Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát phong

30/08/201017:10(Xem: 4745)
Bát phong
lotus_4Bát Phong
Tám Ngọn Gió
Bát Phong: Tám Ngọn Gió làm ảnh hưởng, rối loạn tâm thần con người là Lợi, Suy, Vui, Khổ, Vinh, Nhục, Khen và Chê. Người con Phật hãy động viên và giúp đỡ lẫn nhau cùng thực hành sao cho Tám Ngọn Gió không còn lung lai chúng ta nữa.

Nam Mô Mười Phương Như Lai - Bồ Tát - Hiền Thánh Tăng Ba Đời!
Giảng về Bát Phong từ trang phatphapungdung.com



Lời Đức Phật Dạy: Tập Làm Chủ Bát Phong

1. Lợi: Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đở phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy...

2. Suy: Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nãn.

3. Vui: Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.

4. Khổ: Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v.v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.

5. Vinh: Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao

6. Nhục: Tâm hành giả không bị chao đão trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.

7. Khen: Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác

8. Chê: Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác.

Tăng Chi Bộ Kinh (AN VIII - 6)
Tùy Chuyển Thế Giới (Lokavipatti Sutta) HT. Thích Minh Châu dịch
Bài kinh giảng về tám pháp thế gian (còn gọi là Bát Phong): Đức Phật giảng về sự khác biệt giữa một phàm nhân và một người đã giác ngộ, về cách ứng xử đối với những thuận cảnh và nghịch cảnh tất nhiên của cuộc đời.

-oOo-
1. - Tám thế gian pháp này, này các Tỷ-Kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?

2. - Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, chỉ trích và tán thán, an lạc và đau khổ.

Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-Kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.

3. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc, đau khổ. Với vị Thánh đệ tử nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, cũng sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, chỉ trích, tán thán, an lạc, đau khổ.

Ở đây, này các Tỷ-Kheo, có thù đặc gì, có sai khác gì giữa vị Thánh có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp?

-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng cho ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-Kheo sẽ thọ trì.

-- Văy này các Tỷ-Kheo, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-Kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

4. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy không có suy tư: "Lợi dưỡng khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại." Vị ấy không như thật rõ biết... khởi lên không lợi dưỡng...khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên khổ đau. Vị ấy không có suy tư: "Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy là vô thường, khổ, biến hoại". Vị ấy không như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy và an trú, tán thán xâm nhập tâm của người ấy và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau khổ xâm nhập tâm của người ấy và an trú. Người ấy thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và nghịch ứng với không lợi dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên, và nghịch ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi lên, nghịch ứng với chỉ trích; thuận ứng với an lạc được khởi lên, nghịch ứng với đau khổ. Người ấy đầy đủ với thuận ứng nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng người ấy không thoát khỏi khổ.

5. - Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-Kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy suy tư như sau: "Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta. Lợi dưỡng ấy là vô thường, đau khổ, bị biến hoại..." Vị ấy như thật rõ biết... khởi lên không lợi dưỡng...khởi lên danh vọng... khởi lên không danh vọng... khởi lên chỉ trích... khởi lên tán thán... khởi lên an lạc... khởi lên khổ đau. Vị ấy suy tư như sau: "Đau khổ này khởi lên nơi ta, đau khổ ấy là vô thường, khổ đau, biến hoại". Vị ấy như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng này không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không lợi dưỡng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, danh vọng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không danh vọng không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, chỉ trích không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, tán thán không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, an lạc không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, đau khổ không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú. Vị ấy không thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và không nghịch ứng với không lợi dưỡng; không thuận ứng với danh vọng được khởi lên, và không nghịch ứng với không danh vọng; không thuận ứng với tán thán được khởi lên, không nghịch ứng với chỉ trích; không thuận ứng với an lạc được khởi lên, không nghịch ứng với đau khổ. Vị ấy, do đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, nên giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Ta nói rằng người ấy giải thoát đau khổ.

Đây là đặc thù, này các Tỷ-Kheo, đây là thù thắng, đây là sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng,
Chỉ trích và tán thán,
An lạc và đau khổ,
Những pháp này vô thường,
Không thường hằng, biến diệt,

Biết đúng, giữ chánh niệm,
Bậc trí quán biến diệt.
Pháp khả ái, không động,
Không khả ái, không sân,
Các pháp thuận hay nghịch,
Được tiêu tan không còn.

Sau khi biết con đường,
Không trần cấu, không sầu,
Chơn chánh biết sanh hữu,
Đi đến bờ bên kia.

Đại Tạng Kinh Việt Nam Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 3 Chương VIII -Phẩm I - Bài 6 - tr.498
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]