Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyền Thượng - Giới Luật

15/01/201617:27(Xem: 1096)
Quyền Thượng - Giới Luật

LUẬT CHO NGƯỜI MỚI XUẤT GIA

 

Thích Huyền Vi

~~0~~

 

TÓM LƯỢC

BỘ SA DI LUẬT NGHI

QUYỀN THƯỢNG - GIỚI LUẬT

 

TỰA

 

Tiếng Phạn gọi là Sa Di, Trung Hoa dịch là Tức Từ.  Nghĩa là dứt các việc ác, làm các điều lành; dứt các sự ái nhiểm trong đời để cứu giúp chúng sanh vậy.  Sa Di còn gọi là Cần Sách, mà cũng gọi là Cầu Tịch.

Chữ Luật Nghi là thế nào ?  Nghĩa là Mười Giới Luật và Hai Mươi Bốn Oai Nghi.

 

THIÊN TRÊN NÓI VỀ MÔN GIỚI LUẬT :

 

Đức Phật dạy người xuất gia :  năm năm đầu phải chuyên học và tinh tường về giới luật; năm năm sau mới dạy giáo pháp và tham thiền.  Vì thế nên hàng Sa-Di, xuống tóc rồi trước hết phải thọ mười giới, sau mới lên giới đàn thọ lãnh Cụ Túc Giới.  Nay gọi là Sa-Di, vì căn bản đã thọ giới.  Chỉ có người ngu mờ mịt không biết, kẻ khùng điên mất trí mới khinh khi không chịu học, nhưng lại muốn vượt bực, ảo vọng cao xa thì thật đáng thương.

Vì thế, tôi mới đem mười giới Sa-Di lược giải các điểm quan trọng, để cho người mới học có định hướng đi tới.  Hỡi ai là người có hảo tâm xuất gia, hãy hết lòng tuân hành, cẩn thận không nên trái phạm; để sau lấy đó làm thềm thang cho giới Tỳ-Kheo; xa hơn nữa làm căn bản cho giới Bồ Tát.  Nhờ có Giới mới sanh ra Định do được Đnh mới phát Trí Tuệ, ngỏ hầu thành tựu được thánh đạo, khỏi phụ chí hướng xuất gia vậy.

Nếu vị nào muốn xem thật rộng phải đọc trọn bộ Luật.  Mười giới sau đây trích trong Sa-Di Thập Giới.  Phật bảo ngài Xá Lợi Phất dạy Sa-Di La Hầu La mười giới nầy.

Sa-Di mười giới chế ra,

La Hầu độ trước xuất gia theo thầy.

Phật truyền Xá Lợi giới nầy,

Cho trang xuất tục tỏ bày kính tuân.

Muốn ra khỏi biển trầm luân,

Sa-Di mười giới tập nhuần trước tiên.

Giới, Định, Huệ, chứng quả thiền,

Chính nhờ trì giới, về miền Chân Như.

 

Lược giải :

 

Bộ Sa-Di Luật Nghi  này do ngài Châu Hoằng ở Chùa Vân Thê dựa vào Bộ Sa-Di Thập Giới để biên soạn.  Tồ Châu Hoằng tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, họ Trầm, sinh ngày hai mươi hai tháng Giêng năm Ất Mùi.  Mười bảy tuổi đậu Thủ Khoa, ba mươi mốt tuổi song thân từ trần, thấy cuộc đời giả tạm, xuất gia học đạo với ngài Đồng Thiên Lý, thọ cụ túc giới với ngài Vô Trần Ngọc Luật, sau vân du tham học khắp nơi.  Đến núi Vân Thê, thấy phong cảnh tịch tịnh, lập am tu hành.  Nơi nầy về sau biến thành Đại Tùng Lâm.  Uy đức vang lừng, vua quan đều quy kính.  Ngài mất ngày mồng bốn tháng bảy năm Ất Mão, thọ tám mươi mốt tuổi.

Sa-Di, tiếng Phạn gọi là Sràmanera, bên nữ Sa-Di gọi là Sràmaneri, Trung Hoa dịch là Tức Từ, nghĩa là dứt ác làm lành.  Cũng gọi là Cần Sách: siêng tu sách tiến công phu; và Cầu Tịch : tìm cầu giải thoát, xa lìa ồn ào náo nhiệt.  Sa Di có ba hạng : từ bảy đến mười ba tuổi gọi là khu ô sa di (sa-di đuổi quạ); từ mười bốn đến mười chin tuổi là ứng pháp sa di (sa-di có thể làm các pháp sự như hầu thầy, tụng kinh); từ hai mươi tuổi đến bảy mươi tuổi là danh tự sa di (sa di tên gọi, vì lẽ ra phải thọ cụ túc giới nhưng chưa đủ khả năng).

Môn Giới Luật :  Cửa giới luật, ai muốn thoát khỏi luân hồi sanh tử phải vào cửa giới luật.  Giới :  tiếng Phạn là Thi La (sila); Luật : Tỳ-Ni (vinaya).

Xuất Gia : tiếng Phạn là pravraj, có 3 nghĩa, một xuất thế tục gia (ra khỏi nhà thế tục), hai xuất tam giới gia (ra khỏi ba cõi : dục giới, sắc giới, vô sắc giới), và ba là xuất vô minh gia (hay phiền não gia).

Pháp Tham Thiền : là phương pháp tham cứu về phần tâm linh, xét thấu sự sanh tử luân hồi.

Cụ Túc Giới :  giới của Tỳ-Kheo (Bhikshu) 250 giới, hay Tỳ-Kheo Ni (Bhikshuni) 348 giới.

Hảo Tâm Xuất Gia :  người đi tu muốn giải thoát hoàn toàn, không vì trốn nợ, không vì tình duyên trắc trở màđi tu v.v..

Xá Lợi Phất :  Sariputra, dịch là Thu Tử, vị cao đệ của đức Phật, trí huệ bậc nhất.

La Hầu La :  Rahula, dịch là Phú Chướng, hay là Chấp Nhựt, là đệ tử thân của Phật, mật hạnh bậc nhất.

Giới, Định, Huệ :  là ba môn vô học lậu, giới luật, thiền định và trí tuệ, là con đường giải thoát vậy.

Chân Như:  Bhutatathatà, tức là chân tâm sáng suốt sẳn có của mỗi người.

 

MƯỜI GIỚI SA DI, SA-DI NI

 

GIỚI THỨ NHẤT

KHÔNH ĐƯỢC GIẾT HẠI CHÚNG SANH

 

Lời giảng  :  Không được cố ý giết hại, trên từ đức Phật, các vị Thánh nhân, Sư, Tăng, phụ mẫu; dưới đến những loài bò, bay, máy, cựa, vi tế côn trùng, những loài có sinh mạng không được cố ý giết hại…Hoặc mình gỉết, hoặc bảo người khác giết, hoặc thấy người giết vui lòng theo.  Như trong Đại-Luật đã giải thích rộng rãi, ở đây vì quá nhiều nên không chép hết ra đây.

Trong Kinh chép, tháng mùa Đông thường hay sinh rận, người xuất gia phải bắt bỏ trong ống tre dùng các múi bông úm cho ấm, dùng các vật mồ hôi để bảo tồn sinh mạng chúng, vì sợ chúng đói lạnh rồi chết đi.  Cho đến lược nước, chụp đèn phải nên thận trọng vàhàng Sa-Di không nên nuôi mèo, chồn v.v..Các điểm nói trên đều vì tấm lòng từ bi.  Đối với loài vật nhỏ còn như thế, huống là đối với các loạn lớn, suy nghiệm thì biết được.

Người đời nay không thể làm các điều như nói trên lại còn nỡ lòng giết hại sao nên !  Vì thế trong Kinh nói rằng :  “Ra ơn giúp kẻ nghèo thiếu, khiến cho họ được yên ổn, nếu thấy sự sát hại, phải khởi lòng từ bi”.  Ôi người xuất gia có lẽ nào lại không giữ giới!

Thơrằng :

     Thứ nhất cấm sự sát sinh,

     Các loài có mệnh chớ rình giết nhau.

         Lục phàm, Tứ thánh trước sau,

        Tự mình, hoặc thấy, cảnh sầu chớ vui.

        Lòng từ bủa khắp ngược xuôi,

        Che đèn, lược nước, rận ruồi lưu tâm.

        Rừng thiền đạo hạnh thậm thâm,

        Tấm gương tế vật, đầu trăm hạnh lành”.

 

Lược giải :

Đức Phật chế Luật tại URUVÈNA :  Trúc Lâm Tịnh Xá.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-Bàn, người chủ tọa kiết tập Tạng Luật là ngài UPALI.  Ngài là một trong mười vịđạo đệ tử của Phật được mệnh danh là “Trì Luật Đệ Nhất”.  Sau khi Đức Phật nhập Niết-Bàn, vị chủ tọa kiết tập Tam Tạng kinh điển là ngài Ma Ha Ca Diếp Pa (Mahakasipa), kiết tập tạng Kinh là ngài A-Nan.  Còn tạng Luận, theo Bắc Tông, người kiết tập là ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakasipa); theo Nam Tông, người kiết tập là ngài Xa-Lợi Phất (Sariputra).

Lòng từ bi    tức là tâm ban vui cứu khổ đến muôn loài.  Từ năng dữ lạc, bi năng bạt khổ : từ là ban vui, bi là diệt khổ.

Lục Phàm :   trời, ngưòi, A-tu-la, súc sanhm quỉđói, vàđịa ngục.

Tứ Thánh   :  Phật, Bồ Tát, Duyên-giác, và Thanh Văn.

Rừng thiền :  chỉ nơiTự-viện, các nơi chùa.

 

GIỚI THỨ HAI

KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CƯỚP

 

Lời giảng  :  Vàng, bạc, của quý báu, cho đến vật bằng một cây kim, một cọng rau, người ta không cho thì không được lấy; hoặc của Thường trụ, hoặc của tín thí, hoặc của Tăng chúng, hoặc của quan, của dân, của tất cả.  Hoặc cướp lấy, hoặc trộm cắp, hoặc mình phỉnh lấy… cho đến trốn thuế, dối đò v.v… đều là tội trộm cắp cả.  Trong Kinh chép rằng :  Một vị Sa-Di trộm cắp của Thường-trụbảy trái cây; một vị Sa-Di khác trộm cắp bánh của chúng Tăng vài lần; rồi đến một vị Sa-Di khác nữa trộm cắp chút ít đường phen của chúng Tăng đều đọa vảo địa ngục.  Cho nên trong Kinh Phật dạy rằng : “Thà chặt bỏ tay, không thà lấy của phi nghĩa”.  Ôi ! Người xuất gia có lẽ nào lại không giữ giới!.

Thơ rằng:

        Thứ hai trộm cướp phải trừ

        Vật lớn, của bé, nhà sư không cầu

        Dối người, trốn thuế trước sau

        Chi dùng trái đạo còn đâu tu hành

        Kiếp sau trả quảđành rành

        Trong Kinh Phật dạy, lòng thành tuân ngay.

        Thà rằng ta chịu chặt tay,

        Chớ nên thấy của phi tài mà tham.

 

Lược giải:

Của quýbáu  :  các thứ như vàng, bạc, kim cương, hột xoàn, ngọc ngà v.v…

Của thường trụ  của thường có trong Tự-Viện, của chùa.

Của tín thí :  các thứ của đàn na, thí chủ, tiền tài của các vị tín tâm đàn việt.

Của Tăng chúng  :  của thuộc hai hạng Tăng chúng; Tăng chúng hiện tiền, và Tăng chúng bốn phương.

Dối đò :đi đò qua sông, hẹn trở lại trả tiền, nhưng rồi trốn luôn.

Địa ngục :  tiếng Phạn là Naraka, chỗ tối tăm mê mờ, nơi làm cho tâm hồn khổ não triền miên !

Của phi nghĩa  :  của không theo lễ nghĩa, của trộm cắp.

 

GIỚI THỨ BA

KHÔNG ĐƯỢC DÂM DỤC

 

Lời giảng :  Người tại gia giữ năm giới, chỉ cấm việc tà dâm; nhưng người xuất gia giữ mười giới, phải trọn dứt đường dâm dục.  Nếu can phạm đến tất cả các việc nam nữ trong thế gian, hành động đó đều gọi là phạm giới.

Trong Kinh Lăng Nghiêm chép :  Tỳ-Kheo-Ni Bửu Liên Hương, lén làm sự dâm dục, tự nói rằng sự dâm dục ấy không phải sát sanh, không phải trộm cắp, không có tội báo; liền cảm thấy trong thân mình phát ra lửa mạnh, hồn phách còn sống mà như sa vào địa ngục.

Người đời nhân sự dâm dục mà sát hại thân mạng, tan nát nhà cửa, người bỏ thế tục đi xuất gia làm Sư, Tăng cóđâu lại phạm việc ấy.  Cội gốc sinh tử sở dĩ hiện hữu là do dâm dục.  Cho nên trong Kinh nói rằng :  “Làm sự dâm ô mà sống, không bằng trong sạch mà chết!”.  Ôi ! Người xuất gia có lẽ nào lại không giữgiới !.

Thơ rằng :

        Dâm dục giới cấm thứ ba

        Hoặc người hoặc thú phải xa dục tình

        Thế gian do nó tử sinh

        Đem thân học đạo chớ khinh giới nầy

        Tâm trong, giới luật làm thầy

        Dục nhiễm dứt hết lòng nầy mới yên

        Dù phạm mạng sống an nhiên

        Chi bằng chết rốt giữ nguyên đạo mầu.!

 

Lược Giải :

Tại gia   :  là quý vị còn tu tập tại nhà, còn gia đình, còn buôn bán, còn nghề nghiệp v.v..

Năm giới    không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, và không say sưa về rượu.

Thếgian  :  trong cõi đời phức tạp, vô thường, giả dối tạm bợ.

Kinh Lăng Nghiêm  :  Suramgama Sutrà, bộ Kinh chỉ nói về chơn tâm, bảo người đời dứt hết vọng tâm để chơn tâm hiển lộ.

Tỳ-Kheo-Ni  :  Bhịkshuni, người nữ thọ cụ túc giới, có tất cả 348 giới.

Tội báo :  trả lại những tội gì mình đã làm, đã gây ra thời gian trước hay đời trước.

Đạo mầu :  đạo nhiệm mầu, đạo Phật, đạo giác ngộ.  Con đường đi đến chỗ mầu nhiệm, chỗ giải thoát.

 

GIỚI THỨ TƯ

KHÔNG ĐƯỢC NÓI DỐI

 

Lời giảng :  Nói dối có bốn cách  :  -  Một là nói láo (vọng ngôn), nghĩa là dùng việc phải cho là quấy, lấy việc quấy cho là phải, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, hư vọng không chơn thật v.v…Hai là nói thêu dệt (ý ngữ) nghĩa là trao dồi lời hư phù tiếng mỹ lệ, uốn éo chuốt ngót, làm cho mọi người đem tâm cảm mến, xao lòng dạ dân chúng.  Ba là lời nói hung ác (ác khẩu), nghĩa là hổn hào, mắng nhiếc người v.v…. Bốn là nói lưỡi đôi chiều (lưỡng thiệt) nghĩa là đến bên này nói xấu bên kia, đến bên kia nói xấu bên này, làm cho ơn nghĩa xa lìa, khiêu khích đấu tranh v.v..Cho đến trước mặt thì khen sau lưng thì chê, trước mặt nói phải sau lưng nói quấy để chứng kiến tội của người, phát ra lời nói dở xấu của người, đều là các loại vọng ngữ vậy.  Nếu còn phàm phu mà tự cho mình chứng quả thánh, như nói rằng mìnhđã chứng đặng quả Tu-Đà-Hoàn, quả Tư-Đà-Hàm v.v..đều gọi làđại vọng ngữ, tội ấy rất nặng !  Còn các sự nói dối khác vì cứu giúp tai nạn, mạng sống của kẻ khác, phương tiện khéo léo từ bi lợi giúp thì không phạm tội,  Người đời xưa nói chỗ cốt yếu ra hành sự, tự không nói dối !  Huống chi người học đạo xuất thếư?

Trong Kinh chép rằng :  một ông Sa-Di khinh cười thầy Tỳ-Kheo già tụng kinh tiếng như chó sủa, nhưng vị Tỳ-Kheo kia đã chứng quả A La Hán; thấy thế bảo vị Sa-Di mau đi sám hối; tuy nhiên vịđó chỉ khỏi tội đọa vào địa ngục nhưng bị làm thân con chó.  Một câu nói ác, bị hại đến thế, cho nên trong Kinh nói rằng :  “Ôi ! kẻ sĩở đời, cái búa ở trong miệng; sở dĩ nó ưa chem. Mình, do vì lời nói ác”.

Thơ rằng :

        Bốn là vọng ngữ cấm ngăn

        Dối trá, thêu dệt, lốlăngđôi chiều

        Khen chê sau trước các điều.

        Chưa chứng nói chứng cho nhiều người khen.

        Trừ ra phương tiện trắng đen

        Cứu người, giúp vật nên xen vọng tình

        Kinh rằng lưỡi búa miệng mình

        Giết hại nhiều kiếp, lịch trình ác ngôn !

 

Lược giải :

Lịch trình  :  trải qua từng kiếp từng kiếp.

Tu-Đà-Hoàn  :  dịch là Dự Lưu hay Thất Lai.  Dự Lưu là tham dự vào dòng Thánh.  Thất Lai là còn luân hồi bảy lần nữa mới chứng quả A La Hán.

Tư-ĐàHàm  :  dịch là Nhứt Lai, còn sinh tử một lần nữa mới giải thoát.

A-La-Hán :  có ba nghĩa :  sát tặc (diệt giặc phiền não), ứng cúng (đáng được trời, người cúng dường), bất sanh (không còn luân hồi).

Sám hối  :  Sám là sám trừ các lỗi lầm trước.  Hối làăn năn và nguyện từ nay về sau không làm lỗi nữa.

 

GIỚI THỨ NĂM

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG RƯỢU

(Giới nầy thuộc về giá tội hay còn gọi là tướng tội)

 

Lời giảng :  Thế nào gọi là uống rượu ?  Nghĩa là uống tất cả những thứ rượu làm say sưa.  Rượu của Tây Vức có nhiều thứ mía ngọt, trái nho và cùng trăm thứ hoa đều nên làm rượu.  Địa phương nầy chỉ có rượu làm bằng gạo bằng nếp, tất cả đều không nên uống?  Trừ ngoài khi bệnh nặng, không có thuốc rượu thi không trị lành, bạch đại chúng rồi mới uống; không có lý do chánh đáng một giọt cũng không được thấm vào môi.  Cho đến không được ngửi rượu, không được ở nhà người làm rượu, không được dưng rượu cho người uống.

Nghị Dịch làm rượu, vua Võđau lòng ngăn cấm !  Vua Trụ làm ao chứa rượu, do đó nước bị mất.  Làm vị Tăng mà uống rượu thì thật là hổthẹn !

Thuở xưa có vịƯu Bà Tắc nhơn phá giới rượu rồi luôn các giới khác đều phá; ba mươi sáu lỗi một khi uống say đều bịđú, lỗi ấy không phải nhỏ.  Những người ham uống rượu chết rồi phải đọa vào địa ngục Phất-Mế, đời đời ngu khờ mất giống trí-huệ; rượu như thuốc mê làm cho hồn cuồng, mạnh hơn thuốc tỳ-trấm.  Cho nên trong Kinh nói rằng : “Thà rằng uống nước đồng sôi, chớ nên phạm sự uống rượu vậy !”.

Ôi ! Người xuất gia có lẽ nào lại không giữgiới !

Thơ rằng :

        Uống rượu răng cấm giới nầy

        Tất cả các thứ làm say loạn thần

        Trừ khi bệnh nặng khổ thân

        Phải nhờ thuốc rượu để cần cứu nguy

        Rượu vào thân thể một khi

        Ba mươi sáu lỗi chung qui cõi long

        Thà rằng ta uống nước đồng

        Chớ nên khinh dễ vào vòng say sưa !

 

Lược giải :

Tây Vức :  tức là nước Ấn Độ

Nghi Địch  :  trong Chiến Quốc Sách ghi :  Đời nhà Hạ, có tôi thần Nghi Địch làm rượu dâng cho Võ Đế.  Vua uống thấy ngon, liền nói : “Đời sau sẽ có người vì rượu mà mất nước”.  Vua liền gọi Nghi Địch vào vàcấm ngặt không cho làm rượu nữa.

Vua Trụ :  là vị vua cuối cùng đời nhà Thương, Trung Quốc.  Khi mới lên ngôi vua sắm chén ngọc, đũa ngà.  Dựng nền Lộc Đài, làm nhà vàng, cửa ngọc, cung điện rộng lớn ba dặm, cao nghìn thước, bắt người nuôi thú, đào ao chứa rượu, treo thịt làm rừng.  Bắt nam nữ trần truồng vào ăn uống chơi giởn trong đó.  Trong cung lập chợ, làm nhà nấu nướng, ăn uống vui chơi suốt đêm ngày.  Vua sai mổ bụng phụ nữ xem thai, chặt chân người già xem tủy.  Chú vua là Tỷ-Can can ngăn, vua nghe lời Đắc Kỷ sai mổ bụng xem gan.  Lúc bấy giờ vua Vũ nhà Châu bảo các chư hầu : “Vua Trụ bạo nghịch, không thể không diệt trừđi”.  Dấy quân đánh đến kinh đô.  Vua Trụ chạy lên Lộc Đài thiêu mình tự vận.  Sự nghiệp nhà Thương chấm dứt từđó.

Đia ngục Phất-Mế :địa ngục phẩn sôi.

Tỳ-trấm  :  thuốc độc làm bằng con chim Trấm.

Tăng già :  Sangha, hóa hợp chúng.  Thất chúng hóa hợp đều gọi là Tăng-già.

Ưu-Bà-Tắc  :  Upasaka, cận sự nam, người nam gần gũi phụng sự ngôi Tam-Bảo.

 

GIỚI THỨ SÁU

KHÔNG ĐƯỢC ĐEO TRÀNG HOA THƠM,

KHÔNG ĐƯỢC THOA DẦU THƠM VÀO MÌNH

 

Lời giảng  :  Tràng hoa là thế nào ?  Người nước Tây Vức kết hoa làm tràng để trang sức trên đầu.  Địc phương nầy thìdùng các thứhàng nhung, vàng, ngọc, để trang sức như những loại khăn mão !  Hương thơm thoa vào mình là thế nào ?  Nghĩa là người sang trọng ở nước Tây Vức dùng các loại hương bột, khiến cho kẻ thanh y xoa vào mình.  Ở quốc độ này thì xoa các đồthơm, xông các hương thơm, đó là những loại son phấn.  Người xuất gia không nên dùng các thứấy.  Đức Phật chế ba Pháp y đều dùng vải gai thưa to; chớdùng lông thú, tơ tằm, hại vật tổn thương lòng từ.  Do đó không nên dùng.  Trừ người ngoài tuổi bảy mươi, già yếu, không mặc hàng lụa không được ấm, thì có thểdùng các thứđó.  Còn ngoài ra đều không nên dùng.  Vua Võ đời nhà Hạ mặc áo xấu; Ông Công-Tôn dùng mền bằng vải; những bậc vương thần sang trọng đến thế, có khả năng dùng mà không chịu dùng.  Huống chi người tu trì sao lại ham sự trao dồi.  Nên dùng đồ hoại sắc làm y phục, vật thô xấu che thân, đó là hợp đạo vậy.  Thuở xưa có vị cao tăng ba mươi năm chỉ mang một đôi giày bằng cỏ, huống chi những người thường ư?  Ôi ! Người xuất gia có lẽ nào lại không giữgiới !

Thơ rằng :

        Cấm ngăn trang điểm nhục thân

        Lụa là, son phấn là phần thế gian

        Nâu song, bố vải, tự an

        Xuất gia học đạo nhớ toan trao dồi

        Vầng hồng thấm thoát đổi dời

        Tóc xanh mau bạc cuộc đời chóng qua

        Thân nầy chi nửa xa hoa

        Sửa mình trong sạch, thăng tòa Như Lai.

 

Lược giải :

Kẻ thanh y  :  kẻ tôi tớ.

Ba pháp y  :  y năm điều, y bảy điều, y chín điều.

Vua Võ :  Nhà Hạ, được Vua Thuấn truyền ngôi, có công tạo dựng các công trình thủy lợi để tránh lụt lội cho nhân dân.  Tuy làm vua nhưng lúc nào cũng ăn mặc thô sơđạm bạc.

Công Tôn  :đời nhà Hán, làm quan đến chức ngự sử, nhưng lúc nào cũng ăn mặc thanh bần.

Hoại sắc :  là không chánh sắc, màu u tối.

Vị cao Tăng  :đó là ngài Huệ Hưu Pháp Sư đời nhà Đường.

 

GIỚI THỨ BẢY

KHÔNG ĐƯỢC CA MÚA, HÁT XƯỚNG

VÀ CỐ Ý ĐI XEM NGHE

 

Lời giảng  :  Ca là thế nào ?  Nghĩa là từ miệng hát ra những bài những câu.  Múa là thế nào ?  -  Nghĩa là thân thể cử động múa may.  Hát xướng là thế nào ?  -  Nghĩa là dùng các loại đờn sắt, đờn cầm, ống tiêu, ống quản vậy.

Không được tự mình làm, cũng không được khi người khác làm cố ý đến xem nghe.  Thuở xưa có các Tiên nhơn, nhơn nghe các thiếu nữ ca tiếng giọng dịu dàng mất hẳn phép thần túc, những sự hại của xem nghe như thế huống tự mình làm ư?  Người ngu đời nay, nhơn thấy trong kinh Pháp Hoa có câu  “Tỳ- Bà não bạc “, rồi buông lung học nghề âm nhạc.  Song những gì trong kinh Pháp Hoa nói làâm nhạc để cúng dường chư Phật, chẳng phải cho mình vui chơi vậy.  Ở trong các tự viện nhiều khi làm pháp hội đạo tràng vì nhân gian có thể phương tiện cho làm.  Nay người xuất gia vì sự sinh tử bỏ thế gian cầu đạo giải thoát đâu nên chuyên làm các việc âm nhạc là chánh vụ.  Cho đến không được dùng các việc như đánh cờ giây, cờ lục bát, gieo, dằn, quăng, ném v.v….Các việc đó đều làm rối loạn đạo tâm, mỗi ngày tăng trưởng các lỗi lầm.  Ôi !  Người xuất gia có lẽ nào lại không giữ giới !.

Thơ rằng :

      Bảy cấm hát múa nhạc đời

      Sợ quên giới hạnh, sợ rời chúng Tăng

      Mới tu dễ nhiễm các căn

      Nhạc ca quyến rủ, ăn năn muộn rồi

      Xuất gia học đạo tứ thời

      Rảnh đâu ca múa theo đời buông lung

      Đến khi đạo nghiệp chúng trung

      Trong ngoài tự tại, ta dung độ sinh.

 

Lược giải :

Thần túc   :  thần thông đi lại tự tại tự do.  Luận Sa Ba nói :  “Xưa có vua Chất Đà Diễn Na đem các cung nữ lên núi Thủy Tiên.  Vua đuổi hết con trai, chỉ để lại con gái.  Đốt các thứ hương thơm, trổi trăm món kỵ nhạc lỏa hình nhảy múa, tiếng nhạc lẫn với giọng ca, vừa thanh vừa dịu mùi hương thơm ngát.  Khi đó có năm trăm ông tiên, dùng thần thông bay ngang qua.  Cóông thấy sắc, có ông nghe tiếng nhạc, có ông ngữi mùi thơm.  Tất cả đều đứt thần túc thông, một lượt rớt xuống như chim gảy cánh”.

Pháp hội đạo tràng  :  nơi đàn ông để hội họp làm việc Phật pháp.

Chánh vụ :  việc chánh yếu của người xuất gia, tham thiền, quán tưởng, niệm Phật, trì Kinh v.v…

Đạo tâm  :  tâm làm đạo, trao dồi đạo lý.

 

GIỚI THỨ TÁM

KHÔNG NÊN NGỒI GIƯỜNG CAO, TỐT,

RỘNG, LỚN

 

         Lời giảng  :  Đức Phật chế giường bện bằng giây, cao không quá tám lóng tay của Đức Như Lai, quá sốấy thì phạm.  Cho đến sơn, vẽ, chạm trổ và những loại hàng lụa, trướng nệm đều không nên dùng.  Người xưa làm dùng cỏ làm giường ngồi, ngủ ở dưới gốc cây; người đời nay có đủ giường chõng cũng đã hơn xưa rồi; sao lại muốn cao rộng làm gì để buông lung tấm thân giả tạm.

         Ngài Hiếp Tôn Giả trọn đời lưng không nằm trên chiếu.  Ngài Cao Phong Diệu Thiển Sư lập nguyện trong ba năm trường không nằm giường chõng.  Ngài Ngộ Đạt thọ lãnh pháp tòa bằng gỗ trầm hương, bị tổn phước còn mắc quả báo.  Ôi ! Người xuất gia có lẽ nào lại không giữ giới !

         Thơ rằng :

               Tám cấm nằm ngũ giường cao

               Mới tu sợ nhiễm, lãng xao hành trì

               Gốc cây, rừng núi xá gì

               Miễn sao đắc đạo, ta thì thừa đương !

               Cao Phong, Ngộ Đạt là gương

               Vun trồng cội đức, tai ương báo đền

               Hai hàng họ Thích tiến lên

               Nằm, ngồi, ăn, ngủ, chớ quên phận mình

 

         Lược giải :

         Như Lai   Tathagata, nương theo các thật tánh của chơn như mà đến, mà thành chánh giác, thành đạo.

         Lập nguyên  :  nói ra lời phát nguyện, rồi giữ đó mà hành trì.

         Hiếp Tôn Giả :  người ở Trung Thiên Trúc, tên ngài là Nan Sanh (khó sanh, vì ngài ở trong thai mẹ đến sáu mươi năm mới sanh).  Xuất gia với tổ Phục Đà Tôn Giả, ngày xem kinh, tối tọa thiền, lưng không đặt xuống chiếu.  Ngài sau làm tổ thứ mười của Ấn Độ.

         Cao Phong Diệu Thiền Sư :  người đời Nguyên tu khổ hạnh trên núi Thiên Mục.  Ngàì lấy cây gỗ làm một cái thất nhỏ, bên ngoài đề chữ :”Tử Quan”, (ải chết).  Khi lên đến nơi cắt giây thang để không ai đến thăm.  Trong thất không giường chõng, chỉ có một bồ đoàn bằng cỏ.  Suốt ba năm ngài không bước chân ra khỏi thất.

         Ngộ Đạt Quốc Sư :  ngài họ Trần, pháp hiệu Tri Huyền.  Thuờ nhỏ ngài nổi danh thần đồng, năm tuổi biết làm thơ, mười bốn tuổi đã giảng kinh Niết Bàn, thuyết hay đến nổi nhà thơ đương thời là Lý Thương Ẩn làm thơ khen tặng.  Vua Đường Hi Tông ban cho ngài pháp hiệu Ngộ Đạt Quốc Sư.  Vua Ý Tông ban cho ngài bửu tòa bằng trầm hương, thỉnh ngài thuyết pháp.  Lúc lên pháp tòa, ngài sanh tâm kiêu mạn.  Ngay lúc đó ngài thọ mạng quả báo của oan hồn đã theo ngài bao đời, nhưng không báo thù được vì đức độ tu hành của ngài.  Nay trong phúc giây cao hứng sanh tâm kiêu mạn, ngài liền bị báo oán. Ngài cảm nhận hạt châu lăn vào bắp vế.  Chỗ đó về sau nổi mụt nhọt mặt người có hai chữ Triệu Thố, đau nhức không cùng, hôi thối nồng nặc và không thuốc thang gì trị được.  Ai cũng xa lánh ngài.  Về sau qua đến Tây Thục gặp ngài Ca Nặc Ca Tôn Giả lấy nước tam muội rửa.  Lúc khoát nước rửa, mụt nhọt lên tiếng cho biết tiền kiếp của ngài Viên Án làm quan nhà Hán, tâu vua chém. Triệu Thố tại chợ Đông.   Oan cừu bắt đầu từ đó.  Nhưng trong mười đời ngài làm cao tăng.  Triệu Thố không cách gì hại được.  Nay vì tâm kiêu mạn khởi lên, Triệu Thố mới có cơ hội báo cừu.

         Gỗ trầm hương  :  loại gỗ thơm ngào ngạt, rất qúy hiếm.

 

GIỚI THỨ CHÍN

KHÔNG NÊN ĂN PHI THỜI

 

         Lời giảng  :  Phi thời là thế nào ?  -  Nghĩa là quá giờ Ngọ không phải là thời gian ăn uống của các vị Tăng Sĩ.  Chư thiên ăn buổi sáng.  Chư Phật ăn đúng giờ Ngọ.  Loài Quỉ ăn ban đêm. Các Tăng sĩ học theo pháp Phật không nên ăn quá giờ Ngọ.  Loài quỉ đói nghe khua tiếng chén bát thì lữa trong cổ phát lên đốt cháy thân mạng; vì thế cho nên ăn đúng Ngọ còn phải giữ yên lặng, huống chi là quá giờ Ngọ ư?  Thuở xưa, có vị cao Tăng nghe các vị Sư ở phòng gần, sau giờ Ngọ nổi lửa nấu ăn, Ngài khởi tâm bất giác (bất nhẩn) khóc lóc buồn cho Phật pháp suy tàn !  Đời nay nhiều người thân thế yếu đuối hay đau, thường muốn ăn uống, hoặc không thể giữ trọn giới này.  Thế nên cổ nhân gọi buổi ăn chiều là dược thực (thuốc hay), dụng ý để trị bịnh thân gầy.  Như thế thì biết rằng đó là trái lời Phật dạy, phải sinh lòng hổ thẹn, thương xót các loài quỉ đói khổ, thường làm việc cứu giúp, không nên ăn nhiều, không nên ăn ngon, không nên ăn một cách an nhiên.  Được như thế mới nên phương tiện thọ thực.  Nếu không thế thì đắc tội càng nặng.  Ôi !  Người xuất gia có lẽ nào lại không giữ giới !

         Thơ rằng :

               Chín cấm ăn uống sái thì

               Tăng, Ni đúng Ngọ là kỳ độ thân

               Người nay dóc yếu kém dần

               Đôi khi ngừa bịnh nên cần phải ăn

               Một lòng hổ thẹn, tự răng

               Đã sai ý Phật cấm ngăn phi thời

               Khi ăn lặng lẽ êm hơi

               Đừng khua chén bát, giỡn chơi luận bàn.

 

         Lược giải :

         Đức Phật cấm ăn phi thời :  vì 4 lý do :  Sợ tín đồ khinh chê - giữ gìn thân tâm thanh tịnh – Ý nghĩa tiêu biểu trung đạo đệ nhất nghĩa đế, không quá sướng, không quá khổ - Sợ lòng dục sinh khởi.

         Phi thời :  ăn uống không đúng thời gian  đã qui định.  Nhứt là ăn quá giờ Ngọ.

         Cao Tăng :  là vị Tăng tu lâu năm, đức hạnh nhiều, học Phật uyên thâm,  Đây là sự tích Pháp Huệ Thiền Sư ở chùa Ấp Nghiệp, nghe ông Tỳ-kheo gần liêu sau giờ Ngọ nổi lửa nấu ăn, tự nghĩ : “Cách Phật lâu đời, nhiều người không giữ giới luật, vì thương Phật pháp suy đồi, bùi ngùi rơi lệ ướt áo.

         Loài quỉ đối khổ :  ngạ quỉ, nghiệp của loài nầy cổ nhỏ như cây kim, bụng to như cái trống, thấy cơm như thấy lửa, thấy nước như thấy máu, ăn uống không được.  Nhu cầu đòi hỏi của bụng rất lớn, nhưng khả năng thâu nhận qua cổ họng rất nhỏ.  Do đó muốn cho loài quỉ nầy no đủ, Phật dạy khi thí thực phải nhất tâm trì chú “biến thực biến thủy chân ngôn” để nhờ sức từ bi biến thức ăn thành vị cam lồ.

         Lửa trong cổ phát lên :  lửa tham lam, lửa thèm muốn.

         Phương tiện thọ thực  :  tạm ăn uống, phải sinh lòng hổ thẹn.

 

GIỚI THỨ MƯỜI

KHÔNG NÊN GIỮ ĐỒ SÀNH TƯỢNG,

VÀNG, BẠC, CỦA BÁU.

 

         Lời giảng :  Sanh tức là vàng, chữ tượng giống như vàng vậy.

         Giống vàng tức là bạc vậy, nghĩa là sắc vàng sinh ra gốc từ nơi chất vàng; bạc có thể nhuộm giống như vàng vậy.  Chữ báu là bảy thứ quí báu.  Các loại trên đều làm tăng trưởng lòng tham, sợ bỏ đạo nghiệp.  Thế nên khi Phật còn tại thế, chư Tăng đều đi khất thực, không tạo nhà bếp, ăn, mặc, phòng ở đều nhờ thí chủ trợ duyên bên ngoài.  Lúc bấy giờ có vàng bạc cũng là vô dụng, cầm nắm hãy còn cấm.  Các vị giữ tâm thanh tịnh nên biết vậy.

         Thuở xưa có vị đào đất thấy vàng không thèm ngó, kẻ nho thế gian còn như vậy, hàng Thích tử xưng nghèo, chứa của để làm gì?  Người đời nay hầu hết không đi khất thực, hoặc vào chốn Tùng lâm, hoặc trụ nơi Tự Viện, hoặc đi ra nơi phương xa không khỏi xử dụng tổn phí tiền bạc.  Như thế biết rằng đó là trái lời Phật dạy, phải sinh lòng hổ thẹn.  Hãy thương nghỉ đến người nghèo thiếu, luôn luôn làm sự bố thí.  Không nên tham cầu tài sản, không nên tích lủy, không buôn bán, không dùng bảy thứ báu trang sức y phục, đồ dùng v.v…Được như thế mới có thể được.  Hoặc như không thể đắc tội càng nặng.  Ôi !  Người xuất gia có lẽ nào lại không giữgiới !

         Thơ rằng :

               Muốn cấm giữ vàng bạc

               Sợ ham tài lợi, sợ màng công danh

               Tiền nhiều, tôi nghiệp dễ sinh

               Ăn mặc ngoại hộ tịnh thanh cõi trần.

               Bảo tồn chánh pháp tối cần

               Kim ngân, tài vật là phần để tâm

               Nhờ tiền hóa độ thậm thâm

               Giữ gìn giới luật, thiền lâm độđời !

 

         Lược giải:

               Bảy thứ báu :  vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Xa cừ, mã não, trân chân .

               Đo nghiệp  :  sự nghệp làm đạo tu hành cho đến

               Đào đất thấy vàng :  tích ông Quảng Ninh, người quận Bắc Hải, đời Tam Quốc.  Hồi nhỏ là bạn học với Hoa Hâm.  Một hôm hai người cuốc đất trồng rau.  Thấy vàng trong đất, Quảng Ninh vẫn tự nhiên tiếp tục cuốc đất coi vàng như sỏi đá, còn Hoa Hâm nhặt lên xem rồi bỏ xuống.  Về sau chúa nước Ngụy là Tào Phi muốn mời Quảng ninh làm Thái Trung Đại Phu, nhưng Ninh từ chối lên thuyền về Tây Thục với hậu duệ của nhà Hán.  Còn Hoa Hâm làm quan với Tào Tháo đến chức Thượng Thư Lịnh, theo lịnh của Tào Tháo để bắt Hoàng Hậu Phục Thị, vợ của vua Hiến Đế, và hai hoàng tửđem giam vào ngục tối, bỏđói cho đến chết.

               Tùng lâm :  rừng tùng, ý nói ngôi già lam, tự viện nơi tu tập, đào tạo người trở thành thánh thiện.

               Bố thí:  cho cùng khắp, cho của cải, cho giáo pháp, cho vôúy.

 

 

Het chapter III – Quyen Thuong

 

 

 

****&&&****

 

 

                                                                                                                                                           

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567