Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04-Diệu Hạnh Vô Trụ

24/10/201008:36(Xem: 8864)
04-Diệu Hạnh Vô Trụ

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN4

ÂM:

DIỆU HẠNH VÔ TRỤ.

Phục thứ Tu-bồ-đề, Bồ-tát ư phápưng vô sở trụ hành ư bố thí, sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh hương vịxúc pháp bố thí. Tu-bồ-đề, Bồ-tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Hà dĩcố? Nhược Bồ-tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lương. Tu-bồ-đề,ư ý vân hà? Ðông phương hư không khả tư lương phủ? Phất dã Thế Tôn! Tu-bồ-đề,Nam Tây Bắc phương tứ duy thượng hạ hư không, khả tư lương phủ? Phất dã ThếTôn! Tu-bồ-đề, Bồ-tát vô trụ tướng bố thí, phước đức diệc phục như thị bất khảtư lương. Tu-bồ-đề, Bồ-tát đản ưng như sở giáo trụ.

DỊCH:

DIỆU HẠNH KHÔNG CHỖ TRỤ.

Lại nữa Tu-bồ-đề, Bồ-tát đối vớipháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bốthí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên nhưthế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụtướng thì phước đức không thể nghĩ lường.

- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Hưkhông ở phương Ðông có thể nghĩ lường được chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy.

- Này Tu-bồ-đề, hư không phươngNam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể nghĩ lường được chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy.

- Này Tu-bồ-đề,Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí, phước đức cũng lại như thế, không thể nghĩlường. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ.

GIẢNG:

Ðến phần trả lời câuhỏi thứ hai. Nói đến trụ, quí vị nghe cũng rối tai không biết làm sao trụ. Tôinhắc lại cho quí vị thấy trong đoạn này Phật bảo: Những vị Bồ-tát đối vớipháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí. Không chỗ trụ là sao? Khôngtrụ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí. Nếu Bồ-tát bố thí mà không trụtướng thì phước đức không thể nào nghĩ lường được. Ngài dùng thí dụ hỏi: Hưkhông ở phương Ðông có thể nghĩ lường được không? Hư không ở các phương Nam,Tây, Bắc và trên dưới có thể nghĩ lường được không? Dĩ nhiên là không. Phật bảo:Cũng vậy, nếu Bồ-tát bố thí mà không trụ tướng thì phước đức cũng như hư không,khắp cả mười phương, không thể nghĩ lường được. Phật lại dạy tiếp: Các Bồ-tát chỉnên như lời dạy trên mà trụ.

Làm sao an trụ đây? Phật dạy: Bố thí mà không trụ nơi sắc, thanh, hương,vị, xúc, pháp. Tôi hỏi quí vị bố thí mà không trụ sắc, thanh, hương, vị, xúc,pháp thì làm sao bố thí? Giả sử như thấy có người đói, mình muốn bố thí cho họ hếtđói thì phải lấy cái gì bố thí? Lấy cơm hoặc là tiền. Cơm, tiền là sắc phảikhông? Nếu tay ta bưng cơm hay cầm tiền cho họ, tức là chúng ta có nghĩ về cơm,về tiền, đó là chúng ta trụ nơi sắc mà bố thí rồi. Hoặc giả chúng ta dùng lờinói an ủi cho họ bớt đau khổ, đó cũng là thanh, hoặc dùng những thứ có hương vịngọt ngào, đó là hương v.v. Như vậy thế nào cũng phải nghĩ đến một cái gì mới đembố thí được, nếu không thì làm sao bố thí? Không trụ sắc, thanh, hương, vị,xúc, pháp bố thí thì phải làm sao? Ðó là một câu hỏi mà chúng ta không biết làmsao giải đáp để áp dụng trong việc tu hành. Có người nói: Mình cho mà đừngchấp, đừng nghĩ gì hết, cứ cho rồi thôi. Thử hỏi thế nào là đừng chấp? Làm saothôi được? Thế nên chính đây là chỗ mà đa số người đọc kinhKim Cang đều lúngtúng không biết làm sao thực hành. Chúng ta phải hiểu rõ rằng bố thí là bancho, là buông xả, trụ là dính mắc. Chúng ta phải buông xả đừng có dính với sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp đó là bố thí. Không trụ như vậy tâm mới trụ. Sở dĩtâm chúng ta động, loạn là vì nó chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.Bởi dính với sáu trần nên tâm mới loạn, , nó kẹt nơi sắc, kẹt nơi thanh, nơihương, vị, xúc, pháp. Do kẹt trong sáu trần nên tâm chúng ta cứ loạn mãi, bây giờchúng ta bố thí tức là buông xả không dính với sáu trần nữa thì tự nhiên tâm antrụ. Như vậy khi chúng ta an trụ là lúc chúng ta không dính với sáu trần, nếucòn dính với sáu trần là chưa trụ. Thí dụ trên bàn có sáu, bảy món nào ly, nàobao kiếng, nào khăn, đồng hồ v.v. trong sáu thứ đó, nếu tay tôi nắm một thứ làtôi dính một cái, phải không? Dính một cái thì khi ấy tâm tôi an trụ hay bấtan? Dính một cái tức là tôi đang cầm, đang chấp. Cầm chấp tức là động chứ đâucó an được. Còn cả sáu cái, tay tôi đều không dính thì sao? Tức là tay tôi đểmột chỗ, nó không động. Nếu dính một cái là động rồi. Thế nên nói không trụ màchính là trụ. Không trụ nghĩa là không dính tất cả sáu trần, đó mới thật an trụ.
Trong đoạn trước, hàng phục tâmlà vọng vừa khởi liền biết và đưa nó vào chỗ lặng lẽ vô sanh. Trong đoạn này tếnhị hơn, đức Phật dạy chúng ta: Ðối với sáu trần đừng để tâm dính mắc, đó là antrụ tâm. Thế nên các thiền sư , nhất là ngài Bá Trượng, khi nói đến chỗ giảithoát, Ngài chỉ bảo rằng: "Tâm cảnh không đến nhau là giải thoát". Cảnhlà sáu trần, tâm không đến với cảnh, không dính với cảnh đó là giải thoát, đólà an trụ. Thế nên chúng ta phải thấy rõ phương pháp tu hành, tu là buông xảđừng dính với sáu trần, đó là trụ tâm. Khi hàng phục được tâm, an trụ tâm là điđến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đi đến Phật quả. Vì vậy trong đoạn nàyPhật bảo: Nếu người nào bố thí thì công đức của người đó không thể tính kể, vídụ như hư không. Hư không không dính với bất cứ vật gì nên nó thênh thang vôcùng. Chúng ta cũng vậy, nếu tâm chúng ta không dính với sáu trần thì nó cũngthênh thang như hư không, do đó Phật mới bảo: Công đức không thể nghĩ lường.Nhiều khi chúng ta không hiểu cứ nghĩ bố thí mà không chấp tướng thì công đức lớn."Không chấp tướng" nghĩa như thế nào? Nghĩa là bố thí rồi thì thôi,đừng nhớ nghĩ gì nữa. Ðó là chúng ta chỉ hiểu phần thô thiển bên ngoài. Ðúng rachữ bố thí phải hiểu là buông xả hết vọng niệm, tâm không dính với sáu trần,lúc đó tâm mới an trụ và tâm an trụ như vậy thì công đức đồng với hư không,không thể nghĩ lường. Tại sao? Bởi vì khi tâm không còn trụ nơi sáu trần thì nótrở về với tâm thể vô sanh, mà chỗ vô sanh thì không biết làm sao lường được.Thế nên nói công đức không thể nghĩ lường, không thể tính kể.

Trong phần cuối, Phật bảo: Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ. Như vậy,muốn trụ tâmquí vị phải làm sao? Phải buông xả đừng dính với sáu trần. Muốnhàng phục tâm phải làm sao? Phải đưa vọng niệm vào chỗ vô sanh. Thật là rõ ràngkhông có gì nghi ngờ nữa. Trái lại, nếu chúng ta hiểu theo chữ nghĩa hình tướngbên ngoài thì chúng ta không thể nào giải thích nổi và cũng không thể nào thựchành được. Bố thí mà không kẹt trong sáu thứ đó thì làm sao bố thí? Sở dĩ có bốthí được là do sáu thứ hoặc sắc, hoặc thanh. hoặc hương, vị. mà không được dínhvào thứ nào hết thì phải làm sao? Thế nên hiểu rồi mới thấy chủ ý Phật dạychúng ta an trụ tâm, hàng phục tâm ở trong, chớ không phải dạy chúng ta làmviệc bên ngoài. Vì không hiểu, chúng ta nghĩ độ chúng sanh là độ chúng sanh bênngoài, và bố thí cũng là bố thí cho người bên ngoài; nếu thế thì khôngliên quan gì đến việcan trụ và hàng phục tâm của chính mình.

Hai đoạn này đã trả lời đầy đủ cho ngài Tu-bồ-đề rồi. Ðọc kinhKim Cangnếu người lợi căn thì tới đây đã đủ. Hai câu hỏi này là hai câu hỏi quan trọngnhất của quyển kinh mà trả lời thỏa mãn được hai câu này thì coi như đủ rồi. Nếu người căn cơ chậm lụtthì phải đọc hết bộ!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]