Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

25/11/201022:44(Xem: 7888)
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI
Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Hoa Kỳ xuất bản

I.GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ởcâu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinhchỉ giải hai chữ TÂM KINH:

Chữ TÂM nói ra thật rất khó nói, bởi vì chân tâm, vọng tâmcũng là nó, chánh tâm, tà tâm cũng là nó. Kinh HOA NGHIÊM nói:"NHẤT THIẾT DUY TÂM Tạo", vậy vũ trụ vạn hữu và vạn vô, tất cả đều là nó. Nói "TÂM BAO GỔM HƯ KHÔNG PHÁP GIỚI" cũng còn chưa đúng, vì nếu nói như vậy thì tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới, thành ra hai rồi. Còn nói đến "BỔN TÂM", bổn tâm tức là Tự tánh, Tự tánh là BẤT NHỊ (không hai). Hư không pháp giới tức là TÂM, TÂM tức là hư không pháp giới, chẳng phải là hai cái, không có khác biệt, như vậy mới đúng với cái nghĩa BẤT NHỊ của Tự tánh. Nhưng tâm của chúng ta hiện nay có muôn ngàn sai biệt, không những một mình có đủ thứ tâm như tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm cống cao ngã mạn, tâm ác, tâm thiện, tâm tín, tâm nghi v.v... mà muôn ngàn người lại có muôn ngàn cái tâm sai biệt bất đồng nữa. Bây giờ TÂM KINH nầy làmuốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái BẤTNHỊ của Tự tánh, cho nên Kinh này chỉ rõ đường lối tu hành cho chúng ta, dạy chúng ta y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ BẤT NHẤT BẤT NHỊ, chổ hoàn toàn khôngcó sai biệt, không những không có cái sai biệt của cá nhân, cũng không có cái sai biệt của chúng sanh, đây là ý nghĩa của hai chữ TÂM KINH vậy.

Chữ KINH là chữ thông thường, không cần phải giải nữa.

II-GIẢI THÍCH NỘI VĂN

QUÁNTỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾUKIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH :

QUÁNTỰ TỰ BỒ TÁT : Nhiều người cho là Quán Thế Âm Bồ Tát,nhưng tôi nói là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được, nói Tựtánh của tất cả mọi người đều vốn có cũng được,bởi vì TỰ TÁNH tức là QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, TỰ TÁNH tứclà QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT cũng như Lục Tổ nói "TỰ TÁNH TỰĐỘ", Quán Tự Tại Bồ Tát Tự tánh tự độ, cái Tự tánhQuán Âm của mình cũng phải Tự tánh tự độ mới được.Không những là Tự tánh Quán Âm mà còn là Tự tánh Phậtnữa: Phật thuyết Bát Nhã Tâm Kinh nầy không những chỉ nóivới hàng Bồ Tát, mà cũng là dạy cho tất cả chúng sanh,mỗi mỗi đều phải Tự tánh tự độ, cho nên tôi nói QuánTự Tại Bồ Tát là Quán Thế Âm hay là Tự tánh của chúngta cũng được.

HÀNHTHÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI:

HÀNHlà thực hành. THÂM là hình dung Bát Nhã như Ma Ha Bát Nhã (ĐạiBát Nhã), Kim-Cang Bát Nhã và THÂM BÁT NHÃ trong Kinh nầy cáiý cũng giống nhau. Chữ THÂM nầy tức là siêu việt số lượng,không phải đối với Cạn mà nói Sâu, cũng như chữ ĐẠIcủa Đại Bát Nhã, không phải đối với Nhỏ mà nói Lớn,mà là siêu việt số lượng, nếu có số lượng thì khônggọi được là THÂM, nếu có số lượng thì không phải làBát Nhã.

BÁTNHÃ dịch là Trí huệ, nhưng Trí huệ nầy không phải nhưTrí huệ của thế gian; Trí huệ của thế gian cần phải quasự tác ý mới dùng được, còn Bát Nhã của Tự tánh thìkhông cần sự tác ý. Cái dụng của Bát Nhã rất lớn, khôngcó khuôn khổ, không bị tất cả hạn chế, do đó sức dụngcủa Bát Nhã với sự ứng dụng Trí huệ của thế gian khácnhau, vì thế nên người dịch không dịch ngay là Trí huệmà chỉ y theo tiếng Phạn (Ấn Độ) gọi là Bát Nhã. TổSư nói: "Không có Bát Nhã không phải là Bát Nhã, có Bát Nhãcũng không phải là Bát Nhã". Không có Bát Nhã đương nhiênkhông phải là Bát Nhã rồi, nhưng tại sao có Bát Nhã cũngchẳng phải là Bát Nhã? Bởi vì: CÓ đối với KHÔNG là tươngđối, lọt vào tứ cú (Tứ cú: Có, Không, Chẳng có chẳngkhông, Cũng có cũng không), còn BÁT NHÃ thì không thể lọtvào tứ cú được, cho nên nói có BÁT NHÃ cũng chẳng phảiBÁT NHÃ là lý nầy vậy.

Vậymuốn HÀNH THÂM BÁT NHÃ để làm gì? Là để đạt đến BALA MẬT ĐA. Bốn chữ nầy từ tiếng Phạn dịch ra, chữ ĐAlà tiếng đệm, không có nghĩa, còn ba chữ kia BA LA MẬT nghĩalà bờ bên kia. Chúng ta ở bờ bên nầy thì có khổ, có phiềnnão, không được tự do tự tại, nếu chúng ta phát huy đượccái đại dụng của BÁT NHÃ thì được đạt đến bờ bênkia; bờ bên kia là thí dụ chỗ tự do tự tại, không có phiềnnão và khổ sở.

Bâygiờ chúng ta THAM THIỀN, đề câu thoại đầu, khởi lên nghitình, tức là hành THÂM BÁT NHÃ rồi, chỉ cần dũng mãnh thamcứu mãi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia.Tham tới lúc ngộ tức là CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG.Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến quá trình phá ngũ uẩn: là từsắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi pháđược thức uẩn rồi là KIẾN TÁNH. Đến đây, tất cảchướng ngại đều bị quét sạch, cho nên Kinh nói GIAI KHÔNG.

Phậtpháp nói chữ KHÔNG là để hiện ra cái Dụng tích cực củaTự tánh, chứ không phải là cái rỗng không tiêu cực nhưngười đời hay hiểu lầm, cũng không phải là cái không ngơ.Chữ KHÔNG nầy kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như mộtcăn nhà, nếu không có cái KHÔNG (chổ trống) thì không ởđược, một cái bàn không có cái KHÔNG thì chẳng thể đểđồ được, một cái tách nếu không có cái KHÔNG thì chẳngthể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nêncó thể suy ra, bất cứ cái gì nếu không có cái Không thìchẳng thể Dùng được. Muốn Dùng thì phải có cái KHÔNG,cái KHÔNG đến cùng tột thì cái Dụng cũng được đến cùngtột. Cái Dụng của Tự tánh cũng như vậy, hễ KHÔNG đếncực thì Dụng đến cực, mà Dụng đến cực tức là Phật,cũng là hoàn toàn phát huy được cái Dụng của Bát Nhã, đếnlúc đó cái Đại Dụng của BÁT NHÃ cùng khắp hư không phápgiới, ánh sáng ấy chiếu đến đâu thì tất cả tai nạnkhổ sở đều bị tiêu tan sạch. Chữ ĐỘ là độ thoát,tức là ĐỘ THOÁT NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH rồi.

Đoạnthứ nhất nầy là nói tổng quát, văn sau sẽ lần lượt nóitừ lớp.

XÁLỢI TỬ ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨCTHỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC,DIỆT PHỤC NHƯ THỊ :

Haichữ XÁ LỢI là tiếng Ấn Độ, là tên của người mẹ. TỬlà con (tiếng Hán). XÁ LỢI TỬ tức là Xá Lợi Phất trongKinh Di Đà, là đại diện đương cơ của Kinh nầy. Phật mỗilần thuyết pháp đều có một vị đại điện đương cơ,để đại diện người nghe đối đáp với Phật. Trong mỗicuốn Kinh, Phật tuy chỉ nói với một vị đại diện đươngcơ, kỳ thực cũng là nói với đại chúng cùng nghe.

SẮCBẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC:

Theosự hiểu biết thông thường, SẮC là tất cả vật chấtcó hình có tướng, KHÔNG thì không phải là vật chất, haicái khác nhau, nhưng ý của Kinh nầy thì nói SẮC, KHÔNG bấtnhị, chẳng có khác biệt. Có người giải câu Kinh nầy rằng:Thí dụ như cái tách là SẮC, đập bể rồi thành KHÔNG, hoặcnói: cái Tướng là SẮC, cái Tánh vốn KHÔNG. Nếu giải thíchnhư vậy thì thành ra hai rồi, bởi vì họ nói Tánh với Tướngbất đồng, SẮC với KHÔNG khác nhau. Nếu nói cái tách đậpbể rồi thành KHÔNG cho là đúng đi, nhưng làm sao mà hợpcái KHÔNG đó lại thành SẮC được? Như Kinh Lăng Nghiêm nói:HỢP KHÔNG CHẲNG THÀNH SẮC, PHÂN TÁCH KHÔNG CHẲNG CHẲNG THÀNHSẮC ĐƯỢC. Dẫu cho giải câu SẮC BẤT DỊ KHÔNG như thếlà đúng đi, còn câu KHÔNG BẤT DỊ SẮC thì làm sao mà giảithích?

Kỳthực như Kinh Hoa Nghiêm nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", Sắclà do tâm tạo, KHÔNG cũng là do tâm tạo, hai cái đều khôngcó Tự tánh thì đâu cần tiêu diệt SẮC rồi mới có thểthành KHÔNG! Cũng không cần phân biệt Tánh hay là Tướng.Lúc chúng ta thấy SẮC, SẮC vốn là KHÔNG, bởi vì cái SẮCđó do tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấpcái SẮC là thật thì SẮC TỨC THỊ KHÔNG, không chấp cáiKHÔNG là thật thì KHÔNG TỨC THỊ SẮC. Hai cái vốn khôngkhác biệt chỉ vì chúng sanh có bệnh hay chấp thật nên mớiphân biệt có SẮC có KHÔNG, nếu không chấp thật thì khôngcần đập bể hay phân tách, tự nhiên SẮC, KHÔNG bất nhị,không có khác nhau.

Cóngười giải SẮC, KHÔNG theo nghĩa nhân duyên cho là: Nhân duyênhòa hợp thì thành SẮC, nhân duyên tan rã thì thành KHÔNG.Nếu giải như vậy đã là hai rồi, là có khác biệt rồi.Kinh Lăng Nghiêm nói: "PHI NHÂN DUYÊN, PHI TỰ NHIÊN". Tất cảKinh liễu nghĩa đều như vậy, chúng ta lấy Kinh để chứngKinh thì được biết cái nghĩa của Kinh nầy không phải lànhân duyên. Như vậy SẮC với KHÔNG không khác thì SẮC TỨCTHỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, cũng là cái nghĩa bất nhịcủa Tự tánh vậy.

SẮCuẩn trong ngũ uẩn như vậy thì bốn uẩn kia cũng như vậy,cho nên nói DIỆT PHỤC NHƯ THỊ. Cũng như lấy thọ uẩn đểnói thì "THỌ BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ THỌ, THỌ TỨCTHỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ THỌ". Ba uẩn tưởng, hành, thứccũng theo đó mà suy ra. Không những thọ, tưởng, hành, thứcnhư vậy, mà vũ trụ vạn vật tất cả đều phải như vậy.Ví như lấy cái tách vào đó mà nói thì: "Tách bất dị không,không bất dị tách, tách tức thị không, không tức thị tách",lấy ta mà nói thì "Ta bất dị không, không bất dị ta, tatức thị không, không tức thị ta", lấy Phật mà nói thì"Phật bất dị không, không bất dị Phật, Phật tức thịkhông, không tức thị Phật". Nói tóm lại tất cả đều nhưvậy.

Cáinghĩa bốn câu ở trong Kinh nầy cũng như nghĩa ba câu trongKinh Kim-Cang và cái nghĩa "LY TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI" mà tôiđã có giảng qua, cũng không khác biệt.

XÁLỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT,BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNGVÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT,THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚINÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :

Đoạnnầy chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch Tri kiếncủa phàm phu. Đoạn trên đã nói "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO",cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phảichỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG nhữngcái chẳng có hình tướng, như thấy có chẳng phải thậtcó, là KHÔNG TƯỚNG, thấy không chẳng phải thật không,cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, làKHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNGTƯỚNG, nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải làKHÔNG TƯỚNG, cho nên Kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy.Cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không,nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNGTƯỚNG cũng là biệt danh của Tự tánh; bởi vì nó không sanhkhông diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, chonên nói KHÔNG TRUNG (trong KHÔNG TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG,HÀNH, THỨC, là để phá ngũ uẩn, VÔ NHÃN, NHĨ, TĨ, THIỆT,THÂN, Ý là để phá lục căn, VÔ sắc THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC,PHÁP là để phá lục trần, VÔ NHÃN GIỚI, NÃI CHÍ VÔ Ý THỨCGIỚI là để phá lục thức. Chữ VÔ nầy chẳng phải làcái vô của tuyệt diệt mà là cái vô của "vô thật" (khôngthật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phảikhông có chiêm bao, chẳng có thực tế, mà Phàm phu chấp sựviệc có thật, đó là Tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùngchữ VÔ để quét sạch Tri kiến chấp thật của Phàm phu.

VÔVÔ MINH, DIỆT VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆT VÔLÃO TỬ TẬN :

Đoạnnầy là quét thừa Duyên Giác (quán Thập nhị nhân duyên màGiác ngộ gọi là Duyên Giác). Trong 12 Nhân duyên, đầu tiênlà VÔ MINH, cuối cùng là LÃO TỬ, ở giữa là: hành, thức,danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh. Ở đâydùng hai chữ NÃI CHÍ để thay thế cho mười nhân duyên ởgiữa. Thừa Duyên Giác tu 12 nhân duyên được chứng quả BíchChi Phật (dịch là Độc Giác). Đoạn trên đã nói, tất cảpháp đều là KHÔNG TƯỚNG, KHÔNG TƯỚNG tức là chẳng phảithật, vô minh đã chẳng phải thật thì không có vô minh đểTẬN (hết), lão tử chẳng phải thật thì không có lão tửđể tận, (LÃO TỬ TẬN là Niết Bàn của Tiểu Thừa). Nhưngtrước mắt chúng ta thấy có già, có chết thì làm sao nóichẳng phải thật được? Làm sao nói vô lão tử được? Lãotử tức là sanh tử, hiện nay chúng ta thấy rõ ràng có sanhcó tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giácsai lầm của chúng ta sanh ra. Trong Kinh Viên Giác Phật có nóibốn thứ thí dụ, ở đây tôi chỉ nêu ra một: Do vọng tâmcủa chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên nhấtđịnh phải thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân mìnhxoay không ngừng thì nhất định phải thấy căn nhà xoay vậy.Căn nhà xoay dụ cho sinh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoaydụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay củathân thể sanh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưngxoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi vì cănnhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọngtâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâmngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sanhtử) cũng là lý lẽ nầy vậy. Như thế chứng tỏ Thập nhịnhân duyên chẳng phải thật, mà thừa Duyên Giác chấp đólà thật, cho nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét cái Trikiến chấp thật của Thừa Duyên Giác.

VÔKHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO :

Đoạnnầy là quét Thừa Thanh Văn (Văn Phật thanh giáo: nghe tiếngPhật dạy mà ngộ Đạo, gọi là Thanh Văn). Thừa Thanh Văngọi KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là Tứ Thánh đế, chúng ta ởtrong sanh tử chịu đủ thứ KHỔ, là do cái tâm tạp nhiễmtích TẬP, phải tu NGŨ ĐÌNH TÂM QUÁN của ĐẠO mới có thểchứng quả A La Hán, rồi cái khổ sanh tử được DIỆT, nêngọi là KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Nhưng đoạn trên đã nói,sanh tử là do cảm giác sai lầm của vọng tâm hoạt độngmà sanh ra, thì KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO nầy chẳng phải làthật, cho nên ở đây lấy chữ VÔ để quét cái Tri kiếnchấp thật của Thừa Thanh Văn.

VÔTRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ , BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA,Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠICỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ :

Đoạnnầy là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. Đối vớiTiểu Thừa, phật quở là ngu si vì còn chấp Pháp, chấp quảA La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, khôngchịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phậtquở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi khôngthể dùng làm hạt giống được.

Đốivới cái ngu si của Tiểu Thừa mà nói Đại Thừa là Trí huệ,nếu người tu Đại Thừa chấp Trí huệ là thật thì bệnhchấp thật vẫn còn, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, ýlà không có Trí huệ cho mình đắc được (VÔ SỞ ĐẮC),vì vô sở đắc mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ BỒTÁT là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịchlà Giác Hữu Tình, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phậncủa Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh thì phảilàm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ thì chẳngphải là độ, bởi vì chẳng giác ngộ thì chẳng thể rờikhỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giảithoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sởđắc tức là còn chấp thật, đã tự mình còn chấp thì làmsao phá được cái chấp của chúng sanh? Nói đến ba chữ VÔSỞ ĐẮC thì chúng sanh rất khó tin, vì vậy BÁT NHÃ TÂM KINHnầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câuđể giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đềuvô sở đắc thì tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnhthì cái Dụng của Bát Nhã tự hiện, Dụng của Bát Nhã hiệnra thì đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y BÁT NHÃ BALA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quáingại thì phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc thì sẽ bịcái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đã được tâm vô quáingại tức là tự do tự tại, thì đương nhiên VÔ HỮU KHỦNGBỐ rồi. Đoạn nầy là quét cái Tri kiến chấp thậtcủa Đại Thừa.

VIỄNLY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN :

Haichữ VIỄN LY cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữVÔ làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái Tri kiến chấpPhật, nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tácdụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng:"Xa lìa cái điên đảo mộng tưởng thì chứng nhập cứu cánhNiết Bàn". Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứngnhập thì cái Tri kiến chấp thật nầy tức là điên đảomộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phảiquét luôn.

Đoạntrên đã nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sailầm sanh ra, thì căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiêncũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoaythì làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên Kinh Lăng Già nói:"VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BÀN". Đoạn nầyquét luôn cứu cánh Niết Bàn tức là lý nầy vậy.

Trongkinh nầy, từ Phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến NhấtPhật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạchtrơn không còn gì để quét nữa rồi mới có tư cách thànhPhật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A NậuĐa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6-7 lần: bởi vì quét nhữngcấp dưới Phật thì người ta dễ tin hơn, còn quét luôn cảPhật thì người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phảiquét tới 6-7 lần là vậy.

TAMTHẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, CỐ ĐẮC A NẬU ĐALA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ :

Đoạnnầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn củađoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánhNiết bàn, sau khi quét sạch Tri kiến Phật rồi mới đủ tưcách thành PHẬT. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy,tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đềuphải y theo BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phảiquét từ Phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến Nhất Phậtthừa, quét sạch tất cả Tri kiến, không còn một pháp nàođể chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LATAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao).

A NẬUĐA LA dịch là Vô Thượng, TAM MIỆU dịch là Chánh Đẳng,TAM BỒ ĐỀ dịch là Chánh Giác, tức là Vô Thượng ChánhĐẳng Chánh Giác.

Chánhgiác đối với Tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có Giácngộ, nhưng vì còn chấp ngã, không được thoát khỏi sanhtử luân hồi, nên gọi là Tà giác. Nếu phá được nhân Ngãchấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì gọi là Chánh Giác,như A La Hán, Bích Chi Phật, vì phá hết nhân Ngã chấp màchứng được Chánh Giác, nhưng cái Giác ấy chưa bằng Phật,phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái Giác ấy mới bằngPhật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái Giácngộ của Bồ Tát tuy Chánh lại bằng Phật, nhưng Diệu Dụngthì chưa thể bằng Phật, còn có Phật ở trên, không đượcxưng là Vô Thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mớixưng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là đạt đếnGiác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa.

Nếuđoạn ở trên không dám quét luôn cứu cánh Niết Bàn thìchỗ nầy không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói:"Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam MiệuTam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương laithành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni". Nếu cứu cánh Niết Bànở đoạn trên đã chứng nhập rồi, ở đây còn chứng nhậpthêm nữa là trùng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cầnphải quét. Đoạn sau tả cái sức Dụng do sự quét KHÔNG màhiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trongKinh. phàm tất cả Kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất địnhphải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rõ ràng.

CỐTRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINHCHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪNHẤT THIẾT KHỒ. CHÂN THẬT BẤT HƯ :

Đoạnnầy diễn tả cái Dụng của Bát Nhã, ở đây Thần chú chialàm bốn cấp, tùy theo sự quét KHÔNG của từng trình độcao thấp mà hiện ra cái Dụng lớn nhỏ bất đồng, quét trốngđược bao nhiêu thì cái Dụng hiện ra được bấy nhiêu. Bốncấp Thần chú là đại diện cho sức Dụng bằng ĐẠI THẦNCHÚ, quét sạch được Tri kiến Tiểu Thừa rồi thì hiệnra cái sức Dụng bằng ĐẠI MINH CHÚ, quét sạch được Trikiến của Đại Thừa rồi thì hiện ra cái sức Dụng bằngVÔ THƯỢNG CHÚ, quét sạch được tri kiến Phật Thừa rồithì hiện ra cái sức Dụng bằng VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, đếnđây đã quét tới chỗ không còn gì để quét nữa, sức Dụngcủa Bát Nhã đã đạt được đến Cứu cánh, không có gìcó thể bằng được, nên gọi là VÔ ĐẲNG ĐẲNG (vô đẳngkhả đẳng), cuối cùng NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ. CHÂNTHẬT BẤT HƯ, đến đây cũng là đạt được đến chỗ tựdo tự tại rồi.

Phậtpháp nói đến tự do tự tại là không bị thời gian, khônggian và số lượng hạn chế, cho nên sự tích cực của Phậtpháp rất triệt để, chẳng phải vì kiếp nầy hay kiếp sau,cũng chẳng phải trăm kiếp, ngàn kiếp, dẫu cho muôn triệungàn kiếp cũng không màng, tại sao vậy? Nếu muôn triệu ngànkiếp sau, khổ còn trở lại nữa thì không được kể làtự do tự tại, vì đã bị thời gian muôn triệu ngàn kiếphạn chế rồi, thì làm sao gọi là tự do tự tại được?Nên sự tích cực của Phật pháp là vĩnh viễn, nếu muôntriệu ngàn kiếp sau khổ còn trở lại thì không được gọilà CHÂN THẬT BẤT HƯ.

CỐTHUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾTĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀTÁT BÀ HA.

Sauchót nói đến chú Bát nhã Ba La Mật Đa. Thần chú là đạidiện mệnh lệnh hoặc sức Dụng tự động của Tự tánh,cho nên không cần dịch nghĩa, cũng không cần giải thích,nhưng cũng có Pháp sư giải rằng: "Nổ lực tinh tấn, mau đếnbờ bên kia" .

Mụcđích tôi giải BÁT NHÃ TÂM KINH nầy là muốn chứng tỏ sựTham thiền tức là Trì Kinh. Nhiều người tưởng lầm tụngKinh, niệm Kinh là trì Kinh, nhưng kỳ thực họ chỉ là TụngNiệm chứ không phải là Trì, Trì là phải y Kinh mà Tín, Thọ,Phụng hành mới được nói là Trì Kinh, cũng như Tụng giớikhông phải là Trì giới vậy. Bây giờ chúng ta Tham thiền, đề câu thoại đầu khởi lên NGHI TÌNH ấy là cây chổiautomatic, khỏi cần tác ý muốn quét mà tự nhiên quét sạchtất cả, cũng như Tâm Kinh nầy dạy chúng ta quét từ Phàmphu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến Nhất Phật thừa, quéttừng thứ lớp, quét tới không còn gì để quét nữa, kếtquả được KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, biết rõ được chính mình,làm chủ cho mình, đạt đến tự do tự tại, cũng là đạtđến bờ bên kia (Ba La Mật) rồi vậy.

Giảngtại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Thành, 1981

Tỳkheo Thích Vân Phong sửa lỗi chính tả
Update04-03-2007 06:23:15
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]