Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03-Đại Thừa Chánh Tông

24/10/201008:35(Xem: 8572)
03-Đại Thừa Chánh Tông

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN3

ÂM:

ÐẠI THỪA CHÁNH TÔNG.

Phật cáo Tu-bồ-đề: Chư Bồ-tát ma-ha-tátưng như thị hàng phục kỳ tâm. Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãnsanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vôsắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngãgiai linh nhập vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng, vô số,vô biên chúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề,nhược Bồ-tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức phiBồ-tát.

DỊCH:

CHÁNH TÔNG CỦA ÐẠI THỪA.

Phật bảo Tu-bồ-đề : Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằngthai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hìnhsắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, tađều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vôsố, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ. Vì cớ sao? NàyTu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọgiả tức chẳng phải là Bồ-tát.

GIẢNG:

- Chín loài chúng sanh chỉ trùm tất cả chúng sanh.

- Niết-bàn nghĩa là vô sanh. Niết-bàn có hữu dư y Niết-bàn và vô dư yNiết-bàn. Những vị chứng quả A-la-hán, được vô sanh nhưng còn thân hình tướngthì gọi là hữu dư Niết-bàn; được Niết-bàn sau khi xả thân nghĩa là được vô sanhsau khi không còn thân tướng thì gọi là vô dư Niết-bàn.

- Bốn tướng:

Tướng ngã: Thấy có mình thật.

Tướng nhân: Thấy có người thật.

Tướng chúng sanh: Thấy tất cả loài có thật.

Tướng thọ giả: Thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian.

Ðây là đến phần Phật trả lời hai câu hỏi trước của ngài Tu-bồ-đề. Câu hỏiđầu là an trụ tâm, câu hỏi thứ hai là hàng phục tâm, nhưng khi trả lời đức Phậtđổi lại trả lời câu hỏi hàng phục tâm trước và câu hỏi an trụ tâm sau. Trongđoạn này Phật dạy cách hàng phục tâm tức chỉ phương pháp tu hành. Ðức Phật dạy:Ðối với tất cả loài chúng sanh ta đều đưa họ vào chỗ Niết-bàn không còn hìnhtướng để họ được diệt độ. Diệt độ như thế không biết bao nhiêu chúng sanh màthật không có một chúng sanh nào được diệt độ. Ðó là hàng phục được tâm, quí vịlàm được điều đó không? Phật lại bảo tiếp: Tại sao thế? Vì nếu Bồ-tát còn mộttướng ngã hay tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì không phải là Bồ-tát.

Phật trả lời khó hiểu quá, thấy như lạc đề. Ðây là chỗ chính yếu nhưngvừa mở đầu chúng ta thấy ngỡ ngàng, chúng ta mong Phật trả lời làm sao hàngphục tâm mà đức Phật trả lời như thế này thì làm sao hàng phục tâm được. Tôi khôngnói loài sanh bằng trứng, những loài sanh chỗ ẩm ướt, những loài sanh do biếnhóa, những loài có sắc, không sắc v.v. mà chỉ nói những loài thai sanh và trongloài sanh bằng thai, tôi hạn chế trong loài người thôi. Chừng nào chúng ta độtất cả loài người vào vô dư Niết-bàn mà không thấy họ được diệt độ, chừng đóchúng ta mới hàng phục được tâm. Vậy chừng nào chúng ta làm được việc đó? Nếunhư không làm được việc đó thì hàng phục tâm không được. Tại sao hỏi hàng phụctâm mà Phật dạy độ chúng sanh ở ngoài? Ðó là điều khó, từ xưa đến giờ chính khichúng tôi học, đến chỗ này chúng tôi cũng lắc đầu, điều Phật dạy rất khó ápdụng trong việc tu hành. Nếu chúng ta hiểu theo lời theo chữ thì sẽ có hai điểmkhông thể thực hiện được. Ðiểm thứ nhất là chúng ta thấy Phật chưa thành Phật.Tại sao? Vì khi đức Phật thành Phật, thử hỏi tất cả người - chỉ nói là ngườithôi - ở Ấn Ðộ, Phật đã độ được vào vô dư Niết-bàn hết chưa? Chúng ta thấy rõrằng lúc đó còn ngoại đạo rất nhiều, Ngài chỉ độ một số mấy ngàn vị thôi chớđâu phải tất cả, vậy tại sao Ngài được thành Phật? Nếu hàng phục tâm chưa đượcthì làm sao thành Phật? Ðiểm thứ hai là Phật dạy chúng ta làm một việc mà khôngbao giờ chúng ta làm nổi. Thử hỏi tất cả quí vị cũng như chúng tôi, ai đã đượcvô dư Niết-bàn? Thế mà chúng ta phải đưa tất cả chúng sanh vào vô dư Niết-bàn,chừng đó mình mới hàng phục được tâm. Vậy đến bao giờ chúngta mới làm được việc đó? Chỗ mình chưa đạt tới mà Phật bảo mình độ người đạt đượcchỗ đó, làm sao chúng ta làm được? Cũng như chúng ta còn dốt mà bảo dạy tất cảngười đậu tiến sĩ hết, chừng đó mới được làm quan thì thật là vô lý. Thế nên nếuhọc kinh Phật, nhất là kinh Ðại thừa, mà hiểu theo chữ, theo lời thì không làmsao giải thích được.

Ðiểm thứ nhất ta thấy mâu thuẫn với Phật, điểm thứ hai mâu thuẫn vớichúng ta, như thế làm sao có thể áp dụng trong việc tu hành? Nhưng đến sau nàykhi tu thiền và đọc sách thiền rồi, chúng tôi mới giật mình, không ngờ mìnhkhông hiểu lời Phật nói. Kinh nói trong chúng ta có đủ cả thập pháp giới, đó làtứ thánh và lục phàm. Quí vị thấy có khi chúng ta phát lòng từ bi giống nhưPhật, như Bồ-tát, có khi chúng ta xấu xa như con heo, con bò, có khi chúng tahung dữ như con cọp, con sói. Trong chúng ta có đủ trăm thứ nghĩ, tốt xấu lẫnlộn. Thế nên mỗi một dấy niệm về người thì đó là một chúng sanh thai sanh, mộtdấy niệm về chim chóc thì đó là chúng sanh noãn sanh, một dấy niệm về con bướm,con ong thì đó là hóa sanh, một dấy niệm về con đom đóm đó là thấp sanh, nghĩđến hư không đó là chúng sanh vô sắc, dấy niệm về con người có tưởng, đó là chúngsanh có tưởng, dấy niệm buông hết vọng tưởng, buông hết cảnhững tâm tưởng đó làchúng sanh vô tưởng. dấy niệm là sanh. Tại sao? Bởi vì khi lặng thì không cóniệm, mà niệm dấy lên là do duyên với cảnh hoặc người, hoặc vật. Vọng thức bêntrong duyên theo bóng dáng của vọng trần, cả hai phối hợp nhau mà sanh nên gọilà chúng sanh. Mỗi một niệm dấy lên như vậy là một chúng sanh. Những chúng sanhdo niệm vừa dấy lên đó chúng ta liền độ vào vô dư Niết-bàn. Làm sao độ? Chúngsanh đó dấy lên, ta biết chúng sanh này giả tức nhiên nó lặng xuống chỗ khôngsanh và khi nó lặng xuống không còn thấy tăm dạng nên gọi là vô dư Niết-bàn.Như thế chúng ta thấy đức Phật độ hết chúng sanh, Ngài hàng phục được tâm, Ngàithành Phật. Như thế mới có lý, mới đúng sự thật.

Cũng thế nếu những vọng tưởng của chúng ta đang điên cuồng chạy ngược,chạy xuôi theo có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng. theo tất cả hình tướngbên ngoài, bây giờ chúng ta đưa nó vào vô dư Niết-bàn,vào chỗlặng lẽ không sanhdiệt, tâm chúng ta không còn loạn nữa, đó là chúng ta hàng phục được tâm. Hiểunhư vậy chúng ta mới tu được. Như thế chúng ta mới thấy rõ đức Phật thành Phậttrong khi tất cả chúng sanh vẫn còn. Ngài hàng phục được tâm của Ngài nên mớiđược đến chỗ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như bây giờ chúng ta vừa phát tâmtu thì chúng ta cũng hàng phục như vậy, lần lần tâm an định chúng ta mới tiếnbộ được. Nếu cứ lo độ chúng sanh ở ngoài trong khi chính mình chưa độ được mìnhthì độ được ai?

Hiểu như vậy rồi chúng ta thấy kinh Phật rất cao siêu, lời lẽ diễn tảnhững hình ảnh mà chúng ta không hiểu là những hình ảnh đó quy về mình rồichúng ta cứ tưởng là việc bên ngoài. Khi chúng ta tưởng như thế chúng ta sẽthối chí không biết làm sao thực hành. Thế nên ngày xưa chính tôi đã từng nóirằng: Kinh Ðại thừa chắc chỉ để trên gác thờ, không thể áp dụng trong việc tuhành, nhưng nay chúng ta hiểu rõ rồi, mới thấy chính đoạn này trả lời rất sátcâu hỏi của ngài Tu-bồ-đề. Ngài Tu-bồ-đề hỏi làm sao hàng phục được tâm? Phậtdạy: Một niệm dấy lên là một chúng sanh, đưa những niệm đó vào chỗ vô sanh làhàng phục tâm. Ðây là tự tánh chúng sanh thệ nguyện độ. Rõ ràng là Phật trả lờiviệc hàng phục tâm. Nếu nói độ tất cả chúng sanh thì ta thấy như là người hỏiviệc bên trong mà Phật trả lời việc bên ngoài, không dính dáng gì với nhau.Nhưng ở đây, chúng ta đã thấy rõ ý nghĩa độ tất cả chúng sanh, đó là đưa tất cảniệm vào chỗ không còn sanh diệt. Khi nào thực hành quí vị mới thấy rõ. Một niệmdấy lên nghĩ về người, chúng ta liền nói niệm đó giả dối không thật, khôngtheo. Khi biết nó giả, ta không theo thì nó lặng xuống, lặng xuống chỗ khôngcòn thấy tướng mạo, đó là vô dư Niết-bàn. Không sanh là Niết-bàn, không còntướng mạo là vô dư . Bao nhiêu niệm đều đưa vào đó nên nói độ tất cả chúng sanhmà không thấy có chúng sanh nào được diệt độ, nghĩa là đưa tất cả vào đó hết màkhông còn thấy có một người nào hay một niệm nào thật. Quí vị thấy thật là khó,khó ngay ở buổi đầu.

Thế nên Phật nói tiếp: Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề!NếuBồ-tát còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thì khôngphải là Bồ-tát. Tại sao vậy? Bởi vì một niệm dấy lên tức là cóchấp ngã trong đó. Quí vị nhớ từ cái chấp ngã của Ðại thừa đi lần đến chấp ngãsâu kín vi tế của Thiền tông. Hai cái tương ưng nhau. Chấp ngã của Ðại thừa làchấp thân làm ngã và chấp tâm làm ngã. Từ cái chấp thân, tâm làm ngã đến niệmdấy lên chấp niệm đó là mình, đó cũng là chấp ngã. Niệm dấy lên cho là mìnhnghĩ, đó là chấp ngã. Tại sao? Dấy niệm là suy nghĩ về người, suy nghĩ về cảnh,thử hỏi ai nghĩ, ai nghĩ về người, ai nghĩ về cảnh? Thô thì chấp thân này, tếthì chấp một niệm, vì vậy còn thấy một niệm thật là còn có tướng ngã, tướngnhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả; nếu đưa hết những niệm vào vô dưNiết-bàn rồi thì đâu còn tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọgiả. Người làm được như vậy, đức Phật nói: Ðó là Bồ-tát độ chúng sanh.

Quí vị thấy mỗi ngày chúng ta ngồi ở tảng đá chơi, hoặc ngồi ở trước hànhlang nhà, hoặc ngồi trong vườn, nếu chúng ta cứ lo độ chúng sanh như vậy, nghĩalà mỗi chúng sanh dấy lên chúng ta đưa vào vô dư Niết-bàn, đó cũng là Bồ-tát độchúng sanh rồi. Tại sao gọi là Bồ-tát? Vì Bồ-tát là một chúng hữu tình giác ngộvà đem sở giác của mình giáo hóa kẻ khác, tức là tự giác và giác tha. Niệm dấy lênchúng ta biết nó là hư giả, đó là giác; giác rồi đưa nó vào chỗ vô sanh, đó làđộ chúng sanh. Như vậy quí vị thấy giờ nào mà không độ chúng sanh? Chúng ta độchúng sanh đó thì sẽ đi đến chỗ an trụ Niết-bàn. Tóm lại đức Phật chủ yếu dạychúng ta đối với tất cả niệm khởi về người về vật v.v. muôn ngàn hình tướng đềucho lặng xuống hết, lặng vào chỗ không còn sanh diệt, khi đó là hàng phục tâm.Tâm chúng ta không còn loạn động nữa, mà hết loạn động tức là chúng ta hàngphục được tâm thuần thục. Như thế câu trả lời rất là xác đáng. Và như vậy mớihết tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Hiện giờ có nhiềungười không hiểu, cho thân này là ngã nên bảo: "Thôi tôi xả thân, tôikhông nghĩ gì đến tôi hết, tôi bố thí tất cả thức ăn, thức mặc, cái gì tôi cũngkhông kể", nhưng niệm của họ vẫn còn khởi thì cái xả đó vẫn chưa sạch. Tỉdụ cứ nghĩ ta là người bố thí, ta là người nhẫn nhục tức là còn ngã chớ gì? Chonên còn một niệmlà còn ngã, cái ngã tế nhị như vậy. Thành ra có nhiều người làmviệc coi như xả ngã mà chính là nuôi cái ngã thêm to, đó là cái ngã vọng tưởngở tâm. Thế nên khi hiểu rồi quí vị mới thấy ở đây đức Phật bảo: Ðộ tất cả chúngsanh mà không thấy có một chúng sanh nào được diệt độ. Tại sao? Vì nếu Bồ-tátcòn bốn tướng đó không phải là Bồ-tát. Còn bốn tướng là còn dấy niệm thấy cómình tức có ngã, mà có ngã tức là có nhân, có chúng sanh, có thọ giả. Có dấyniệm mới chấp, mới nghĩ ta phải người quấy, mới thấy ta hay người dở v.v.nếu khôngdấy niệm thì chấp cái gì? Ðó là chỗ cứu kính trongviệc tu hành. Hiểu được rồi chúng ta thấy rõ ràng vừa bước vào đoạn thứ nhất làđã biết được phương pháp tu hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]