vốn không có ngônthuyết. Ngôn thuyết đều do bốn thứ tướng vọng tưởngmà dấy lên". Thế nào là bốn thứ vọng tưởng ? Phật bảềại Huệ: Một là tướng ngôn thuyết. Hai là mộng ngôn thuyết.Ba là quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết. Bốn là vôthủy vọng tưởng ngôn thuyết.

Ðoạnnày Ngài dẫn Kinh Lăng Già. Phật dạy rằng tánh linh giácvốn rỗng lặng không có ngôn thuyết, ngôn thuyết là do bốnthứ vọng tưởng dấy lên. Sau đây mới giải thích bốn thứngôn thuyết:

-Tướng ngôn thuyết, nghĩa là từ chính mình vọng tưởng chấptrước nơi sắc tướng mà sanh.

-Mộng ngôn thuyết, nghĩa là cảnh giới đã trải qua ở trước,rồi theo đó nhớ nghĩ lại mà sanh, từ khi thức dậy rồi,cảnh giới không tánh mà sanh.

-Quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết,

nghĩalà do oán hận mà tạo nghiệp ở trước, theođó nhớ nghĩ lại mà sanh.

-Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết, nghĩa là từ chủng tửtập khí do lỗi chấp trước hư ngụy từ vô thủy mà sanh.

Nhâncó bốn thứ tướng ngôn thuyết vọng tưởng mà sanh khua môiuốn lưỡi, rồi động đến hai mảnh da khiến phát ra lờinói. Nếu không có bốn thứ tướng vọng tưởng ngôn thuyết,tức là cội nguồn thường lạc ngã tịnh, một tánh trònsáng, muôn đức đầy đủ.

1- Tướng ngôn thuyết:Sởdĩ chúng ta có nói năng là y cứ nơi sắc tướng mà phát raý nghĩ, do ý nghĩ rồi phát ra ngôn ngữ. Như vậy lời nóilà do ý nghĩ tưởng tượng về hình sắc mà nói. Ví dụ nóingười này đẹp, người kia xấu là căn cứ trên sắc tướngmình thấy rồi đặt ra từ ngữ xấu đẹp. Những sắc tướngkhác cũng như thế, đều từ mắt thấy hình tướng, tâm khởivọng tưởng, từ vọng tưởng khởi ra tướng ngôn thuyết.

2-Mộng ngôn thuyết:Có hai thứ: Một là những chuyện xảyra tháng trước hay năm trước, bâygiờ chúng ta ngồi tưởng tượng ôn lại rồi kể ra, cũnggiống như chuyện trong mộng. Thế nên nói cảnhgiớiđã trải qua ở trước, rồi theo đó mới nghĩlại mà sanh ra. Hai là chúng ta nằm mộng, như đêmhôm mộng thấy người vác cây rượt đánh mình, sáng dậykể lại cho bà con nghe. Như vậy cảnh giới qua mất rồi bâygiờ kể lại chỉ còn là tưởng tượng, nên nói là mộngngôn thuyết. Cảnh giới chúng ta thấy hồi hôm, bây giờ thứcdậy kể lại cho người khác nghe, cảnh giới ấy không cònnên nói cảnh giới không tánh mà sanh, không tánh là khôngcó thật, vì khi thức dậy rồi cảnh ấy đâu còn.

3-Quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết: Qualà lỗilầm, do chấp chặt những lỗi lầm đã tạo, khi nhớ lạirồi sanh ra ngôn thuyết. Ví dụ ngày hôm qua có ai chọc tức,mình cãi lộn với họ, chuyện đó qua rồi nhưng mình cònấm ức trong lòng nên sanh ra oán hận. Do ôm sự oán hận tronglòng, nên vài hôm sau gặp lại người đó mình liền bựctức và nói ra những lời nặng nhẹ hoặc nhát gừng. Ðólà do oán hận tạo nghiệp ở trước rồi theo đó nhớ nghĩmà sanh ra. Hoặc có người đi đâu gặp ai làm gì phiền giận,khi về nhà thuật lại cho người thân nghe, đó cũng gọi làquá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết.

4-Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết:Nghĩa là ngôn thuyết theo cái tập khí cũ của mình. Ví dụngười tu, Phật dạy phải giữ oai nghi, nói nhẹ nhàng đichậm rãi. Nhưng có người vào chùa tu vẫn quen thói cũ, nóithì nhanh, hoặc to tiếng gắt gỏng, đi thì vội vàng hấptấp, lúc nào cũng như có việc gấp, đó là do tập khí cũ.Ðáng lý người tu không có những cử chỉ hành động thôtháo, nhưng vì tập khí cũ chưa hết phải tu lâu nó mới tiêumòn, chớ không phải mới tu là hết liền. Do đó chúng tathấy có người tu đi đứng nghiêm trang, nói năng ôn hòa nhãnhặn chậm rãi, cũng có những người tu đi nhanh như chạy,nói nặng nề khó nghe, đó là do tập khí từ vô thủy vọngtưởng mà có.

Nhưvậy để thấy rằng vọng tưởng của chúng ta có nhiều loại,vọng tưởng của cái tưởng, vọng tưởng của cái mộng,vọng tưởng của những lỗi lầm, vọng tưởng từ vô thủymà sanh ra ngôn thuyết.

Nhân có bốn thứ tướng ngôn thuyết vọng tưởng mà sanhra lời nói. Nếu không có bốn thứ vọng tưởng ngôn thuyếttức là cội nguồn của Thường Lạc Ngã Tịnh, hay là cộinguồn của Niết-bàn. Như trước tôi nói nếu chúng ta đitrên đường, từ đầu đường đến cuối đường, trong tâmkhông có dấy một vọng tưởng nghĩ suy. Nhưng mắt vẫn thấytai vẫn nghe, mũi vẫn thở, thân vẫn cảm giác gió mát, chânbước đi đều đều, đó là chúng ta đang sống với tánhgiác, đang hưởng Niết-bàn hiện tại. Nhưng chúng ta khôngchịu như thế, cứ tưởng tượng suy tư nên tâm lúc nào cũngbất an. Như vậy tu dễ hay khó ? Ði một cây số chúng ta khôngnghĩ gì hết, cứ sống an nhiên với trời đất là chúng tađang ở tại Niết-bàn. Rất dễ tại sao chúng ta không chịu? Ði một cây số đường tâm an nhiên không khởivọng tưởng an nhiên là Thường, tâm an nhiên thì mặt mìnhvui là Lạc, đang sống với cái biết hiện hữu của mìnhlà Ngã, tâm không dấy động là Tịnh. Như vậy trên mộtcây số đường có Thường Lạc Ngã Tịnh, nếu chúng ta đihai ba chục cây số mà không vọng tưởng thì cũng đang sốngở Niết-bàn. Giả sử, đi cả ngày thì cũng ở trong Niết-bàncả ngày. Ði giữa thế gian trần tục đầy khổ lụy mà vẫnở trong Thường Lạc Ngã Tịnh của Niết-bàn đâu khó. Song,đi mà tâm lo nghĩ đủ điều chắc chắn là bất an, dù đangđi trong chốn già lam thanh tịnh. Nói rộng ra, bất cứ chúngtalàm việc gì như nhổ cỏ nấu cơm... mà tâm thanh tịnh làđang ở Niết-bàn. Nhưng có nhiều người than rằng khi nấucơm phải tính nấu món này món kia, làm sao không vọng tưởng? Cuốc đất nhổ cỏ thì dễ chớ nấu cơm hơi khó hơn. Theotôi thì không khó, trước khi nấu cơm quí vị bỏ ra năm mườiphút, tính bữa nay nấu món gì rồi ghi vào tờ giấy đểtrên bàn. Chúng ta cứ theo thứ tự mà làm, thì trong khi làmtâm vẫn thanh tịnh. Tại chúng ta có thói quen vừa làm vừanghĩ tính liên miên, không bao giờ để cái đầu trống, chonên bị bất an hoài. Như vậy người tu Thiền có Niết-bànngay trong sanh tử, chớ không tìm kiếm ở đâu xa, chỉ cầnbuông vọng tưởng, làm cái gì biết cái đó, đừng cho vọngtưởng khởi thì cả ngày sống trong Niết-bàn. Và, ngườita gọi cõi Ta bà khổ, trái lại chúng ta gọi Ta bà vui.

Tôithấy cái khổ không thật mà nhiều khi chúng ta lại cố tìnhtạo ra. Như có người được tin ở Thành phố thân nhân nhắnvề, nếu nghe như thế mà không thêm một ý nghĩ nào khácthì không khổ sở bất an. Nhưng chợt nghĩ có lẽ ba má mìnhbị bệnh, hay gia đình có điều gì quan trọng xảy ra, tựkhởi lên một chục thứ có lẽ thì tâm lo lắng bất an, đêmnằm lăn qua trở lại không ngủ được. Như vậy cái khổđó từ đâu tới ? Chẳng phải từ người nhắn tin làm chota khổ, mà khổ là tại mình đa sự vọng tưởng đủ điều.Lại nữa, giả sử có người thân đi đâu hẹn chúa nhậtvề, nhưng không đúng hẹn, thì bắt đầu trông ngóng, đặtvấn đề; người thân đi đường bị tai nạn, bị bệnh,bị mất tiền... có nhiều vấn đề như thế đầu óc chúngta thảnh thơi không? Không thảnh thơi là bắt đầu khổ.Cái khổ đó do ai tạo? Tại người về trễ tạo hay tạichúng ta ? Nhiều khi người đi ra đường phải giải quyếtbao chuyện rắc rối, khó khăn nên về trễ. Ðã về trễ lạibị người thân rầy rà, cằn nhằn, do đó sanh chuyện vuibuồn với nhau. Lý đáng người thân về trễ chúng ta đểcho họ nghỉ ngơi rồi từ từ hỏi lý do, sau đó họ kểlý do cho nghe thì đâu có chuyện gì xảy ra. Con người thườngtự tạo cho mình cái khổ, khổ là do vọng tưởng làm mìnhkhổ chớ không ai khác làm cả. Như vậy để thấy rằng nhữngnỗi khổ không phải tự có mà do mình vọng tưởng gây ra.Nếu chúng ta đi đâu, làm việc gì mà không vọng tưởng làđang sống trong Niết-bàn khỏi cầu về Cực lạc; ở ngaycõi Ta bà mà không vọng tưởng thì không khổ đau. Do đóNiết-bàn hay Cực lạc ở ngay thế gian này chớ không ở đâuxa.

LạiPhần Giải Ký nói: Ðây là tướng ngôn thuyết vọng tưởng.Nghĩa là vọng thấy hình dáng nam nữ, thân thể, vẻ mặt,thanh sắc tốt xấu, và tất cả của cải, đồ đạc, mọitướng đẹp xấu v.v... vọng khởi phân biệt mà có ngôn thuyết,gọi là tướng ngôn thuyết. Lại nhân mộng thấy cảnh giớiđã trải qua ở trước, sau khi tỉnh dậy nhớ nghĩ lại, vọngchấp phân biệt việc lành dữ, tốt xấu, hơn kém,... gọilà mộng ngôn thuyết. Song do nhớ nghĩ mình người, oán thân,yêu ghét, lấy bỏ ở trước mà tạo thành nghiệp, rồi vọngsanh phân biệt mà có ngôn thuyết, gọi là quá vọng tưởngkế trước ngôn thuyết. Hoặc từ vô thủy đến nay, thứcthứ tám gồm chứa tự tướng hí luận, chủng tửtập khí, kích thích mạnh mẽ nên sanh phân biệt, gọi làvô thủy vọng tưởng ngôn thuyết. Tất cả ngôn thuyết chẳngra ngoài bốn thứ này. Do vọng tưởng làm nhân cho ngôn thuyết,nên lìa ngoài bốn thứ này thì không có nói năng, không chỗnói năng, tức là chân thật đệ nhất nghĩa đế. Ðệ nhấtnghĩa đế tức là chân không vô tướng, tròn đồng thái hư,lặng lẽ vô sanh.

Ðoạn này Ngài dẫn phần Giải Ký của Kinh Lăng Già giảirộng về bốn thứ ngôn thuyết.

Tướngngôn thuyết vọng tưởnglà do đối duyên xúc cảnh hiệntại như thấy hình dáng nam nữ, vẻ mặt thanh sắc... tấtcả hình tướng tốt xấu khởiphân biệt mà có ngôn thuyết. Mộng tưởng ngôn thuyếtlà thấy cảnh trong giấc mơ, sau đó thức dậy nhớ nghĩ vọngchấp phân biệt lành dữ tốt xấu rồi nói ra. Quá vọngtưởng kế trước ngôn thuyếtlà do thương ghét buồngiận tạo thành nghiệp. Thành nghiệp rồi suy nghĩ phân biệtnói ra theo nghiệp mình đã tạo. Vô thủy vọng tưởng ngônthuyếtlà do từ vô thủy thức thứ tám chứa tự tướnghí luận, tức là chứa chấp những hí luận có tính cáchđùa cợt không đúng chân lý, không đúng chánh pháp, thànhchủng tử tập khí, từ chủng tử tập khí kích thích mạnhmẽ phát ra ngôn thuyết. Như vậy chúng ta nói năng là do căncứ trên bốn điều này. Một là căn cứ trên sắc tướngthấy nghe hiện tại, hai làcăn cứ trên cảnh trong mộng, ba là căn cứ trên lỗi lầmđã tạo, bốn là căn cứ trên những tích lũy ở trong tàngthức từ vô thủy mà phát ra ngôn thuyết. Tóm lại tất cảngôn thuyết là do những phân biệt suy tính của hiện tại,quá khứ và những điều chứa chấp ở trong nội tâm mà phátra, nên nói tất cả ngôn thuyết chẳng ngoài bốn thứ này.Như vậy vọng tưởng làm nhân cho ngôn thuyết, nếu khôngvọng tưởng thì không có ngôn thuyết (nói năng), đó là chânthật đệ nhất nghĩa đế. Ðệ nhất nghĩa đế là chân khôngtức là chỉ cho tánh linh giác của chúng ta. Nếu chúng ta khôngvọng tưởng là đang sống với tánh linh giác của chính mình,có đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Niết-bànnhư trước đã nói.

Nhưvậy ở đây đã chỉ rõ cái gốc sanh ra vọng tưởng, chúngta biết tu thì phải buông xả vọng tưởng, tiêu ma nó, khôngchạy theo nó, dần dần đi đứng nằm ngồi hằng sống vớicái bất sanh bất diệt sẵn có của mình.

Bấygiờ ngài Ðại Huệ và các Bồ-tát đem nghĩa này hỏi ThếTôn: Ngưỡng mong Thế Tôn nói thêm về cảnh giới do ngônngữ vọng tưởng hiện ra. Thế nào là chỗ nhân duyên chúngsanh vọng tưởng mà có ngôn thuyết sanh?

Phậtbảo ngài Ðại Huệ và các Bồ-tát:Nghĩalà từ tám chỗ: đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi,lợi, răng hòa hợp mà phát ra tướng âm thanh ngôn thuyết.

LạiPhần Giải Ký nói: Ðây là chỉ bàytướngngôn ngữ âm thanh. Nghĩa là ngôn ngữ của chúng sanh phát ra,do bốn thứ vọng tưởng trước làm nhân và tám thứ đầu,ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, lợi, răng ở sau làm duyên,nên có ngôn thuyết.

Ngàèại Huệ và các Bồ-tát bạch Phật hỏi thêm về chỗ phátxuất ra ngôn ngữ vọng tưởng. Tại sao vọng tưởng phátra ngôn ngữ, ngôn ngữ nó phát ra bằng cách nào ? Ðức Phậttrả lời là ngôn ngữ phát ra từ tám chỗ: đầu, ngực, cổhọng, mũi, môi, lưỡi, lợi, răng. Trong tám cái này thiếumột cái thì không có ngôn thuyết, nhất là thiếu cái đầu,không có đầu thì không có miệng lấy gì nói năng ? PhầnGiải Ký nói bốn thứ vọng tưởng làm nhân, tám thứ đầu,ngực v.v...làm duyên nên sanhrangôn thuyết.

Nhưngtheo Lão Tử thì nói: "Trong khoảng trời đất, giống như ốngbễ lò rèn, rỗng mà chẳng cong, động thì càng phát ra". Ðâylà nghĩa vọng tưởng duyên khí, gió thức thổi động, vôcớ mà phát ra. Hiện thấy ở thế gian, trong việc ứng dụnghằng ngày, một niệm vọng khởi thì ba nghiệp khắp dấylên, mười điều ác hăng làm thì tám gió thổi bay, nói năngkia đây trùng trùng điệp điệp.

Ðểrõ thêm ý nghĩa vọng tưởng duyên khí Ngài dẫn lời LãoTử nói trong Ðạo Ðức Kinh.

Kếđến Ngài nói trong việc ứng xử hằng ngày, hễ một niệmthương ghét sân si dấy lên thì ba nghiệp đều dấy lên. Mộtniệm tốt khởi thì ba nghiệp đều tốt, một niệm xấu khởithì ba nghiệp đều xấu, ba nghiệp xấu thì mười điều áchằng làm, mười điều ác hằng làm thì tám gió thổi bay(tám gió: lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) khi đónói năng kia đây trùng trùng điệp điệp. Tóm lại, độngcơ sanh ra nghiệp là vọng tưởng, hễ một niệm khởi thìba nghiệp tạo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác, khi tạo nghiệprồi thì tám gió thổi rung rinh và đủ thứ phiền phức xảyra sau đó.

Xéttheo đó thì biết, tướng ngôn ngữ ở trong cõi chúng sanhlà từ bốn thứ vọng tưởng mà sanh, rồi kia đây sân sicũng từ ngôn thuyết như thế.

Ðếnnhư thần thông của Phật, thì lời nói tợ âm thanh tiếngtrống trời, ngay thẳng từ bi, vi diệu hòa nhã. Ngài diễnnói pháp có sáu mươi bốn thứ tiếng Phạm âm, vang xa khắpcả mười phương, mọi chúng sanh đều vui thích, nghe tiếngngộ đạo, đồng được giải thoát, tức chẳng phải lờinói từ bốn thứ vọng tưởng.

Ngàinói rằng xét theo trên để biết tất cả ngôn ngữ trong thếgian, đều do bốn thứ vọng tưởng mà sanh ra, cho đến thươngghét hay sân si cũng từ vọng tưởng mà ra không có gì thậtcả. Tuy nhiên, nói tất cả ngôn ngữ từ vọng tưởng sanhra, vậy đức Phật thuyết pháp cũng từ vọng tưởng sanhra sao ? Ðây đáp rằng, lời Phật giảng dạy không phải từbốn thứ vọng tưởng, mà tiếng nói đó phát xuất từ tâmtừ bi ngay thẳng đã thấy được chân lý, đã sống đúngchánh pháp mà phát sanh, nên nói tiếng Phật thuyết pháp âmthanh vang xa như tiếng trống trời, tiếng nói đó phát xuấttừ tâm ngay thẳng từ bi, nên mọi chúng sanh nghe đều đượcngộ đạo giải thoát.

Phậtbảo ngài Ðại Huệ: Không tánh mà làm thành ngôn thuyết.Nghĩa là như lông rùa sừng thỏ..., thế gian hiện thành ngônthuyết. Ðại Huệ ! Chẳng phải tánh, chẳng phải phi tánh,chỉ có ngôn thuyết thôi. Như điều ông nói, ngôn thuyếtcó tánh, có tất cả tánh, luận ông ắt hoại.

PhầnKý nói: "Ðây là nói các pháp tuy không, mà chẳng ngại ngônthuyết".

Ðoạnnày Phật bảo ngài Ðại Huệ: Không tánh mà làm thành ngônthuyết, nghĩa là ngôn thuyết người nói ra không có thựcthể. Phật ví dụ như lông rùa sừng thỏ. Rùa không có lông,thỏ không có sừng, vậy mà người ta đặt điều nói đâylà lông rùa kia là sừng thỏ, đem ra nói với nhau, như nhữngchuyện không đâu cộng thêm những câu nói vô nghĩa mà ngườita vẫn đặt thành câu nói. Những câu nói như vậy không cóthực thể, chẳng qua là người ta tưởng tượng đặt ra,cho nên nói ngôn thuyết không có tự tánh, tức là không cốđịnh. Nếu cho rằng ngôn thuyết có thực thể thì lý luậnấy ắt hoại, vì đó là luận lý không đúng lẽ thật. Nênđoạn kế Phần Ký nói tuy nói các pháp không mà chẳng ngạingôn thuyết.

Ðờèường lại dịch là: "Tuy không các pháp, mà cũng có ngônthuyết. Ðâu chẳng hiện thấy lông rùa, sừng thỏ, con củangười thạch nữ v.v..., ở trong đó người đời đều khởira ngôn thuyết. Nó chẳng phải có chẳng phải không, mà chỉcó ngôn thuyết thôi. Như điều ông nói, vì có ngôn thuyếtnên có các pháp, nếu không có các pháp thì không có ngônthuyết. Hiện nay sừng thỏ... tuy không có mà chẳng ngạicó lời nói. Xét theo đó thì nghĩa của ông chẳng thành".Vì vậy nói luận của ông ắt hoại, tỏ ngộ các pháp vốnkhông, do duyên tụ hội mà sanh. Ðã do duyên hội mà sanh, thìsanh vốn không, dù nói nhân nơi duyên kia sanh, cũng là giảdanh. Ðây là pháp tánh vô sanh, ngôn từ cùng lặng, năng sởđều quên, trong lặng thường trụ, không có lời nói.

Tuykhông các pháp mà cũng có ngôn thuyết như lông rùa sừng thỏ,con của người thạch nữ; đó là những chuyện không có màngười ta tưởng tượng nói ra. Như vậy những cái không cómà người đời họ cũng nói được chớ không phải đợicó họ mới nói. Ðó chỉ là ngôn thuyết đặt ra chớ khôngphải sự thật. Kế đến là đức Phật bác lý luận củangài Ðại Huệ. Vì theo ngài Ðại Huệ thì có các pháp thậtnên có ngôn thuyết. Như có cái bàn, người ta mới kêu têncái bàn, có cái hoa hồng người ta mới nói tên hoa hồng.Nhưng Phật bảo rằng xét như thế thì nghĩa của ngài ÐạiHuệ không thành, vì như lông rùa sừng thỏ, con của ngườithạch nữ, không có mà vẫn có ngôn thuyết vậy.

Tómlại, tất cả pháp tánh nó là vô sanh, nhưng người đờitùy theo nhân duyên mà đặt tên cho nó, nên có tên gọi, cóngôn ngữ nói năng... chớ không có thật. Ðến chỗ tất cảngôn từ lặng, năng sở quên thì trở về chỗ thường trụ,tịch tĩnh không còn ngôn ngữ.

Thếnên đức Thích Ca Thế Tôn lên pháp tòa, tự tại không lời,im lặng giây lâu, chính là yếu chỉ trên đây. Ðại sư Ðạt-machín năm ngó vách, ngồi nghiêm trang không nói, cũng đúng nhưlý này. Người trí quán sâu liền chứng nơi chân thật khôngtịch. Do đó, thế ngàn non đến đỉnh thì dừng, muôn sựtiêu về thể thì bình.

Nhưchúng ta đã biết tất cả ngôn ngữ nhân nơi vọng tưởngmà sanh, hay vọng tưởng là cái nhân sanh ra ngôn ngữ, songvọng tưởng không thật nên ngôn ngữ cũng không thật. Nhưvậy muốn chỉ cái chân thật không cần ngôn ngữ, cho nênđoạn này nói đức Thế Tôn lên pháp tòa tự tại không lời,im lặng giây lâu rồi cầm cành hoa đưa lên, ngài Ca-diếpnhìn mỉm cười. Xong ! Không có lời nào mà Phật đã chỉcái chân thật. Cái chân thật là cái không lời, có lời thìkhông thật. Sau đây dẫn thêm Tổ Bồ-đề-đạt-ma chín nămngồi xây mặt vào vách không nói là nhằm ý này. Như vậyđể thấy rằng chỗ cứu cánh chân thật thì không có lờinói, vì lời nói là từ vọng tưởng hư dối. Người tríquán sâu chỗ này liền chứng được chỗ chân thật khôngtịch. Như ngàn cái núi mà lên đến đỉnh thì hết lối đi,muôn sự vật ở thế gian trở về thể thì bình đẳng nhưnhau.

ThếTôn lại bảo ngài Ðại Huệ và các Bồ-tát: "Chẳng phảitất cả cõi nước đều có dùng ngôn thuyết. Ngôn thuyếtlà Như Lai tùy theo chúng sanh ở cõi Ta bà. Bởi giáo thể ởphương này dùng âm thanh và nghe, nên giả tạm làm ra văn tự,chương cú, ngôn từ thì kinh giáo mới được an lập. Ngoàira những thế giới của chư Phật khác, thì diệu lý củaPhật pháp chẳng liên quan đến văn tự, chẳng dùng ngôn thuyết.Hoặc có cõi Phật dùng mắt nhìn xem mà hiển bày tỏ ngộpháp tánh. Hoặc có cõi làm ra tướng, hoặc có cõi nhướngmày, hoặc có cõi chớp mắt, hoặc có cõi mỉm cười, hoặccó cõi hơi há miệng, hoặc cõi cười nói, hoặc cõi nhớnghĩ cõi nước, hoặc cõi lay động... dùng nhữngpháp như thế mà bày cơ lộ tánh, thảy đều là Phật sự,tiếp hóa chúng sanh".

ÐứcPhật lại bảo ngài Ðại Huệ rằng chẳng phải tất cảcõi nước đều dùng ngôn thuyết, mà tùy theo cách giáo hóacủa mỗi nơi mà dùng hay không dùng. Như cõi Ta bà của chúngta vì dùng âm thanh và nghe âm thanh nên mới dùng ngôn thuyếtđể nghe mà ngộ đạo. Còn các cõi khác thì dùng phương tiệnkhác như nhướng mày, chớp mắt, há miệng, cười nói v.v...không cố định. Tất cả đều là bày cơ lộ tánh thảy đềulà Phật sự để giáo hóa chúng sanh.

Ðờèường lại dịch: "Hoặc có cõiPhật trừngmắt nhìn mà hiển bày pháp, hoặc cõi hiện tướng khác, hoặcnhướng mày hoặc chớp mắt, hoặc hiện mỉm cuời, hoặchơi há miệng, cười nói nhớ nghĩ, lay động... dùng nhữngviệc như thế mà hiển bày pháp, khiến mọi quần sanh tỏngộ bản tánh."

Ðoạnnày nói thêm để hiểu được ý ở trước.

Phậtlại bảo Bồ-tát Ðại Huệ: "Hãy xem thế giới này nhữngloài chúng sanh như ruồi, muỗi, trùng, kiến v.v... không cóngôn thuyết mà đều làm xong việc, đâu đợi có ngôn thuyếtmới hiển bày pháp ư ?"
Ðiềuđó chứng tỏ, chẳng những các pháp không tánh, hơn nữangôn ngữ cũng tánh không. Nghĩa là tướng các pháp vốn tịchdiệt, chẳng thể dùng lời nói tỏ bày. Phật Tổ từ trướcđến chỗ cùng cực, chỉ bốn mắt nhìn nhau, im lặng ấnchứng. Ðạo vô ngôn được truyền ra, bắt nguồn từ chỗthấy như trên. Vì vậy, ngài Lâm Tế, Ðức Sơn gậy hét truyềndạy. Ngưỡng Sơn tướng tròn, Thạch Củng giương cung, ÐạoNgô múa hốt... Các vị Tổ Sư đều cùng chung chứng đếnchỗ sâu xa. Ðâylà chánh định lìa lời nói. Nghĩa là núi sông quả đấtchung chuyển pháp luân căn bản, loài vảy, mai, lông, cánh khắphiện sắc thân Tam-muội. Thế nên trong chỗ thường dùng hằngngày của chúng sanh, thì cửa sáu căn đều là chỗ nhập lýngộ đạo, đâu hoàn toàn phải đợi ngôn thuyết ! Nên đứcThế Tôn đưa cành hoa chỉ cho chúng, ngài Ca-diếp khế hộitâm Phật mỉm cười. Phật trước Phật sau chỉdùng tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.

Quađoạn này chúng ta thấy rằng không phải chỉ có ngôn thuyếtmới truyền đạo, mới thấu suốt bản tâm mà chính là nhữnghành động, vì tất cả hành động hiển bày được tâm.Hơn nữa ngôn thuyết là phát nguồn từ vọng tưởng mà vọngtưởng là cái nghĩ suy phân biệt không thật, nó không phảitâm thể chân thật, nó không phải là linh giác mà tất cảnhững hành động như nhướng mày chớp mắt, cử động taychân... cái nào cũng có hàm ẩn linh giác. Do có linh giác nênmọi hoạt động mới sanh khởi, mà linh giác là tâm. Thếmà lâu nay hễ nói tới tâm là chúng ta nhận cái suy nghĩ làtâm. Song, nhướng mày chớp mắt, co tay duỗi chân nếu khôngcó tâm thì mấy cái đó làm sao hoạt động ? Như vậy, tâmlà cái biết trùm hết cơ thể này, con người này, chớ khôngphải chỉ có cái suy nghĩ. Cái suy nghĩ chỉ là vọng tưởngkhông thật. Như vậy cái chân thật hiển lộ ở nơi sáu căn,chớ không phải chỉ ở ý căn. Do đó dùng phương tiện nàocủa sáu căn cũng có thể chỉ bày cái chân thật. Cho nênmột tiếng hét, một cái đánh, bốn mắt nhìn nhau đều hiểnbày cái chân thật. Không phải kêu lại bảo: Tôi cho ông cáinày, giảng nói điều kia, mới là chỉ cái chân thật, màcái chân thật hiện sẵn ở các giác quan của chính mình.Hiểu như thế mới thấy trọng tâm của Phật của nhà Thiềnlà, trước sau chẳng lập văn tự dùng tâm ấn tâm.

Hỏi:- Nếu chẳng lập văn tự, lấy gì làm tâm ?

Ðáp:- Ông hỏi tôi tức đó là tâm ông. Tôi đáp ông, tức làtâm tôi. Nếu ông không tâm, nhân đâu biết hỏi tôi? Nếutôi không tâm, nhân đâu biết đáp ông ? Chính ngay khi ônghỏi tôi, tức là tâm ông. Tâm này từ vô thủy kiếp cho đếnhiện giờ, mọi hành động, tạo tác, ở trong tất cả thờicũng như ngay đây, đối diện hiện dùng, tùy cơ thu buông,đối đãi thưa hỏi,chẳng phải tánh là gì ? Cái gì thưa hỏi đây? Nói năng đó là cái gì ? Cái gì hay biết hỏi ? Ðây chínhlà tánh linh giác căn bản nơi chính mình của mọi người.Tánh tức là tâm, tâm tức là Phật, Phật tức là đạo, đạotức là Thiền. Thiền nghĩa là kiến tánh. Vì vậy đưa cànhhoa mỉm cười, hội được tông yếu đó là Thiền. Bốn mắtnhìn nhau, lãnh nhận ý chỉ, đó là Thiền. Thiền là lặnglẽ, lặng lẽnhưng thường soi sáng, soi sáng nhưng thườnglặng lẽ, thanh tịnh trong lặng nhiệm mầu, tròn đồng tháihư, trọn không một vật, ứng dụng tự tại; thể tự khôngtịch, gọi đó là Thiền, gọi đó là Giác.

Ðoạnnày Ngài chỉ rất là tường tận chúng ta phải khéo nhậnra để khỏi cô phụ Ngài.

Hỏi:Nếu chẳng lập văn tự lấy gì làm tâm. Ðáp rằng: Ông hỏi,tôi đáp, tức là có tâm rồi. Thật vậy, nếu không có tâmlàm sao biết hỏi, nếu không có tâm làm sao biết đáp. Biếthỏi biết đáp đó là tâm, cần gì văn tự !

NgàiHuệ Hải đến tham vấn Mã Tổ. Mã Tổ hỏi:

-Ðến cầu việc gì ?

-Ðến cầu Phật pháp.

- Khobáu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì.

-Thế nào là kho báu nhà mình !

-Chính cái ông hỏi ta đó.

Chínhcái hỏi đó là kho báu, nó sẵn đó chớ có tìm kiếm đâuxa. Vậy có ai trong chúng ta mà khôngbiết hỏi đáp; dù hỏi đáp cái gì. Hễ biết hỏiđáp là có tâm, là có kho báu rồi. Vậy chúng ta tìm kiếmtâm ở đâu, trèo non vượt núi để kiếm tìm Phật tâm củamình phải không ? Nó sờ sờ ở sáu căn, tìm kiếm làm gì? Ðọc đoạn này chúng ta thấy ngài Chân Nguyên thật là tâmLão bà, nói hết những gì cần nói để cảnh tỉnh mọi người.Ngài nói từ thuở nào đến giờ mọi hành động tạo tácnhư hỏi đáp, thu vào buông ra, tất cả mọi động dụng nóinăng đều là tâm tánh của chính mình. Tánh là tâm, tâm làPhật, Phật là đạo, đạo là Thiền. Tánh Phật Ðạo Thiềnngay nơi mình sẵn đủ. Nhưng nói tới Thiền là nói tới kiếntánh. Kiến tánh là nhận được bản tánh của chính mình.Như Phật đưa cành hoa sen ngài Ca-diếp nhìn mỉm cười, đólà nhận tâm yếu, là kiến tánh, là Thiền. Thầy trò nhìnnhau cảm thông đó là Thiền. Như vậy nhận được bản tâmlà ngộ lý Thiền, là nhận ra cái chân tâm của mình, từchân tâm đó phát ra ngôn ngữ, phát ra thưa hỏi, phát ra hànhđộng. Nếu chúng ta nói năng hành động mà đừng chạy theovọng tưởng là chúng ta biết trở về với Thiền, ngộ đượclý Thiền.

Dotâm thường giác nên gọi Ðại Giác Thế Tôn, cũng gọi GiácVương Như Lai hay gọi là chủ hư không. Tức tâm là Phật,trọn không có Phật khác. Tức Phật là tánh, trọn không cótánh khác. Như nắm tay làm thành do bàn tay, tợ nước thànhsóng. Sóng tức là nước, bàn tay tức là nắm tay.

Dotâm thường giác, nên gọi Ðại Giác Thế Tôn tức là Phật,cũng gọi là ông vua Giác, cũng gọi là chủ hư không, vì hưkhông trùm hết mà tâm thể này trùm cả hư không, cho nêngọi là chủ hư không. Chính cái tâm này là Phật không cóông Phật nào khác. Nhưng nhớ tâm đó không phải tâm vọngtưởng, nếu vọng tưởng là tâm chúng sanh. Vậy quí vị muốnthành Phật hay muốn làm chúng sanh ? Chúng sanh thì mê, Phậtthì giác đều ở nơi tâm mình chớ không ở đâu khác. Kiểmlại coi nơi mình cái gì là tâm mê ? Cái gì là tâm giác ?Vọng tưởng là tâm mê, cái biết hiện tiền không dấy vọngtưởng là tâm giác. Chúng ta tu là bỏ vọng tưởng để sốngvới cái biết hiện tiền thanh tịnh. Vậy tu Thiền là bỏmê sống với giác chớ không có gì lạ hết. Hiểu rồi chúngta thấy rõ ràng trước mắt, chớ không phải chuyện xa lạ.Ở đây Ngài nói tức tâm là Phật, tức tâm là tánh, cho nênba từ: Tâm, Tánh, Phật tên gọi tuy khác nhưng không phảikhác. Cả ba đều chỉ cho thể chân thật. Ngài đưa ra vídụ, sở dĩ có nắm tay là do bàn tay co lại, bỏ bàn tay khôngcó nắm tay. Hoặc, sóng từ nước mà có, rời nước tìm sóngkhông có. Bàn tay là cái gốc, là cái thể, nắm tay là ngọn,là cái dụng.Cũng vậy nước là thể, sóng là dụng, tất cả cái dụngkhông rời cái thể mà có. Như vậy mọi cái nghĩ suy phânbiệt đều từ cái thể linh giác mà ra, song phải buông hếtvọng tưởng mới trở về với tánh linh giác.

NênKinh Hoa Nghiêm nói:

Nếungười muốn rõ biết,

Bađời tất cả Phật.

Nênquán tánh pháp giới,

Tấtcả chỉ tâm tạo.

Âm:
Nhượcnhơn dục liễu tri,Tamthế nhấ�t thiết Phật. Ưngquán pháp giới tánh,

Nhấtthiết duy tâm tạo.

Ðếnđây Ngài dẫn bài kệ của Kinh Hoa Nghiêm. Ý kệ nói rằng:người nào muốn biết rõ ba đời chư Phật thì phải quánpháp giới tánh, tất cả đều do tâm tạo.

Lạinói: Tâm, Phật và chúng sanh, ba thứ này đều không sai khác.Tất cả Phật pháp, tự tâm sẵn có, thôi đem tâm tìm kiếmbên ngoài, bỏ cha chạy đi lang thang. Tiếng Phạn gượng gọiPhật, Trung Hoa nói là tánh giác. Tánh này chẳng lìa thân ta,nếu người đốn ngộ được cội gốc, người này sẽ chóngđược thành Phật.

Tâm,Phật và chúng sanh ba thứ đều không khác, đều cùng cáithể chân thật đó thôi. Phật pháp đã sẵn có nơi tự tâm,đừng đem tâm tìm kiếm bên ngoài, đừng làm kẻ cùng tửở trong Kinh Pháp Hoa bỏ cha đi lang thang đói khổ ở xứ người,thời gian sau mới sực nhớ trở về. Ngài lại nói Phật làtánh giác, tánh giác đó là nguồn cội của con người, nếuquên nguồn cội khởi vọng tưởng là chúngsanh, nếu trở về nguồn cội là giác ngộ là Phật.

Thếnào là cội gốc ?

Chỉdạy rằng: - Cội gốc chính là tâm tánh linh giác của mọingười. Tâm này là cội nguồn của chư Phật, là đất tánhcủa chúng sanh. Ðất thì sản sanh muôn vật, ngàn muôn câycối, cành lá hoa quả, mỗi mỗi đều nhân nơi đất mà sanh.Tâm bao gồm muôn pháp, trăm khéo ngàn hay, huyền cơ diệu lý,mỗi mỗi đều từ tâm dựng lập. Tâm là biển của muônpháp, từ nơi thật tế mà ứng hóa ra. Tánh là gốc của muônhạnh, tùy nơi một tâm mà biến dùng. Huệ giải tròn thông,linh minh đầy đủ, gồm trọn muôn pháp chỉ một lý, xuyênsuốt muôn thuở chỉ một tâm.

Hỏithế nào là cội gốc ? Ngài giải thích cội gốc là tâm tánhlinh giác của người; mà tâm tánh linh giác này là tâm củachư Phật. Tâm đó là cội nguồn là gốc rễ của tất cả.Giống như đất sanh ra muôn vật, hay như biển cả trùm hếtcác loài trong nước. Tánh là gốc của muôn hạnh, tùy nơimột tâm mà biến dùng. Như vậy tâm là gốc, tâm là nguồncội tất cả pháp.

Buôngra thì lấy một làm nhiều, thu lại thì lấy nhiều làm một.Nên lập một tâm làm tông, mở ra thì có nhiều cửa vô tận.Mới nói: "Ba cõi chỉ là tâm, muôn pháp chỉ là thức, mộtniệm chẳng sanh, các duyên chóng dứt". Ngộ diệu lý nơi bảntâm thì tội phước đều không, mê viên minh của tự tánhthì thiện ác đều ngại.

Vìtâm là gốc của tất cả sự vật nên nhà Thiền gọi làPhật tâm tông. Ở đây nói lấy tâm làm tông, mở ra thì cónhiều cửa nhiều pháp môn không thể kể hết. Cho nên nóiba cõi từ tâm hiện ra, muôn pháp từ thức mà phân biệt sanh,nếu một niệm không sanh thì các duyên chóng dứt. Như vậychúng ta tu chỉ cần làm sao đi đứng nằm ngồi một niệmkhông sanh thì muôn duyên theo đó dứt sạch. Ở đoạn nàycó câu: Ngộ diệu lý nơibản tâm thì tội phước đềukhông,mê viênminh của tự tánh thì thiện ác đều ngại.Chúng ta phải hiểu chỗ này cho kỹ kẻo lầm. Sở dĩ chưTổ nói không tội phước, không thiện ác là vì các Ngàiđã ngộ được diệu lý của tâm. Tâm không có tướng sanhdiệt thì nói gì tội phước thiện ác? Ngược lại nếumê chơn tánh tức là mê bản tâm thì thiện ác tội phướcđều có thật. Thế nên đối với người mê, Phậtdạy bỏ mười điều ác làm mười điều thiện v.v...

Ngàndòng sông riêng khác mà đồng nguồn, muôn xe sai biệt mà đồnglối mòn; tất cả muôn pháp đều về một tâm, tâm sanh thìmọi thứ pháp sanh, tâm diệt thì mọi thứ pháp diệt. Do đócác ngôi sao đều chầu về hướng Bắc, muôn dòng sông trọnchảy về Ðông, hà sa diệu pháp thảy ở nguồn tâm, đạopháp hiện tiền, một tâm đầy đủ. Nên biết, ngàn phápmuôn pháp, Phật Phật, Tổ Tổ từ trước chỉ lấy tâm truyềntâm, chữ bátmở toang; lấytâm ấn tâm, bốn mắt nhìn nhau, hơn năm ngàn tám trăm quyển,tám mươi bốn ngàn pháp môn, mọi thứ phương tiện,đều từ một chữ tâm ấy lưu xuất, dựng lập.Dù đem tre bằng núi Tu Di làm bút,lấy nước bốn biển cả làm mực, viết một chữ tâm nầyvẫn chẳng hết.

Kếđến Ngài đưa ra hình ảnh ngàn dòng sông riêng khác chỉcó một nguồn. Nói cho dễ hiểu là ngàn dòng sông ở khắpmọi nơi đều chảy ra biển. Muôn xe riêng khác cùng đi mộtlối mòn, tức là cùng đi trên một lằn xe đi. Tất cả muônpháp gốc từ tâm mà ra. Nếu tâm sanh thì muôn pháp sanh, nếutâm lặng yên thì muôn pháp diệt, vì gốc từ tâm. Nói muônpháp gốc từ tâm, tâm đó là tâm gì ? - Là tâm linh giác.Còn cái tâm sanh là tâm vọng tưởng; vì là tâm vọng tưởngnên có sanh có diệt, chớ tâm linh giác đâu có sanh diệt.Chỗ này rấttế nhị, quí vị học phải hiểu cho kỹ, kẻo lầm lộn.

Ngàilại đưa ra một ví dụ nữa: Tất cả ngôi sao đều hướngvề phương Bắc, các nguồn sông đều chảy về phương Ðông,nói lên cái ý tất cả đều về một hướng để nói rõcái nghĩa muôn pháp đều trở về tâm. Do đó nên Phật Tổlấy tâm truyền tâm chớ không truyền cái gì khác, truyềntâm bằng cách bốn mắt nhìn nhau. Song đứng về mặt truyềnbá rộng rãi thì năm ngàn tám trăm quyển kinh, tám muôn bốnngàn pháp môn, mọi thứ phương tiện đó đều từ tâm lưuxuất dựng lập. Tất cả phương tiện gốc từ tâm, chỉcần trở về tâm là đủ. Chonên chữ tâm rất là to lớn, dù có lấy tre bằng núi Tu Dilàm bút, lấy nước biển làm mực cũng không viếthết chữ tâm này. Chữ tâm sao to quá vậy ? Vì tâm thểsanh muôn pháp, tâm trùm khắp tất cả, cho nênkhông thể diễn tả được nó.

Kinhnói: "Diễn nói một chữ mà cả biển mực khó chép hết".Vô lượng thu lại làm một, một buông ra thành vô lượng.Song thái hư dù rộng mà chẳng thể bao gồm thể kia; mặttrời, mặt trăng tuy sáng mà chẳng thể sánh với ánh sángkia. Tâm ấy rộng bao cả thái hư; tánh ấy, lượng trùm khắppháp giới, tròn lặng sáng rực, không có Ðông, Tây, Nam, Bắc,không có bốn phía, trên dưới, không vật có thể sánh, gượnggọi là tâm. Buông ra thì lớn không gì ngoài, thu lại thìnhỏ không gì trong. Bởi tâm vương ẩn hiện, gồm chứa tấtcả người vật, trước trời đất, suốt xưa nay, một mìnhtồn tại, một mình chiếu soi, không hình không tướng, khôngxanh, vàng, đỏ, trắng, không vuông tròn, dài ngắn, không đầuđuôi trước sau, không kiếp số, bờ mé, giống như hư không,không có mặt mày có thể nói phải quấy. Tuy không xanh, vàng,đỏ, trắng, vuông tròn, dài ngắn, nhưng hay hiện ra xanh vàngđỏ trắng, vuông tròn dài ngắn.

Kinhnói rằng một chữ tâm mà bút mực khó chép hết. Vô lượngtức là muôn pháp thu về một tâm, và từ một tâm lưu xuấtra muôn pháp. Song tháihư dù rộng mà chẳng thể bao gồm đượctâm,ánh sáng của mặt trời mặt trăng chẳng bằng ánh sáng củatâm. Tâm rộng lớn ấy bao hàm cả thái hư, nhưng tạm gọinó là tâm. Cả một đoạn văn dài ở trên nói lên ý nghĩatâm thể của chúng ta trùm khắp và tùy theo duyên ứng hiện.Tuy ứng hiện theo tất cả pháp nhưng không lệ thuộc vàotất cả pháp, nó là chủ mà nó cũng không rời tất cả phápcủa nó hiện ra.

Chonên Thiền sư Xuyên Lão nói:

Ma-hỪại pháp Vương, Không ngắn cũng không dài.Xưanay không đen trắng,Tùychỗ hiện xanh vàng.Âm:Ma-hỪại pháp Vương,Vôđoản diệc vô trường.Bảnlai vô táo bạch,Tùyxứ hiện thanh hoàng.
Ma-hỪại pháp Vương là chỉ cho tâm thể lớn nhất, nó khôngngắn không dài không đen không trắng, không cố định ởmột hình tướng, tùy duyên ứng hiện nên có sai khác.Nhắclại lần nữa, ngài Chân Nguyên chỉ cho chúng ta biết rõ rằngnơi mọi người ai cũng có sẵn tâm linh giác, chớ không riêngmột người nào. Nếu chúng ta không đuổi theo vọng tưởngmà để cho nó hiện trong mọi sinh hoạt, là biết sống vớitâm linh giác, thì khỏi phải nhọc công leo núi, lội sôngđể tìm kiếm, mà nó hiển hiện ở lúc mở lời nói năng,cử động tay chân, nhướng mày chớp mắt v.v... Lúc nào nócũng hiện hữu không hề thiếu vắng. Câu chuyện của ngàiVăn Hỷ đối đáp vớiông già ở núi Ngũ đài cho ta rõ thêm ý nghĩa này.NgàiVăn Hỷ lên núi Ngũ đài tìm ngài Văn Thù, nhưng chỉ gặpông già dắt trâu đi, mời Ngài vào động. Sau khi hỏi thăm,ông già rót nước mời uống. Ông đưa chung trà lên hỏi ngàiVăn Hỷ:

-Ở phương Nam có cái này không ?

NgàiVăn Hỷ trả lời:

-Dạ không .

Ônggià hỏi:

-Hằng ngày lấy cái gì uống trà ?

Ônggià muốn hỏi "cái biết uống trà", tức là tâm linh giác,chớ đâu có hỏi cái chung trà. Nhưng ngài Văn Hỷ không nhậnra, lại thấy cái chung trà đẹp quá, xứ mình không có nêntrả lời không. Nếu không thì làm sao biết ăn biết uống? Hỏi phương Namcó cái này không ? Trả lời có thì không bị lừa,còn trả lời không thì không nhận ra cái mà ông già muốnchỉ.

Ngàichỉ cho chúng ta thấy, trong tất cả mọi cử động đềuhàm ẩn tâm linh giác, nên các Thiền sư muốn chỉ cái ấycho chúng ta, hễ gặp phương tiện nào là sử dụng phươngtiện đó. Ở đây Ông già đưa chung trà, ở hội Linh Sơnđức Phật đưa cành hoa, đều nhằm chỉ cho chúng ta nhậnra tâm Phật sẵn có nơi mình. Chúng ta thật là người cóphước lớn mới biết nơi mình có sẵn ông Phật. Nếu thiếuphước thì đâu biết mình có Phật. Nhưng phước nàyai cho ? Tất cả chúng ta đều có sẵn. Song, nếu được chỉthì biết, không được chỉ thì quên.

Nhưvậy chúng ta tu là có kết quả trước mắt chớ không tìmkiếm đâu xa. Ðừng nghĩ rằng tu không biết bao giờ mớithành công, khéo ứng dụng là có kết quả. Trong mọi sinhhoạt hằng ngày, đi, đứng, nói năng, làm việc, quét nhà,nấu cơm v.v... không khởi vọng tưởng là chúng ta đang sốngtrong Niết-bàn. Chỉ tại chúng ta không khôn ngoan, làm việcnày, mà tưởng chuyện khác mê nên luôn sống trong điên đảolầm. Tự mình chuốc khổ rồi kêu Phật cứu khổ, khổ đódo ai làm mà kêu Phật cứu ? - Tự mình làm thì tự mình giảichớ không ai giải khổ thế cho mình được. Chẳng hạn ngườithân đi xa chưa về, mình lo sợ ngồi đứng không yên, đầuóc rối bù, bèn đến đốt nhang cầu Phật gia hộ cho ngườithân đi đường được bìnhyên, tai qua nạn khỏi v.v...Tạimình vọng tưởng quá rồi đâm ra hoảng hốt, cầu xin khấnvái chớ chắc gì người thân mình gặp nạn ! Ðó là mộttrong những chuyện mà chúng ta tự tạo khổ cho mình. Biếtđược như thế, hằng ngày chúng ta luôn luôn sống trong tỉnhgiác yên lặng thì cuộc sống được bình an tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000