- Mục lục và giới thiệu
- Phần 1 - GIÁO PHÁP - chương 1 - PHẬT ĐÀ
- Phần 1 - GIÁO PHÁP - chương 2 - ĐẠT MA
- Phần 1 - GIÁO PHÁP - chương 3 - VẠN HỮU
- Phần 1 - GIÁO PHÁP - CHÚNG SINH
- Phần 2 - TU TRÌ - chương 1 - KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI GẮNG TU
- Phần 2 - TU TRÌ - chương 2 - HÀNH ĐẠO
- Phần 2 - TU TRÌ - chương 3 - NỘI QUAN
- Phần 2 - TU TRÌ - chương 4 - THẾ ĐẠO CÙNG PHẬT ĐẠO
- Phần 3 - THẾ ĐẠO - chương 1 - Đời Đạo Khai Thông
- Phần 3 - THẾ ĐẠO - chương 2 - ĐẠO ĐỐI VỚI NGƯỜI
P.L 2528
Phật Giáo THÁNH ĐIỂN
Linh Sơn
Thich Huyền Vi
VIỆN CAO ĐẲNG PHẬT HỌC LINH SƠN XUẤT BẢN.
9,Avenue Jean-Jaurès , 94340 Joinville-Le-Pont
FRANCE. Tel (Paris): 883-75-47.
~o~
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT - GIÁO PHÁP :
Chương Một - PHẬT ĐÀ
Mục I Danh từ Phật
Mục II Sự thuyết pháp của Phật
Mục III Điểm son bình đẳng của Phật
Mục IV Lòng đại bi của Phật
Mục V Ơn Phật
Mục VI Thân Phật (2 thân)
Mục VII Thân Phật (3 thân)
Chương Hai - ĐẠT MA :
Mục I Tứ Đế
Mục II Pháp duyên khởi
Mục III Ba Pháp ấn, Bốn pháp ấn
Mục IV Pháp Tam Thừa
Mục V Pháp Nhứt Thừa
Mục VI Pháp cùng nghĩa
Mục VII Phật Pháp cùng Ngoại Đạo
Chương Ba - VẠN HỮU
THIÊN TRÊN NÓI VỀ DUYÊN KHỞI CỦA VẠN HỮU
Tiết I - Nghiệp Cảm Duyên Khởi
Mục I Tâm là nguồn gốc các pháp
Mục II Tâm cùng nghiệp
Mục III Nghiệp Báo
Mục IV Tự nghiệp tự thọ
Mục V Báo ứng thiện ác
Mục VI Nghiệp báo cùng qủi thần
Tiết II - Duy Tâm Duyên Khởi :
Mục I Tam giới nhất tâm
Mục II Như Lai tạng
Mục III Chơn như thanh tịnh tâm
Mục IV Chơn tâm cùng thế giới
Tiết III Lại Gia Duyên Khởi :
Mục I Alạigia thức (Tạng thức)
Mục II Thức cùng muôn pháp
Mục III Như Lai tạng cùng tạng thức
THIÊN DƯỚI NÓI VỀ THẬT TƯỚNG CỦA VẠN HỮU
Tiết I - Chánh Quán Vạn Hữu :
Mục I Pháp không hữu vi
Mục II Vạn Pháp vô ngã
Mục III Chánh quán bát nhã
Tiết II - Thật Tướng Vạn Hữu :
Mục I Thật tánh không hai
Mục II Thật tướng chân như
Mục III Nội chứng chân như
Tiết III - Vạn Hữu Nhứt Như cùng Sai Biệt :
Mục I Nhứt như pháp giới
Mục II Nhứt pháp giới cùng sai biệt tướng
Mục III Thế đế cùng đệ nhất nghĩa đế
Mục IV Ba đế, Một đế của muôn loài
Chương Bốn - CHÚNG SINH
Mục I Nhân sinh
Mục II Vô thường
Mục III Khổ
Mục IV Phiền Não
Mục V Luân Hồi
Mục VI Phật Tánh
Mục VII Bản lai thành Phật
PHẦN THỨ HAI - TU TRÌ :
Chương Một - PHÁT TÂM
Mục I Quy y Tam Bảo
Mục II Quy y Phật
Mục III Quy y Pháp
Mục IV Quy y Tăng
Mục V Tín tâm
Mục VI Sám hối
Mục VII Cúng dường
Mục VIII Tâm bồ đề
Mục IX Thiện tri thức
Mục X Nghe pháp
Mục XI Pháp vị
Chương Hai - HÀNH ĐẠO
Mục I Phát nguyện
Mục II Cầu đạo
Mục III Hành đạo
Mục IV Bát chánh đạo
Mục V Lục ba la mật
Mục VI Bát nhã
Mục VII Bố thí
Mục VIII Trì giới
Mục IX Nhẫn nhục
Mục X Tinh tấn
Chương Ba - NỘI QUAN
Mục I Yến tọa
Mục II Chế tâm
Mục III Quán tâm
Mục IV Tịnh tâm
Mục V Vô trụ tâm
Mục VI Niệm Phật
Mục VII Quán Phật
Mục VIII Quán chúng sanh
Chương Bốn - THẾ ĐẠO CÙNG PHẬT ĐẠO
Mục I Ba môn giải thoát
Mục II Giải thoát
Mục III Bồ đề
Mục IV Niết bàn
Mục V Phiền não cùng bồ đề
Mục VI Sanh tử cùng niết bàn
Mục VII Thế đạo cùng Phật đạo
Mục VIII Tu hành sinh hoạt :
- Hạnh nguyện đầy đủ
- Tín hạnh đều thật hành
- Hằng ngày thường dụng tâm
- Truyền đạo
PHẦN THỨ BA - THẾ ĐẠO
Chương Một - TRÌ THÂN THÔNG DỤNG
Tiết thứ nhất - Nội Tĩnh
Mục I Tự ái, tự hộ
Mục II Nội tĩnh
Mục III Cải quá
Mục IV Tàm quí
Mục V Khắc kỷ
Mục VI Thận độc
Tiết thứ hai - Tấn Đức
Mục I Chí thành
Mục II An định
Mục III Đức hạnh
Mục IV Tập tánh
Mục V Tinh tấn
Mục VI Rằn sự giận
Mục VII Cẩn thận lời nói
Tiết thứ ba - Tiết chế
Mục I Chế dục
Mục II Liêm khiết
Mục III Tri mạng
Mục IV Vệ sanh
Mục V Hại uống rượu
Tiết thứ tư - Kinh Tế
Mục I Nghèo giàu
Mục II Chia của
Mục III Tài hoạn
Chương Hai - ĐẠO ĐỐI VỚI NGƯỜI
Tiết thứ nhứt - Gia Tộc
Mục I Phụ tử
Mục II Hiếu đạo
Mục III Phu phụ
Mục IV Thân tộc, chủ tớ
Tiết thứ hai - Thầy Bạn
Mục I Thầy trò
Mục II Tôn trưởng
Mục III Kết bạn
Mục IV Kính thờ, tôn người khác
Mục V Rằn nói dối
Mục VI Từ nhẫn
Mục VII Báo ân
Mục VIII Xả thí
Tiết thứ ba - Xã Hội
Mục I Hỗ trợ
Mục II Bình đẳng
Mục III Công ích
Mục IV Bác ái
Mục V Thân tộc
Mục VI Tắm gội
Mục VII Súc sinh
Huyền Vi
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh Luật Luận của Phật Giáo rộng hơn biển cả, cao hơn non Thái, người học Phật thật khó mà đọc cho hết!
Tập sách nầy, phần chính yếu được Học-giả Thái Đạm Lô ra công biên soạn từ ba tạng kinh điển, chương mục hết sức phân minh, trình bày rất là thứ lớp, chia thành ba phần chính yếu. Đó là PHẦN GIÁO PHÁP, PHẦN TU TRÌ và PHẦN THẾ ĐẠO, lấy tên là “PHẬT GIÁO THÁNH ĐIỂN”.
Chúng tôi nhận thấy tập sách nầy rất là hữu ích cho đời lẫn đạo, nên đem ra giảng dạy cho Tăng, Ni sinh, đồng thời dịch ra Việt ngữ để giảng cho sinh viên cùng nam nữ Phật tử, sau khi giảng dạy xong khóa đầu tại Viện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn Pháp Quốc; một số đông học viên nam nữ, yêu cầu cho phép xuất bản để lợi lạc hữu tình, chúng tôi xin tùy hỷ để cho những vị nào không đọc được ba tạng kinh-điển bằng chữ Hoa, chữ Phạn, cũng như những ai không đủ thì giờ đọc hết kinh sách Phật giáo bằng Việt-ngữ, quí vị ấy chỉ xem tập sách nầy cũng đủ các điểm thiết yếu trong Phật giáo.
Về phần ấn loát cũng như trang trí do chư Tăng, Ni sinh Tự Viện đảm nhiệm, về công tác đánh máy cũng như trình bày do Phật tử Tịnh Hảo hết lòng phụ trách, chúng tôi xin ghi công-đức và hồi-hướng lên ngôi Tam-Bảo chứng tri, cầu chư Bồ Tát gia hộ cho quí vị ấy “Tuệ Đăng Thường Chiếu”. Còn về phần dịch thuật cũng như văn-chương, chúng tôi xin thưa thật với quí vị, vì phật-sự quá nhiều, nên không làm sao tránh khỏi khuyết điểm, hy-vọng các bậc cao-minh, những nhà trí-thức đọc qua nhận thấy những điểm nào sơ xuất, xin hoan-hỷ giúp cho ý kiến, để kỳ sau tái bản sẽ được thập phần hoàn hảo.
Kỷ-niệm thời-gian Kiết-Đông củ chư Tăng, Ni
Ngày 15, tháng 11 năm Giáp-Tý (5-1-1985)
THÍCH HUYỀN-VI
MƯỜI ĐIỀU GIÁO HUẤN
*****
Một gần thầy sáng ấy cần ,
Bạn lành nương giúp chính phần điều hai ,
Ba thông Tam tạng hoằng khai
Bốn gìn giới cấm chẳng sai phạm gì .
Năm Thánh hiệu mãi nhớ ghi ,
Sáu cần lễ bái chuyên trì phước duyên ,
Bảy thương đời khổ thường xuyên ,
Tám Bồ Đề đạo tâm nguyền khai thông ,
Chín ra cứu vớt đại đồng ,
Mười theo chí nguyện đạo công Phật thành.
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Kinh sách Phật giáo rất là sâu rộng, phong phú. Tam tạng Thánh điển không có mấy ai đọc hết được; chẳng hạn như: Kinh Đại Bửu Tích 120 quyển, Kinh Hoa Nghiêm 60 quyển, Kinh Đại Tập 40 quyển, Kinh Trung A Hàm 60 quyển, Kinh Tăng-Nhất-A-Hàm 51 quyển, Kinh Tạp-A-Hàm 50 quyển, Kinh Bát-Nhã 600 quyển, Luật Thập-Tụng 61 quyển, Luật Tứ-Phần 60 quyển…. Các kinh, luật nói trên đọc hết một quyển đã là khó rồi, huống chi đọc toàn bộ. Tập Phật Giáo Thánh Điển nầy rút những tinh-hoa thiết yếu trong các Kinh, Luật, Luận Nguyên Thủy và Đại Thừa của 179 bộ, chia ra mỗi phần, mỗi chương, mỗi tiết, mỗi mục rõ ràng. Đọc tập sách nầy, về phương diện “LƯỢNG”, chúng ta thấy được những cốt yếu trong tất cả các kinh, luật nhà Phật; về phương diện “CHẤT”, hiểu rõ toàn bộ cương lĩnh của giáo nghĩa Tu-trì, Thế-đạo của Phật giáo. Thế nên sách nầy cũng được gọi là “Tập Yếu Các Kinh Luật” hay xưng là “Khải Thuyết về Phật-Giáo” vậy.
Nội dung tập sách nầy chia thành ba phần: Giáo pháp, Tu-trì và Thế-đạo; trong mỗi phần lại còn chia ra nhiều chương, tiết, mục. Phần Giáo-pháp thứ nhất chuyên thuật giáo-nghĩa Phật-giáo; các vấn đề then chốt như: Phật giáo, Đạo-pháp, Vũ-trụ-quan, Nhân-sinh-quan…đều đầy đủ trong phần nầy. Thế nên được gọi là Khải thuyết giáo-lý Phật-giáo. Tuy nhiên hiểu rõ nghĩa mà không thật hành thì chẳng khác gì người có mắt mà lại không chân; thế nên trong phần Tu-trì thứ hai chuyên thuật phương-pháp tu-hành cho Phật-Giáo-Đồ; gồm có tín, nguyên, quán hạnh của Phật-giáo, đều được kính ghi đầy đủ. Thế nên, nó cũng được gọi là Khải thuyết tu-hành của Phật-tử lưỡng phái. Hai phần trên rất quan trọng đối với những ai đã vào cửa Đạo, nhưng về cách- thức phổ-thông để lập thân xử-thế của người đời, đường hướng của mình cũng như đối với người, những lời vàng Đức Phật đã dạy, cũng cần phải suy tầm; vì thế cho nên có phần Thế-đạo thứ ba chuyên thuật những phương-pháp tiếp nhơn xử-sự, theo lời giáo huấn của tiền-nhân để biết cung cách đối xử với gia-đình, quốc-gia, xã-hội….Thế nên phần nầy cũng được gọi là những cách-ngôn thế-đạo vậy.
Trong phần Giáo-pháp chia thành bốn chương: Phật-đà, Phật-đế, Vạn-hữu và Chúng-sinh. Đầu tiên muốn có một chương riêng biệt nói về Tâm, nhưng sau thấy có ý-nghĩa nầy gồm có đủ trong chương Vạn-hữu sợ trùng diệp, nên bỏ không đạt thành vấn-đề. Chương Phật-đà thứ nhất sở-dĩ không nêu rõ lịch-sử Đức Thích-Tôn là vì có đề-cập trong các mục nói về yếu-nghĩa hai thân, ba thân cũng như Phật-thân. Chương Pháp- Đế (Đạt-ma) thứ hai nói về tứ-đế, thập nhị nhơn-duyên và các thuyết tam-thừa, nhất-thừa v..v…Chương Vạn-hữu thứ ba có chia ra hai đại tiết mục là duyên-khởi và thật tướng. Về tiềt mục duyên-khởi lại phân thành ba loại là nghiệp-cảm duyên-khởi, duy-tâm duyên-khởi và Lại-da duyên-khởi. Ngoài ra còn có các mục tư-tưởng nghiệp-báo, tư-tưởng Như-Lai-tạng, mục nói về thức A-lại-gia, cuối cùng còn đề cập đến sự quan-hệ giữa A-lại-gia cùng Như-Lai-tạng. Tức là vấn-đề nói về tâm-linh đều được nêu trong mục nầy. Về tiết mục thật-tướng nói về chánh-quan không, vô-ngã của vạn-hữu mà tiến đến “thật tánh bất nhị” có sự quan-hệ giữa nhất-tâm cùng vạn-hữu cho đến các vấn đề nhị-đế, tam-đế, nhất-đế của vạn-hữu để kết-thúc các tiết mục trong chương nầy. Chương chúng-sinh thứ tự từ hành-tướng vô-thường, khổ của nhân sanh, rồi đề-cập đến những nguyên-nhân gây ra phiền-não cùng là sự luân-hồi, vô-thường, khổ, có thể chuyển chúng, sang Phật-tánh bình đẳng. Mục chót lại suy cứu chỗ cùng tột là bản-lai của nhơn-sinh chắc được thành Phật.
Trong phần Tu-trì có chia ra bốn chương đó lá Phát-tâm, Hành-đạo, Nôi-quan và Thế-đạo cùng Phật-đạo. Chương Phát-tâm thứ nhất từ mục Quy-y Tam-bảo cho đến phát-tâm nghe pháp. Chương Hành-đạo thứ hai từ mục phát nguyện cầu đạo cho đến Bát-chánh-đạo, lục Ba-la-mật v..v…Chương Nội-quan thứ ba từ mục yếu tạo tịnh-quán cho đến quán Phật, thấy Phật….Chương Thế-đạo cùng Phật-đạo thứ tư từ mục ba môn giải-thoát nhẫn đến các mục Bồ-đề, Niết-bàn, phiền não cùng Bồ-đề, sanh tử cùng Niết-bàn, quan-hệ giữa Thế-đạo cùng Phật-đạo, nhưng đặc-biệt là khai thông các vấn-đề tu-tập. Trong mục thiện-tri-thức, đã thuộc trong chương Hành-đạo; chương Nội-quan cũng có thể xem là một bộ phận của Hành-đạo; lại nữa Bồ-đề, Niết-bàn đã thuộc nơi chương Phật-đà trong phần Giáo-pháp vì đó là mục tiêu cuối cùng của sự tu-hành làm đạo, thế nên nếu ở phần nầy, có phần thích đáng. Hơn nữa trong chương Hành-đạo có các mục bố-thí, nhẫn-nhục; trong mục sư-hữu của phần Thế-đạo cũng có các mục từ-nhẫn, thí-xả; ở ngoài nhìn xem in tuồng trùng hợp, nhưng thật sự thì bố-thí và nhẫn-nhục trong chương Hành-đạo là một trong sáu pháp Ba-la-mật, sự tu-trì phải lấy Bồ-đề làm mục tiêu Từ-nhẫn và thí-xả trong mục Sư-hữu là đức-nghĩa sinh-hoạt hằng ngày vậy. Thế nên đặc biệt chia hai chỗ cho chúng ta suy-xét đó.
Phần Thế-đạo chia ra hai chương: Trì thân thông-dụng và Con đường đối với mọi người. Trong chương Tri-thân thứ nhất lại chia ra bốn chi-tiết: nội-tĩnh, tiến đức, tiết-chế va kinh-tế… Trong chương thứ hai đối với người: có chia ra ba tiết-mục: gia-tộc, thầy-bạn và xả-hội. Lại nữa trong chương Trì-thân còn có các mục răn sự giận, cẩn-thận lời nói liêm-khiết, chia của cũng gồm có ý-nghĩa đối với mọi người; nhưng kỳ-thực ấy không là nghĩa-đức, chủ-yếu cho chính mình, thế nên để vào trong chương Trì-thân.
Lược giải trong sách nầy chỉ biểu diện từ ngữ, lược-giải các danh số đều là dón gọn và giản-dị; nếu ai muốn xem đầy đủ thì xin vào thư-viện Phật-học, hay tham-khảo trong Phật-học Đại-từ-điển thì hoàn hảo hơn.
Kinh-điển dẫn-chứng trong tập sách nầy thì theo Đại-Tạng kinh, bản chính của Tần-Gìa Tịnh-Xá từ Ấn-độ làm căn cứ. Kinh, Luật dẫn cứ trong đây gồm có 179 bộ; ở trong chánh văn của Đại-tạng. Mỗi đoạn đều ghi rõ, trích trong Kinh, Luật tên gì, theo chữ số mấy, tờ mấy, trang bên phải hay trái; để tiện cho học-giả nghiên cứu.
Các cách dẫn cứ trong tập nầy dựa theo mỗi bộ Kinh, Luật của Nguyên-thỉ và Đại-thừa, nay phân biệt thứ tự như sau:
KINH ĐIỂN NGUYÊN-THỈ
Truyện Phật, hai tập kinh Nhân-quả và Trung-bổn-khởi; vì theo sử truyện chép về Phật-giáo, nêu ra như trước.
Bổn bộ A-Hàm, các bản dịch khác nhau, ấy là: Tạp A-Hàm, Trung A-Hàm, Trường A-Hàm và Tăng Nhất A-Hàm.
Các kinh chép lại: Pháp-cú, Xuất-diệu và Tứ thập nhị chương.
Các Tiểu-bộ kinh của Nguyên-thỉ.
Các kinh soạn thuật: Bách-dụ, Tạp-bảo-tạng, Na-Tiên Tỳ-kheo…
LUẬT NGUYÊN THỈ
Các luật: Tứ-phần, Ngũ-phần, Thập-tụng, Tăng-kỳ, Sa-di…
LUẬT ĐẠI THỪA
Các kinh luật : Phạm-võng, Anh-lạc, Phật-tạng, Ưu-bà-tắc, Pháp luật tam-muội…
KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
Kinh Bát-Nhã cùng các loại Đại-phẩm, Tiểu-phẩm, Kim-cang, Nhân-vương, Thiên-vương, Lý-thú…
Các kinh thuộc hệ -thống Bát-Nhã, Duy-na, Tư-ích, Chư pháp vô-hành, Thủ Lăng-nghiêm tam-muội, Tọa-thiền tam-muội…
Kinh Pháp-hoa và các kinh liên-hệ.
Kinh Hoa-nghiêm và các kinh quyến thuộc.
Kinh Đại-bát Niết-bàn…
Các kinh Như-Lai tạng, Thắng-man, Vô-thượng y thâm mật, Lăng-già, Mật-nghiêm, Chiếm-sát, Viên-giác, Lăng-nghiêm, các kinh nói về Như-Lai-tạng cùng A-lại gia thức v..v.., kinh Đại-Nhật cũng được phụ trương.
Kinh Đại-Bửu-Tích các nhà dịch khác nhau, chì có kinh Thắng-man nội dung liên hệ theo trên.
Kinh Đại-tập và các bản dịch khác nhau, kinh liên-hệ chỉ có Chiếm-sát là quan-hệ với nội dung kinh trên, theo hệ thống Như-Lai-tạng.
Các kinh Quán-Phật Tam-muội, Hoa-thú, Dược-sư, Kim quang-minh, Tâm-địa quán cùng các kinh Tiểu-bộ của Đại-thừa.
SO SÁNH 26 ĐIỀU TỐT TRONG ĐỜI
$ = $ = $
Chứa vàng nào sánh đức hay ,
Kế mưu khó ví thẳng ngay tốt lành ,
Lòng trung thật thắng gian manh,
Tạm thời kém tốt thường hành thiên thâu.
= $ = $ =
Biết đủ tốt hơn đa cầu ,
Điểm trang khó sánh sắc mầu tự nhiên ,
Bình thường hơn lạ đảo điên ,
Uống ăn chưa tốt thân chuyên tu hành .
$ = $ = $
Nói được chẳng sánh làm thành ,
Đọc được giải được thật hành hay hơn ,
Tu không sánh chứng lý chơn ,
Tìm noi Thánh đức tốt hơn hiện đời .
= $ = $ =
Đãi thân hơn đãi người đi
Nương người sao tốt bằng đời tự lo,
Thật tại hơn huyễn hóa trò ,
Đạo ngay thẳng tốt hơn hò hét hay.
$ = $ = $
Thành trái tốt , hơn hoa khai ,
Xa hoa chẳng sánh trong ngoài giản đơn,
Tốt lòng hơn tốt nước sơn,
Về sau nên tốt đẹp hơn lúc này .
= $ = $ =
Học thông hơn phú quý tài ,
Hỏi được chưa tốt bằng ai đáp rành ,
Giải chưa sánh ngộ chứng thành ,
Hiển bày khó sánh vô danh thật tàng.
Tín nghĩa hơn tình điểm trang ,
Cầu người chẳng ví thường an tự cầu .
$ = $ = $
KINH ĐIỂN DẪN CỨ TRONG TẬP NẦY
(CĂN CỨ ĐẠI TẠNG KINH, BẢN CỦA TINH XÁ TẦN GIÀ)
Số Thứ Tự |
KINH ĐIỂN |
Số Quyển |
NGƯỜI DỊCH |
Số Mục |
1 |
Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhơn Quả. |
4 |
Đời Tống, Ngài Cầu Ma Bạt Đà La. |
Thời 10 |
2 |
Kinh Trung Bổn Khởi. |
2 |
Hậu Hớn, Đàm Quả và Khương Mãnh Tường. |
Thời 10 |
3 |
Kinh Chuyển Pháp Luân. |
1 |
Hậu Hớn, An Thế Cao. |
Thời 6 |
4 |
Kinh Đại Bát Niết Bàn. |
3 |
Đông Tấn, Pháp Hiến. |
Trắc 10 |
5 |
Kinh Phật Bát Nê Hoàn. |
2 |
Tây Tấn, Bạch Pháp Tổ. |
Trắc 10 |
6 |
Kinh Di Giáo. |
1 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập. |
Thời 10 |
7 |
Kinh Tạp A Hàm. |
50 |
Tống, Cầu Na Bạt Đà La. |
Thời 2-4 |
8 |
Kinh Biệt Dịch Tạp Hàm. |
16 |
Mất tên người dịch. |
Thời 5 |
9 |
Kinh Tạp A Hàm. |
1 |
Mật tên người dịch. |
Thời 06 |
10 |
Kinh Trung A Hàm. |
60 |
Đông Tấn, Cù Đàm Tăng Già Đề Bà. |
Trắc 5-7 |
11 |
Kinh Thất Tri. |
1 |
Ngô Tri Khiêm |
Trắc 8 |
12 |
Kinh Hằng Thủy. |
1 |
Tây Tấn, Pháp Cự. |
Trắc 8 |
13 |
Kinh A Na Luật Bát Niệm. |
1 |
Hậu Hán, Chi Diệu. |
Trắc 8 |
14 |
Kinh Thiện Sanh Tử. |
1 |
Tây Tấn,Chi Pháp Độ. |
Trắc 8 |
15 |
Kinh Trưởng A-Hàm. |
22 |
Hậu Tần: Phật Đà La Xá cùng Trúc Phật Niệm. |
Trắc 9 |
16 |
Kinh Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ. |
1 |
Hậu Hớn, An Thế Cao. |
Trắc 10 |
17 |
Kinh Phật Khai Giải Phạm Chí A Bạt. |
1 |
Ngô, Chi Khiêm. |
Trắc 10 |
18 |
Kinh Tăng Nhứt A Hàm. |
51 |
Đông Tấn, Cù Đàm Tăng Già Bạt Đề. |
Trắc 1-3 |
19 |
Kinh Thí Thực Hoạch Ngũ Phước Báo. |
1 |
Mất tên người dịch. |
Trắc 4 |
20 |
Kinh Ngọc Gia Nữ. |
1 |
Mất tên người dịch. |
Trắc 4 |
21 |
Kinh Pháp Cú. |
2 |
Ngô, Duy Kỳ Nan… |
Tạng 6 |
22 |
Kinh Pháp Cú Thí Dụ. |
4 |
Tấn, Pháp Cự, Pháp Lập. |
Tạng 6 |
23 |
Kinh Xuất Diệu. |
30 |
Giao Tần, Trúc Phật Niệm. |
Tạng 5-6 |
24 |
Kinh Pháp Tập Yếu Tụng. |
4 |
Tống, Thiên Tức Tai. |
Tạng 6 |
25 |
Kinh Bổn Sự. |
7 |
Đường, Huyền Trang. |
Thời 6 |
26 |
Kinh Đăng Chỉ Nhân Duyên |
1 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập. |
Túc 7 |
27 |
Kinh Bát Sư. |
1 |
Ngô, Chi Khiêm. |
Túc 7 |
28 |
Kinh Xuất Gia Duyên. |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao. |
Túc 8 |
29 |
Kinh Phật Y. |
1 |
Ngô, Trúc Luật Diệm, Chi Việt. |
Túc 8 |
30 |
Kinh Chiên Đà Việt Quốc Vương. |
1 |
Tống, Thư Cư Kinh Thinh. |
Túc 7 |
31 |
Kinh Thí Dụ. |
1 |
Đường, Nghĩa Tịnh. |
Túc 8 |
32 |
Kinh A Hàm Chánh Hạnh. |
1 |
Hậu Hán, A Thế Cao. |
Túc 8 |
33 |
Kinh Sở Dục Trí Tư. |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ. |
Túc 8 |
34 |
Kinh Tấn Học. |
1 |
Tống, Thư Cừ Kinh Thinh. |
Túc 8 |
35 |
Kinh Nhơn Duyên Tăng Hộ. |
1 |
Mất tên người dịch. |
Túc 8 |
36 |
Kinh Chư Phước Đức Điền. |
1 |
Tây Tấn, Pháp Lập Pháp Cự. |
Túc 8 |
37 |
Kinh Kiên Ý. |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao. |
Túc 8 |
38 |
Kinh Chánh Pháp Thánh Niệm Xứ. |
70 |
Nguyên Ngụy, Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi. |
Túc 1-4 |
39 |
Kinh Diệu Pháp Thánh Niệm Xứ. |
1 |
Tống, Pháp Thiên. |
Túc 5 |
40 |
Kinh A Nan Vấn Sự Kiết Hung. |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao. |
Túc 6 |
41 |
Kinh Tự Ái |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ. |
Túc 7 |
42 |
Kinh La Vân Nhẫn Nhục. |
1 |
Tây Tấn, Pháp Cự. |
Túc 7 |
43 |
Kinh Ngũ Khổ Chương Cú |
1 |
Đông Tấn, Trúc Đàm Vô Lan |
Túc 8 |
44 |
Kinh Tứ Tự Xâm |
1 |
Tống, Pháp Thiên |
Túc 8 |
45 |
Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao |
Túc 6 |
46 |
Kinh Mạ Ý |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao |
Túc 8 |
47 |
Kinh Hiền Ngu |
1 |
Nguyên Ngụy, Huệ Giác… |
Túc 9 |
48 |
Kinh Phân Biệt |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Túc 8 |
49 |
Kinh Hiếu Tử |
1 |
Mất tên người dịch |
Túc 8 |
50 |
Kinh Phụ Mẫu Ân Nan Báo |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao |
Túc 8 |
51 |
Kinh Vi Tằng Hữu Nhân Duyên |
2 |
Túc Tế, Đàm Cảnh |
Túc 8 |
52 |
Kinh Trung Tâm |
1 |
Đông Tấn, Trúc Đàm Vô Lan |
Túc 8 |
53 |
Kinh Bình Sa Vương Ngũ Nguyện |
1 |
Ngô, Chi Khiêm |
Túc 7 |
54 |
Kinh Vị Sanh Oán |
1 |
Ngô, Chi Khiêm |
Túc 7 |
55 |
Kinh Mạt La Vương |
1 |
Tống, Thư Cừ Kinh Thinh |
Túc 7 |
56 |
Kinh Tội Phước Báo Ứng |
1 |
Tống, Cầu Na Bạt Đà La |
Túc 6 |
57 |
Kinh Ngũ Vô Phản Phục |
1 |
Tống, Thư Cơ Thinh Kinh |
Túc 7 |
58 |
Kinh Xứ Xứ |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao |
Túc 6
|
59 |
Kinh Thất Xử Tam Quán |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao |
Thời 6 |
60 |
Kinh Sanh |
5 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Túc 5 |
61 |
Kinh Kim Sắc Đồng Tử Nhân Duyên |
12 |
Tống, Duy Tịnh.. |
Túc 7 |
62 |
Kinh Quang Minh Đồng Tử Nhân Duyên |
4 |
Tống, Thi Hộ |
Túc 6 |
63 |
Kinh Tứ Thập Nhị Chương |
1 |
Hậu Hán, Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan |
Tang 5 |
64 |
Kinh Tam uHuệ |
1 |
Mất tên người dịch |
Tạng 8 |
65 |
Kinh Bách Dụ |
4 |
Túc Tề, Cầu Na Tỳ Địa |
Tạng 8 |
66 |
Kinh Bột Kinh Sao |
1 |
Ngô, Chi Khiêm |
Túc 8 |
67 |
Kinh Tạp Thí Dụ |
2 |
Mất tên người dịch |
Thự 7 |
68 |
Kinh Soạn Tạp Thí Dụ |
1 |
Ngô, Khương Tăng Hội |
Thự 7 |
69 |
Kinh Thiên Tôn Thuyết A Dục Vương Thí Dụ |
1 |
Mất tên người dịch |
Tạng 8 |
70 |
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo |
2 |
Mất tên người dịch |
Tạng 8 |
71 |
Luật Tứ Phần |
60 |
Giao Tần, Phật Đà Gia Xá Trúc Phật Niệm |
Lệ 3-6 |
72 |
Luật Ngũ Phần |
30 |
Tống, Phật Đà Thập Trúc Đạo Sanh |
Trương 1-2 |
73 |
Luật Thập Tụng |
61 |
Hậu Tần, Phất Nhã Đa La La Thập |
Trương 3-7 |
74 |
Luật Ma Ha Tăng Kỳ |
40 |
Đông Tấn, Phật Đà Bạt Đà La, Pháp Hiển |
Lê 8-10 |
75 |
Sa Di, Thập Giới Pháp Tịnh Oai Nghi |
1 |
Mật tên người dịch |
Hàn 10 |
76 |
Kinh Phạm Võng Giới |
2 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Lệ 1 |
77 |
Kinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp |
2 |
Giao Tần, Trúc Phật Niệm |
Lệ 1 |
78 |
Kinh Phật Tạng |
3 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Lệ 2 |
79 |
Kinh Ưu Bà Tắc Giới |
7 |
Bác Lương, Đàm Vô Sấm |
Lệ 2 |
80 |
Kinh Pháp Luật Tam Muội |
1 |
Ngô, Chi Khiêm |
Lệ 2 |
81 |
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật (Đại Phẩm) |
27 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Nguyệt 3-4 |
82 |
Kinh Bát Nhã Ba La Mật (Tiểu Phẩm |
10 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Nguyệt 6 |
83 |
Kinh Văn Thù Bát Nhã |
2 |
Lương, Mạn Đà La Tiên |
Nguyệt 9 |
84 |
Kinh Kim Cang Bát Nhã |
1 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Nguyệt 9 |
85 |
Kinh Nhơn Vương Bát Nhã |
2 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Nguyệt 9 |
86 |
Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã |
7 |
Trần, Nguyệt Bà Thú Na |
Nguyệt 8 |
87 |
Kinh Lý Thú Lục Ba La Mật Đa |
10 |
Đường, Bất Không |
Nhuận 15 |
88 |
Kinh Duy Ma |
3 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Huỳnh 7 |
89 |
Kinh Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn |
4 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Vụ 1 |
90 |
Kinh Văn Thù Chi Lợi Phổ Siêu Tam Muội |
3 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Vụ 8 |
91 |
Kinh Đại Phương Quảng Bửu Hiệp |
3 |
Tống, Cầu Na Bạt Đà La |
Vụ 10 |
92 |
Kinh Chư Pháp Vô Hành |
2 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Vụ 2 |
93 |
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội |
2 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Huỳnh 7 |
94 |
Kinh Tọa Thiền Tam Muội |
2 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Thự 6 |
95 |
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa |
7 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Dinh 1 |
96 |
Kinh Quán Phổ Hiền Hạnh Pháp |
1 |
Tống, Đàm Vô Mật Đa |
Dinh 4 |
97 |
Kinh Vô Lượng Nghĩa |
1 |
Túc Tề, Đàm Ma Già Đà La Xá |
Dinh 1 |
98 |
Kinh Đại Tát Gía Ni Kiền Tử Sở Thuyết |
10 |
Nguyên Ngụy, Bồ Đề Lưu Chi |
Dinh 4 |
99 |
Kinh Hoa Nghiêm |
60 |
Đông Tấn, Phật Đà Bạt Đà La |
Thiên 7-9 |
100 |
Kinh Như Lai Hưng Hiển |
4 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Thiên 10 |
101 |
Kinh Độ Thế Phẩm |
6 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Thiên 10 |
102 |
Kinh Đại Bát Niết Bàn |
40 |
Bắc Lương, Đàm Vô Sấm |
Dinh 5-6 |
103 |
Kinh Như Lai Tạng |
1 |
Đông Tấn, Phật Đà Bạt Đà La |
Vũ 3 |
104 |
Kinh Thắng Man |
1 |
Tống, Cầu Na Bạt Đà La |
Địa 12 |
105 |
Kinh Bồ Tát Anh Lạc |
14 |
Giao Tần Trúc Phật Niệm |
Vũ 4 |
106 |
Kinh Vô Thượng Y |
2 |
Lương, Chơn Đế |
Trụ 7 |
107 |
Kinh Giải Thâm Mật |
5 |
Đường, Huyền Trang |
Huỳnh 8 |
108 |
Kinh Lăng Gìa |
4 |
Tống, Cầu Na Bạt Đà La |
Huỳnh 6 |
109 |
Kinh Nhập Lăng Gìa |
7 |
Đường, Thật Xoa Lăng Gìa |
Huỳnh 6 |
110 |
Kinh Mật Nghiêm |
3 |
Đường, Địa Bà Ha La |
Huỳnh 8 |
111 |
Kinh Đại Thừa Hiển Thức |
2 |
Đường, Địa Bà Ha La |
Địa 12 |
112 |
Kinh Phật Địa |
1 |
Đường, Huyền Trang |
Huỳnh 8 |
113 |
Kinh Kim Cang Tam Muội |
1 |
Mất tên người dịch |
Dinh 4 |
114 |
Kinh Chiếm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo |
2 |
Tùy, Bồ Đề Đăng |
Huyền 10 |
115 |
Kinh Viên Giác |
1 |
Đường, Phật Đà Đa La |
Thiên 11 |
116 |
Kinh Thủ Lăng Nghiêm |
2 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Huỳnh 7 |
117 |
Kinh Đại Nhựt |
7 |
Đường, Du Ba Ca La |
Nhuận 1 |
118 |
Kinh Ma Ha Ma Gia |
2 |
Túc Tề, Đàm Cảnh |
Dinh 10 |
119 |
Kinh Quảng Bác Bất Thối Chuyển Pháp Luân |
6 |
Tống, Trí Nghiêm |
Dinh 3 |
120 |
Kinh Liên Hoa Diện |
2 |
Tùy, Na Liên Đề Gia Xá |
Dinh 10 |
121 |
Kinh Đại Bữu Tích |
120 |
Đường, Bồ Đề Lưu Chí |
Địa 1-6 |
122 |
Kinh Vô Lượng Thọ |
2 |
Tào Ngụy, Khương Tăng Khai |
Địa 8 |
123 |
Kinh A Di Đà |
1 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Địa 12 |
124 |
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật |
1 |
Tống, Cương Lương Gia Xá |
Địa 12 |
125 |
Kinh Tỳ Gia Ta Vấn |
2 |
Nguyên Ngụy, Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi |
Địa 12 |
126 |
Kinh Phụ Tử Hiệp Tập |
20 |
Tống, Nhựt Xưng … |
Địa 10 |
127 |
Kinh Đại Thừa Thập Pháp |
1 |
Lương, Tăng Gìa La Bà |
Địa 8 |
128 |
Kinh Đại Tập |
60 |
Bắc Lương, Đàm Vô Sấm |
Huyền 1-4 |
129 |
Kinh Bữu Nữ Sở Vấn |
4 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Huyền 5 |
130 |
Kinh Đại Tập |
5 |
Tùy, Xà Na Quật Đa |
Huyền 9 |
131 |
Kinh Địa Tạng Thập Luân |
10 |
Đường, Huyền Trang |
Huyền 7 |
132 |
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện |
2 |
Đường, Thật Xoa Nan Đà |
Nhuận 10 |
133 |
Kinh Đại TậpThí Du Vương |
2 |
Tùy, Xà Na Quật Da |
Huyền 9 |
134 |
Kinh Ban Châu Tam Muội |
1 |
Hậu Hớn, Chi Lâu Ca Sấm |
Huyền 9 |
135 |
Kinh Tự Tại Vương Bồ Tát |
2 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Huyền 9 |
136 |
Kinh Tần Già Tra |
4 |
Nguyên Ngụy, Nguyệt Ba Thủ Na |
Huyền 9 |
137 |
Kinh Quán Phật Tam Muội Hải |
10 |
Đông Tấn, Phật Đà Bạt Đà La |
Huyền 9 |
138 |
Kinh Bảo Võ |
10 |
Đường, Đạt Ma Lưu Chi |
Vũ 6 |
139 |
Kinh Hải Long Vương |
4 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Vũ 9 |
140 |
Kinh Hoa Thủ |
10 |
Hậu Tần, Cưu Ma La Thập |
Vũ 5 |
141 |
Kinh Bi Hoa |
10 |
Bắc Lương, Đàm Vô Sám |
Trụ 3 |
142 |
Kinh Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện |
1 |
Tùy, Đạt Ma Kịp |
Huỳnh 4 |
143 |
Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương |
10 |
Đường, Nghĩa Tịnh |
Huỳnh 9 |
144 |
Kinh Tâm Địa Quán |
8 |
Đường, Bát Nhã |
Vũ 2 |
145 |
Kinh Hiền Kiếp |
8 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Huỳnh 4 |
146 |
Kinh Đại Phương Đẳng Đảnh Vương |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Huỳnh 8 |
147 |
Kinh Đại Phương Quảng Như Lai Bí Mật Tạng |
20 |
Mất tên người dịch |
Vũ 10 |
148 |
Kinh Trì Thế |
4 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Vũ 10 |
149 |
Kinh Pháp Tập |
6 |
Nguyên Ngụy, Bồ Đề Lưu Chi |
Vũ 7 |
150 |
Kinh Thập Trụ Trừ Cấu Đoạn Kiết |
10 |
Giao Tần, Trúc Phật Niệm |
Vũ 3 |
151 |
Kinh Thể Hoa Vi Vương Thượng Phật Thọ Quyết Hiệu Diệu Hoa |
1 |
Đông Tấn, Trúc Đàm Vô Lan |
Trụ 7 |
152 |
Kinh Đức Hộ Trưởng Giả |
2 |
Tùy, Na Liên Đê Gia Xá |
Trụ 6 |
153 |
Kinh A Xà Thế Vương Thọ Quyết |
1 |
Tây Tấn, Pháp Cự |
Tru 7 |
154 |
Kinh Hoa Nghiêm Bồ Đề Tâm |
1 |
Giao Tần, Cưu Ma La Thập |
Huỳnh 10 |
155 |
Kinh Lão Nữ Nhơn |
1 |
Ngô, Chi Khiêm |
Huỳnh 5 |
156 |
Kinh Bồ Tát Đầu Thân Thí Ngạ Hổ Khởi Tháp Nhơn Duyên |
1 |
Bắc Lương, Pháp Thạnh |
Huỳnh 10 |
157 |
Kinh Vô Tự Bửu Hiệp |
1 |
Nguyên Ngụy, Bồ Đề Lưu Chi |
Vủ 3 |
158 |
Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Huệ Quang Minh Nhập Nhứt Thiết Phật Cảnh Giới |
2 |
Nguyên Ngụy, Đàm Ma Lưu Chi |
Vủ 3 |
159 |
Kinh Vu Lan Bồn |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Trụ 6 |
160 |
Kinh Phật Vị Thắng Quang Thiên Tử Thuyết Vương Pháp |
1 |
Đường, Nghĩa Tịnh |
Trụ 6 |
161 |
Kinh Biện Ý Trưởng Giả Tử |
1 |
Hậu Ngụy, Pháp Tràng |
Trụ 8 |
162 |
Kinh Đại Thừa Tạo Tượng Công Đức |
2 |
Đường, Đề Vân Bát Nhã |
Trụ 7 |
163 |
Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh |
3 |
Mất tên người dịch |
Trụ 5 |
164 |
Kinh Kim Sắc Vương |
1 |
Đông Ngụy, Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi |
Trụ 5 |
165 |
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân |
7 |
Mất tên người dịch |
Trụ 5 |
166 |
Kinh Diễn Đạo Tục Nghiệp |
1 |
Khất Phục Tần, Thánh Kiên |
Trụ 7 |
167 |
Kinh Xuất Sanh Bồ Đề Tâm |
1 |
Tùy, Xà Na Quật Đa |
Trụ 2 |
168 |
Kinh Lục Độ Tập |
8 |
Ngô, Khương Tăng Hội |
Trụ 5 |
169 |
Kinh Bồ Tát Đạm Tử |
1 |
Khuyết người dịch |
Trụ 5 |
170 |
Kinh Thái Tử Mộ Hồn |
1 |
Hậu Hán, An Thế Cao |
Trụ 5 |
171 |
Kinh Phật Thăng Đao Lợỉ Thiên Vị Mẫu Thuyết Pháp |
3 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Trụ 6 |
172 |
Kinh Đức Quang Thiên Tử |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Trụ 6 |
173 |
Kinh Đại Ý |
1 |
Tống, Cầu Na Bạt Đà La |
Trụ 6 |
174 |
Kinh Ma Nghịch |
1 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Trụ 2 |
175 |
Kinh Tu Chơn Thiên Tử |
4 |
Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ |
Trụ 2 |
176 |
Kinh Đại Pháp Cự Đà La Ni |
20 |
Tùy, Xà Na Quật Đa |
Trụ 9 |
177 |
Kinh Phật Vị Ưu Điền Vương, Thuyết Vương Pháp Chánh Luận |
1 |
Đường, Bất Không |
Nhuận 15 |
178 |
Kinh Bồ Tát Nội Tập Lục Ba La Mật |
1 |
Hậu Hán, Nghiêm Phật Điều |
Tạng 5 |
179 |
Kinh Đại Thừa Duyên Sanh |
1 |
Đường, Bất Không |
Nhuận 15 |
|
|
~ o ~ |
|
|
TU THÂN THÀNH PHẬT
Thân bao chằng chịt giây gân ,
Nhớ da máu điểm thành phần huyễn thôi ,
Đều là máu mủ tanh hôi ,
Nhớ đây phương tiện tô bồi Phật công ,
% % % %
Được thân người để tu lòng ,
Biết thân giả tạm vốn không thật gì ,
Phật vì phá vọng thức si ,
Nương danh sắc để hành trì quán A .
% % % %
Nương thân phàm đến Ma Ha ,
Bồ đề khởi độ tự tha DI - ĐÀ ,
Phật thành chánh giác tâm ta ,
Phải đâu giá tướng gọi là nữ nam .
% % % %
Được thân người chớ luyến tham ,
Biết nhờ phương tiện để làm đường tu ,
Huyễn thân nào phải thiên thu ,
Da gân máu mủ ngục tù tham si .
% % % %
Thân nam tướng Phật A-Di ,
Quán Âm Bồ Tát từ bi nữ thành ,
Như nay biết giả sắc danh ,
Ảo thân xả để tu thành Phật thân .
***********