Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 3 - THẾ ĐẠO - chương 1 - Đời Đạo Khai Thông

10/12/201821:17(Xem: 2137)
Phần 3 - THẾ ĐẠO - chương 1 - Đời Đạo Khai Thông

Phật Giáo Thánh Điển Linh Sơn

Thích Huyền Vi

~0~

 

 

Phần Thứ Ba   -   THẾ ĐẠO

 

Đời  Đạo Khai Thông

 

 

                                              Chốn  chợ  đời  bụi  hồng  hành  đạo

                             Năm   giới   gìn   chu   đáo   là   nhân,

                                      Từ   bi,    chẳng biết,  lớn   dần

                             Sạch  trong  chẳng  cướp  trộm   phần   của   ai,

                                      Nhìn  diễm  ảnh  biết  ngay  huyễn  hóa ,

                             Lánh   sắc   tài  tửu   đọa   tâm   linh,

                                      Rộng  dài  lưỡi  thật  ngôn  minh,

                             Cần  chi  lánh  thế  Phật  trình  mới nên  ?

 

Chương  Một

 TRÌ THÂN THÔNG DỤNG

TIẾT THỨ NHỨT  -  NỘI  TĨNH

 

 

 

Mục  I  -  Tự ái,  Tự Hộ

 

  1. Con đường tự ái :

      Vua nước Xá Vệ nói : “dân chúng Phổ Địa (1) đương lúc biện biệt đều nói rằng tự ái, nghĩa của danh từ tự ái có gì thiết yếu chăng ?” -  Đức Phật nói : “phương pháp tự ái, trước hành theo “ba tự Quy (2), dùng pháp ấy phụng dưỡng nghĩa thân, từ ái đối với mọi nguời, mọi vật, thương xót những ai ngu si mê lầm, nhận chân các đều chính yếu, hoan hỷ thẳng tiến, bình đẳng độ khắp chúng sinh yên ổn.  Thi hành bốn ân (3) sâu nặng, bố thí cho những người nghèo thiếu.  Những người như thế, chúng sinh không ai nở oán hận; chư thiên thường hộ trì, các hoạnh ương không bao giờ gia hại.  Gươm bén nơi lao ngục, các ác độc đều được tiêu tan, cá nhân thường được yên ổn, thân tộc sum vầy, khi sống không bị tai hoạn, lúc chết đặng sinh về cõi trời, thường cùng với người sáng suốt hội họp.  Ấy gọi là tự ái vậy”.   Vua nói : “Cao thượng thay !  cho lời đức Phật dạy bảo”. -  Đức Phật nói : “Người hiền hạnh cao, tâm hồn chân thật, thanh bạch giữ gìn những điều chân chính.  Những điều uế lợi, vui tà không bao giờ cho nhiễm vào tâm; bốn ác (4) khẩu không khi nào nói lời sai, ba việc hung (5) đuổi xa thân thể; dù tánh mạng bị nguy hiểm, nhưng giữ toàn hạnh tốt.  Các đức Phật được quí chuộng, thân mạng an toàn, thân tộc giàu mạnh, lúc lâm chung đặng sanh lên cõi trời, thường hưởng phước báo.  Ấy gọi là tự ái vậy.”  Vua nói : “Thật là cao quí, chỉ có Phật mới giảng như thế”.  -  Đức Thế Tôn nói tiếp : “Các độc hại hoạnh ương gia tăng, nhẫn nhục không nói; lòng từ trắc ẩn, thường nghỉ chúng sinh, thỉ chung ra công giúp đở.  Tinh tiến không bao giờ biếng lười, tâm hồn lúc nào cũng nối thạnh tam tôn, bên ngoài yên tĩnh, bên trong vắng lặng, trồng sâu chánh niệm và vun bồi gốc đao, quan sát sâu xa trên đường thánh, sáng suốt giáo hóa lời chân thật.  Hiếu thuận với cha mẹ, giúp đỡ bà con thân tộc, khiến cho họan nhiên, thường cùng với chúng sinh tạo phước.  Ấy gọi là những người có tựái vậy”.  Vua nước Xá Vệnói : “Thật là kỳ diệu !  chỉ có Phật mới dạy rõ”.

(Trích kinh Tự Ái, túc 8, tờ 8, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI:

 

  1. Phổ điạ: những địa phương khắp trong thiên hạ.
  2. Ba tự qui:Trở về nương tựa nơi Tam Bảo:  Phật, Pháp, Tăng vậy.
  3. Bốn ơn sâu: Cùng với bốn ơn thông thường không đồng.  Đây dùng bốn cách :  dùng phương pháp nuôi nghĩa thân; tựái với nhân vật;  thương xót kẻ ngu mê; và giúp chúng sinh an ổn.
  4. Bốn ác khẩu  :  tức là bốn điều  :  nói lưỡi đôi chiều; nói lời hung ác; nói dối trá; và nói thêu dệt.
  5. Ba việc hung  :  Sát sanh, trộm cướp và tà dâm.

 

  1. Phương pháp tự hộ :

            Người sinh ở trong đời, thân do bốn đại hòa hợp mà thành; tánh tình ngu si, mê muội, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, khinh khi, không chánh tín đạo lý.  Đây là không tựái.  Người thực tập điều lành, làm việc nhơn đức, giác ngộ người đời một cách phi thường, tin chết rồi lại tái sanh; tấm lòng tôn kính ba ngôi quí báu, vâng giữ giới luật nhiếp tâm, đem lòng tin sùng đạo, giữ gìn lễ nghiã, khiêm nhường, hiếu thuận chí thành.  Người nầy ở đời được tựái vậy.

            Người chứa căn lành, noi theođạo đức, thân không bị họa hại; chí nguyên tu hành sáng suốt, chư thiên thường theo hộ vệ.  Không luận nam hay nữ, các hành động trở về thân; binh đao không hại, cọp beo không dán đến gần; phương pháp hộ thân mạng, chỉ có hộ trì giới hạnh.

(Trích kinh Trung Bổn Khởi, quyển hạ, thời 10, tờ 59, bên mặt).

 

  1. Giữ gìn thân mình :

            Xuất gia và tại gia Bồ Tát phải quan sát thân mình, như đứa con mới sinh.  Bà từ mẫu thương xót. hằng gia tâm gìn giũ.  Thân ta cũng như vậy; nếu không gìn giữ, thân tâm sẽ bị bịnh; do đó, không thể nào tu chứng dễ dàng…

(Trích kinh Tâm Địa Quán, phẩm Yểm Thân thứ 6, vũ 2, tờ 72, bên trái).

 

Mục  II  -  Nội Tĩnh :

  1. Tự thanh tịnh ý kia :

                                    Không chê bai mọi người,

                                    Cũng không xem phải, quấy,

                                    Chỉ tự xem mình làm,

                                    Xem kỹ chánh, bất chánh.

            Chớ làm tất cảác !

            Siêng làm các điều lành !

            Giữ tâm ý trong sạch !

            Lời chư Phật dạy rành.

(Trích kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển thứ 44, phẩm Bất Thiện, trắc 3, tờ 33, bên mặt).

 

  1. Biết trong có uế :

            Hoặc có một người trong thật có nhơ mà không tự biết, trong có nhơ không biết như chơn (1).  Hoặc có một người, tự biết bên trong thật có nhơ, như chơn biết trong có nhơ.  Hoặc có một người không tự biết trong thật không nhơ, không biết như chơn trong không nhơ.  Hoặc có một người tự biết trong thật không nhơ, biết như chơn trong không nhơ.

            Các hiền (2) giả !nếu có một người không tự biết trong thật có nhơ, không rõ như chơn trong có nhơ; người nầy ở trong các người rất là hạ tiện.  Nếu có một người tự biết trong thật có nhơ, rõ như chơn trong có nhơ; người nầy ở trong các người rất là tối thắng.

(Trích Trung A Hàm, quyển thứ 22, kinh Uế Phẩm, trắc 6, tờ 5, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI :

  1. Nhưchơn  :   như pháp chân thật.
  2. Chư hiền giả   :  các ông hay là các người hiền.
  3. Xem tỳ vết của mình :

            Khéo xem tỳ vết của mình, để mình biết không nên tìm lỗi người rồi thố lộ bên ngoài, kia có các lỗ trống, cũng như các máy bụi nhỏ nhẹ bay qua các nơi kia.  Nếu mình tự xưng là không tỳ vết, hai việc (1) đều đồng đến.  Chỉ thấy lỗ hở người ngoài, thường ôm tâm nguy hại; xem xa không nên thấy gần.

(Trích kinh Xuất Diệu, phẩm Quán thứ 24, tạng 6, tờ 25, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI :

  1. Hai việc  :  không xét tỳ vết của mình, mà thấy tỳ vết của người.

 

  1. Quán tự không quán tha :

                                    Với lời nói người khác,

                                    Tùy thuận không chống trái.

                                    Cũng không xem việc họ,

                                    Làm lành hay không làm.

                                    Chỉ tự xem xét mình,

                                    Hành thiện hay bất thiện ?

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển thứ 10, dinh 5, tờ 53, bên mặt).

  1. Phải tự giữ mình :

                                    Mình phải khắc kỷ hành,

                        Theo lời giáo huấn kia.

                        Mình không theo lời dạy;

                        Đâu có thể dạy người ?

(Trích kinh Xuất Diệu, quyển thứ 21, phẩm ngã, tạng 6, tờ 14, bên mặt).

  1. Thấy tốt của mình, không nên khoe khoang :

            Luận về người ngu si, chỉ thấy người cống cao, không tự biết mình cống cao.  Kia họ tự thấy có lỗi, nên cùng với họ nói việc lành.  Tự thấy việc tốt của mình, không nên cùng kẻ khác luận nghị, phô trương…

(Trích kinh Pháp Luật Tam Muội, lệ 2, tờ 55, bên trái).

  1. Tự cho mình sáng và người mê :

            Người ngu trong thiên hạ, chỉ thấy cái xấu của người mả không xét cái xấu của mình.  Chỉ nhìn cái tốt của mình, nhưng không thấy cái tốt của kẻ khác.  Xưng mình là người trí, thật không phải là người thực trí.  Tự cho mình là người sáng suốt, chính kia là kẻ mê lầm vậy.  Nói ta biết nhiều kinh luật cũng là hạng mê lầm lớn.  Nói rằng biết rõ đại pháp, nhưng không thờ thầy,  không thể tin được.  Phật trí rộng lớn bao la, không thể nào đo lường, thấy nghe một ít, tự cho là đủ, đem tâm cống cao ngã mạn, phải là hàng trí thức ư !

(Trích kinh Pháp Luật Tam Muội, lệ 2, tờ 55, bên trái).

  1. Có đức mà chết :

            “Thà rằng gìn giữ giới hạnh mà chết, không nên để thiếu đức hạnh mà sống”.

(Trích kinh Thể Hoa Di Vương Thương Phật Thọ Quyết hiệu Diệu Hoa, trụ 7, tờ 2, bên mặt).

  1. Ngu nhưng không ngu :

            Người tự biết mình ngu dốt, phải biết người ấy còn có huệ chưa phải ngu thật.  Kẻ ngu cứ tự cho mình là trí, người ấy mới thật là ngu ở trong cái ngu !!!

(Trích kinh Xuất Diệu  :   Avadànasùtra, quyển thứ 22, phẩm Quán, tạng 6, tờ 20, bên mặt).

  1. Người sinh vào cửa đọa phụ :

                       Chỗ thắng dễ biết được,

Chỗ phụ biết cũng dễ.

Thích pháp là chỗ thắng.

Chê pháp là chỗ phụ.

Ưa theoác trí thức,

Không ưa thiện tri thức,

Ban lành xin oán kết,

Ấy gọi cửa đọa phụ (1).

Người thích ưa bất thiện,

Người thiện lại ganh ghét,

Muốn ác không ưa thiện,

Ấy gọi là cửa phụ xứ.

Đấu cân dùng đối người

Ấy gọi cửa đọa phụ.

Cờ bạc đắm rượu thịt,

Đắm chìm trong nữ sắc,

Hao tốn các của cải,

Ấy gọi cửa đọa phụ.

Thường ưa đắm ngủ nghỉ,

Trí thức đồng du hí;

Biếng nhác ưa giận tức,

Ấy là cửa đọa phụ.

Củu nhiều kết bạn bè,

Rượu thịt không tiết độ;

Phung phí nhiều của cải,

Ấy là cửa đọa phụ.

Của ít, nhiều tham ái,

Sinh tâm làm Sát lợi

Thường cầu làm vua chúa,

Ấy gọi cửa đọa phụ.

Tìm trân châu, anh lạc,

Giày dép cùng tàng lọng,

Trang nghiêm tự sén tiếc,

Ấy là cửa đọa phụ

Nhận đồ ăn ngon kia,

Tự sén tiếc của cải;

Ăn kia không trả lại,

Đó là cửa đọa phụ.

Sa môn, bà la môn,

Xin thỉnh vào nhàkia,

Sén tiếc không cúng thí,

Đó là cửa đọa phụ.

Sa môn, bà la môn,

Thứ tự đi khắc thực,

Quở trách không muốn thí,

Đó là cửa đọa phụ.

Nếu cha mẹ tuổi già,

Không đúng thời phụng dưỡng;

Có cửa mà không thí,

Ấy là cửa đọa phụ.

Với cha mẹ anh em,

Đánh đập rồi mắng nhiếc;

Không biết lớn hay nhỏ,

Ấy là cửa đọa phụ.

Phật và chúng đệ tử,

Tại gia cùng xuất gia,

Chê bai không cung kính,

Thế là cửa đọa phụ.

Chưa phải A-La-Hớn,

Tự xưng là La-Hớn;

Làm giặc trong thế gian,

Đọa nơi cửa phụ xứ.

Thế gian phụ xứ nầy,

Ta biết thấy nên nói;

Cũng như sợ đường hiểm,

Người trí phải xa lánh…

(Trích kinh Tạp A Hàm  :  Samyuktàgamasùtra, quyển thứ 48, thời 4, tờ 82, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI :

  1. Đọa phụ  :  thất bại, hư hỏng.

 

Mục  III   -   Cải quá :

  1. Có thể đổi lỗi :

            Người mà hay đổi lỗi, cùng với người không có lỗi đồng nhau….

(Trích kinh Thể Hoa Di Vương Thượng Phật Thọ Quyết Hiệu Diệu Hoa, trụ 7, tờ 2, bên mặt).

  1. Có tội sám hối tăng trưởng căn lành :

            Ở trong giáo pháp của ta, nếu ai biết có tội rồi sám hối, tức làăn năn sửa đổi thì được tăng trưởng căn lành.

(Trích kinh Ngũ Phần Luật, quyển thứ 3, trương 1, tờ 16, bên trái).

  1. Hổ thẹn và sợ sệt :

                                    Không hổ thẹn (1) lại hổ thẹn.

                                    Hổ thẹn (2) lại không hổ thẹn.

                                    Không đáng (3) sợ lại tỏ ra sợ.

                                    Đáng (4) sợ lại tỏ ra không sợ.

(Trích kinh Xuất Diệu, quyển thứ 17, phẩm Duy Niệm, tạng 5, tờ 27, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI :

  1. Không hổ  :  là không biết hổ thẹn, không biết hối hận..
  2. Hổthẹn  :   làđáng hổ thẹn, lúc nào cũng ăn năn.
  3. Không sợ  :  không bao giờ tự lo sợ vậy…
  4. Đáng sợ  :  Là các việc đáng sợ, đang lo vậy….

 

  1. Biết ăn năn lầm lỗi :

            Sự lỗi lầm đã phạm không phải xấu, có thểăn năn hối cải làm lành.  Ấy làánh sáng chiếu soi trong thế gian, cũng như mặt trời không còn mây mù.

(Trich kinh Pháp Cú  :  Dharmapada, quyển thượng, phẩm Ác Hạnh, tạng 6, tờ 99, bên mặt).

  1. Làm ác tự hại :

            Trước kia ta đã tạo, sau đây ta phải chịu.  Làm ác tự trả lại việc ác, cũng như chất kim cương tỏa ra ngọc báu…

(Trích kinh Pháp Cú, quyển Thượng phẩm Ái Thân, tạng 6, tờ 99, bên trái).

  1. Làm ác, sau thôi là ngọn đuốc thế gian :

            Người ngày trước làm ác, sau đó thôi dứt không phạm.  Ấy là ngọn đèn trong thế gian, cũng như mặt trăng sáng sau khi vẹt hết mây mù …

(Trích kinh Pháp Cú, quyển Thượng, phẩm Phóng Dật, tạng 6, tờ 97, bên mặt).

  1. Cải quá đắc đạo :

            Người có các tội lỗi, nhưng không biết ăn năn, thoạt ngăn tâm tốt kia, tội nghiệp quy về thân; cũng như nước chảy về biển, tự thành sâu rộng vậy.  Người có tội biết các quấy hối cải trởvề  con đường lành; tội lỗi càng ngày càng tiêu diệt, sau có thể đắc đạo.

(Trích kinh Tứ Thập Nhị Chương, tạng 5, tờ I, bên mặt).

 

Mục   IV   -   Tàm Quí :

 

  1. Hai pháp ủng hộ thế gian :

            Có hai pháp nhiệm mầu, ủng hộ trong thế gian.  Những gì là hai pháp ? -- Ấy là có hổ và có thẹn vậy.  Các tỳ-kheo !  nếu không có hai pháp nầy thì trong thế gian, xem như không có cha mẹ, không có anh em, không có vợ con, không còn tôn ty lớn nhỏ; sẽ đồng với các loài heo, gà, chó, trâu, dê, lục súc v.v….Hiện tại có được hai pháp nầy, ủng hộ trong thế gian; thì đặc biệt như người có cha mẹ, anh em, vợ con, tôn ty lớn nhỏ, chắc chắn không đồng với các loài lục súc v.v..

(Trích kinh Tăng Nhứt A Hàm, quyển thứ chín, phẩm Tàm Quí, trắc I, tờ 34, bên mặt).

  1. Hai thiện pháp, hay ủng hộ trong thế gian :

            Nói lược có hai thứ thiện pháp bạch tịnh thường ủng hộ trong thế gian.  Những gì làhai ?  Tức là hổ và thẹn.  Nếu không có hai thiện pháp bạch tịnh nầy; các loài hữu tình trong thế gian đều trở thành uế tạp, cũng như trâu, dê, gà, lợn, chó v.v… không biết cha mẹ, anh em, chịem : không biết các đạo sư, thân giáo, hủy phạm hay tương tợ nhưđạo sư v.v… Do có hai biện pháp bạch tịnh nầy; các loài hữu tình trong thế gian, xa lìa các uế tạp; không giống như trâu, dê, gà, lợn, chó v.v… biết rõ cha mẹ, anh em, chị em, rõ biết các vị hủy phạm, thân giáo, đạo sư hay tương tợ như vịđạo sư v.v… Thế nên các ông, cần phải học tập :  ta phải làm thế nào để thành tựu, hai thứ tối thắng đệ nhất là thiện pháp bạch tịnh hổ thẹn vậy.

(Trích kinh Bổn Sự, quyển thứ 4, thời 6, tờ 37, bên mặt).

  1. Hổ thẹn  :

            Các đức Phật Thế Tôn, thường nói như thếnầy : có hai bạch pháp, hay cứu hộ chúng sinh:  một là hổ;  hai là thẹn.  Hổ nghĩa là tự mình không tạo tội.  Thẹn nghĩa là không dạy người khác làm tội.  Hổ là từ trong tâm mình hổ thẹn.  Thẹn làđối với người phát lồ thẹn thùng.  Hổ là hổ thẹn với người.  Thẹn là hổ thẹn với trời.  Ấy gọi là hổ thẹn.  Ai không hổ thẹn, không gọi là người, mà phải gọi là súc sanh.  Vì có hổ thẹn, nên hay cung kính cha mẹ, sư trưởng; vì có hổ thẹn, nên nói có cha mẹ, anh em, chị em.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh, thứ 19, dinh 5, tờ 95, bên mặt).

  1. Mặc đồ hổ thẹn:

            Mặc y phục hổ thẹn cho thân tâm trang nghiêm, rất là đệ nhất.  Hổ cũng như mốc sắt, hay chế ngự các phi pháp của người.  Thường phải hổ thẹn, không được tạm bỏ !nếu lìa hổ thẹn thìmất hết các công đức lành.  Nhưng ai có hổ thẹn thì có pháp lành, người không hổ thẹn thì cùng các loài cầm thú nào có khác.

(Trích kinh Di Giáo, thời 10, tờ 113, bên mặt).

  1. Nước hổ thẹn :

            Người trí có hai  :  một là không tạo các ác nghiệp; hai là tạo rồi phải sám hối.  Trái lại, người ngu cũng có hai việc :  một là tạo tội nghiệp; hai là che dấu.  Mặc dù trước tạo tội ác, nhưng sao đó phát lồ, ăn năn rồi hổ thẹn, không dám làm trở lại.  Cũng như nước đục, đễ ngọc minh châu vào đó nhờ oai lực của ngọc kia, nước liền tự trong; cũng như mây tan thì trăng sáng.  Người làm ác mà biết ăn năn, hổ thẹn, cũng lại như thế.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển thứ 19, phẩm Phạm Hạnh, dinh 5, tờ 5, bên mặt).

Mục  V   -   Khắc Kỷ:

  1. Thắng mình hơn hết :

            Thắng  ngàn ngàn quân giặc, không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.

(Trích kinh Pháp Cú, quyển Thượng, phẩm Thuật Thập, tạng 6, tờ 98, bên trái).

  1. Khó dễ của thiện ác :

                                    Làm ác nguy hại thân,

                                    Người ngu nói là dễ;

                                    Làm lành rất an thân,

                                    Kẻ ngu cho là khó.

(Trích kinh Trung Bổn Khởi, quyển hạ, thời 10, tờ 39, bên mặt).

  1. Người trí điều thân :

                                    Thợ cung điều khiển sừng,

                                    Thủy cung điều khiển thuyền;

                                    Thợ mộc điều khiển cây;

                                    Người tríđiều khiển thân.

(Trích kinh Pháp Cú, quyển Thượng, phẩm Minh Triết, tạng 6, tờ 98, bên mặt).

  1. Giả hồ tự xưng vua loài thú :

            Có một vị tỳ-kheo đến bạch với Phật rằng : “Hôm nay ông Đề Bà Đạt Đa làm quốc vương, đại chúng vây quanh để nghe ông ta thuyết pháp”. -  Đức Phật bảo tỳ-kheo : “Ông Đề Bà Đạt Đa chẳng những đời nay có được số đông nầy, mà thuở đời quá khứ cũng đã từng được các số đông người nghe theo.  Đức Phật mới kể lại một mẫu chuyện, xưa kia có một ông tên là Ma Nạp, ở trong hang núi thường đọc tụng sách Sát Lợi.  Lúc ấy có một con giả hồ, thường theo hầu hạ, chuyên tâm nghe vị kia đọc tụng; tâm giả hồ hiểu được phần nào, liền nghỉ như thếnầy : “Ta đã hiểu lời trong tập sách kia, đủ sức làm vua trong các loài thú”.  Suy nghĩ thế rồi, liền đi du phương; bổng gặp một con giả hồ khác ốm yếu, nhỏ con.  Giả hồ mập muốn giết hại loài con cháu.  Giả hồ ốm nói : “Tại sao anh muốn sát hại tôi?”. - Giả hồ mập nói : “Vì ta là vua trong loài thú; ngươi không chịu phục tùng ta, thì ta phải ra tay giết mạng”. - Giả hồ ốm biết thân phận thưa rằng : “Xin anh chớ giết tôi, tôi sẽ triệt để phục tùng anh”.   Lúc ấy hai con giả hồ cùng đi dạo các phương xa, lại gặp một con chồn.  Giả hồ mập cũng muốn ra tay giết hại. Hai bên vấn đáp như kiểu nói trên .  Cuối cùng chồn kia cũng xin tuân lệnh.

            Lần lượt như thế thâu phục được tất cả bầy giả hồ. Dùng bầy giả hồ thâu phục tất cả loài voi.  Lại dùng bầy voi thâu phục các loài cọp.  Giả hồ mập dùng bầy cọp chiếc phục được các sư tử.  Lúc ấy đủ quyền lực làm vua trong loài thú thực thụ.  Đã làm vua rồi, lại nghĩ thêm rằng : “Ta nay làm vua trong loài thú, không thèm cưới thú làm vợ”.  Bèn cỡi voi trắng, các tướng soái tùy tùng, số lượng không thể tính kể; đi vòng thành Ca Di, vài trăm vòng.  Vua trong thành kia sai Sứ thần ra hỏi lýdo : “Ông cùng các loài thú, cớ sao đi vòng quanh như vậy?”. -  Giả hồ, chúa loài thú trả lời: “Ta là vua của loài thú hùng mạnh, muốn cưới vợ loài người trong cung vua, thuận theo ta thì tốt, nếu trái ý ta, ta sẽ ra lệnh, diệt nước của các ông”.  Sứ thần vào tâu vua, mọi việc như thế.  Hoàng đế liền ra lịnh hội quần thần giải quyết.

            Tất cả các vịđại thần đều đồng ý, trừ một lão thần phản đối, đa số đồng đưa ý kiến là nên thuận theo, theo ý của giả hồ.  Vìsao ?  Bởi vì chỗ nương tựa của quốc gia chỉ nhờ voi ngựa’ chúng ta có voi ngụa, nhưng bên kia lại có sư tử.  Voi ngựa khi nghe tiếng sư tử rống, sợ hãi nép sát đất, còn tinh thần đâu mà chiến thắng.  Nếu gây chiến chắc chắn bị thất bại.  Sao lại tiếc một mỹ nữ, để mất cả một nước.  Lúc bấy giờ có một lão thần thông minh, tự chủ, liền tâu vua rằng: “Lão thần quán sát từ xưa đến nay chưa từng nghe thấy mỹ nữ của vua, gã cho loài thú hạ tiện là loài giả hồ.  Thần đây tuy già yếu, nhưng muốn giết cho được giả hồ mập kia; khiến cho các loài thú, phải bị tan rã”-  Vua liền hỏi rằng : “Khanh có kế gì xin cho biết gấp?” -  Vị lão thần tâu : “Xin Hoàng Thượng ra lịnh cho sứ thần quyết định ngày giờ giao chiến, nhưng trước đó yêu cầu một việc :  Xin cho sư tử trước chiến đấu rồi sau mới rống lên, bên kia sẽ nói bên ta sợ, quyết cho sư tử rống trước rồi sau mới khai chiến.  Đến ngày giờ giao chiến, vua ra lệnh trong thành đều “bế môn tỏa cảng”, đừng lay động”.  Vị Hoàng Đế nghe theo lời cao kế của vị lão thần, ra lệnh sứ thần khắc kỳ và yêu cầu thi hành đúng điều kiện trên.  Đến ngày giờ chiến đấu, lại nhắc lời yêu cầu, rồi sau mới xuất quân.  Quân phong muốn giao tranh, giả hồ mập phản bội lời hứa, cho lệnh sư tử rống lên trước; giả hồ mập nghe tiếng sư tử rống, trái tim xé thành bảy mảnh; lập tức ngã xuống đất, không còn hồn vía nào để điều khiển cuộc chiến.  Các bầy thú lúc ấy, chạy tán loạn.  Đức Phật kể xong, liền nói bài kệ rằng:

                                                “Giả hồ quá kiêu mạn,

                                    Muốn tìm quyến thuộc kia;

                                    Đi quanh thành Ca Di,

                                    Tự xưng là Chúa thú.

                        Người kiêu mạn cũng vậy :

                        Thống lãnh các đồ chúng,

                                    Tại nước Ma Kiệt Đà,

                                    Tự xưng mình pháp vương”.

 

            Phật cho các tỳ-kheo rõ : “Vua ở thành Ca Di lúc ấy là thân ta nay.  Vị lão thần thông minh là Xá Lợi Phất ngày nay.  Giả hồ mập ấy là Đề BàĐạt Đa.  Nầy, các tỳ-kheo, xưa kia Đề BàĐạt Đa dối trá quyến rủ sốđông quyến thuộc; nay cũng giống như vậy”.

(Trích kinh Luật Ngữ Phần, quyển thứ 3, trương 1, tờ 17, bên trái và mặt).

 

Mục   VI   -  Thận  Độc :

  1. Chỗ làm của người, bốn vị thần biết đó :

            Mỗi người đã làm thiện vàác có bốn vị thần linh hiểu biết :  một làđịa thần hiểu biết; hai là thiên thần hiểu biết; ba là thần tả hữu hiểu biết và bốn là tựý mình hiểu biết….

(Trích kinh MạÝ, túc 8, tờ 9, bên trái).

  1. Liêm sĩ :

                                  Nếu sống không hổ thẹn,

Như loài chim mỏ dài;

Nhan sắc mạnh nhục nhiều,

Ấy gọi là uế sanh.

Liêm sĩ tuy khổ cực,

Giữ nghiã cùng thanh bạch;

Tránh nhục không hư vọng,

Gọi là sống trong sạch.

(Trích kinh Pháp Cú, quyển hạ, phẩm Trần Cấu, tạng 6, tờ 102, bên mặt).

  1. Loài giả can bị mất thân mạng :

            Thuở đời quá khứ có thành tên là Ba La Nại (1), nước gọi là Già Thi.  Khi ấy có vị Bà La Môn ở giữa đồng trống, tạo lập một giếng nước làm nghĩa.  Những kẻ chăn trâu cũng như người đi nhặt củi, thăm đồng và bộ hành qua lại đều dừng chân uống nhờ, có khi tắm gội, giặt rữa v.v..

            Một hôm, trời về chiều, một bầy giả can đến giếng kia uống nước, có một giả can chúa, không thèm uống nước dưới giếng, lại chun đầu uống nước trong lọ bằng đất.  Uống nước rồi mang lọ giơ cao, đập vở lọkia, miệng của lọ kia hảy còn đến cổ.  Các con giả can thấy thế liền thưa với giả can chúa rằng : “Nếu có giọt nước nằm trên lá cây, khi dùng rồi mình còn phải giữ gìn; huống là cái lọ nầy, thật có lợi ích cho những ai đi đường”.  Giả can chúa nói : “Ta làm việc vui đùa nầy chỉ là khoái tâm, chớđâu cần biết việc khác”.

            Lúc ấy người đi đường nói với Bà La Môn rằng : “Trên giếng của ông, chiếc lọđã bể rồi”.   Vị Bà La Môn sắm chiếc lọ bằng sứ khác… cũng như lần trước, bị giả can chúa phá vở nửa, chẳng những một hai lần, mà cho đến 14 lần, mười ba mười bốn chiếc lọ đều vở tan ! các con giả can khác thường khuyên ngăn về hành động bất hảo ấy, nhưng vô hiệu !

            Khi ấy vị Bà La Môn tự nghĩrằng : “Ta tạo ra giếng nước làm việc nghĩa phước đức (2), ai đến đây gieo sự chướng ngại nầy, ta phải quán sát, tìm ra nguyên nhân, ai là thủ phạm.”  Liền mạng lọ đến miệng giếng, đi đến một chỗ vắng ngồi rình xem.  Bao nhiêu người đi ngang qua ghé uống nước, không một ai đập phá chiếc bình (lọ).   Đến khi trời nhá nhem tối, ông thấy bầy giả can đến, uống nước dưới giếng; duy có giả can chúa uống nước trong bình, rồi sau đó đập vở chiếc lọ, thấy rõ rồi, vị Bà La Môn liền nghĩ rằng : “Chính thật là giả can chúa gây sự chướng nạn cho ta làm giếng tạo phước đức”.  Bèn làm cái lọ bằng cây, rất là chắc chắn khó phá vở; nhưng khi trồng đầu vào thì dễ, lấy đầu ra thật là khó.  Ông ta mang để bên giếng nước, trời về chiều ông cầm chiếc gậy to tướng, đứng chỗ vắng rình xem. Người đi đường uống rồi không gì chướng ngại, đến chiều, bầy giả can nhóm họp, cũng như hằng ngày uống nước dưới giếng, chỉ có giả can chúa, uống nước trong lọ bằng cây rồi, liền ném xuống đất, nhưng không vở !

            Lúc ấy, vị Bà La Môn cầm gậy tung ră tức khắc đập chết giả can chúa !  Giữa hư không, khi đó chư thiên nói bài kệnầy :

                                 “Trí thức tỏ từ tâm,

Rơi lệ không thể ngăn,

Ngoan cố bị họa nầy,

Tự mất thân mạng kia.

Vì giả can ngu si,

Bị khổ do lọ cây”.

            Phật bảo các tỳ-kheo : “Giả can chúa khi ấy, nay là Đề BàĐạt Đa vậy.  Bầy giả can lúc ấy, nay là các tỳ-kheo can ngăn Đề Bà Đạt Đa ấy, tỳ-kheo phải biết !Ở đời quá khứđã không chịu nghe các lời khuyên ngăn, tự mất thân mạng, đời nầy không chiu nghe lời của các tỳ-kheo khuyên nhủ thì phải đọa vào đường ác, đêm dài chịu khổ !!!!

(Trích kinh Luật Ma Ha Tăng Kỳ, quyển thứ 7, đoạn nói rõ về tăng tàng giới, lệ 8, tờ 48, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI :

 

  1. Ba La Nại  :  Varànasi, tức làđịa danh bên Ấn Độ.
  2. Giếng nghĩa phước đức  :  Giếng nghĩa là giếng tạo lập ra vì công ích cho dân chúng.  Ấn Độ có 7 thứ phước điền, hoặc có chỗ nói là 8 phước điền.  Ấy là tạo cầu đò, hoặc tạo thuyền bè, hoặc trồng cây ăn trái, hoặc đào giếng nghĩa; đều là trồng ruộng phước tương lai, mình và người đồng làm.  Nghĩa lý nói về ‘công ích’ sẽ được giảng giải rõ hơn trong những chương sau.

 

 

TIẾT THỨ HAI _-  TẤN  ĐỨC

 

 

Mục  I   -  Chí Thành :

 

  1. Chí thành là có đạo ;

            Đức Phật nói : “Có đất thì có sinh trưởng vạn vật; người có tâm chí thành mới có đạo”.

(Trích kinh Tam Huệ, tạng 8, tờ 26, bên mặt).

  1. Bồ Tát có ba pháp thường giữ lòng chí thành :

            Đức Phật nói với Bảo Nữ rằng : “Bồ Tát có  ba pháp thường hoài bảo được lòng chí thành.  Thế nào gọi là ba ? một là chưa từng khi dối với đức Phật; hai là không tự khi dối mình và ba là cũng không dối trá cuống hoặc tất cả chúng sinh.

            Thế nào gọi là Bồ Tát khi dối chư Phật, khi dối tự mình cùng chúng sinh ?  -  Giả sử, Bồ Tát hưng phát ý đạo vô thượng chân chính; nhưng chỉ mến quả vị Thanh Vân, Duyên Giác rồi phát thệ cầu nguyện, ý đành vui theo đó.  Ấy là Bồ Tát dối Phật, khi mình và chúng sinh.

            Thế nào gọi là Bồ Tát không dối chư Phật, chính mình và chúng sinh?  Giả sử Bồ Tát, phát ý đại đạo, dù cho cần khổ, bị các não hoạn; vì chúng ma, chỗ thấy ngạo nghễ; vì các ngoại đạo, chỗ thấy bức bách; hủy nhục phỉ báng, những hí lọng đó; trăm thứ mắng nhiếc, đánh đập nguy hại; những việc hư vọng, dù có gia tăng cho mình; chí tánh vẫn tịch nhiên, không bao giờ khởi tánh oán kết; cũng không ôm tâm nhiếp nhược, không trở thành kẻ mê lầm, không sợ hãi, không lấy đó cho làm lo lắng, mà cũng không lấy đó cho là hờn giận.  Độc nhất theo một chí hướng, giữ gìn bản tính kiên cường, thật hành bình đẳng nguyện, không bỏ ý đạo.  Chỉ chấp nhận tấm lòng huệ cố, tấm lòng quí giá, thường ôm giữ đạo tâm.  Tất cả trong thế gian, tối tôn đệ nhất.

            Lại nữa phát tâm là vì các chúng sanh, cứu hộ qui mạng, khiến cho mọi loài siêu độ tất cả; tâm đã phát hưng nhưng không so sánh, không lấy gì làm thí dụ; không thối chuyển, không bỏ qua, không theo các thừa khác, thường giữ chỉ một chí hướng là ưa đến chân lý (Phật đạo).  Hướng dẫn chuyển bánh xe Pháp, khiến các kẻ mê mù, đều được thấy mặt, hiện ở nơi các thần lực; phát hưng hiển hiện như vậy, đi bước cử động, tuân theo con đường tu tinh tiến, không bao giờ phá hoại ngôn giáo của kẻ khác.  Ấy là Bồ Tát không khi dối chư Phật, không tự dối mình, cũng không khi dối tất cả chúng sinh.

            Giả sử Bồ Tát không khi dối chư Phật, không tự khi dối mình, không cuống hoặc chúng sinh. Ấy là Bồ Tát đệ nhất chí thành.

(Trích kinh Bửu Nữ Sớ Vấn, quyển thứ nhất, phẩm Vấn Huệ, huyền 5, tờ 62, bên mặt).

  1. Siễm khúc cùng chất trực :

            Tâm dua nịnh cùng đạo trái nhau; vì thế cho nên cần phải ngay thẳng tâm mỗi người.

(Trích kinh Di Giáo, thời 10, tờ 113, bên trái).

 

Mục  II  -   An Định :

  1. Người hay nói không, tám pháp không thể hoại :

            Người hay nói không, những pháp trong thế gian, chỗ không thể hư hoại.  Vì cớ sao ?  Bởi vì tâm không y chỉ tám pháp trong thế gian.  Những gì là tám :  không y chỉ các việc lợi, si : không sanh các tiếng lo mừng khen, chê : không có gì vui buồn hai pháp hủy nhục, danh dự : tâm không cao thấp đối với các việc khổ, vui : không tham đắm, không nhàm chán.  Thế pháp như thế, không thể nào phá hoại.

            Người hay nói không, không biết một pháp tảng, không biết một pháp giảm; không thấy một pháp tăng, không thấy một pháp giảm.  Nếu đối với các pháp, ai thấy có tăng, có giảm, thì người ấy không biết không, không thấy ở nơi không.  Nếu ai biết không thấy không; tức là đối với các pháp không thấy tăng giảm.

            Người hay nói không, chẳng sanh tâm ấy; đây là phàm phu, đây là chư Phật.  Ai biết Phật Như Lai, và các phàm phu, tướng kia bình đẳng; nếu còn thấy pháp phàm là thấp, pháp Phật là cao; Bồ Tát như thế, không biết thấy không…

(Trích kinh Pháp Tập, quyển thứ nhất, vũ 7, tờ 44, bên trái).

  1. Lo gì sợ gì :

                       Thương mừng sinh ra lo,

Yêu mến sinh ra sợ;

Không có chỗ thương mừng,

Đâu có gì lo sợ !

Thích vui sanh ra lo,

Ưu vui sanh ra sợ;

Không chỗ nào ưu vui,

Lo gì và sợ gì !

                        Tham dục sinh ra lo,

                        Tham dục sinh ra sợ;

                        Nếu không có tham dục,

                        Đâu có lo sợ gì !

(Trích kinh Pháp Cú  :   Dhammapada).

  1. Năm lỗi cùng năm việc thiện:

            Nếu tỳ-kheo loạn động chánh niệm, khi ngủ nghỉ tâm bất nhứt, có năm việc lỗi lầm.  Những  gì là năm ? một là khổ, khó ngủ nghỉ; hai là khổ, khó tỉnh thức; ba là thấy ác mộng; bốn là ngủ thiên thần không ủng hộ và năm là khi thức tĩnh tâm khó vào quán pháp thiện giác.

            Nếu tỳ-kheo không tán loạn chánh niệm, một lòng ngủ nghỉ, có năm việc thiện.  Những gì là năm ? một là ngủ nghĩ không khó; hai là dễ thức tĩnh; ba là không thấy ác mộng; bốn là khi ngủ thiên thần gia hộ và năm là tỉnh thức tâm dễ vào quán pháp thiện giác…

(Trích kinh Luật, Thập, Tụng, quyển 18, trương 4, tờ 17, bên mặt).

  1. Ngủ nghỉ an ổn.

                        Thân không các nghiệp ác,

            Miệng lìa xa bốn lỗi (1),

            Tâm không có lưới nghi,

            Mới được ngủ yên ổn.

Thân tâm không nóng bức,

            An trụ chốn tịch tịnh,

            Được đến vui vô thượng,

            Mới được ngủ yên ổn.

                        Tâm không có chấp trước,

            Xa lìa các óan thù,

            Thường hòa không tranh cải,

            Mới được ngủ yên ổn.

Nếu không tạo ác nghiệp,

            Tâm không ôm hổ thẹn,

            Tin ác có quả báo,

            Mới được ngũ yên ổn.

            Kính dượng với cha mẹ,

            Không hại một sinh mạng,

            Không trôm của cãi người,

            Mới được ngủ yên ổn.

Điều phục với các căn,

            Thân cận thiện tri thức,

            Phá hoại bốn chúng ma (2)

            Mới được ngủ yên ổn.

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển thứ 19, phẩm Phạm Hạnh, dinh 5, tờ 94, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI:

  1. Bốn lỗi :  Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, và nói lời hung ác.
  2. Bốn ma:   Phiền não, ấm, tử, và thiên ma.

 

  1. Sa môn ở yên chỗ tịch tịnh :

Xưa kia thường có một vị trời, đến hỏi ta rằng: “Sa môn có được vui không ? Ta liền đáp

rằng : “Ta được việc gì, mà có vui không ?” Lại hỏi : “Có lo không ?” Ta lại đáp rằng : “Vì mất việc gì, mà lại có lo” Lại hỏi : “Không vui không lo ư ?” -  Đáp rằng : “Đúng như vậy”.  Vị trời nói : “Hay thay ! không vui, không lo” -  Lại hỏi trời rằng : “Ta đặng ý gì ?” -  Vị trời : “Ta gọi Sa Môn ở yên chỗ vắng lặng”.

(Trích kinh Hoa Thủ, phẩm Niệm Xứ thứ 6, vũ 5, tờ 7, bên mặt).

 

Mục  III  -  Đức Hạnh:

  1. Thế nào gọi là đạo đức :

Thế nào gọi là đạo đức ?  Chánh tín là đạo; chế phục than, khẩu, ý là đức.

(Trích kinh Tam Huệ, tạng 8, tờ 24, bên trái).

  1. Đạo đức tồn tại:

Chỉ cõi nước chư Phật, đạo đức mới tồn tai lâu bền vậy.

(Trích kinh Tứ Thập Nhị Chương, tạng 5, tờ 1, bên trái).

  1. Gần đạo cùng xa đạo:

      Gần với đạo tâm được sáng tỏ, cũng như tuyết trên núi cao.  Xa đạo tâm mờ tối, cũng

như tên bắn đi ban đêm.

(Trích kinh Pháp Cú :  Dharmapada, quyển hạ, phẩm Quảng Diễn, tạng 6, tờ 103, bên mặt).

  1. Trí của tiểu nhơn cùng sáng của đại nhơn:

            Luận về người có ngôn mà không có hành, cũng như dầu bị ánh sáng tự diệt; ấy là trí của tiểu nhơn vậy.  Ngôn cùng hành giúp nhau, ánh sáng cũng như mặt tời mặt trăng rọi chiếu đến chúng sinh, giúp đỡ muôn loài hoàn thành cuộc sống.  Đây là cái sáng của đại nhân vậy.  Hành giống như quả đất, vạn vật do đó mà sinh trưởng vậy.

(Trích kinh Lục Độ Tập, quyển thứ ba, chương Bố Thí Độ, trụ 5, tờ 60, bên trái).

  1. Chớ khinh ác nhỏ cùng thiện nhỏ:

            Chớ khinh việc ác nhỏ,

            Cho là không tổn haị !

            Giọt nước dù rất nhỏ,

            Chảy dần đầy hồ lớn.

Tội lỗi bị dẫy đầy,

            Từ tội nhỏ chứa thành.  

            Chớ khinh việc lành nhỏ,                                           

            Cho là không có phước !

                        Giọt nước tuy là nhỏ,

            Rơi dần đầy hồ lớn.

                Phước đức được đầy đủ.

                        Từ lành nhỏ chứa thành.

(Trích kinh Pháp Cú, quyển thượng, phẩm Ác Hạnh, tạng 6, tờ 99, bên mặt).

  1. Đức Thơm :

            A Nan bạch Phật rằng : “Con lúc ở riêng một mình suy nghĩ trong đời có ba thứ thơm : một là rễ thơm; hai là nhánh thơm và ba là hoa thơm.  Ba loại hoa thơm nầy chỉ hay tùy theo gió, không thể nghịch gió; đâu có các loại hương theo gió hay nghịch gió ư ?”  -  Đức Phật bảo A-Nan : “Hay thay ! quí hóa thay ! thật như lời ông đã hỏi.  Có hương chân chánh tùy theo thuận gió hay nghich”.  A Nan bạch Phật : “Con xin nghe hương kia!”.  -  Đức Phật nói : “Nếu ở các ấp, làng, huyện, quận, tỉnh, nước có thiện nam, thiện nữ nào, thật hành  mười điều thiện; thân không sát sanh, trộm cướp, tà dăm, miệng không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, và không nói lời ác khẩu; ý không ganh ghét, giận tức và si mê; hiếu thuận với cha mẹ, phụng sự ba ngôi tôn quí, đầy đủ nhân từ đạo đức, hết lòng giữ gìn oai nghi lễ tiết.  Ở phương đông có vô số sa môn, bà la môn, phạm chí ca tụng đức hạnh kia; ở các phương nam, tây, bắc, bốn phương và thượng hạ phương, sa môn, phạm chí, đều ca ngợi đức độ kia;  Trong các cõi nước, tĩnh, quận, huyện, làng, có các thiện nam, tín nữ phụng hành mười điều lành, kính thờ ngôi Tam Bảo, hiếu thuận nhân từ, đạo đức ơn nghĩa, không bao giờ mất lễ tiết.  Hương ấy gọi là theo gió hay nghịch gió đều được phảng phấp khắp bay.  Muời phương đều ca tụng đức lành, tất cả chúng sinh đều nhờ hương thơm ấy.

(Trích kinh Giới Đức Hương, thời 6, tờ 19, bên trái).

 

Mục   IV  -  Tập Tánh

  1. Nhiễm thành người hiền, ngu :

            Người nhiễm theo thói quê,

            Như gần vật xú uế;

            Dần mê theo tập quấy,

            Không thức tĩnh thành ác.

                        Người nhiễm theo tánh hiền,

                        Như xông lên mùi hương;

                                    Trí tiến tập hạnh lành,

                                    Công hạnh thành sang sạch.

(Trích kinh Pháp Cú Thí Dụ, tạng 6, tờ 71, bên trái).

  1. Hai hạng người vâng thờ:

                  Người ngu sống trọn đời,

                  Vâng thờ người sáng trí;

                  Không nhận được chơn pháp,

                  Như ăn không biết vị.

                        Người trí trong giây phút

                        Vâng thờ bậc hiền thánh;                      

                        Mỗi mỗi biết chơn pháp,

                        Như lưỡi rõ các vị.

(Trích kinh Pháp Tập Yếu Tụng, tạng 6, tờ 117, bên trái).

  1. Người ngu khó giáo hóa, người trí dễ giáo hóa :

            Thuở xưa đức Phật ở nước Xá Vệ, lúc bấy giờ trong thành có vị Bà La Môn, tuổi đã 80, giàu có vô số, nhưng là con người đầy si ám, san tham.  Thật là khó giáo hóa !  Ông ta không biết đạo đức, không nghỉ cơn vô thường.  Lại muốn xây cất nhà cao cửa rộng, trước sau đẹp đẽ hào nhoáng bên ngoài; xây cất nhà mát cho mùa hè, gác ấm cho mùa đông, cảnh vật vô cùng ngoạn mục, có đến vài mươi gian nhà; chỉ còn vài nơi sau nhà, chưa được hoàn tất.  Lúc bấy giờ vị Bà La Môn vẫn thường kinh doanh, chỉ huy các việc.

            Đức Phật dùng đạo nhãn, thấy vị Bà La Môn ấy mạng không thể sống lâu, đời sau sẽ bị khổ, không thể tự biết mà vẫn tham lam, hình thì ốm gầy, sức thì yếu đuối; tinh thần bạc nhược.  Thật là đáng thương xót !  Đức Phật đem ngài A Nan, đi đến nhà kia, hỏi thăm an ủi ông già Bà La Môn : ông được khỏe không ?  Nay làm nhà nầy để làm gì, và có được an ổn không ?  Ông lão Bà La Môn kia đáp : “Phíc trước nhà sang trọng để đãi khách; đàng sau nhà tự ở; đông tây hai phía sẽ dành cho con dâu ở cũng như chứa đựng các đồ đạc; mùa hạ có đài mát, tiết đông thiên vào phòng ấm”. -  Đức nói với ông lão rằng : “Lâu xa nghe đức đời trước, nghĩ từ từ sẽ giảng nói, lại có bài kệ cốt yếu, có thể ích lợi cho kẻ còn người mất, muốn nói ra để tặng cho nhau, ông có thể bớt công việc nhỏ cùng nhau ngồi lại bàn luận được không ?” – Ông lão Bà La Môn đáp rằng: “Nay chính quá vội (1) không cho ngồi lâu nói chuyện.  Ngày sau lại đến sẽ cùng thảo luận, bài kệ cốt yếu thì là hay hơn”.  Thế nhưng đức Thế Tôn liền nói bài kệ rằng:

                        “Có con cùng có của,

                        Ngu si lo vội vàng.

                        Ta, nhưng đâu phải ta,

                        Lo chi con cùng của.

                                    Nóng phải dừng nơi đây,

                                    Lạnh cũng dừng nơi đây

                                    Ngu si nhiều lo truớc,

                                    Chẳng biết tai biến đến.

                        Người ngu quá sức ngu,

                        Tự nói ta là trí;

                        Ngu mà muốn hơn trí,

                        Ấy gọi là cực ngu.

            Vị Bà la Môn nói : “Thật rất hay ! bài kệ nầy ! nay thật là quá vội, sau nầy ta sẽ luận đó”.  Lúc ấy, đức Thế Tôn thương xót cho ông mà phải đi.  Sau đó ông lão, tự đưa cây đòn dông nhà lên, cây ấy rơi xuống, bổ trên đầu ông, tức thời bị chết !  Người trong nhà kêu khóc, kinh động đến bốn phương.  Đức Phật đi chưa xa lắm, liền xảy ra biến cố nầy.  Đức Phật đến đầu làng, gặp các vị Phạm Chí, có hơn mười người, trước hết họ hỏi đức Phật rằng : “Ngài từ đâu đến ?” Đức Phật nói : “Tôi thường đến nhà của ông lão bị chết nầy, và vì ông tôi đã thuyết pháp; nhưng ông ấy không tin lời tôi nói, không biết cảnh vật vô thường, nay đây bổng nhiên, ông ấy đã thành người thiên cổ”.  Đức Phật vì các vị Phạm Chí, nói lại ý nghĩ bài kệ trước.  Các vị nghe rồi hết sức hân hoan, liền đặng đạo tích (2).  Lúc bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ rằng :

                        Người ngu gần kẻ trí,

                        Như bầu trống không mùi;

                        Dù để lâu huân tập,

                        Cũng không biết chánh pháp.

                                    Khai thong gần bực trí,

                                    Như lưỡi nếm mùi vị,

                                    Mặc dù trong giây lâu,

                                    Liền hiểu cốt yếu đạo.

                        Người ngu ra làm việc,

                        Vì than chiêu họa hoạn;

                        Quyết tâm làm việc ác,

                        Tự gây họa hại nặng !

                                    Hành vi không tốt đẹp,

                                    Rồi hối hận sẽn tiếc !

                                    Gây nhiều phương diện buồn,

                                    Trả do tập đời trước.

Lúc ấy, các vị Phạm Chí, nghe lại bài kệ nầy, càng them tin tưởng sâu sắc…..

(Trích kinh Pháp Cú Thí Dụ, quyển 2, phẩm Ngu Ám, tạng 6, tờ 73, bên mặt).

 

LƯỢC GIẢI :

  1. Nay chính quá vội :  ý của vị Bà la Môn bàn ra, không thích nghe chánh pháp, còn bị si mê hẹn chờ.
  2. Đạo Tích :  tức là sơ quả trong bốn Thanh Văn, địa vị kiến đạo vậy.

 

Mục  V  -  Tinh Tấn

  1. Siêng năng kiệp thời :

            Ngày đêm mạng muốn hết,

            Kịp thời gắng siêng năng.

            Thế gian chân lý thường,

            Chớ lầm trong mờ tối.

(Trích kinh Pháp Cú quyển Thượng, phẫm Lão Xị, tạng 6, tờ 99, bên trái).

  1. Tinh tấn cảm thần biển :

            Có một người cầm viên ngọc minh châu qua biển, vô ý làm rơi ngọc ây xuống biển.  Người kia quyết tâm lấy một cái đấu, tát nước biển lên bờ.  Ông thần biển hỏi : “Ngươi tát biển chừng nào mới hết được nước biển nầy ?” -  Vị kia trả lời : “Sống chết trải qua nhiều đời, tát mãi không thôi dứt”.  Thần biển biết người kia có chí tinh tiến kiên trì, liền mang ngọc minh châu trả lại cho người kia.

(Trích kinh Tam Huệ, tạng 8, tờ 26, bên trái).

  1. Hành sự như đào ao :

                        Người muốn tu kết quả,

                        Cũng như kẻ đào ao;

                        Gắng công đào tinh tiến,

                        Quyết đặng có suối nước.

(Trích kinh Bột Kinh Sao, túc 8, tờ 71, bên mặt).

  1. Không buông lung sẽ thắng ác ma :

            Một thuở nọ, đức Phật ở tại nước Xá Vệ, trong rừng cây của ông Kỳ Đà Thái Tử, vườn của ông Cấp Cô Độc.  Lúc bấy giờ đức Thế Tôn bảo các thầy Tỳ-kheo : :Nay tệ ma ba tuần cũng có năm sức mạnh.  Những gì là năm ?  Ấy là sức mạnh cũa sắc, của thinh, của hương, của vị và sức mạnh của xúc.  Luận về những người ngu si đắm mê các pháp sắc, thanh, hương, vị, tế hượt, không thể nào thoát được cảnh giới của ba ma tuần.  Nếu là đệ tử của Phật thành tựu được một sức mạnh thì thắng được các sức mạnh kia.  Sức mạnh đó là gì ?  Đó là sức mạnh không buông lung.  Dù là đệ tử của hiền thánh, ai hoàn thành được sức không buông lung, thì không bị các sức mạnh sắc, thanh, hương, vị, tế hượt câu thúc ràng buộc.  Nhờ không bị ngũ dục ràng buộc thì hay phân biệt được con đường sinh, già, bịnh, chết; thắng được năm sức mạnh cũa ma, không đọa lạc vào cảnh giới ma, qua được các sực sợ hãi, đến chỗ vô vi an lạc…”

            Lúc ấy đức Thế Tôn nói bài kệ rằng :

                        “Giới là đường cam lộ,

                        Buông lung bị chết nghẽn;

                        Không tham thì không chết,

                        Lạc đường tự giết mình”.

            Đức Phật bảo các tỳ-kheo, phải luôn luôn nghĩ đến việc tu hành, không nên buông lung..

(Trích kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển thứ 27, phẩm Tà Tụ, trắc 2, tờ 37, bên mặt).

  1. Không buông lung như đại địa :

            Cũng như núi sông đá vách, trăm thứ cỏ, năm giống lúa; đều nương nơi đại địa mà nẩy nở sinh thành; song đại địa nầy rất cao rất quí.  Cũng lại như thế :  giáo pháp trong các phẩm thiện đạo, trụ nơi chỗ không buông lung; khiến các pháp lành ngày càng tăng trưởng.

(Trích kinh Tăng Nhứt A Hàm, phẩm Tứ Ý Đoan thứ 18, trắc 1, tờ 73, bên mặt).

  1. Người tinh tiến đặng phước báo rất nhanh :

            Thuở xưa có một nhạc sĩ thường đánh nhiều bản nhạc; rồi một hôm theo ông Phú trưởng giả xin một con trâu, ông trưởng giả không muốn để ý nhưng rồi nói rằng : “Ông có thể trổi âm nhạc liên tục ngày đêm không ngừng nghĩ, đúng một năm, tôi sẽ cho ông trâu”.  Nhạc sĩ nói rằng : “ Có thể.”  Lại hỏi chủ nhân : “Có thể nghe luôn không?” -  Trưởng giả cũng nói : “Có thể”.  Lúc ấy nhạc sĩ nghe rồi rất hoan hỷ; hết lòng đánh nhạc ba ngày ba đêm, chưa từng thôi dứt.  Ông trưởng giả nghe nhàm rồi, liền báo các con ông, dắt trâu cho anh nhạc sĩ.  Đây là thí dụ cho người hành đạo làm phước, không dung kiếp số cho là xa, siêng năng càng nhiều, phước báo đến càng nhanh; không cần trải qua nhiều kiếp số vậy.

(Trích kinh Tập Thí Dụ, thự 7, tờ 1, bên mặt).

  1. Tinh tấn cùng giải đãi :

            Ta phải siêng năng tinh tiến !  ví như giòng nước nhỏ thường chảy sẽ soi mòn đá cứng.  Nếu tâm của hành giả thường biếng nhác bỏ bê; ví như vò lửa, chưa nóng nhiều mà lại nghỉ; mặc dù muốn đặng lửa, cũng rất khó….

(Trích kinh Di Giáo, thời 10, tờ 113, bên trái).

  1. Đường dài :

                        Không ngũ trong đêm dài,

                        Bỏ quên trên đường dài;

                        Ngu mê sinh tử dài,

                        Chẳng biết được chánh pháp.

(Trích kinh Xuất Diệu, phẩm Vô Thường thứ 2, tạng 5, tờ 40, bên trái).

  1. Như cầm bát dầu :

            Các thiện nam ! Ví như trong thế gian, có các dân chúng ở đầy 25 dặm.  Vua sắc chỉ một vị đại thần bưng một bát dầu, đi vào trong ấy, cẩn thận không cho nghiên đổ; nếu rơi một giọt sẽ bị mất mạng.  Vua ra lệnh cho một người, cầm dao đi theo sau để canh chừng bát dầu.  Vị đại thần tuân theo sắc lệnh của vua, hết lòng gìn giữ; trải qua trong làng xóm của dân chúng, mặc dù để ý năm tà dục v.v…. tâm thường nghỉ rằng : “Ta nếu buông lung, đắm trước tà dục kia, không cẩn thận thì tính mạng khó an toàn”.  Vị ấy vì nhân duyên lo sợ, nên không dám làm rơi một giọt dầu.

mất huệ niệm, mặc dù thấy ngũ dục, tâm không tham trước.  Nếu thấy tịnh sắc, không sinh sắc tướng, chỉ quán sát tướng khổ, cho đến thực tướng cũng lại như thế; tâm không khởi tướng sinh, không khởi tướng diệt, không khởi tướng nhân.  Quán sát các tướng hòa hợp.  Bồ Tát lúc bấy giờ năm canh thanh tịnh, hộ trì căn giới đầy đủ…

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển thừ 22, phẩm Đức Vương, dinh 6, tờ 8, bên trái).

  1.  Biếng nhác cầu quả báo :

            Dụ tầng lầu thứ ba.

            Thuở xưa có một người giàu nhưng ngu si, không thấy biết những gì căn bản.  Một hôm ông ấy đến một nhà phú hộ khác, thấy nhà lầu ba tầng, cao rộng đẹp đẽ, tráng lệ nguy nga.  Tâm ông ta sinh ra thèm muốn, liền nghĩ như thế nầy : “Ta có tiền của, đâu kém gì người kia, tại sao ta không xuất của ra để xây cất một lầu tráng lệ như thế”.  Nghĩ rồi, ông liền kêu người thợ mộc hỏi : “Ông có thể làm cho tôi một nhà lầu, giống như nhà lầu kia được không ?”  Người thợ mộc đáp rằng : “Ấy là sở trường của tôi”.  Người kia nói tiếp : “Giờ đây ông thợ chuẩn bị vì tôi xây nhà lầu giống kia”.

            Lúc bấy giờ, người thợ mộc liền đo đất và cho người đào mống, xây nền để lên các tầng lầu.  Người giàu kia thấy thợ đo đất đào mống, trong lòng nghi ngờ, không tin các thợ kia làm lầu đẹp được; ông cất cao giọng hỏi rằng : “Các ông muốn làm gì vậy, tại sao làm lầu mà lại đào dưới đất?” Người thợ chủ đáp rằng : “Vâng ! chúng tôi đang làm nhà lầu ba tầng cho ông”.  Ông chủ ngu lại nói : “Tôi không muốn nhà có hai tầng dưới, vì thấp lắm, trước phải làm cho tôi hai tầng trên hết, vì trên cao và đẹp, tôi rất thích”.  Ông thợ mộc đáp rằng : “Không có việc ấy, làm sao lại có việc, không chịu làm tầng dưới, thì làm sao mà xây tầng thứ hai, không chịu làm tầng thứ haì, thì làm sao mà lại xây đuợc tầng thứ ba?.  Ông chủ ngu vẫn nói : :Tui nay không cần dùng hai tầng lầu ở dưới, ông phải cố gắng giúp tôi làm tầng trên chót, cho thật đồ sộ nguy nga!”.  Người đời nghe qua việc ấy đều phì cười và cho là việc lạ đời, cùng nhau đều nói : “Sao lại không xây tầng dưới, mà lại muốn làm tầng trên hết”.

            Ví như bốn hạng đệ tử của đức Thế Tôn không thể siêng năng tinh tiến, tu tập tôn kính ngôi Tam Bảo, biếng nhác trể lười, muốn cầu đạo quả mà lại nói như thế nầy : “Tôi nay không dùng ba quả ở dưới, chỉ cầu đặng quả A La Hớn kia”.  Cũng làm người đời chê cười, như ông ngu kia, giống nhau không khác.

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ nhất, tạng 8, tờ 68, bên mặt).

 

Mục  VI  -  Răn sự giận :

  1. Một niệm sân đốt ức kiếp việc lành :

            Như Đức Đạo Sư nói trong kinh:

            Tổn lợi lớn không gì hơn giận,

            Lòng giận nổi lên cháy rất nhiều,

            Câu đê (1) khoáng kiếp (2) chỗ đã tu thiện…

(Trích kinh Đại Nhựt, phẩm thứ nhất, Chơn Ngôn Hành Học Xứ, nhuận 1, tờ 52, bên trái).

 

LƯỢC GIẢI :

  1. 1.      Câu đê :  Koti, dịch là ức
  2. 2.      Khoáng kiếp  : năm tháng lâu dài.  Chữ kiếp  :  Kalpa, nói lược chữ trường thời vậy.

 

  1. Giận tức đốt thân, nhẫn hay diệt trừ :

            Nếu ai khởi lòng giận tức, tự thiêu đốt thân mình, tâm kia ác độc, nhan sắc đổi khác; người khác thấy thế kinh sợ, xa lánh, lìa bỏ, mọi người không ưa, khinh chê cho là quỉ sứ; thân hoại, lúc mạng chung, đọa lạc nơi địa ngục.  Do sự giận tức nổn lên, không việc ác gì mà chẳng làm được.

            Thế nên người có trí huệ, bỏ sự giận tức như xa lửa lớn, vì biết lổi giận tức nên lánh cho xa; có  thể mới được lợi ích cho mình.  Ai muốn lợi ích cho mình, cũng như lợi ích cho người, phải nên thật hành hạnh nhẫn nhục.  Cũng như ngọn lữa lớn, đốt cháy nhà cửa; có người nào mạnh mẽ đủ sức dập tắt đó bằng lửa.  Những người có trí tuệ, nhẫn nhục để diệt giận tức cũng lại như thế.  Những ai hay nhẫn là người có thiện tâm thứ nhất, hay xã trừ tâm giận tức; được mọi người thương mến, mọi người ưa thấy, mọi người tín thọ, nhan sắc lúc nào cũng trong sáng, tâm hồn người ấy thơ thới, không khi nào tháo động, khéo léo thanh tịnh trong thâm tâm. Họ xa lìa được các lỗi ở thân, khẩu, nghiệp, lìa tâm nhiệt não, lìa sự sợ hãi trong con đường ác, lìa các sự oán tắng; không bị tiếng xấu đồn xa, không bị lo rầu phiền não, không lo sợ oán gia, lìa các người ác, không bị ác khẩu mắng nhiếc, lìa nơi hối hận sợ sệt, lìa lo sợ tiếng ác, lìa sự không lợi, lìa sự sợ khổ, lìa sụ ngã mạn.  Nếu người hay xa lìa những sự như thế, tất cả công đức đều được đầy đủ; tiếng thơm đồn khắp, được sự an lạc trong hai đời là hiện tại và vị lai.  Mọi người trong thấy như cha mẹ. Người thật hành hạnh nhẫn nhục ai ai cũng muốn thân cận.

            Vì thế cho nên giận tức cũng như con rắn độc, cũng như dao nhọn, như lửa lớn, nhờ sức nhẫn dập tắt, khiến cho nó diệt tận.  Người hay nhẫn sự giận tức.  Ấy gọi là nhẫn nhục.  Nếu có người thiện muốn thật hành hạnh lành, phải nghỉ như thế nầy :  Người nhẫn như của báu, phải khéo gìn giữ nó.  Ai nhẫn như thế hay, phá tan lòng giận tức.  Sức nhẫn theo chánh pháp nó sáng suốt, cũng như ngọn đuốc sáng hay dập tắt lửa giận tối tăm, cũng giống như người mù được mắt.

            Người ham của cải của chánh pháp trừ được sự nghèo cùng của tà kiến.  Cũng như cha mẹ, làm lợi ích cho con.  Giận tức như sức chìm đắm, nhẫn nhục là chiếc thuyền lớn.  Người đọa vào đường ác, nhờ sức nhẫn cứu vớt họ.  Nhẫn giống như nước lớn, dập tắt được lửa địa ngục.  Sức nhẫn dứt được sự khổ não, xan tham, ganh ghét, đói khát của loài quỉ đói.  Nếu đọa trong loài súc sanh, tàn hại lẫn nhau; sức nhẫn thì hay bố thí thân mạng kia; phải nên ưa thích thực hành sức nhẫn, thường thực tập không bỏ.  Nếu ai sợ con đường ác, phải siêng năng tinh tiến, suy nghĩ sức nhẫn nhục….

(Trích kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển thứ 60, phẩm Quán Thiên, túc 4, tờ 24, cả hai bên).

  1. Thiện ý cùng ác ý :

            Thân thí như quả đất, thiện ý ví như lúa, ác ý ví như cỏ.  Không nhổ cỏ nhơ, lúa thật không sinh trưởng.  Cũng như vậy, người không bỏ ác ý, khó mà đắc đạo.  Người nào tâm ưa giận tức, giống như đất ưa sanh ra gai gốc.

            Thiện ý giống như điện chốp; đến thì liền sáng, đi thì lại tối.  Khi tà niệm cũng như mây che mặt trời.  Người mà không dứt ác ý, không bao giờ thấy đạo.

(Trích kinh Tam Huệ, tạng 8, tờ 23, bên trái).

  1. Tâm nhiễm thành tật:

            Đức Phật bảo ngài Ca Diếp : “Ở trong đời sau độ 500 năm, có các vị tỳ kheo, không tu thân, không tu tâm, không tu giới, không tu huệ; nếu ở trên bàn, hoặc ở nơi vách tường, tạo hình tượng của Như Lai, sẽ nhờ đó họ tự sống; vì nghiệp nầy, họ bị cao ngã mạn”.

            Lúc bấy giờ, đại Ca Diếp bạch Phật rằng : “Thế Tôn ! Vua Ba Tư Nặc tạo tượng Như Lai,  được phước có nhiều không ?” -  Đức Phật nói : “Ca Diếp !  được phước rất nhiều.  Vua Ba Tư Nặc tạo tượng Như Lai, bố thí y vô giá; không cầu phước báo áo mặc cơm ăn.  Ca Diếp ! các người ngu si kia vì mạng sống tạo lập hình tượng.  Ca Diếp ! Nếu bán loài súc sanh hãy còn bất thiện; huống chi người ngu si kia làm tượng Như Lai, đối trước người bạch y mà buôn bán đó để nuôi mạng sống.  Ca Diếp ! ví như có người còn nhỏ không biết; vất bỏ vị cam lồ, mà uống thuốc độc.  Ca Diếp !  người ngu si kia cũng lại như thế : tạo tượng Như Lai vì kế sinh nhai để làm duyên thuận tiện buôn bán.  Ấy gọi là độc.   Ca Diếp !  Nói là độc vì ở trong chánh pháp, tham là độc hại.  Ca Diếp !  kẻ ngu si kia do lòng tham lam, rồi khởi ra giận tức; lẫn nhau chiến đấu, cùng nhau phỉ báng, mỗi người nói ta làm việc cúng dường; nhơn kia mà tranh luận rồi bị đọa nơi địa ngục.  Ca Diếp !  Ví như có người, không khéo phương tiện; khi xông vào địch quân chiến đấu, tay mình cầm đao kiếm, mà trái lại tự làm cho mình bị thương.  Ca Diếp !  những người ngu si, cũng lại như thế; vì không biết phương tiện, nhơn do đối với chánh pháp phải đọa vào địa ngục.

(Trích kinh Đại Bửu Tích, quyển thứ 89, hội Ma Ha Ca Diếp, địa 5, tờ 39, cả hai bên).

  1. Giận của sân nhuế:

            Thuở xưa có một tỳ nữ, bẩm tính khiêm nhường cung kinh thường được chủ nhà tin cậy, giao cho việc trông nom các thứ lúa.  Đồng thời trong nhà người chủ lại có con dê, thường rình trong chỗ vắng, khi không có ai nó ăn nuốt lúa đậu kia; do đó cân lượng của lúa đậu ngày càng tổn giảm.  Người chủ biết thế sanh lòng buồn giận.  Tin nơi mình mà không chịu gìn giữ để cho dê ăn phá.  Do đó nên cô tỳ nữ thường hiềm trách, mỗi ngày dung cây gậy để mà đánh con dê.  Dê cũng ôm lòng giận tức, muốn dùng sừng ủi cô tỳ nữ.  Như thế xâm phạm lẫn nhau, trước sau không phải một lần.  Cô tỳ nữ một ngày kia tay cầm một bùi nhùi lửa; con dê nhìn thấy cô kia không có cầm cây gậy, nên xông tới báng cô tỳ nữ, khẩn cấp cô ta đập bùi nhùi lửa trên lưng con dê.  Dê mang lửa nóng chạy nhảy tứ tung, thiêu đốt làng xóm cùng đến núi rừng.  Lúc ấy trong núi có 500 con khỉ; bị ngọn lửa hừng mạnh, không kịp chạy thoát.  Cùng nhau bị lửa thiêu chết.  Chư thiên thấy rồi, liền nói bài kệ rằng :

                        “Đấu tranh trong giận tức,

                        Phải ngăn ở trong ấy;

                        Dê cùng tỳ nữ ghét,

                        Người làng, bầy khỉ chết”.

(Trích kinh Tập Bảo Tạng, quyển thứ 10, túc 10, tờ 44, bên trái).

  1. Lầm lỗi của giận :

            Dụ nói người ưa giận.

            Thuở quá khứ có một người cùng các người ngồi trong một nhà; khen một người ngoài, đức hạnh rất tốt, chỉ có hai lỗi :  một là ưa giận; hai là làm việc hấp tấp.  Lúc ấy người nầy đi qua ở ngoài cửa, nghe nói như thế sinh tâm giận tức, liền vào trong nhà người kia, nắm tay người kia nói ông là người quá ác, rồi dung tay đánh đập.  Người bên cạnh hỏi : “Cớ sao ông đánh người ta ?” - Người kia trả lời  “Ta chưa từng có khi nào ưa giận và sảng sốt, thế mà người nầy nói tôi thường ưa giận tức, làm việc sảng sốt, nên tôi phải đánh ông ta”.  Người bên cạnh nói rằng : “Ông nay tướng của ưa giận và sảng sốt, tức thời hiện nghiệm, tại sao ông chối đó ?” -  Người chí nói quá ác, nhưng bị khối oán trách; bị người đời cho là lạ sự ngu si mê lầm kia.

            Ví như trong thế gian, những người uống rượu, đắm mê rượu thịt, khởi các tánh buông lung; thấy người chê trách, lại sinh ra ghét giận; nếu dẫn các bằng chứng để chỉ rõ ràng sự say sưa; những người ngu si không dám nghe lỗi của mình; nghe thấy người đời bàn luận lại muốn đánh mắng người ta.

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ 1, tạng 8, tờ 68, bên trái).

 

MỤC  VII  -  Cẩn thận lời nói :

  1. Họa từ miệng ra :

            Xem xét kỹ tất cả lời nói phải quấy, hơn thua, lăng xăng chỉ là những việc không cần thiết từ cổ họng phát ra; họa từ miệng mà ra, nghìn tai muôn tội, trở lại ràng buộc vào thân tâm mình.

(Trích kinh Tứ Tự Xâm, túc 8, tờ 20, bên trái).

  1. Mắng người bị mắng lại :

                        Hai người bị người hại,

                        Làm oán bị oán lại,

                        Mắng người bị người mắng,

                        Đánh người bị người đánh.

(Trích kinh Xuất Diệu, phẩm Phẩn Nô thứ 16, tạng 5, tờ 110, bên trái).

  1. Lời nói ác hại thân :

            Thuở đời quá khứ bên mé ao A Liệng Nhã có hai con chim ưng cùng với con rùa kết làm bạn thân.  Thời gian sau, nước trong ao kia khô dần khô dần đến hết; hai con chim ưng thấy thế đề nghị như vậy : “Nay nước ao nầy khô cạn, bạn ta phải chịu khổ lớn, ta phải có biện pháp giúp đở”.  Chim ưng liền nói thẳng với rùa rằng : “Nước trong ao nầy khô hết, bạn không thể ở đây sinh sống; tôi xin đề nghị giúp bạn.  Bạn gắng ngậm một cây, hai chúng tôi mỗi người ngậm hai đầu, đồng mang bạn đến chỗ sông lớn.  Khi bạn ngậm chiếc cây, cẩn thận tối đa đừng có nói”.   Cả ba đồng lòng thi hành kế hoạch đã tính, trải qua nhiều thành ấp tụ lạc; các cậu bé thấy thế mới la lên, reo hò lên : “Ông, bà chim Ưng, khuân chú rùa già !  rùa già không cánh, bị đánh rụng lông !”  Con rùa tức giận trả lời : “Tại sao chúng bay, xen vào việc của ta”.  Lập tức rơi xuống đất, chết tốt !

            Lúc bấy giờ đức Thế Tôn nhơn việc nầy nói bài kệ :

                        “Chúng sinh ở trong đời,

                        Búa ở trong miệng người;

                        Chém đức thân mạng mình,

                        Do bởi lời nói ác !

                                    Phá hoại danh dự mình,

                                    Danh dự mình bị hoại;

                                    Tự thọ ương hại kia,

                                    Cuối cùng không an lạc !

(Trích kinh Luật Ngũ Phần, quyển thứ 25, phần Sơ Phá Tăng Pháp thứ 5, trương 2, tờ 48, bên mặt).

  1. Lời nói thô cùng lời nói thiện :

                        Xa lìa nói lời thô,

                        Hại mình cùng hại người;

                        Kia đây đều bị hại.

                        Tu tập nói lời lành,

                        Lợi mình cùng lợi người,

                        Nhân ngã gồm thiện lợi…..

(Trích kinh Vô Lượng Thọ, quyển Thượng, địa 8, tờ 20, bên mặt).

  1. 32 việc miệng lời thanh tịnh :

            Đức Phật bảo bà Bửu Nữ :  Có 32 việc miệng và lời thanh tịnh.  Những gì là 32 ?   -  Hổ thẹn, tạo phước đức, thường ôm lòng sửa đổi; bình đẳng tu tập việc thiện; không bị liệt ác; không sợ chê bai; không bị sự táo bạo, giáo hóa chư thiên; không phát khởi sự sợ hãi; đốt các đường ác; khai diễn về con đường lành; tuân theo mệnh lệnh của hiền thánh; kính dâng theo trí sáng; trong tâm giữ thanh tịnh; bên ngoài làm việc thiện; nhận lãnh lời chỉ giáo; phân biệt các lời lẽ; không nói sai lầm; miệng nói lời dịu dàng; nói lời thù đặc; miệng xướng giọng hương khiết; tùy theo lời dạy vâng mạng; không có dối trá; không bị nhiệt não; gây nghiệp khả ái; trong không có lỗi; ngoài không có lầm; không làm tội nghiệp; tạo địa vị chúng hựu (1), ưa ở nơi Phật đạo; truyền bá lòng chí thành; nói lời rất lợi ích.  Ấy là 32 việc vậy….

(Trích kinh Bửu Nữ Sở Vấn, quyển thứ nhứt, phẩm Vấn Huệ, huyền 5, tờ 62, bên mặt).

LƯỢC GIẢI :

  1. Chúng hựu  :   Xưa dịch là Thế Tôn.

 

  1. Người hiền không thể hại :

            Người ác hại người hiền, cũng như kẻ ngửa mặt lên trời phun nước miếng; nước miếng không làm nhơ trời, mà trái lại nhơ mặt, nhơ than kẻ kia.  Ngược gió gieo bụi đến người, bụi không bay đến người kia, trở lại nhơ than mình.  Người hiền không thể phá hại, họa sẽ trở về lại người phá hại.

(Trích kinh Tứ Thập Nhị Chương, tạng 5, tờ 1, bên mặt).

  1. Thanh bạch không nhơ :

                        Người ác them dối trá,

                        Thanh bạch còn không nhơ;

                        Người ngu họa thọ lấy,

                        Như ngược gió gieo bụi.

(Trích kinh Pháp Cú, quyển Thượng, phẩm Ác Hạnh, tạng 6, tờ 99, bên mặt).

  1. Phật dạy La Hầu La thô ngôn :

            Thuở xưa, khi La Hầu La mới tu hành chưa đắc đạo, tâm tánh còn bướng ngoại, lời nói ít thành tín, cử chỉ còn thô tháo.  Đức Phật bảo La Hầu La : “Ông nên đến ở trong tịnh xá Hiền Đề, để thủ khẩu nhiếp ý, đi, đứng, nằm, ngồi, đoan trang, siêng năng thật hành giới luật thanh cao”.  La Hầu La y theo lời dạy, đảnh lễ rồi ra đi.  Ở nơi đó trong 90 ngày, hổ thẹn tự ăn năn, ngày đêm hành đạo không thôi dứt.  Đức Phật đến thấy được hạnh kiểm tu hành, La Hầu La hoan hỷ, hướng về đức Phật đảnh lễ; Ngài ngồi trên giường bằng giây, nhiếp thu than tâm, to sự cung kính.

            Đức Phật bảo La Hầu La rằng : “Lấy thau bạc múc nước vì ta mà rửa hai chân”.  La Hầu La y theo lời dạy vì Phật mà rửa chân.  Khi rửa chân xong, đức Phật bảo La Hầu La : “Ông có nhìn thấy nước rửa chân trong thau bạc nầy không ?”  La Hầu La bạch rằng : “Dạ ! Vâng con thấy”. - Đức Phật bảo La Hầu La : “Nước nầy có thể dùng để ăn uống súc miệng, rửa mặt được không ?”. La Hầu La bạch rằng : “Không thể dùng lại được.  Lý do vì sao ?  Vì nước nầy bản chất nó thanh tịnh, giờ đây dùng rửa chân, chịu các nhơ trần cấu bên ngoài, do đó nên không thể dùng việc gì khác được, chỉ có cách đổ đi”.  Phật bảo : “Nầy La Hầu La !  ông cũng như vậy đó, mặc dù là đệ tử ruột của ta, cháu nội của quốc vương; bỏ cuộc đời son trẻ, vinh lộc, xuất gia làm Sa Môn; không chịu nhiếp tâm nhớ nghỉ tinh tiến, nhiếp thân thủ khẩu; ba độc nhơ nhớp, để cho nó đầy nhẩy trong bụng rồi lưu xuất ra ngoài, chẳng khác nào như nước nhơ trong thau bạc nầy, không thể nào dùng lại được…”

            Đức Phật nói thêm với La Hầu La : “Đổ nước trong thau bạc đi”.  La Hầu La liền đổ tạt.  Phật bảo La Hầu La : “Bây giờ cái thau bạc kia tuy không những có thể dùng đựng đồ ăn đồ uống liền được không ?”, - Bạch Phật rằng : “Không thể dùng được; tại sao thế : vì nó mang tên thau bạc để rửa chân, nó là vật bất tịnh vậy”. Đức Phật bảo La Hầu La : “Ông không khéo cũng như vậy, mặc dù làm Sa-môn, miệng không thành tín, tâm tính cang cường, không chịu tinh tiến hành đạo, cứ tạo danh từ xấu xa; cũng như thau bạc dùng để rửa chân kia, trong đó không đựng các đồ ăn trong sạch được”.

            Đức Phật lấy ngón chân hất thau bạc nhơ, nó lăn theo vòng tròn mà chạy; tự động, tự rớt vài lần mới nằm yên.  Phật bảo La Hầu La : “Ông có quí tiếc thau bạc và sợ nó hư bể không ?” – La Hầu La bạch Phật : “Đồ dùng rửa chân là vật hèn hạ, trong lòng con tuy hơi tiếc, nhưng không có quí trọng vật ấy lắm”.  Phật dạy La Hầu La : “Ông cũng như thế, mặc dù là Sa môn, nhưng không chịu thâu nhiếp than khẩu, thô ngôn, ác ngữ, có nhiều điều làm tổn thương cho bản thân và cho đạo giáo; tất cả đại chúng không ưa, người trí không quí tiếc; thân mạng sau khi chết, thần thức trôi đi, luân chuyển trong ba đường khổ, tự sinh tự tử, khổ não vô lường vô số kiếp; các đức Phật cùng chư vị thánh hiền, không một chút thương tiếc cho những người gần pháp hội đạo tràng.  Cũng như ông vừa nói, không tiếc thau bạc lắm”.  La Hầu La nghe Phật dạy mà y giáo rồi rất là hổ thẹn, ăn năn chừa bỏ các tính không được tốt và nguyện tập theo đức tính tốt….

(Trích kinh Pháp Cú Thí Dụ, quyển thứ 31, phẩm Tượng, tạng 6, tờ 85, bên mặt).

  1. Hành giả không thể như con chó chạy theo cục đất :

            Lại nữa, nầy Đại Ca Diếp !  các ông phải tự quán sát nội tâm, cho nên rong ruổi theo ngoại cảnh.  Như thế đó, nầy Đại Ca Diếp ! các tỳ-kheo ở tương lai, nếu không khéo chẳng khác nào như con chó chạy theo viên đất.  Tại sao mà lại nói tỳ kheo như chó chạy theo viên đất ? -  Ví như có người cầm cục đất liệng con chó; con chó liền bỏ người kia, chỉ chạy theo cục đất.  Như thế đó, nầy Ca Diếp ! có các vị sa môn, Bà la Môn, vì sợ hải sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngọt, thân xúc chạm, nên họ thích ở chổ vắng vẻ, không có bạn hữu, xa lìa các cảnh ồn ào, thị tứ, thân xa lìa ngũ dục, nhưng tâm chưa xả.  Các người ấy có khi hoặc nghĩ sắc, thanh, hương, vị, xúc, tâm tham lam ưa đăm trước, nhưng không chịu quán sát nội tâm; không hiểu phải làm thế nào để xa lìa sắc, thanh, hương, vị, xúc.  Vì không rõ, nên có khi vào thành ấp, tụ lạc ở trong dân chúng, lại bị sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngọt, và sự xúc chạm, bị ngũ dục lạc ràng buộc. Vì muốn ở chổ không nhàn giữ gìn giới thông thường để khi chết đặng sinh lên cõi trời.  Rồi họ lại bị ngũ dục lạc trên cõi trời ràng buộc, khi ở cõi trời hưởng phước hết cũng không tránh khỏi bốn con đường ác là địa ngục, quỉ đói, súc sanh và a tu la.  Vì lẽ đó nên mới nói có một số tỳ-kheo, chạy theo đời chẳng khác nào chó đuổi theo cục đất.  Lại nữa, nầy Đại Ca Diếp ! Thế nào gọi là tỳ kheo không như con chạy chó chạy theo viên đất ?. - Nếu có các vị tỳ kheo, bị người mắng nhiếc, nhưng không bao giờ mắng lại; có khi đánh đập ủy hoại, cũng không bao giờ trả đủa lại; chỉ lúc nào cũng quán sát bên trong, tìm cầu chổ nhiệm mầu của tâm kia.  Lắm lúc cũng suy nghĩ như thế nầy :  người mắng nhiếc ta là ai ? Kẻ thọ lảnh là ai ? Người đánh, người hại, người chê bai, người giận tức, cũng lại là ai ? Ấy gọi là tỳ kheo ,

(Trích kinh Đại Bửu Tích, quyển thứ 112, hội Phổ Minh Bồ Tát, địa 6, tờ 59 bên mặt).

 

 

TIẾT THỨ BA   -   TIẾT CHẾ

 

Mục  I  -  Chế Dục :

  1. Đa dục cùng thiểu dục :

            Những người ham muốn nhiều; vì muốn cầu lợi cho nhiều; nên khổ não cũng nhiều.  Những người muốn ít, không cầu nhiều, không muốn nhiều, thì không có khổ hoạn nầy.  Thiếu dục bên ngoài còn phảì tu tập; huống chi thiếu dục bên trong hay sinh các công đức lành….

(Trích kinh Di Giáo, thời 10, tờ 113, bên mặt).

  1. Biết đủ cùng không biết đủ :

Phương pháp biết đủ tức là những chỗ an ổn giàu có.  Những người biết đủ, tuy nằm trên mặt đất cũng là an vui.  Kẻ không biết đủ, dù ở trên thiên đường cũng không vừa ý.  Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo.  Những người biết đủ, tuy nghèo mà giàu….

(Trích kinh Di Giáo, thời 10, tờ 113, bên mặt).

  1. Lợi ích không tham:

Có một vị đạo nhơn nghèo cùng, mang theo 10 vạn tiền để sinh sống; trước hết ông mang 3 vạn để bố thi; số tiền còn lại để làm việc buôn bán.  Đi giữa đường bị giặc cướp giựt.  Nhà vua hay tin mới dung bảo vật tặng cho vị đạo nhơn ấy.  Và trao cho các đãy lớn và đãy nhỏ; các người khác đều dành đãy lớn mà đi.  Vị đạo nhơn tự nghỉ rằng :  Ta tiền ít không nên lấy đãy lớn, liền lấy đãy nhỏ mà đi.  Trong đó đụng dược bạch châu, bán được 6.000 muôn tiền, vì ông dung tâm chí thành không tham, nên đặng các của quí báu ấy.

(Trích kinh Tam Huệ, tạng 8, tờ 26, bên mặt).

  1. Sự lo về tham dục :

            Những người còn tham ái, buông long lung ý; cha nói con ác, con tỏ cha dữ; mẹ nói con gái ác, con gái tố mẹ xấu; anh nói em ác, em tố anh ác, chị nói em ác, em tố chị xấu; gia thất tôn tộc, cùng nhau phỉ bang; ấy là cái họa hoạn tham dục.  Nguyên nhân gây ra các sự khổ lụy, đều do muốn cầu cho nhiều; buông long lung ý đều do long dục thúc đẩy…

(Trích kinh Sở Dụ Trí Hoạn, túc 8, tờ 16, bên trái).

  1. Lòng dục không nhàm :

                        Trời mưa bảy món báu,

                        Hãy còn muốn không nhàm;

                        Vui ít chịu khổ nhiều,

                        Biết thế là bực hiền.

(Trích kinh Xuất Diệu, phẩm Dục thứ tư, tạng 5, tờ 54, bên mặt).

  1. Thuận đạo thì mình trái :

                        Trái đạo thì mình thuận,

                        Thuận đạo thì mình trái;

                        Bỏ nghĩa lấy điều tốt,

                        Ấy là thuận ái dục…

(Trích kinh Pháp Cú, quyển hạ, phẩm Hảo Thiện, tạng 6, tờ 101, bên mặt).

  1. Nhổ gốc tham ái, ấy là vô vi :

            Chỉ nằm ở sự dâm dục, nên không được giải thoát.  Chỉ ở sự giận tức, nên không được giải thoát.  Đạo nhơn biết được như thế; dứt bỏ tâm dâm dục, bỏ tâm giận tức, bỏ tâm ngu si, nhổ sạch gốc ân ái; chặt hết nhánh gọn kia, đoạn cả gốc rể, không cho nó đâm chồi nẩy tượt.  Ấy là vô vi…

(Trích kinh Bình Sa Vương Ngũ Nguyện, túc 7, tờ 12, bên mặt).

  1. Họa hoạn của tài sắc:

            Tài sắc đối với người, ví như đứa be ham dao.  Mật ngọt ở lưỡi dao, không đủ làm đồ ngon cho một bửa ăn, song có bị họa hoạn đứt lưỡi vậy.

(Trích kinh Tứ Thập Nhị Chương, tạng 5, tờ 1, bên trái).

  1. Có ruộng lo ruộng, không ruộng cũng lo:

            Người đời chạy theo thế tục, cùng tranh nhau những việc không cần kíp :   Ở đây, trong các việc rất khổ kịch ác thì siêng năng xây tạo, đem thân ra làm vật hy sinh.  Không luận là các hạng tôn hay ti, nghèo hay giàu, nhỏ hay lớn, nam hay nữ, đều chung một mối lo, là lo cho đủ có tiền tàì; dĩ nhiên là sự lo không đồng của mổi giới, nhưng đường lối chung là phải lo nghĩ, sầu khổ, dồn chứa, kế hoạch, khiến cho tâm hồn không khi nào an ổn.  Người có ruộng lo cho ruộng, có nhà lo cho nhà; trâu, ngựa, lục súc, nô tỳ, tiền của, y thực, đồ vật, đồng một mối lo âu.  Họ nghĩ nhiều lo nhiều, suy nghĩ rầu lo !  Đôi khi bị nước lữa, trộm giặc, oán gia trái chủ, bị cháy, trôi, cướp đoạt, tiêu tan hủy diệt; luôn luôn nơm nớp lo sợ, không có khi nào rảnh rang.  Gút chặt trong tâm, không rời sự lo buồn, tâm ý kiên cố sự đời khó mà buông bỏ.  Hoac lúc bị phá tán, thân mất mạng chung; dứt bỏ ra đi, chẳng có vật gì theo ta cả, mà chỉ có nghiệp là chung thành nhất với ta.  Dù có ai tôn quí giàu sang cũng đều có sự lo nầy; lo sợ muôn mối, cần khổ như thế.  Kết thành nóng lạnh cho cuộc đời, cùng đau cùng chịu !

            Nghèo cùng hạ liệt, khổn thiếu thường không, không ruộng cũng lo muốn cho có ruộng; không nhà cũng lo muốn cho có nhà; không trâu ngựa lục súc, nô tỳ tiền của, ý thức đồ vật cũng lo muốn cho có tất cả; vừa có một, lại muốn thêm một; muốn mãi không biết mấy cho đủ.  Vừa muốn có đủ rồi lại tiêu tan !  Cứ như thế lo rồi khổ, lại phải cầu xin; không phải một thời mà đặng, dù có lo nghĩ cũng là vô ích.  Làm cho thân tâm đều nhọc, ngồi đứng không yên, chuốc lấy các nổi khổ não như thế; kết thành các mối lo âu, cùng với thống khổ lâu dài.  Không chịu làm lành giúp ích, trọn đời chết yểu; không lo tu tiến, hành đạo lợi mình độ người để đến thân tàn ma dại, rồi bị ác nghiệp lôi đi !

(Trích kinh Vô Lượng Thọ, quyển hạ, địa 8, tờ 23, 24 cả hai bên).

 

Mục II  -  Liêm Khiết :

  1. Tám pháp (1)  theo thế gian hồi chuyễn :

            Có 8 pháp thế gian theo đời mà hồi chuyển.  Những gì là 8 ?  một là lợi; hai là suy; ba là hủy; bốn là dư; năm la xưng; sáu là cơ; bảy là khổ, tám là lạc.  Các vị tỳ kheo phải biết rõ tám pháp nầy, theo thế gian mà hồi chuyển.  Các tỳ kheo !  phải tìm phương tiện, trừ khử tám pháp nầy.

(Trích kinh Tảng Nhất A Hàm, quyển 39, phẩm Mã Huyết Thiên Tử, trắc 3, tờ 14, bên trái).

LƯỢC GIẢI :

  1. Tám pháp  :   Tám việc nầy thông thường gọi là tám thứ gió :  Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.  Nó là nguyên động lực, quạt mạnh, làm cho lòng người xao động mãi.

 

  1. Điều Đạt dung 8 tà pháp để che tâm :

            Ông Điều Đạt dùng tám tà pháp để che tâm hồn, tìm đủ cách phá tăng.  Những gì là tám ? - Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ và lạc.  Ác tri thức, ác ban đảng thường theo tám thứ nầy để mà phá hoại tâm tính cao thượng của con người.

(Trích luật Thập Tụng, quyển thứ 37, trương 5, tờ 37, bên trái).

  1. Hoa danh nguy hại mình :

            Người đời theo tình dục cầu hoa danh; ví như người đốt hương mọi người nghe mùi thơm kia, song mà mùi thơm kia xông lên là do từ mình có đốt.  Người ngu mới ham những danh dự ở thế gian, nhưng không chịu giữ gìn đạo đức chân chính.  Danh dự hào nhoáng nó là cái hoa nguy hại đến mình, sau đó chắc chắn phải ăn năn….

(Trích kinh Tứ Nhập Nhị Chương, tạng 5, tờ 1, bên trái).

Mục  III  -  Tri Mạng :

  1. Mạng người ở trong thở hít :

            Đức Phật bảo các vị tỳ-kheo :  “ Phải nghỉ thân mình là vô thường”.  Có một vị tỳ-kheo, liền trả lời đức Phật rằng : “Con nghỉ không chừng, người sống trên thế gian, rất có thể 50 năm”.  Phật nói: “Đừng nói như vậy, không đúng”. - Lại có một vị tỳ-kheo khác nói : “Có thể là 30 năm”. - Phật lại nói : “Chớ nói như thế, không phải đâu”. -  Lại có một vị tỳ-kheo nói : “Có thể 10 năm”.  - Phật nói : “Đừng nói như thế!”. - Lại có một tỳ-kheo nói : “Có thể một năm”- Phật lại nói : “Đừng nói như thế!”. -  Lại có một tỳ kheo nói : “Có thể một tháng”. -  Phật lại nói : “Đừng nói như thế!”. - Lại có một vị tỳ-kheo nói : “Có thể một ngày”. -  Phật lại nói : “Đừng nói như thế”. -  Lại có mộtvị tỳ kheo nói : “Có thể một giờ”. -  Phật lại nói : “Đừng nói như thế!” - Lại có một vị tỳ kheo nói : “Mạng người chỉ ở trong thở hít”. -  Đức Phật nói : “Đúng như vậy”.

            Đức Phật nói : “Hơi thở ra mà không trở lại thì thuộc về đời sau.  Mạng con người chỉ ở trong thở hít mà thôi”.

(Trích kinh Xứ Xứ, túc 6, tờ 96, bên trái).

  1. Thân người khó đặng như rùa mù gặp bộng cây nổi:

            Một thuở nọ, Đức Phật ở bên ao Di Hầu, tại giảng đường có lầu.  Lúc ấy, đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo rằng : “Ví như quả đất lớn, có biển lớn nằm trong ấy; một con rùa mù, sống lâu vô lượng kiếp, trăm năm ló đầu ra một lần.  Trong biển kia có một bộng cây nổi, chỉ có một lổ, trôi nổi trên mặt biển, theo luồng gió thổi từ đông sang tây.  Con rùa mù một trăm năm mới xuất đầu lộ diện một lần, có dể dàng gặp bộng cây đó không? – A Nan bạch Phật : “Không thể được, bạch Thế Tôn! – Vì sao ?  - Vì con rùa mù nầy nếu đến biển đông thì cây nổi theo gió, hoặc trôi đến biển phía tây.  Nam, Bắc, hoặc bốn gốc, trôi nổi cũng giống như thế, khó mà gặp được bộng cây..!”

            Phật bảo Ngài A Nan : “Con rùa mù cùng bộng cây nổi, dù lại trái nhau, hoặc có khi may mắn gặp nhau.  Phàm phu ngu si, bị trôi nổi trong năm đường khổ, tạm thời lại được mang thân người, rất khó hơn con rùa mù kia.  Vì sao thế ?  Bởi vì các chúng sinh kia, không thật hành đúng với ý nghĩa của nó, không hành chánh pháp, không hành thiện, không hành chơn thật, triển chuyển sát hại, người mạnh lấn kẻ yếu, tạo vô lượng dịp ác vậy.”

(Trích kinh Tạp A Hàm, quyển thứ 15, thời 2, tờ 88, bên mặt).

  1. Đau ốm kêu la :

            Nếu có đau ốm, không chịu niệm Phật, lại kêu các ông thầy phù phép, bói hỏi tế tự; xin cầu tà thần, thiên thần xa lìa; không được thiện hộ, yêu mị mỗi ngày mỗi đến, ác quỷ đầy nhà, khiến cho suy hao các việc, chỗ hướng về không tốt đẹp, đời hiện tại là người có tội, không phải là đệ tử Phật.

(Trích kinh A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung, túc 6, tờ 77, bên mặt).

  1. Đăng mạng ba ác :

            Đặng thân người rất là khó, tuy đặng thân người, mạng sống lâu lại ngắn; ở trong đăng mạng lại có ba việc ác.  Những gì là ba ?  một là tâm tính rất tệ, không nhận lãnh lời nói lành, hai là thường ôm lòng bỏn sẻn ganh ghét, sợ người khác hơn mình, hổ thẹn không chịu học hỏi.  Ấy gọi là ba điều ác.

(Trích kinh Đại Pháp Cú Đà La Nì, quyển thứ nhất, phẩm Duyên Khởi, trụ 9, tờ 1, bên mặt).

 

Mục  IV  -  Vệ Sanh :

  1. Khéo giúp thân thể phụng hành kinh giới:

            Vua Di Lan lại hỏi Na Tiên : “Làm sa môn còn tiếc thân mạng không ?” – Na Tiên đáp : “Sa Môn không gì tiếc thân mạng cả”.  – Vua hỏi : “Sa môn không tiếc thân mạng, tại sao còn muốn an ổn, ngủ nghĩ, ăn uống ngon ngọt, xem coi các cảnh đẹp ? Vì sao thế?” -  Na Tiên hỏi lại : “Vua đã từng vào trong trận chiến đấu chưa?” -  Vua trả lời : “Vâng ! đã từng vào trong quân trận chiến đấu”. – Na Tiên nói : “Khi ở trong trận chiến đấu có từng bị thương bởi đao kiếm cung tên không?” – Vua trả lời : “Tôi đã bị thương bởi đao kiếm”. -  Na Tiên hỏi vua : “Sau khi bị thương phải làm thế nào?” – Vua trả lới : “Tôi phải dùng thuốc để băng bó và trị liệu”. -  Na Tiên hỏi tiếp : “Vua thương tiếc vết thương hay chỉ dùng thuốc để trị cho mau lành vết thương?”- Vua nói : “Tôi không bao giờ tiếc vết thương ạ!” -  Na Tiên nói: “Ngài không tiếc vết thương, tại sao dùng thuốc để băng bó, hoặc uống vào trong, là nghĩa thế nào ?” -  Vua nói : “Tôi chỉ muốn cho vết thương chóng lành mà thôi”. – Na Tiên giải thích : “Sa Môn cũng như thế không tiếc thân mạng, mặc dù phải ăn uống, tâm không ưa ăn uống ngon, không dùng đồ tốt, không thích sắc đẹp… chỉ muốn chỉ độ thân thể để phụng hành kinh giới của Phật mà thôi.  Trong kinh Phật thường nói : “Thân người có 9 lỗ, vì 9 vết thương đó, phải trị.  Các lỗ ấy thường là chỗ ô uế bất tịnh”.  Vua nói : “Hay thay! Quí hóa thay cho lời giải thích!”.

(Trích kinh Na Tiên Tỳ-kheo quyển hạ, tạng 8, tờ 49, bên mặt).

  1. Mười nhân duyên của bịnh:

            Người mắc bịnh có mười nhân duyên :  một là ngồi lâu không ăn cơm.  Hai là ăn không đủ.  Ba là lo rầu.  Bốn là mệt mõi.  Năm là dăm dục.  Sáu là giận tức.  Bảy là đại tiện không thông.  Tám là tiểu tiện không thông.  Chín là ngăn chặn thuợng phong và mười là ngăn chặn hạ phong.  Từ 10 nhân duyên nầy mà sanh ra bệnh.

(Trích kinh Phật Y, túc 8, tờ 13, bên trái).

  1. Chín nhân của hoạnh tử:

            Có chín nhân duyên mạng chưa phải hết bị hoạnh tử hết :  một là không phải cơm mà cho là cơm; hai là không độ lượng cơm; ba là không quen theo cơm; bốn là không sinh ra; năm là dình chí nhiệt độ; sáu là không giữ giới; bảy là gần ác tri thức; tám là vào trong làng không đúng thời, không đúng theo phép mà đi và chin là nên tránh nhưng không tránh.  Chín nhân duyên như thế, mạng người bị hoạnh tử chấm dứt.  Thế nào gọi là không phải cơm mà là cơm ?  Tức là cơm không vừa ý.  Cũng nói là không theo bốn thời mà ăn, cũng là lấy cơm hòa lại với cơm.  Ấy là không phải cơm mà cho là cơm.  Thế nào gọi là không độ lượng cơm ?  Tức là không biết tiết độ, ăn nhiều quá.  Ấy là không độ lượng cơm.

            Thế nào gọi là không quen theo cơm ?  Tức là ăn không theo thì giờ; hoặc đến cõi nước, không theo tập quán, ăn cơm chưa quen, cơm không được vừa ý.  Ấy là không quen theo cơm.

            Thế nào gọi là không sinh ra ? Tức là cơm cùng vật thực chưa tiêu, lại ở trên cơm.  Nếu uống thuốc bao tử chưa tiêu hóa lại ăn lại.  Ấy là không sinh ra.

            Thế nào gọi là dình chỉ nhiệt độ.  Tức là khi đại tiện tiểu tiện đến, không đi liền, khi thượng phong hạ phong đến đều bị hạn ché.  Ấy là dình chỉ nhiệt độ.

            Thế nào gọi là không trì giới ? Tức là phạm năm giới :  hiện trộm cướp của thế gian; xâm phạm phụ nữ của kẻ khác; vào trong chỗ làm việc, hoặc khắc khe bắt buộc người chết, hoặc áp chế người chết, hoặc bỏ đói khiến họ chết, hoặc thoát ra ngoài, theo oán gia cầm đầu khiến chết, hoặc kinh sợ lo rầu chịu chết.  Ấy gọi là không giữ giới.

            Thế nào gọi là gần ác tri thức :  Tức là người khác làm ác, liền đưa đến cho người.  Vì sao ? Vì không lìa ác tri thức.  Người ác không suy tính, phải ngồi đó.  Ấy là gần ác tri thức.

            Thế nào gọi là vào trong làng không đúng thời, không như phép mà đi ?  Tức là đi cả sớm lẫn chiều; cũng có phần đấu tranh cho vọng lượng; Nếu có chánh quyền theo dõi bắt bớ, nhưng không tránh; hoặc vào trong nhà cửa của người khác, vọng xem không thể xem, vọng nghe không thể nghe, vọng phạm không thể phạm, vọng nghĩ không thể nghĩ.  Ấy là vào trong làng không đúng thời, không như phép mà đi.

            Thế nào gọi là nên tránh, không tránh ?  Tức là các loài tệ lậu :  trâu, ngựa, gấu, chó, rắn, các loài trùng ở dưới nước, trong hầm lữa, tắc dưới giếng; bò kéo xe, ngựa ruổi chạy, nhiều người cầm đao, người say rượu, kẻ ác độc v.v…. Ấy là nên tránh, không tránh.

            Chín nhân duyên như thế, mạng người chưa hết, có thể bị hết.  Người có trí huệ phải biết ! sẽ tránh ! đã tránh ! được hai điều phước :  một là đặng trường thọ; hai là được nghe lời nói đạo lý, i

(Trích kinh Phật Y túc 8, tờ 13, bên trái).

  1. Bốn căn nguyên tạo bốn trăm bệnh thế nhân :

            Trong thân người sẳn có 4 thứ bịnh :  một là địa bịnh, hai là thủy bịnh; ba là hỏa bịnh và bốn là phong bịnh.  Gió them hơi phát khởi; lửa tăng them sức nóng phát khởi, nước tăng them sức lạnh phát khởi; đất them sức thạnh, rồi từ đó mà khởi ra các thứ bịnh, khởi đến bốn trăm bốn bịnh.  Đất thuộc thân, thủy thuộc về khẩu, hỏa thuộc về nhãn, phong thuộc về nhĩ.

(Trích kinh Phật Y, túc 8, tờ 13, bên mặt).

  1. Ăn nhiều có năm tội :

            Ăn nhiều có năm tội :  một là ngủ nghỉ nhiều; hai là hay sinh nhiều chứng bịnh; ba là sanh nhiều dâm dục; bốn là không thể phúng tụng kinh nhiều và năm là đắm trước trong thế gian nhiều!

(Trích kinh Phật Y, túc 8, tờ 13, 14, cả hai bên).

  1. Lượng sức ăn mà ăn :

            Người ăn uống thái quá, thân nặng nề nhiều sự biếng nhác, đời, hiện tại và tương lai, đối với bản thân mất lợi lớn; ngủ nghỉ tự chịu khổ, cũng não hại người khác; mê muộn khó thức tĩnh, phải ứng thời trù tính mà ăn.

(Trích kinh Đại Tát Gia Ni Kiền Tử, phẩm Vấn Tội quá thứ 5, dinh 4, tờ 21, bên mặt).

  1. Vua Ba Tư Nặc tiết thực :

            Một thuở nọ, đức Phật ở tại nước Xá Vệ, rừng cây của Kỳ ĐàThái Tử, vườn của ông Cấp Cô Độc.  Lúc ấy, vua Ba Tư Nặc, thân thể phát phì, cả người thường đổ mồ hôi; đi đến chỗ đức Phật, cúi đầu lạy sát chân Phật rồi lui ngồi một bên, sức thở bị ép ngặt.  Lúc bấy giờ đức Thế Tôn bảo vua Ba Tư Nặc rằng : “Thân thể Đại Vương rất là mập mạnh”.  Đúng như vậy, bạch Thế Tôn !  Con lo cho thân mập quá nầy, thường bị thân nầy sanh khổ, hổ thẹn nhàm chán ! - Đoạn Thế Tôn liền nói bài kệ rằng :

                        Người phải tự suy nghĩ,

                        Khi ăn biết độ lượng !

                        Như thế ít thọ khổ,

                        An ổn mà sống còn.

            Lúc ấy có một thiếu niên, tên là Uất Đa La, ngồi ở trong pháp hội.  Vua Ba Tư Nặc bảo Uất Đa La : “Ông thường theo hầu đức Thế Tôn, lãnh hội bài kệ đức Thế Tôn vừa nói, đến mỗi bửa ăn, xin vì trẩm nhắc lại đuợc không ?  Nếu được như thế, tôi sẽ ban cho mười muôn tiền vàng và cung cấp vật thực .” -  Uất Đa La tâu rằng : “Y theo lời trẩm, tôi sẽ đọc nhắc lại bài kệ trên”.  Khi ấy, vua Ba Tư Nặc nghe Phật đã nói bài kệ, hoan hỷ ghi vào lòng, đảnh lễ lui ra.

            Lúc bấy giờ, Uất Đa La biết vua đã đi; đến trước đức Thế Tôn, thọ lãnh lại bài kệ mà đức Phật đã nói để mỗi khi vua ăn, xin đọc nhắc lại.  “Tâu Đại Vương ! Như đức Thế Tôn, Như Lai ứng đẳng Chánh giác đã biết đã thấy mọi việc.  Ngài đã dạy bài kệ :

                        Người phải tự nghĩ kỹ,

                        Lúc ăn biết độ lượng !

                        Như vậy ít chịu khổ,

                        Yên ổn mà sống còn.”

            Đúng như vậy, vua Ba Tư Nặc thật hành lời Phật dạy, sau một thời gian, thân thể trở lại bình thường, tráng kiện, dung mạo đoan trang nghiêm chỉnh; một hôm ở trên lầu các, vua hướng về chỗ Phật ở, chấp tay cung kính, quì gối sát đất, ba lần đọc như vậy : “Thành kính đảnh lễ đức Thế Tôn, Như Lai, Ứng Đẳng, Chánh Giác (3 lần) đã cho con phương pháp có lợi ích hiện tại và đời sau.”  Vì sự ăn uống có tiết lượng, và biết cách dung hòa, nên được nhiều lợi ích hiện tại và tương lai….

(Trích kinh Tạp A Hàm, quyển thứ 42, thời 4, tờ 43, bên mặt).

 

Mục V  -  Hại Uống Rượu :

  1. Uống rượu say, nước mắt thân nguy :

            Rượu say là chất độc, tạo thành các ác nghiệp.  Vua thì phá cương vị làm vua; lòng nhơn bị hủy diệt, thần dân khinh mạng lẫn nhau, lòng trung kính tiêu diệt.  Thất lễ với cha, thất hiếu với mẹ, con thì hung nghịch, hiếu đạo bại hoại.  Khi say sưa, chồng thất tín, vợ sinh dâm, chin họ đấu tranh, tài sản hư hao.  Nước mất thân nguy, đều do say sưa mà ra.  Loạn ly của sự uống rượu có 36 lỗi !

(Trích kinh Bát Sư, túc 7, tờ 86, bên trái).

  1. Uống rượu say có sáu lỗi :

            Uống rượu say có sáu điều lỗi : một là rơi mất của cải; hai là ưa sinh nhiều chứng bịnh; ba là ưa gây gỗ tương tranh; bốn là lưu bố danh từ xấu; năm là giận tức dễ bốc sinh và sáu là trí huệ càng ngày càng kém.

(Trích kinh Trường A Hàm, quyển thứ 11, trắc 9, tờ 58, bên mặt).

  1. Uống rượu say có 35 điều ác :

            Uống rượu say có 35 điếu ác.  Những gì là ba mươi lăm ?  Tan mất của cải, gây các điều lo khổ, oán ghét tranh cải tăng thêm, lỏa lồ hình thể, danh xấu đồn xa, trí sáng ngày càng giảm, việc nên được lại không được, việc đã được lại mất, bày tỏ việc xấu, việc cần yếu bỏ bê, lo căn bản kích thích, hoảng hốt thay đổi, dung mạo thô ác, khinh mạng các vị tôn trưởng, không biếng cúng dường Sa môn, bà la môn, tự ở trong gia đạo không tôn ti, không sùng kính Phật; không tôn trọng chánh pháp, không cung kính Tăng, lại gần người ác, xa lìa kẻ có tài năng, sáng suốt, ngã theo tà đạo, không có tâm hổ thẹn, không ủng hộ căn môn, mê đắm theo dăm dục, trong chúng không ai ưa, người không thích thấy mặt, đều đến quở trách các bậc kỳ cựu có đức, nhóm hợp gây ra các việc ác, thế lực cần dùng không theo chức nhiệm, trí đức ẩn tránh, giống như dị loại không có khác, xa lìa cảnh niết bàn, trồng sâu hoặc nghiệp cuồng loạn, thân chết rồi vào trong địa ngục, dù đặng làm ngu si ám độn.

(Trích kinh Xuất Gia Duyên, túc 8, tờ 4 và 5, cả hai bên).

  1. Uống rượu say đủ 36 lỗi:

            Đức Phật nói : “Người ở trong thế gian, ưa uống rượu say có 36 lỗi.  Những gì là 36 ? một là người uống rượu say khiến con không cung kính cha mẹ, thần không kính vua; vua tôi cha con, không có tôn ti, thượng hạ.  Hai là lời nói có nhiều sự lầm loạn.  Ba là say rồi liền sanh hai lưỡi, ác khẩu.  Bốn là người có những việc che dấu riêng tư, say rồi khai ra tất cả.  Năm là say rồi mắng trời chê người, không tránh các việc húy kỵ.  Sáu là nằm giữa đường sá, không nhớ đường về nhà, hoặc bỏ quên đồ đạt mang theo.  Bảy là say rồi không thể tự họ chánh đáng.  Tám là say rồi đi lại ngã nghiêng, ngã ngữa, hoặc rơi xuống hầm nhơ.  Chín là say sưa rồi đập phá, lại không kể phá hại mặt mày.  Mười là bị lầm lẩn trong sự mua bán tiếp xúc.  Mười rồi say rồi bị mất công việc, không lo vấn đề sinh sống.  Mười hai là có được của cải bị hao tổn.  Mười ba là say rồi không nhớ nghĩ đến sự đối lạnh của vợ con.  Mười bốn là say sưa rồi thóa mạ không sợ pháp luật nhà vua.  Mười lăm là say rồi cổi áo cổi quần, lõa hình mà đi.

            Mười sáu là khi say rồi vào trong nhà người, dắt phụ nữ của người nói lời can phạm, cho là lỗi không hình trạng.  Mười bảy là chạy qua bên kia muốn cùng người chiến đấu. Mười tám là dặm đất kêu la, kinh động bốn phía.  Mưới chin là khi say rồi vọng động giết hại côn trùng.  Hai mươi là say rồi đập phá đồ đạt trong nhà hư hao hết.  Hai mươi mốt là say sưa rồi xem nhà cửa cũng say theo, nói ra những lời loạn động.  Hai mươi hai là gần bạn đảng ác.  Hai mươi ba là bạn hiền thiện xa tránh.  Hai mươi bốn là khi bớt say thân thể như đau ốm.  Hai mươi lăm là say sưa bị gió thổ tả đầy nhà làm cho vợ con ghét sợ.  Hai mươi sáu là say rồi ý muốn tới trước, voi, sói, không chỗ tránh.  Hai mươi bảy say rồi không thèm kính hiền giả, không kính đạo sĩ cũng không kính sa môn.  Hai mươi tám là say rồi hành dâm dục, không chỗ nào sợ tránh.  Hai mươi chin là say như điên cuồng, người người thấy đều sợ chạy.  Ba mươi là say như người chết, không hiểu biết một điều gì.

            Ba mươi mốt là say rồi hoặc bị mặt đỏ, hoặc bị bịnh rượu, làm thân người khô héo.  Ba mươi hai là trời, rồng, quỉ, thần đều cho rượu say là độc nhất.  Ba mươi ba là bạn thân trí thức ngày càng xa lánh.  Ba mươi bốn là say rồi ngồi chỉ chờ xem các vị quan trưởng, hoặc có khi bị đánh xưng cả hai mắt.  Ba mươi lăm sau khi chết sẽ đọa địa ngục thái sơn, thường bị rót nước đồng vào miệng, đốt cháy trong bụng; như thế cầu sống khó được, cầu chết cũng khó được đến nghìn muôn năm.  Ba mươi sáu là từ trong địa ngục ra nếu sinh làm người thường bị ngu si, không biết chi hết!..

(Trích kinh Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi, túc 6, tờ 83, bên mặt và trái).

 

 

TIẾT THỨ TƯ   -   KINH TẾ

 

Mục  I  -  Nghèo giàu

  1. Y thực tự nhiên cùng triển dụng sức lực :

            Luận về người có phước cao dày, vấn đề y thực tự nhiên sẳn có;  Nói đến những kẻ có phước  báo, triển  chuyển phải nhờ cân não, sức lực…  mới được sống còn.

(Trích kinh Lục Độ Tập, trụ 5, tờ 72, bên trái).

  1. Trời công đức cùng trời hắc ám :

            Ca Diếp !  Chúng sinh trong thế gian, bị điên đảo che tâm; luôn luôn tham trước tướng sống, nhàm lo sự già chết.  Ca Diếp ! Bồ Tát không như vậy; quán sát lúc mới sinh đã thấy những lỗi lầm.

            Ca Diếp ! Như có người phụ nữ vào nhà người khác.  Người nữ nầy đoan trang nghiêm chỉnh, dung mạo tươi đẹp, dung chuổi anh lạc thượng hạng, trang nghiêm nơi thân.  Người chủ nhà thấy rồi liền hỏi : “Cô tên gì ? và hệ thuộc với ai ?” -  Người nữ đáp : “Thân tôi tức là công đức đại thiên”.  Người chủ hỏi thêm : “Cô từ đâu đến, vì sao được đẹp như thế ? -  Người phụ nữ đáp : “Chỗ tôi đã đến, thường cùng các thứ vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, trân châu, ngọc san hô, hổ phách, ngọc xa cừ, mã não, voi, ngựa, xe, cộ, kẻ nô tỳ, người giúp việc…” -  Người chủ nghe rồi, tâm sinh hoan hỷ, hớn hở không tả xiết; vì tôi nay đủ phước đức, khiến cô lại đến trong nhà của tôi.  Tức thời, ông đốt hương, rải hoa, cúng dường, cung kính lễ bái !.

            Nhìn ra ngoài cửa lại thấy một cô phụ nữ khác, thân hình xấu xí, quần áo tả tơi, có nhiều vết nhơ bẩn; da thịt sần sùi, sắc tướng khó thương !  Người chủ thấy rồi liền hỏi : “Tên cô là gì ? Hệ thuộc nhà ai ?”  -  Người nữ đáp : “Tôi tên là Hắc Ám”.   Lại hỏi thêm : “Cớ sao cô mang tên là Hắc Ám ?”. - Người nữ đáp rằng : “Chỗ nào tôi đi đến, chỗ ấy được có tài của bao nhiêu đều bị suy hao !  Người chủ nghe rồi liền cầm dao bén, nói như thế nầy : “Cô nếu không đi, tôi sẽ giết chết” – Người nữ đáp rằng : “Ông rất ngu si, không có trí huệ”. - Người chủ lại hỏi : “Cớ sao cô lại cho tôi là ngu si, không có trí huệ ?” - Người nữ đáp : “Trong nhà ông đã có chị tôi, tôi thường cùng chị chung sống với nhau.  Nếu ông đuổi tôi, thì phải đuổi luôn chị tôi”.

            Người chủ lại vào nhà hỏi cô Công Đức Thiên : “Ngoài kia có một phụ nữ, nói là em cô, có thật vậy không ?” – Công Đức Thiên nói : “Vâng ! Thật là em tôi đấy.  Tôi cùng người em nầy chung sống với nhau, chưa từng xa cách bao giờ.  Mỗi nơi chúng tôi cư ngụ, tôi làm việc thiện, em tôi làm điều ác; tôi thường làm các việc ích lợi, em tôi hay làm các việc suy hao. Nếu ông thương tôi, cũng nên thương em tôi; nếu tôn kính tôi, cũng phải tôn kính cô kia vậy”-  Người chủ liền nói : “Nếu có các việc tốt xấu lẫn lộn, tôi không trọng dụng.  Vậy các vị tùy ý ra đi !” – Khi ấy hai chị em kia cùng nhau trở lại nơi chốn đã ở.  Lúc ấy người chủ thấy hai nàng ra đi, tâm sinh hoan hỷ, hớn hở rất nhiều !  Nhưng trong tâm còn luyến tiếc người Công Đức Thiên.

            Lúc bấy giờ hai phụ nữ tương tùy ra đi, đến một nhà nghèo nàn.  Người nghèo thấy hai cô sinh tâm vui vẻ, liền nói : “Từ nay trở đi, xin hai cô thường trú ở nhà tôi”.  Công Đức Thiên nói : “Chúng tôi trước đây bị người khác đuổi, vì sao ông lại mời chúng tôi thường trú ?” - Người nghèo đáp rằng : “Cô nay nghỉ đến chúng tôi; tôi mời cô, tôi cũng sẽ kính trọng cô kia; vì thế theo sự bình

(Trích kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển thứ 12, phẩm Thánh Hạnh, dinh năm, tờ 60, bên mặt).

  1. Sự khổ nghèo cùng:

            Pháp nào gọi là khổ ?  Ấy là sự nghèo cùng túng thiếu.  Khổ gì cho là tốt trọng yếu ?  Đó là khổ bần tiện.  Khổ chết cùng khổ nghèo, hai khổ giống nhau không khác mấy; thà rằng chịu khổ chết, không thể sống trong cảnh nghèo cùng….!

(Trích kinh Kim Sắc Vương, trụ 5, tờ 48, bên trái).

  1. Không lấy tài vật người khác :

            Đức Phật nói : “Người ở trong thế gian, ai không lấy tài vật người khác, giữa đường không lượm của rơi, người đó sẽ được năm điều tốt lành.  Những gì là năm ?  Một là của cải ngày càng tăng thêm; hai là không quên mất tài vật; ba là không sợ sệt việc gì; bốn là được sinh về cõi trời, trên trời có rất nhiều của báu và năm là từ cõi trời đầu sanh lại trong nhân gian, gìn giữ tài sản kia, huyện, quan, trộm, giặc, không dám xăm phạm lấy của cải kia.  Hiện đời họ được bảo tồn của cải cho đến già.  Ấy đều là do mạng đời trước không dám lấy của cải của người khác.  Mất của không nhiều thì ít, khiến người lo rầu, quên mất không như bảo thủ, phần mình như thế đó, cẩn thận chớ lấy của cải của kẻ khác…

(Trích kinh Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi, túc 6, tờ 82, bên mặt).

  1. Bà lão bán nghèo :

            Một thuở nọ, đức Phật ngụ tại nước A Lê Đề, lúc bấy giờ trong nước kia có một vị trưởng giả giàu có nhiều tiền của nhưng tánh xan tham bạo ác, không có một chút từ tâm.  Khi ấy có một người giúp việc, sớm tối bị sai khiến làm lụng, không có thì giờ nghỉ ngơi; nếu có trái thất một việc nhỏ, liền bị đánh đập hành hạ, áo không đủ che thân, thân không no bụng, đến lúc tuổi già sức yếu, muốn chết nhưng không thể được.  Ngày nọ, bà cầm một chiếc bình, đến mé song múc nước; suy nghỉ đến tấm thân khổ lụy, cất tiếng khóc lớn cho vơi bớt phần nào !

            Ngay lúc ấy, ngài Ca Chiên Diên đến và hỏi rằng : “Vì sao bà lão buồn khóc áo não như thế ?” -  Bạch rằng : “Thưa Tôn Giả ! tuổi tôi đã già, thường làm các việc nặng nhọc, nhưng bị nghèo cùng buồn khổ, không đủ áo mặc, muốn chết cho rồi cũng không được, thế nênch tôi phải khóc cho đở khổ phần nào !” – Ca Chiên Diên nói : “Bà nếu có nghèo, sao không đem bán cái nghèo đi” -  Bà lão đáp: “Nghèo làm sao mà bán ?  Ai chịu mua cái nghèo ?” – Ca Chiên Diên nói : “Nghèo, thật tâm có thể bán nói như thế đến ba lần.  Bà lão bạch rằng : “Nếu cái nghèo có thể bán thì tôi nên hỏi bán ở phương nào, bạch đại đức! nghèo làm sao mà bán ?” – Ca Chiên Diên nói : “Nếu thật tâm muốn bán, nên theo lời chỉ dẫn của tôi”.  Bà lão đáp : “Dạ, vâng ạ !” – Ca Chiên Diên bảo rằng : “Bà trước tiên tắm rửa sạch sẽ, tắm rửa rồi, bà phải làm việc bố thí”. -  Bà lão bạch rằng : “Tôn giả ! tôi rất nghèo cùng, như thân của tôi này, áo không đủ che, dù có được bình nầy là nhờ ông chủ cho, lấy gì đâu mà bố thí ?” Liền trao bình bát cho. “Bà lão mang bình bát nầy, múc ít nước sạch, giữ tâm thanh tịnh giống như nước sạch vậy !”.  Y theo lời dặn, bà lãi tâm yên tịnh múc nước sạch đến dâng lên ngài Ca Chiên Diên.  Tôn giả nhất tâm thọ lãnh, hết lòng chú nguyện cho bà lão thân tâm hết nghèo khổ.  Kế đó chỉ dạy cách thọ trai, cuối cùng ngài dạy các công đức về niệm Phật.  Ngài Ca Chiên Diên hỏi them : “Bà có chỗ nơi ở chắc chắn không ?”   Bà lão đáp : “Dạ thưa không ! Nếu khi nào mệt, tôi nằm dưới sàn nhà, khi nấu ăn, tôi tạm nghỉ nơi nhà trù, hoặc có lúc không làm, tôi phải ngủ nơi gò nông !” – Ca Chiên Diên dạy thêm : “Bà nên giữ tâm thật tốt, siêng năng làm việc, chớ nên sinh tâm hiềm hận.  Để ý, khi nào ông chủ nhà hay tất cả người nhà nghỉ rồi, bà lén tìm chỗ thanh tịnh, trải cỏ sạch mà ngồi, suy nghỉ quán tưởng Phật, rồi niệm Phật, chớ sinh lòng oán hận buồn khổ.  Đời nầy nghèo cùng là do kiếp trước không biết bố thí tu phước”.

            Lúc ấy bà lão vâng lời chỉ dạy, lòng nhẹ nhàng hơn lúc trước nhiều.  Bà y theo lời dạy thi hành đúng mức.

(Trích kinh Hiền Ngu, quyển thứ 5, phẩm Ca Chiên Diên Giáo Lão Mẫu Mãi Bần, túc 9, tờ 31, bên trái).

  1. Khổ tưởng là vui :

Thí dụ muốn ăn nửa cái bánh.

            Ví như có một người, vì quá đói bụng, nên muốn ăn bảy cái bánh mai tiển; đã ăn sáu cái rưỡi, nhưng chưa được no.  Người kia tức giận, bực mình, lấy tay tự đánh vào bụng, rồi nói thế nầy : “Ta phải ăn nữa chiếc bánh nầy, ăn rồi no bụng, chính nhờ nữa chiếc bánh nầy, ta mới được no bụng.  Sáu chiếc bánh trước vô dụng, ta biết thế nầy thì nên ăn nửa chiếc bánh nầy trước là hơn”.

            Những người trong thế gian cũng lại như thế : “Từ xưa đến nay, thường không vui; song vì sự si đão lại tưởng là vui.  Như chàng ngu kia, đối với nửa chiếc bánh sinh lòng tưởng nhờ đó mà no.  Người đời không rõ lấy sự giàu sang làm vui, người giàu sang ấy, khi làm được giàu rất là khổ;

Khi đã đặng rồi; gìn giữ cũng khổ; về sau bị tan mất, lo nghỉ nhiều lại cũng khổ; ở trong ba thời gian, đều không có vui.  Cũng như y thực, ngăn đói lạnh nên cho là vui; ở trong sự đắng cay, sanh lòng tưởng an vui.  Các đức Phật đã nói : “Ba cõi không yên, đều là khổ lớn; phàm phu mê lầm điên đảo, lại sinh ra tưởng là an vui…!

(Trích kinh Bách Dụ, quyển thứ 3, tạng 8, tờ 73, cả hai bên).

 

Mục  II  -  Chia của :

  1. Tài của bốn phần:

                        “Mới học công xão nghiệp,

                        Phương tiện gom của cải.

                        Đặng tài vật kia rồi

                        Nên chia làm bốn phần:

                                    Một phần để ăn dùng,

                                    Phần hai kinh doanh nghiệp,

                                    Phần khác giữ kín đáo,

                                    Đề phòng lúc nghèo thiếu”.

(Trích kinh Tạp A Hàm, quyển thứ 48, thời 4, tờ 83, bên mặt).

  1. Bốn phần của báu :

            Quốc gia nọ có một vị đại trưởng lão, nhà rất giàu có, của cải vô lượng vô giá.  Trong nhiều kiếp, nhân duyên cha truyền con nối, liên tục không gián đoạn.  Nhờ thật hành các hạnh lành, tiếng tốt đồn xa.  Vị đại trưởng giả ấy, của báu đã có, đều chia thành bốn phần :  Của báu phần thứ nhứt thường cầu các lợi tức để gìn giữ gia nghiệp.  Của báu phần thứ nhì đầy đủ để cung cấp nhu dụng hằng ngày.  Của báu phần thứ ba giúp đỡ các người quan quả cô độc, để tạo phước đương thời.  Của báu phần thứ tư chẩn tế trong thân tộc cũng như tân khách qua lại.  Bốn phần như thế, không bao giờ đoạn tuyệt.  Cha truyển con nối làm thành gia nghệp đời đời.

(Trích kinh Tâm Địa Quán, quyển thứ 4, phẩm Yếm Xã, vũ 2, tờ 62, bên trái).

  1. Vua Ba Tư Nặc chia 3 phần quốc tài :

           Lúc bấy giờ đức Thế Tôn vì muốn điều phục vua Ba Tư Nặc (1) nên bảo rằng : “ĐạiVương  phải biết !  hoặc có khi đối với chánh pháp, Thiện Thuận (2) nghèo cùng, vua thì giàu sang.  Hoặc có khi đối với chánh pháp, vua thì nghèo cùng, nhưng Thiện Thuận thì giàu sang.  Vì sao thế ?. Vì bản thân khi lên ngôi vị làm vua, đối với thế gian tự tại, có nhiều vàng, bạc, ngọc ma ni, ngọc xa cừ, ngọc san hô, đầy dãy trong kho tàng; đương trong lúc ấy, Thiện Thuận lại nghèo cùng, vua thì quá giàu sang.  Siêng tu hạnh tốt, ưa tịnh thi la (3), bỏ nhà thế tục chuyên tâm đa văn, xa lìa các sự buông lung, thọ 8 trai giới, giữ gìn 5 giới, hoằng truyền tế độ không mõi mệt; đối với trường hợp nầy, vua thật là nghèo cùng.  Thiện Thuận hết sức phong phú giàu có.  Vua nay phải biết, nước Kiều Tát La(4), tất cả chúng sinh, tài vật kho tàng; so sánh với Thiện Thuận, năm giới, 8 trai giới, kiên cố thanh tịnh; trăm phần, nghìn phần của cải không bằng một; cho đến câu đê phần (5) cũng chẵng bằng một”.

           Lúc bấy giờ vua Ba Tư Nặc trực tiếp nghe Như Lai chân thật dạy bảo, xả trừ tâm kiêu mạn, chấp tay ân cần, chiêm ngưỡng Thuận Thiện, rồi nói bài kệ :

                        “Hay thay hang phục kiêu mạn ta !

                        Sẽ đặng thân Như Lai tối thắng.

                        Đem vương vị nầy xả cho ông,

                         Nguyện hằng vì ông, chúng sinh giác.

                                    Tôi thật nghèo cùng ông giàu thật,

                                    Nay biết lời nầy không dối trá.

                                    Ngôi vua chính là các nhân khổ,

                                    Trái với chánh pháp sinh đường ác”.

           Khi vua Ba Tư Nặc nói bài kệ nầy rồi, bạch với Phật rằng : “Thế Tôn ! con ngày hôm nay phát tâm vô thượng đại bồ đề, cầu cho chúng sanh an lạc, giải thoát mọi ràng buộc sinh tử.  Con nay nguyện đem tiền bạc, vật báu thuộc trong các kho tàng, chia thành ba phần :  một phần dâng cúng các Như Lai Thế Tôn; một phần bố thí cho những người không có chỗ nương tựa, nghèo túng khốn khổ trong cả ngoài thành Xá Vệ; một phần của cải khác thì lưu dụng trong quốc gia.  Riêng con đã có  các vật cũng như vườn ao, hoa quả đều xin dâng cúng đức Tối Thắng Như Lai cùng các chúng tỳ kheo.  Cúi mong Thế Tôn thương xót nạp thọ”.  Lúc bấy giờ tại nước Kiều Tát La có 500 vị trưởng giả, thấy việc nầy rồi; đều phát tâm Vô Thượng đại bồ đề…

(Trích kinh Đại Bửu Tích, quyển thứ 95, hồi Thiện Thuận Bồ Tát, địa 5, tờ 61, bên mặt).

LƯỢC GIẢI:

  1. Vua Ba Tư Nặc  :  Presenajit, dịch là Thắng Quang Vương.
  2. Thiện Thuận  :  Tên của một vị Bồ Tát là người chủ yếu trong kinh.
  3. Tịnh Thi La  :  Sila là giới pháp thanh tịnh vậy.  Giới pháp thanh tịnh.  Phật giáo truờng tồn.
  4. Nước Kiều Tát La  :  Kósala, dọc theo song Hằng, nước nầy là một đại quốc so với nước Ma Ha Đà….
  5. Câu Đề Phần  :  Koti dịch là ức phần.
  6. Cung phụng bốn việc :

           Người có trí huệ ở tại nhà, cung kính tiết dụng, có bốn việc phụng sự rất là hoan hỷ :  một là cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ vợ con; hai là trông nom giúp đỡ người khách cùng nô tỳ; ba là cung cấp bố thí cho kẻ thân thuộc cùng bạn hửu; và bốn là phụng sự quân thiên, chánh thân, sa môn và đạo sĩ.

           Ấy gọi là biết sống, toàn thân, an gia, đắc lực, đắc sắc, giàu đủ, tiếng đồn, chết đặng sinh lên cõi trời…

(Trích kinh Bát Nê Hoàn, quyển Thượng, trắc 10, tờ 41, bên mặt).

  1. Vì hộ thân mạng thà bỏ quốc tài :

                        Vì hộ một gia đình,

                        Thà bỏ chỉ một người.

                        Vì hộ một xóm làng,

                        Thà bỏ một gia đình.

                                    Vì hộ một quốc gia,

                                    Thà bỏ một làng xóm.

                                    Vì hộ một thân mạng,

                                    Thà bỏ một quốc tài.

(Trích kinh Nhân Duyên Tăng Hộ, túc 8, tờ 31, bên trái).

  1. Vàng đá đồng đẳng :

                        Chính kiến có vàng thiệt,

                        Như người núi tuyết lớn,

                        Một người đặng vàng nầy,

                        Cũng lại không biết đủ.

                        Thế nên người trí huệ,

                        Vàng đá xem đồng một…

(Trích kinh Tạp A Hàm, quyển thứ 39, thời 4, tờ 28, bên mặt).

Mục  III  -  Tài Hoạn

  1. Cầu tài có sáu phi đạo :

           Đức Phật bảo Thiện Sinh rằng :  người cầu tài vật, phải biết có sáu điều chẳng phải đạo.  Thế nào là sáu ?  Một là dùng các thứ hí luận cầu tài vật là không phải đạo.  Hai là hành động phi thời cầu tài vật là không phải đạo.  Ba là ăn uống phóng dật để cầu tài vật là không phải đạo.  Bốn là gần gũi ác tri thức cầu tài vật là không phải đạo.  Năm là thường ưa âm nhạc cầu tài vật là không phải đạo.  Sáu là biếng nhác để cầu tài vật là không phải đạo.

           Các cư sĩ !  Nếu người có các thứ hí luận, phải biết họ bị sáu tai hoạn ?  Những gì là sáu ?  Một là mang ơn thì sanh oán; hai là mất thì sanh hổ thẹn; ba là mang giữ thì ngủ không yên; bốn là khiến kẻ oan gia ôm lòng mừng; năm là khiến bà con ôm lòng lo; sáu là ở trong đám đông có nơi điều trị, người ta không tin dùng.  Các cư sĩ !  người rộng hí luận không kinh doanh công việc; công việc không kinh doanh, thì công nghiệp chẳng thành; khi chứa được tài vật thì khó mà được; khi đã có tài vật, thì lại hư hao hết.

           Các cư sĩ !  Người phi thời hành động, phải biết có sáu tai hoạn.  Những gì là sáu ?  một là không tự gìn giữ; hai là không gìn gìn của cải; ba là không ủng hộ vợ con; bốn là bị người nghi ngờ; năm là sanh nhiều khổ hoạn và sáu là bị người chê bai.  Các cư sĩ !  người mà phi thời thực hành, không mở mang sự nghiệp, sự nghiệp không mở mang thì công nghiệp chẳng thành; chưa đặng tài vật thì khó mà đặng, tài vật đặng rồi lại bị tiêu hao !

           Các cư sĩ ! Nếu người ăn uống buông lung phải biết có sáu tai hoạn;  một là tài vật hiện tại bị mất; hai là có nhiều việc bịnh lo; ba là tăng them các sự tranh đấu; bốn là che dấu phát lồ; năm là không xưng hộ và sáu là diệt huệ sinh ngu si  Các cư sĩ !  người ăn uống buông lung, không thể kinh doanh tác sự tác, tác sự không kinh doanh thì công nghiệp chẳng thành.  Khi chưa đặng tài vật thì khó mà đạt thành, khi đã có tài vật lại bị tiêu hao !

           Các cư sĩ !Nếu người thân cận với ác trí thức, phải biết có sáu tai hoạn :  những gì là sáu ? một là gần gũi kẻ giặc; hai là gần gũi kẻ khi cuống; ba là gần gũi kẻ cuồng say; bốn là gần gũi kẻ buông lung; năm là chạy theo du đảng vui chơi và sáu là dùng kẻ nghịch làm thân hữu, dùng kẻ sĩ làm bạn lữ.  Các cư sĩ !  nếu ngườii thân cận ác tri thức thì không kinh doanh sự nghiệp, sự nghiệp không dinh doanh thì công nghiệp chả thành.  Khi chưa được thì tài vật khó mà được, lúc đã có tài vật lại bị hư hỏng. !

           Các cư sĩ !  Nếu có ai biếng nhác, phải biết có sáu tai hoạn.  Những gì là sáu ?  Một là quá sớm không tạo được sự nghiệp; hai là quá muộn không tạo được sự nghiệp; ba là quá lạnh không tạo được sự nghiệp; bốn là quá nóng không tạo được sự nghiệp; năm là quá no khó tạo được sự nghiệp và sáu là quá đói cũng khó tạo sự nghiệp.  Các cư sĩ !  Nếu người biếng nhác thì không kinh doanh được sự nghiệp, sự nghiệp không kinh doanh thì công nghiệp khó hoàn thành.  Khi chưa được tài vật thì không thể được; lúc tài vật đã được thì lại bị hao tổn !

(Trích kinh Trung A Hàm, quyển thứ 33, kinh Thiện Sinh, trắc 6, tờ 64, bên trái).

  1. Tiêu tài sáu hoạn :

           Lại nữa, nầy các cư sĩ !  có sáu việc lo, tiêu xài của cải bị vào đường ác, các vị nên biết :  Những gì là sáu ?  một là thèm rượu, du hý, buông lung; hai là không đúng thời vào phòng người khác; ba là cờ bạc, du hý, buông lung; bốn là rất ưa ca múa xướng hát; năm là thường làm quen với bạn ác và sáu là biếng lười.

           Luận về rượu, khi say, có sáu việc thay đổi, phải biết rõ !  Gì là sáu ? – Là tiêu tiền của;  là gây bịnh hoạn; là phát khởi đấu tranh, là nhiều giận tức, là mất danh dự và là tổn hại trí não.  Đã có tánh xấu nầy thì bỏ bê sự nghiệp.  Những của cải chưa gây dựng thì khó đạt được; đã gầy dựng tiêu tan, dần dần suy sụp.  Ai tà dâm có sáu sự thay đổi, phải biết sáu cái đó là gì ? – Không tự bảo vệ mình; không bảo vệ vợ con; không bảo vệ gia thuộc;do nghi sanh ác cảm; oan gia dể gây, bị khổ thường xuyên.  Ai có tính xấu nầy, thì bỏ bên sự nghiệp.  Của tiền chưa có, khó mà gây dựng; của tiền đã có dể bị tiêu tán.

           Cờ bạc du hí có sáu việc biến đổi, phải biết thế nào là sáu ?  Thắng thì sinh phẩn nộ; thua   sinh nóng nảy; bạn xấu ưa thích; oan gia quyết có; có nạn lo về hung ngục; ưa sinh nghi kỵ.  Ai bị tính nầy thì bỏ bê kiến tạo sự nghiệp.  Của chưa có khó tạo cho có; của đã có dễ bị hao tổn.

           Thích nhạc có sáu việc biến đổi, những gì là sáu ?  Chí ở nơi múa men, chí ở nơi ham muốn; chí ở nơi dây đàn; chí ở nơi tiết đàn; chí ở nơi trống kèn; chí ở nơi giọng hát.  Người đã có tính nầy thì dễ bỏ sự nghiệp; của  chưa gây tạo, khó mà gây tạo; của đã có dần dần suy sụp.

           Bạn ác có sáu sự biến đổi, phải biết thế nào gọi là sáu ?  Tập tánh mê say;  tập theo tính hổn loạn; tập theo tánh buông lung; tập tính ngồi quán rượu; tập tánh tiểu nhơn; và nói lời quê mùa.  Ai đã có tính xấu nầy thì dể bỏ bê sự nghiệp; chưa gây được tài sản thì khó mà gây; đã có tài sản thì dần dần tiêu mòn !.

           Phải biết kẻ biếng nhác sẽ bị sáu điều biến đổi.  Thế nào gọi là sáu ? -  No không làm; đói không làm; lạnh không làm; nóng không làm; sớm không làm; tối không làm.  Ai có các tính nầy thường bỏ bê công việc.  Của cải chưa có, khó mà có; đã có thì tiêu xài, cho đến cùng hết.

(Trích kinh Thiện Sinh Tử, trắc 8, tờ 53, bên trái).

  1. Của có tám nguy :

           Tiền của có 8 việc nguy hiểm, tốn giảm mà không lợi.  Những gì là tám ?  một là bị quan chức để ý xét hỏi; hai là bị trộm, giặc, cướp đoạt; ba là lửa phát khói đốt cháy không biết; bốn là bị nước trôi, hoặc chìm đắm; năm là gây thành oan gia trái chủ, ngang bạo cướp lấy; sáu là ruộng đất không chịu khó canh tác; bảy là bán làm không biết tiện lợi; tám là con ác bát yêm (1), tiêu dung phung phí.  Tám việc như thế đứa đến chỗ nguy nan.  Tám họa sẽ đến, chẳng phải sức thường chế ngự được.

(Trích kinh Trung Bổn Khởi, quyển hạ, thời 10, tờ 60, bên mặt).

LƯỢC GIẢI:

  1. Bát yêm  :  Bát là đỗ bát, yêm là cách xài tiền, cũng là một loại đỗ bát.
  2. Khổ ải tiền tài sản nghiệp

Trong núi có loài yết điểu (1), lông đuôi rất dài và đẹp, vì thế mà bị đắm trước, không dám đi nhanh, sợ rơi tụng sẽ trở thành xấu xí; bị người đi săn bắn bắt được, thân mạng tiêu tán, lông cánh không còn.  Người đời cũng thế, ý cứ nghĩ bảo thủ ân ái, tài sản, không được giải thoát mọi khổ não, do vì tham lam và dâm dục vậy.

LƯỢC GIẢI :

  1. Yết điểu  :  là con công vậy.
  2. Mạng hết, người khác đặng của kia :

           Người sinh sống ở đời, ví như con ong làm mật.  Hút mật trong các nhụy hoa. Siêng khổ ngày này sang ngày kia; khi đã hoàn thành, lại bị người lấy mang đi.  Chúng không được tự ăn, them vào không khéo nguy hại tính mạng.  Người thì chạy đông, chạy tây, tìm cái nầy rồi làm cái nầy, gom góp của báu. Siêng khổ, khó mà diễn tả.  Khi mạng mình hết, người khác đặng của kia, chính mình bị tội nặng, chịu khổ không thể lường.

(Trích kinh Tam Huệ, tạng 8, tờ 25, bên mặt).

  1. Của báu có thể đạt, pháp lành không thể đạt :

                        Của báu về vô thường,

                        Pháp lành tăng trí huệ;

                        Vật thế gian phá hoại,

                        Pháp lành thường kiên cố.

                                    Nếu có pháp thuận hành,

                                    Theo người trăm ngàn đời;

                                    Tuy các thứ bảo vật,

                                    Không thể đến đời sau.

                        Các loại của cải báu,

                        Thì được mạnh cướp đạt;

                        Vua, giặc cùng nước lửa,

                        Không thể đạt pháp tào…

(Trích kinh Chánh Pháp Niệm Xứ, quyển thứ 34, phẩm Quán Thiên, túc 2, tờ 79, bên mặt).

 

 

 

 

 

 

Hết Phần Ba của Chương Một

Pd Phuong An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567