Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 1: Quảng Chiếu Không Hữu

15/04/201113:45(Xem: 6135)
Phẩm 1: Quảng Chiếu Không Hữu

BỬU TẠNGLUẬN
Tác Giả: Đại Sư Tăng Triệu - Việt dịch: Hòa Thượng ThíchDuy Lực
XuấtBản Saigon, Việt Nam 2001


PHẨMQUẢNG CHIẾU KHÔNG HỮU
(thứnhất)

"Không"nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc"nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắcvô tướng, chơn không vô danh, vô danh là cha của danh vô tướnglà mẹ của tướng, ấy là nguồn gốc của muôn loài, tháitổ của trời đất, trên tỏ rõ đủ thứ hình tượng, dướibày ra nhà cửa cây cối, nguyên khí (tự tánh) hàm nơi đạitượng, đại tượng ẩn nơi vô tướng, ấy là cái linh tánhhay nhận vật trong linh có thần, trong thần có thân, vô vibiến hóa, mỗi mỗi theo nơi tự nhiên. Vừa mống lên chútsự dụng thì dần dần mới có danh tướng, tướng sanh khởikhi chưa có thật chất, danh lập ra lúc chưa có tên gọi, danhtướng đã hiện thì du khí (1)[1] làm đục cái trong sạchcủa tự tánh, từ tịch liêu trống rỗng sanh ra đủ thứphân biệt, trên thì có vua, dưới thì có thần, cha con thâncận cùng ở, tôn ty ngôi bậc khác nhau, đời sống văn minhbắt đầu, con người thành lập gia đình, rồi từ đó tụnhau hình thành bộ lạc, trong mỗi bộ lạc gồm nhiều hộ,mỗi người tự giữ lấy bổn phận của mình. Vì an ninh trậttự mà đặt ra lễ giáo, nên có danh từ để phân chia thiệnác, người thiện được trọng, kẻ ác bị khinh; người tríthong thả, kẻ ngu tự trói, từ đó mống khởi đủ thứ thịphi, trên bày ra sự phiền phức, dưới chẳng có sự an vui,làm mất cái ý chí tự nhiên của con người, bị bó buộcvào cái khuôn khổ của ngoại vật, mê lầm cái hữu vi củavô vi, động thành cái tác dụng của hữu tác. Giáo hóa đãthi hành, khiến trên dưới đều phải tuân theo, cho nên, thanhlập ngũ âm, sắc lập ngũ sắc, hạnh lập ngũ hành, đứclập ngũ đức, có thầy có trò, thầy đã dạy bảo trò phảituân theo, mảy may xê dịch, lỗi bằng Tu Di, luật cấm khichưa phạm, phòng ngừa lúc chưa làm, có nhiều điều hạnchế, chẳng tha thứ khoan hồng. Tại sao vậy? Vì con ngườitham dục chẳng biết đủ, từ đó sanh ra hỗn loạn.

Trờiđất vắng lặng, vũ trụ trống rỗng, trong niệm vừa dấylên chút bụi trần, liền thành lớp màng che phủ con mắtcủa tự tánh. Cái bản thể lừng lẫy vốn là trong ngoàithần linh, vọng tưởng bỗng khởi thì chơn nhất (tự tánh)ẩn dấu, do vọng sanh ý thức phân biệt nên chơn tánh bịmê hoặc, chẳng cần cầu mà mong cầu, chẳng cần đắc màmuốn đắc, nói về lý thì vô cùng, nói về vật thì vô tận,từ đó sanh ra động loạn, bên trong sanh khởi tam độc, bênngoài lãnh thọ ngũ dục, thân tâm bận rộn bối rối, đuổitheo thấy nghe, tùy cảnh tạo tác, như lửa cháy bừng. Nênbậc thánh kiến lập chánh giáo, nói ra chơn lý, khiến nhữngkẻ ngu muội có nơi nương tựa, tu vô vi, ngưng hữu vi, dầndần đến chỗ như như. Cái lý như như này là bản thể củachơn tánh, chẳng thể tu chứng, chẳng thể mong cầu, chỉlà tánh tịch diệt vậy.

Nóiđến chữ Chơn là tổ tiên của vạn vật, chẳng thế giới,chẳng chúng sanh, chẳng bờ bến, chẳng xứ sở, là căn bảncủa tam giới, chẳng cho mắt thấy tai nghe, chẳng có hồnphách và sắc tướng. Người tu chánh pháp trước tiên phảilìa tướng, bặt tình ái, chẳng đuổi theo vật, chẳng chấpsanh tử, mới có thể dung hợp đại đạo, thông đạt thầnminh. Có dụng là thần, có tướng là thân, vô vi là đạo,vô tướng là chơn, tùy vật lập danh, theo vật tạo tác, thườngtrụ thường tồn, chẳng sanh chẳng diệt. Lý hợp muôn đức,sự tỏ khôn khéo, sự dù vô cùng, lý chỉ có một. Chẳngcó người chứng, chẳng có kẻ đắc, nhưng chẳng chứng chẳngđắc, nơi tâm vẫn còn mê hoặc, cái tâm chẳng chơn lạimê hoặc người khác, hoảng hốt như gặp ma, dùng tư tưởngsuy cứu thì cuối cùng chẳng có gì cả. Như gương bỗng cóbụi, như trời bỗng có mây, tất cả duyên khởi với nhau,vì vọng chấp thật có tồn tại, có vọng là ngu, chẳng vọnglà chơn, như băng chơn tan thành nước, nước vọng đóng thànhbăng, băng nước dù hai, bản thể chẳng khác. Mê vọng làngu, ngộ chơn là trí, mùa đông thì băng chẳng thể tan, mùaxuân thì nước chẳng thể đóng, nên ngu chẳng thể sửa ngay,trí chẳng thể liền được, băng tan dần rồi mới chảyvào biển cả, ấy là cái đạo của tự nhiên, sự dụng củanhiệm mầu, chẳng phải tâm niệm có thể suy lường, chỉcó thể kéo dài mãi mãi, chẳng thể siêng năng tìm cầu.

Cáinhân duyên vào đạo có muôn ngàn đường lối, như cá bịkẹt nơi vũng lầy, chim bệnh mắc trong đám sậy, cả hai đềuchẳng biết nơi biển lớn rừng sâu, con người tu theo tiểuthừa thì cái nghĩa cũng vậy. Ấy là phí công tu lâu, ngưngnghỉ giữa đường, vì chẳng thông đạt được lý như như,bỏ lớn cầu nhỏ, được ít cho là đủ, tự an nơi tiểuan, chẳng bằng sự an ổn của đại an. Nói "đại" là mênhmông chẳng bờ bến, tất cả hàm linh vạn vật đều đồng,ứng cơ thì có muôn ngàn phương tiện, biến hóa thì có đủthứ tướng hiện, nhưng chẳng xuất chẳng nhập, sự dụngchẳng có gián đoạn. Có tâm vô tướng, có dụng chẳng người,thị hiện sanh mà vô sanh, thị hiện thân mà vô thân, thườngsuy lường mà chẳng lường, thường biết mà chẳng biết,vi mà vô vi, đắc mà vô đắc, gương tỏ ngàn tượng, nướchiện muôn sắc, trong bóng phân ra trần thế tam giới, ứngdụng vô tận, vô tướng mà thành tướng, vô danh mà lậpdanh, loài vật cảm ứng với nhau, hòa hợp mà sanh. Nhưng sanhcũng chẳng sanh, tình cũng chẳng tình chúng sanh gọi là thánh,chúng sanh gọi là minh, đủ thứ danh hiệu, tùy mọi vật màgán tên, kỳ thực đều lấy vô vi làm tông chỉ, vô tướnglàm dung mạo, trống rỗng đồng như hư không, muốn tìm thìchẳng có xứ sở, mà sự dụng thường ở trong đó. Kẻ đắclà nhất, kẻ chứng là mật, đắc thì bất nhất, chứng thìbất mật, nhưng phi bất nhất, phi bất mật, bản thể âmly, sự dụng dương vi (âm ly và dương vi, giải thích nơi phẩm sau), nói lý thì vô cùng, nói hành thì vô tận, ấy gọilà thái vi (tự tánh). Cũng như cây cỏ vô cùng, nước suốivô tận, gió thổi chẳng ngưng, tiếng chuông chẳng ngừng,loài vật còn như vậy, huống chi là đạo! Sự hữu ắt phảichóng mất, sự vô ắt được lâu dài, trời đất dù có thayđổi, hư không luôn luôn trống rỗng.

Ngườihọc đạo thì học theo vô dư, kẻ chẳng học đạo thì họctheo hữu dư. Vô dư thì đạo gần, hữu dư thì đạo xa, trihữu thì hữu hoại, tri vô thì vô hoại, sự tri của chơntri, hữu vô đều chẳng chấp, nơi hữu mà chẳng hữu, nơivô mà chẳng vô, hữu vô đều chẳng chấp thì tánh tướngnhư như, bản thể của tự tánh tịch nhiên vô vật, sự dụngtừ đó mà ra. Nếu chẳng như thế thì trở thành nhiều vọngnhiều sai, trong có mộng tưởng, do đó huân tập thành nhiềubệnh, chẳng hung mà hung, chẳng kiết mà kiết (lành), nhữngviệc kiết hung, chướng ngại chơn nhất, nên người hànhđạo chẳng nên mê theo mộng tưởng.

Ngườihọc đạo có ba loại: một gọi là chơn, hai gọi là lân (lâncận), ba gọi là văn (nghe), tập học gọi là văn, tuyệt họcgọi là lân, vượt cả hai này gọi là chơn. Người chẳnghọc đạo cũng có ba: bậc thượng gọi là tường, bậc trunggọi là lương, bậc hạ gọi là ương (tai họa); cực vui gọilà lương, cực khổ gọi là ương, chẳng khổ chẳng vui gọilà tường, nhưng ba loại này đều chẳng nhập chơn thường,tức là chẳng phải đạo vậy.

Tựtánh nhiệm mầu, sự dụng mênh mông, hễ tâm trần nhiễuđộng thì như biển nổi làn sóng, thành sự sanh tử luânhồi trong lục đạo, chẳng thể dùng đạo tiếp tế, chẳngthể dùng Chơn cứu giúp, thật đáng buồn thay! Chư Phật thươngxót như mẹ nhớ con, dù muốn độ hết nhưng phải có cơduyên, nên có duyên thì hiện, chẳng duyên thì ẩn, đại đạonhư thế, xưa nay đều vậy, chẳng thể thình lình, chẳngthể làm gấp.

Chơntánh tự có trí, trong trí tự có bi (từ bi), bi hay cứu khổ,khổ cứu chẳng được, Chỉ tự lao nhọc, hễ khi độ đượcthì cứ độ tiếp mãi. Nhưng chúng sanh thường ở trong mộngtưởng, dù học đạo siêng năng tinh tấn, nhưng chẳng tintự tâm, mà tìm kiếm bên ngoài, lạc mất đường lối chánhpháp, như ô uế làm đục nước trong, bởi do tình chấp thậtcó thật không, chẳng lìa được phiền não, thật là khổthay!

Mặttrời ẩn trong đám mây, dù sáng mà chẳng chiếu; trí huệẩn trong mê hoặc, dù chơn mà chẳng phải đạo. Tại sao vậy?Vì tự mình chưa ra khỏi ràng buộc, cho nên xa thì chẳng thểdung hợp, gần thì chẳng thể lìa bỏ, kẻ chưa đạt đạochẳng nên làm càn! Kẻ quyết quay về thì chẳng màng việcsau, kẻ quyết chiến thì chẳng màng cái đầu, kẻ quyếthọc thì chẳng quý cái thân, kẻ quyết học đạo thì chẳngquý nơi sự, nhập chẳng dấu tích, xuất không chỗ tìm, ngộvô sở đắc, phan duyên tự tịch, tịch mà chẳng sanh, tựthể vô danh, vô danh là thật, lý chẳng ngoài dục, hằng sacông đức, rõ ràng cụ túc.

Loàivật sống trong vỏ như cua, ốc thì chẳng biết sự rộnglớn của vũ trụ; loài vật sống trong ao giếng thì chẳngbiết sự mênh mông của biển cả, trong tối thì chẳng sáng,trong sáng thì chẳng tối, các pháp mỗi mỗi chẳng biết nhau,nên vật cách tình lìa, nghịch tình thì khó hiểu, cũng nhưtrái táo có sâu, bên trong đã hư mà bên ngoài vẫn tốt; nhưnước với cát cùng chảy thì trên trong dưới đục; cũngnhư quốc gia có gian thần thì đất nước chẳng yên, hễtrong tâm có ẩn dấu hình tướng thì vạn vật đều loạn.Tại sao? Vì đã mắc bệnh vậy. Cho nên, hễ vật có linh (giáctri), linh tất có yểu (tà vọng), yểu tất có dục, dục tấtcó tâm (ý thức phân biệt), tâm tất có tình, tình độngthành dục, yểu phát thành tinh (yêu tinh), tinh mê nơi thần,dục mê nơi chơn. Vậy thì người học đạo chẳng nên lọtvào loại lân (tuyệt học), cũng như gương cổ chiếu soi yêutinh thì yêu tinh tự hiện hình, cổ giáo (giáo pháp của cổđức) chiếu soi nơi tâm thì tâm tự minh. Hễ nói về trờiđất thì có trên dưới; nói về nhựt nguyệt thì có đôngtây, nói về thân thể thì có bỉ thử, nói về tâm thứcthì có thị phi, nếu không có bỉ thử thì thị phi chẳngsanh. Chỉ vì vật theo tình đổi, tình tùy vật dời, trongngoài lay động, tâm đuổi theo vật, tự thành lao nhọc, khisống thành người, khi chết thành hồn, tương tợ tương tục,như thân trong chiêm bao, khi chiêm bao thì chấp cái thân trongchiêm bao là ta, vậy thì cái thân thức tỉnh chẳng phải ta;khi thức tỉnh thì chấp cái thân thức tỉnh là ta, vậy thìcái thân trong chiêm bao chẳng phải ta. Kỳ thực, tất cảđều như chim bay trên trời, chẳng có dấu tích, những hiệntượng kỳ lạ khó suy khó lường, âm dương tương đối,võng tưởng âm thầm, mỗi mỗi tự có nhân quả?, sự vậtnhư huyễn hóa, đủ thứ hiện tượng đều chẳng phải thật,ấy gọi là bất chơn, chỉ làm mê hoặc con người.

Chơnlý trống rỗng, vốn là vô thân, sự thần thông biến hóanhư con rồng trên trời, sự che khuất vũ trụ như mây bỗngtụ, ấy chưa phải là quý, ấy chưa phải là chơn, nếu chấpđó cho là thật tức là người chưa đạt đạo. Hoặc cóhình tướng đẹp đẻ, hoặc có ngôn ngữ biện tài, hoặccó trí huệ thông minh, hoặc có ứng dụng khéo léo, nếu chấpấy cho là đạo cũng chưa phải là việc lành vậy. Sự hữutất bất chơn, tạo tác tất bất thường, trời đất cònphải hoại, huống là vật chất, đâu thể vững chắc lâubền!

Chỉcó đạo là vô căn (gốc), trạm nhiên thường tồn, chỉ cóđạo là vô thể, vi diệu thường chơn, chỉ có đạo là vôsự, xưa nay thường quý chỉ có đạo là vô tâm, muôn vậtđầy đủ. Nên đại đạo vô tướng, vô hình, vô sự, vôý, vô tâm hay lợi ích chúng sanh vạn vật, làm chủ cho tấtcả người và vật, vạn vật đều có đối đãi, chỉ cóđại đạo độc tồn, bên ngoài chẳng có cái khác, bên trongchẳng phải trống rỗng, chẳng trong chẳng ngoài, bao hàm tháinhất (tự tánh), gồm cả vũ trụ, vạn vật đầy đủ. Cáithực tướng ấy phi nội phi ngoại, phi tiểu phi đại, phinhất phi dị, phi minh phi muội, phi sanh phi diệt, phi thô phitế, phi không phi hữu, phi khai phi bế, phi thượng phi hạ,phi hành phi hoại, phi động phi tịnh, phi quy phi thệ (mất),phi thâm phi thiển, phi ngu phi huệ, phi nghịch phi thuận, phithông phi tắc, phi bần phi phú, phi tân phi cố (cũ), phi hảo(tốt) phi tệ (xấu), phi cương phi nhu, phi độc phi đôi, tạisao vậy? Nếu nói là nội thì bao hàm pháp giới, nếu nóilà ngoại thì ứng dụng đầy đủ, nếu nói là tiểu thìphổ khắp xa gần, nếu nói là đại thì nhập vào vi trần,nếu nói là nhất thì hình tướng đủ thứ, nếu nói là dịthì bản thể vô vật, nếu nói là minh thì mờ mờ mịt mịt,nếu nói là muội thì chiếu soi sáng tỏ, nếu nói là sanhthì vô tướng vô hình, nếu nói là diệt thì xưa nay thườnglinh, nếu nói là thô thì rút thành hạt bụi, nếu nói làtế thì thân bằng tu di, nếu nói là không thì sự dụng mênhmông, nếu nói là hữu thì chẳng có dung mạo, nếu nói làkhai thì chẳng nhập trần ai, nếu nói là bế thì nghĩa rộngvô biên, nếu nói là thượng thì bình đẳng vô tướng, nếunói là hạ thì chẳng vật nào so bằng, nếu nói là thànhthì duyên hết liền tan, nếu nói là hoại thì luôn luôn tồntại, nếu nói là động thì trạm nhiên vắng lặng, nếu nóilà tịnh thì bận rộn lăng xăng, nếu nói là quy thì đi màchẳng về, nếu nói là thệ thì ứng cơ trở lại, nếu nóilà thâm thì vạn vật cùng ở, nếu nói là thiền thì gốcchẳng thể tìm, nếu nói là ngu thì ứng cơ chẳng sai, nếunói là huệ thì tịch diệt vô dư, nếu nói là nghịch thìcó tín có tựa, nếu nói là thuận thì vật chẳng thể trói,nếu nói là thông thì chẳng thấu tông tích, nếu nói là tắcthì ra vào trống rỗng, nếu nói là bần thì muôn ngàn côngđức, nếu nói là phú thì chẳng có một vật, nếu nói làtân thì sẵn từ đời xưa, nếu nói là cố thì vật chẳngô nhiễm, nếu nói là hảo thì chẳng vật để giữ, nếunói là tệ thì từ xưa vẫn vậy, nếu nói là cương thì sanhdiệt bất thường, nếu nói là nhu thì sức mạnh vô cùng,nếu nói là độc thì hằng sa chủng tộc, nếu nói là đôithì chơn nhất chỉ một. Nên đại đạo chẳng thể dùng chữnhất để gán tên, chơn lý chẳng thể dùng một nghĩa nàođể diễn tả, nay chỉ thể trình bày đại khái, chẳng thểtỏ rõ tận cùng, dù cho chặt đầu thiêu xác cũng chẳng thểlàm thương tổn sự sanh, kim đơn cam lồ cũng chẳng thể giữmãi sự sanh, nếu chơn sanh thì bất diệt, chơn diệt thì bấtsanh, nên có thể gọi là thường diệt, cũng có thể gọilà thường sanh. Kẻ ham sanh sợ diệt ấy là chẳng ngộ lýthường diệt, kẻ muốn diệt chán sanh ấy là chẳng ngộlý thường sanh, nhưng kẻ mê người ngộ đều là chẳng thấychơn nhất, vì có tâm lấy bỏ, đuổi theo tình chấp hư vọngvậy.

Thườngkhông chẳng có, thường có chẳng không, nếu cả hai chẳngđối đãi thì mỗi mỗi đều là chánh tông. Cho nên bậc thánhtùy có nói có, tùy không nói không, không chẳng trái có, cóchẳng trái không, hai lời chẳng bệnh, hai nghĩa đồng thông,cho đến nói "ngã" cũng chẳng trái với "vô ngã", nói "sự"cũng chẳng trái với "vô sự", nên chẳng bị lời nói xoaychuyển.

Đúcvàng thành người, nếu chỉ nhìn người mà chẳng nhìn vàngthì bị hình tướng mê hoặc, ấy gọi là mê, tại sao? Vìmất cái chơn vậy. Thế thì tất cả đều huyễn, hư vọngchẳng thật, biết huyễn là huyễn, trong giữ chơn nhất, ngoàichẳng nhiễm vật, ấy là sự trống rỗng của thái nhất,thì chơn đâu có mất! Quên tâm bỏ ý, thể lìa bệnh tật(bệnh chấp thật), một tướng chẳng sanh, kiết hung tịchlặng, kiết còn không theo, hung làm gì được! Sự kiết sựhung đều chẳng nương tựa.

Đườnglối vào đạo như nước trong lặng hiện bóng vạn tượng,trong ngoài rõ ràng, tâm chẳng nổi, ý chẳng sanh, chẳng xuấtchẳng nhập, trạm tịch như như, trong ngoài chẳng nhiễm,vật chẳng biết nhau, chẳng nhờ lời nói văn tự, mỗi mỗitự có cái bản nhất. Như lửa chẳng nhờ mặt trời mà nóng,gió chẳng nhờ mặt trăng mà mát, sáng chẳng nhờ tối, khôchẳng nhờ ướt, vật vật còn chẳng nhờ nhau huống chi làđạo!

Vạnvật do con người mới được hiện ra sự dụng, người phụthuộc nơi vua, vua nương tựa nơi người, ngộ được tấtcả bất nhị ấy gọi là Phật, tam giới độc tôn, giác ngộvô vật, chẳng làm mà làm, việc làm đã xong, hiệu chánhbiến tri. Là đạo sư của trời người, dẫn dắt chúng sanh,phương tiện tùy nghi, lý tịnh dù hư vô, ánh sáng siêu huệnhật, chiếu khắp mười phương, trên dưới cùng được lợiích, chẳng muốn khác với con người, chẳng muốn khác vớitrần thế, chẳng muốn khác với nghĩa lý, chẳng muốn khácvới nhân quả, tất cả đều bình đẳng bất nhị, nhấtthể viên thông, lý ấy khó thấy, nhờ sự gì, thiết phươngtiện, lập ra pháp số, vấn đáp, ngôn luận, tùy cơ ứnghiện, gọi là chơn thật của đại tượng.

Kẻham bên ngoài là chấp trần, kẻ ham bên trong là chấp thân,kẻ ham thấy nghe là chấp tâm, dựa theo lục trần là dụcgiới, dựa theo hình tướng là sắc giới, dựa theo tâm sođo là vô sắc giới, diệt ba loại này gọi là đạo đế,hễ diệt đế tức là đạo vậy. Nhưng cái đạo này chỉlà phương tiện tạm thời, chưa phải là chánh, tam giới hưvọng chẳng thật, lục đạo như mộng huyễn vô vật. Ngườiđạt đạo chẳng bỏ một pháp, chẳng đắc một pháp, chẳngtu một pháp, chẳng chứng một pháp, tự tánh thiên chơn trongsạch, gọi là đại đạo. Do đó quán khắp thiên hạ, tứcngười tức chơn, nếu ngộ lý này thì bình đẳng đồng một,nhưng kẻ học đạo này đã hiếm có, mà kẻ đắc đạo nàylại càng ít hơn, vì việc này thâm sâu, mịt mù khó biết,người biết được là đạo sư, kẻ thông suốt là yên ổn,động tác vô tâm thì tác mà vô vi, vô vi mà vi thì vô sởbất vi, hòa quang tùy vật nên vật chẳng thể trói.

Ởnơi trời đất, khắp cả vũ trụ, có một bửu vật, ẩntrong hình tượng, tự tánh linh chiếu, trong ngoài trống rỗng,tịch lặng khó thấy gọi là huyền diệu, sự dụng khéo léora ngoài tưởng tượng, sức lực ẩn nơi hư vô, tùy cơ giáohóa mà chẳng động, độc nhất không hai, hễ lên tiếng thìphát ra diệu âm, hiện hình thì tỏ ra diệu sắc, muốn thấythì chẳng có xứ sở, chỉ có thể tạm gán tên gọi là khôngkhông. Chỉ giữ âm thanh, chẳng thấy hình tướng, chỉ giữcông đức, chẳng thấy dung mạo, ẩn hiện đều chiếu soisáng tỏ, vật và lý dung thông ấy là bửu ấn của sum la,chơn tông của vạn tượng. Nói về hình tướng thì âm thầmtịch lặng, bản thể trong sạch mà chẳng phải sáng, phápvốn viên mãn, quang minh siêu nhựt nguyệt, đức dụng vượtvũ trụ, vạn vật vô tác, tất cả vô danh, chuyển biến trờiđất, tự tại tung hoành, hằng sa diệu dụng, hỗn độn màthành, ai nghe được chẳng vui mừng, ai thấy được chẳngngạc nhiên, chúng sanh tại sao cho cái bửu vật vô giá đemchôn vùi trong hầm của ngũ ấm lục nhập! Sự đen tối nhiềukiếp làm sao mà sáng được? Ấy là tự khinh, thật đángthương xót!

Cáibửu vật ấy sáng lạn chói chang, chiếu khắp mười phương,tịch nhiên chẳng động, sự dụng cảm ứng rõ ràng, tùythanh ứng thanh, tùy sắc ứng sắc, tùy âm ứng âm, tùy dươngứng dương, kỳ lạ chẳng gốc, trạm nhiên thường tồn,mắt nhìn chẳng thấy, lắng tai chẳng nghe, bản thể nhiệmmầu, muôn ngàn biến hóa, diệu dụng linh động gọi là tinhvi của đại đạo. Cái tinh vi ấy rất chơn thật, là nhânsanh khởi của vạn vật, tịch liêu thường trụ, chẳng gìso bằng. Nên kinh nói: "tùy nơi tâm tịnh tức Phật độ tịnh",diệu dụng sum la gọi là Bậc thánh.

[1]Du khí: Vọng tưởng hóa thành khí trược, phù du lơ lửngtrong hư không, gọi là du khí.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]